|
|
Mẹo làm dịu và cứu làn da cháy nắng trong kỳ nghỉ trót vui hết nấc******
Cháy nắng, rát da không chỉ xảy ra với các tín đồ quên đem theo hoặc quên bôi kem chống nắng mà nó có thể xảy ra ngay cả khi bạn dùng kem chống nắng (không đủ, không phù hợp, không kịp bôi lại).
Có một số lựa chọn tự nhiên, theo cách truyền thống tốt nhất để giảm đau do cháy nắng, rất nên "bỏ túi" khi bước vào những kỳ nghỉ dài, để đảm bảo khả năng tận hưởng của bạn và gia đình hay bạn bè được trọn vẹn, hoàn hảo.
Cháy nắng không chỉ là nguyên nhân gây đau tạm thời - tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều sẽ làm tổn thương làn da của bạn vĩnh viễn. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến những thay đổi về kết cấu da, đốm đen, nếp nhăn và có khả năng gây ung thư da. Nếu vết cháy nắng của bạn kèm theo mụn nước, buồn nôn, chóng mặt, sốt hoặc ớn lạnh, hãy liên hệ với bác sĩ ngay vì đây có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng được gọi là ngộ độc ánh nắng mặt trời.
Theo: Health Cleverland Clinic, Healthline
Làng tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác "bỏ đi"******
Nằm giáp ranh với huyện Gia Lâm (Hà Nội), cách trung tâm Thủ đô khoảng 25km về phía đông, thôn Minh Khai (hay còn gọi là làng Khoai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) lâu nay được biết đến là làng tỷ phú nhờ mua những đồ người khác bỏ đi về để tái chế như nhựa, nilon.
Tỷ phú nhờ... nhựa
Ngay từ cổng làng Khoai, đã xuất hiện những bao tải, bên trong đựng đầy nhựa tái chế, nilon. Mỗi ngày, có hàng trăm chuyến xe tải, xe ba gác lớn nhỏ chở những bao tải "đồng nát" đi qua cổng làng.
Các bao tải chứa nhựa tái chế, nilon được chất đống dọc hai bên đường làng. Một số bãi đất trống được người dân tận dụng thành nơi tập kết hàng, hàng chục bao tải chứa nhựa, nilon xếp chồng lên nhau cao hơn 10 mét.
Những điểm này trở thành các bãi tập kết nhựa và là nơi làm việc của các công nhân phân loại nhựa, nilon tái chế.
Ngồi lọt thỏm giữa đống nhựa cao hơn đầu người, đôi tay thoăn thoắt, chị Nguyễn Thị Thùy (quê Thái Nguyên) phân từng loại như chai, túi nilon, vỉ thuốc, áo mưa... thành các đống khác nhau.
Gạt vội những giọt mồ hôi nhễ nhại trên má, chị Thùy kể, công việc bắt đầu từ 7h và kết thúc vào 17h hàng ngày.
Công việc hàng ngày của chị là nhặt, lọc các loại đồ nhựa có thể tái chế để chuyển vào xưởng xử lý, sản xuất nằm sâu trong làng.
Với công việc này, tiền công chị Thùy nhận được khoảng 200.000-300.000 đồng/ngày.
Những ngày đầu đến làng Khoai, chị Thùy có phần bị sốc vì vấn đề ô nhiễm từ mùi hôi bốc ra từ nhựa, nilon. Lâu dần thành quen, đến nay chị đã gắn bó với nghề phân loại nhựa tái chế được hơn 3 năm.
Gắn bó gần 30 năm với nghề phân loại nhựa ở làng Khoai, chị Nguyễn Thị Hoa (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ, đầu những năm 90, các chủ xưởng kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ nhận hàng trong tỉnh.
Ít năm sau, nhận thấy công việc cho thu nhập ổn định, nên nhiều chủ xưởng đã đi khắp nơi trên cả nước để nhập hàng, một số người còn đi nước ngoài.
Gần 10 năm trở lại đây, nhiều gia đình có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên quây tôn làm thành các xưởng xử lý nhựa.
Chị đánh giá, công việc không quá phức tạp, vất vả nhưng phải chịu được "bẩn", vì nhiều túi nilon khi được đưa về bốc mùi hôi thối rất khó chịu, đặc biệt là những ngày hè nắng nóng.
Việc tái chế nhựa, nilon gồm các khâu như phân loại, rửa, đảo, nghiền, nóng chảy...
"Công việc có phần độc hại nhưng mỗi ngày chúng tôi chỉ kiếm được từ 230.000 đến 250.000 đồng", chị Hoa tâm sự và cho biết thêm, hầu hết các xưởng tại làng Khoai chỉ có công nhân làm việc còn chủ xưởng đi khắp nơi để nhập, chuyển hàng.
Công việc phân loại, xử lý, tái chế, sản xuất đồ dùng từ nhựa hầu hết do cánh phụ nữ đảm nhiệm, còn cánh nam giới phụ trách việc khuân vác, chở các bao tải nhựa từ bên ngoài về làng hoặc từ những điểm tập kết, phân loại nhựa đến xưởng sản xuất.
Làng nghề Minh Khai nay đã phát triển có hệ thống, trở thành một cụm công nghiệp được mệnh danh là "thủ phủ tái chế nhựa" lớn nhất cả nước.
Nỗi lo ô nhiễm môi trường
Theo ông Phùng Văn Thắng (70 tuổi, người dân làng Khoai), hiện trong làng có hàng trăm gia đình sinh sống bằng nghề thu gom và tái chế nhựa.
Hơn 20 năm trước, người dân tự đi thu mua về rồi phân loại, tái chế.
Sau này, để mở rộng sản xuất, người làng phải thuê thêm nhân công từ các tỉnh khác. Hiện phần đông công nhân tại các xưởng sản xuất là người ngoại tỉnh.
Những người chủ gốc ở làng Khoai đều rời khỏi làng từ sáng sớm để đi thu mua phế liệu và trở về khi trời đã tối mịt.
Bên cạnh việc cho thu nhập cao, nhiều người đổi đời, kiếm tiền tỷ từ tái chế nhựa, song ông Thắng và nhiều người làng Khoai thừa nhận môi trường ở đây đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Ông Phùng Văn Vinh, Trưởng thôn Minh Khai cho biết, từ những năm 90, nhiều gia đình trong thôn đã có hoạt động thu gom phế liệu nhựa.
Tới nay, trong thôn có khoảng 600 hộ gia đình làm kinh tế bằng nghề thu mua và tái chế nhựa.
Rất nhiều người trong số này đã đổi đời, trở nên giàu có, kiếm tiền tỷ, xây được những ngôi nhà và biệt thự cao 2-3 tầng.
Tuy nhiên, ông Vinh cũng thừa nhận việc nhựa, nilon từ khắp nơi tập kết về thôn Minh Khai đã khiến môi trường sống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thôn Minh Khai đang kiến nghị với UBND thị trấn Như Quỳnh quan tâm đến tình hình trong thôn, có phương án xây dựng lò đốt các phế liệu không có khả năng tái chế sao cho đảm bảo, không gây tác hại đến môi trường sống của người dân.
Thanh niên nằm chết cạnh chiếc xe máy dưới cống nước công trình******
Sáng 15/4, lãnh đạo UBND xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An cho phóng viên Dân tríbiết, sáng sớm cùng ngày, người dân xã Nghi Phong phát hiện chiếc xe máy và một thanh niên nằm bất tỉnh dưới cống nước qua đường 72m, thuộc đại lộ Vinh - Cửa Lò.
Người dân hô hào và báo chính quyền địa phương đến đưa nạn nhân lên bờ. Tuy nhiên nạn nhân đã chết trước đó.
Nạn nhân sinh năm 2001, trú xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Sau khi nhận thông tin, gia đình nạn nhân đã có mặt tại hiện trường cùng các cơ quan chức năng liên quan tìm hiểu nguyên nhân.
"Nạn nhân chết dưới cống nước công trình đường 72m. Công trình do Công ty Tân Nam đảm nhận. Theo tôi được biết, công trình này làm hàng rào chắn bảo vệ sơ sài", vị lãnh đạo xã Nghi Phong nói.
Cũng theo vị lãnh đạo xã Nghi Phong, khoảng một tháng trước trên đường 72m đã xảy ra một vụ tai nạn liên quan đến thi công công trình này, làm một người bị thương khá nặng.
Vì sao thẻ BHYT mới không ghi ngày hết hạn sử dụng?******
Trong những ngày gần đây, thông tin thẻ BHYT không ghi thời điểm hết hạn sử dụng đang được nhiều người dân quan tâm.
Bà Bùi Thị Hà (trú tại Q.Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết do không quen sử dụng điện thoại thông minh nên bà vẫn dùng thẻ BHYT đi khám bệnh định kỳ.
"Mấy hôm nay, thấy mọi người nói thẻ BHYT không ghi hạn sử dụng, tôi mở ra xem thì thấy thẻ của mình ghi giá trị sử dụng từ tháng 11.2020. Tôi cũng không biết khi nào thẻ hết hạn và có ảnh hưởng gì đến việc khám chữa bệnh hay không?", bà Hà thắc mắc.
Thông tin về nội dung trên, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, thẻ BHYT được ban hành đúng quy định của luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17.10.2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Từ ngày 1.8.2017 đến nay, BHXH các tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai việc cấp mới, đổi, cấp lại thẻ BHYT theo mã số BHXH. Theo đó, thẻ BHYT chỉ ghi "Giá trị sử dụng: từ ngày.../.../..." và không ghi thời điểm hết hạn sử dụng "đến ngày.../.../...".
Theo BHXH Việt Nam, qua nhiều năm triển khai thực hiện, thay đổi này đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, phù hợp với giai đoạn chuyển đổi số hiện nay và được hầu hết người tham gia hưởng ứng.
Trước băn khoăn của người dân làm sao để biết khi nào cần làm thủ tục đóng tiền tiếp, đại diện BHXH Việt Nam, cho hay thẻ BHYT không ghi hạn sử dụng không chỉ giúp tiết kiệm chi phí in ấn và phát hành thẻ BHYT mà còn tạo thuận lợi hơn cho người tham gia BHYT có thể sử dụng thẻ BHYT lâu dài, không phải mất thời gian làm thủ tục, chờ đổi thẻ BHYT hằng năm như trước.
Khi người dân tham gia BHYT thì các thông tin của người tham gia (bao gồm cả các trường hợp thay đổi thông tin) trong đó có thông tin về hạn sử dụng thẻ BHYT được ghi đầy đủ trong cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH. Trên biên lai thu tiền đóng cơ quan BHXH cấp cho người tham gia lưu giữ cũng thể hiện hạn sử dụng thẻ BHYT.
Trước 30 ngày hết hạn sử dụng thẻ, cơ quan BHXH gửi danh sách người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT cho các tổ chức dịch vụ thu để thông tin, thông báo người tham gia đăng ký đóng tiếp BHYT nhằm duy trì thời hạn sử dụng thẻ BHYT.
Bên cạnh đó, để giúp người tham gia chủ động theo dõi hạn sử dụng thẻ BHYT để kịp thời gia hạn thẻ (khi thẻ BHYT sắp hết hạn), BHXH Việt Nam cũng đã cung cấp các tiện ích thông qua nhiều hình thức, gồm:
Qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam: người dân truy cập địa chỉ website https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu để tra cứu thông tin về thẻ BHYT.
Qua ứng dụng "VssID - BHXH số" của BHXH Việt Nam: để tra cứu thời hạn sử dụng thẻ, quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách BHYT tại ứng dụng này, người dân cần cài đặt ứng dụng trên điện thoại thông minh và đăng ký tài khoản để sử dụng ứng dụng.
Qua tổng đài Chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam: người dân liên hệ với tổng đài theo số 19009068 để được cung cấp thông tin.
Liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, các tổ chức dịch vụ thu BHXH nơi tham gia BHYT.
Trong thời gian tới, để tất cả người dân đều có thể theo dõi, tra cứu hạn sử dụng thẻ BHYT một cách tiện lợi và dễ dàng, ngành BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp truyền thông, đồng thời nghiên cứu, bổ sung thêm các tiện ích nhằm đáp ứng sự hài lòng của đông đảo nhân dân.
Đê sông Cà Lồ lún nứt nghiêm trọng******
Sáng 27/3, UBND TP Phúc Yên (Vĩnh Phúc) thông tin, 800m mặt đê dọc theo sông Cà Lồ (đoạn thuộc địa phận thôn Cao Quang và thôn Đức Cung, xã Cao Minh) xuất hiện các vết nứt rải rác, nhiều đoạn bị lún nứt sâu và rộng. Bề rộng vết nứt khoảng 1,5-5cm, chiều sâu từ 60-80cm tùy từng vị trí.
Chủ tịch UBND TP Phúc Yên Phan Tiến Dũng vừa đi kiểm tra thực địa khu vực này. Ông Dũng đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn của thành phố khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.
Lãnh đạo TP Phúc Yên chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, hạn chế xe tải trọng lớn lưu thông trên tuyến đê cho đến khi xử lý xong sự cố.
Trước đó, UBND TP Phúc Yên thành lập tổ công tác kiểm tra, đánh giá thực tế về địa chất, mức độ ảnh hưởng, quy mô và độ an toàn của thân đê tại vị trí xảy ra sự cố lún nứt trên.
Các cơ quan liên quan đều đánh giá vết nứt trên mặt đê rất nghiêm trọng, cần sửa chữa khẩn cấp trước mùa mưa lũ sắp tới.
UBND xã Cao Minh được giao tổ chức lực lượng canh gác đê và lập sổ theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố, báo cáo kịp thời khi vết nứt lan rộng có nguy cơ làm mất an toàn đê.
Sông Cà Lồ có tổng chiều dài 86km chảy qua địa bàn các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, TP Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh, Sóc Sơn thuộc Hà Nội rồi đổ ra sông Cầu tại ngã ba Xá, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.
Cần Thơ đón "mưa vàng" sau gần nửa năm nắng gắt******
Gần 14h ngày 26/4, bầu trời trung tâm TP Cần Thơ tối sầm vì mây đen che kín; sau một vài tiếng sấm, trận mưa nặng hạt bắt đầu trút xối xả. Mưa tầm tã kéo dài chừng 15 phút, sau đó thưa hạt dần, đến hơn 15h vẫn chưa dừng hẳn.
Trận mưa đầu mùa bất ngờ khiến một số người đi đường bị ướt vì không chuẩn bị kịp áo mưa. Nhiều người dân thích thú đón trận "mưa vàng" sau nhiều tháng ngày nắng nóng gay gắt, đã lấy điện thoại ghi hình cơn mưa "khoe" lên mạng xã hội.
Anh Nguyễn Văn An, một tài xế xe ôm công nghệ, cho biết trận mưa bất ngờ khiến anh và vị khách nữ bị ướt, tuy nhiên cả 2 đều thấy rất vui. Anh An chở khách từ quận Bình Thủy về quận Ninh Kiều, mắc mưa suốt quãng đường.
"Từ buổi sáng trời đã rất oi nóng, khó chịu, mưa khiến không khí mát mẻ hẳn", anh An nói.
Ông Nguyễn Văn Hiếu làm bảo vệ tại một cơ quan đầu đường Hòa Bình, quận Ninh Kiều, cho biết sự mát mẻ từ cơn mưa mang lại khiến ông thấy công việc nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
"Tôi chờ cơn mưa này đã gần nửa năm rồi", ông Hiếu cười nói, tay cầm điện thoại quay phim hình ảnh mưa để chia sẻ lên mạng xã hội.
Mùa khô Nam bộ đã kéo dài từ tháng 11/2023 đến nay. Đặc biệt kể từ sau Tết Nguyên đán, cường độ nắng nóng được ghi nhận khắc nghiệt hơn trung bình các năm trước.
Nắng nóng kéo theo xâm nhập mặn khiến hầu hết người miền Nam đều ngóng đợi cơn mưa đầu mùa giải khát.
Theo thông tin từ cơ quan khí tượng thủy văn, mùa mưa Nam bộ năm nay đến trễ hơn trung bình mọi năm. Những cơn mưa chuyển mùa sẽ bắt đầu xuất hiện rải rác từ cuối tháng 4, đầu tháng 5. Tuy nhiên phải chờ đến giữa và cuối tháng 5 Nam bộ mới chính thức vào mùa mưa.
Đỗ Giang lừa gạt? Nhóm bạn của Huo Siyan bác bỏ tin đồn: Bạn có nghĩ anh ấy ngày càng ghen tị không?