Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

mig8 tai ap khong duoc_loto188 nhan dinh bong da keo nha cai

2024-07-27 17:46:53 tác giả:Phúc Mạc nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Người đàn ông ở TPHCM bị tước bằng lái xe 7 tháng sau khi uống 4 lon bia******

Tối 21/4, ông V.H.H. (SN 1968, quê Đồng Tháp) từ quận Bình Tân lái xe máy sang quán nhậu trên đường Minh Phụng (quận 11) ăn sinh nhật với 5 người bạn.

Lúc 21h30, sau khi uống hết 1 xị rượu (250ml), ông H. lái xe máy về lại phòng trọ. Đến đường Hòa Bình, người đàn ông bị Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự Công an quận 11 kiểm tra phát hiện nồng độ cồn mức 0,646mg/lít khí thở.

Người đàn ông ở TPHCM bị tước bằng lái xe 7 tháng sau khi uống 4 lon bia - 1

Ông V.H.H. có nồng độ cồn mức kịch khung (Ảnh: An Huy).

Ông H. bị CSGT lập biên bản xử phạt 7 triệu đồng, tước bằng lái 23 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.

"Tuần rồi tôi phụ hồ 4 ngày được hơn 1 triệu đồng tiền công, không đủ đóng trọ. Giờ tiền không có, xe bị giam, chắc tôi bỏ về quê luôn", ông H. nói.

Khoảng 15 phút sau, ông P.N.T. (SN 1979, quê Khánh Hòa) lái xe máy vừa về tới cửa nhà trên đường Tống Văn Trân, phường 5 (quận 11) liền bị CSGT ập đến kiểm tra phát hiện nồng độ cồn mức 0,066mg/lít khí thở.

Người đàn ông ở TPHCM bị tước bằng lái xe 7 tháng sau khi uống 4 lon bia - 2

Ông T. bị CSGT kiểm tra khi lái xe vừa về đến cửa nhà (Ảnh: An Huy).

CSGT đưa ông T. cùng phương tiện đến chốt cách đó 500m lập biên bản, xử phạt 2,5 triệu đồng, tước bằng lái 7 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.

Ông T. cho biết, trưa cùng ngày ông đến nhà bạn trên đường Trịnh Đình Thảo (quận Tân Phú) nhậu liên hoan và uống chừng 4 lon bia. Sau nhậu, ông hát karaoke 4 giờ rồi mới lái xe về nhà.

"Tôi về đứng trước cửa nhà rồi, các anh CSGT kêu ra kiểm tra. Tôi không ngờ sau cuộc nhậu lâu như vậy mà vẫn còn nồng độ cồn trong hơi thở", ông T. nói rồi ký biên bản.

Cùng lúc, ông N.Q.A. (44 tuổi, ngụ quận 11) lái xe máy trên đường Hòa Bình với khuôn mặt đỏ bừng cũng bị CSGT dừng phương tiện kiểm tra phát hiện vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung.

Người đàn ông ở TPHCM bị tước bằng lái xe 7 tháng sau khi uống 4 lon bia - 3

Một số tài xế khác vi phạm bị CSGT lập biên bản (Ảnh: An Huy).

"Tôi đang nhậu cùng bạn bè trên đường Bình Long, quận Bình Tân. Uống được 4 lon, thấy bản thân đã ngà ngà say nên tôi trốn về trước, đến gần nhà bị CSGT kiểm tra", ông A. chia sẻ.

Trong đêm, một số trường hợp tài xế uống rượu bia rồi lái xe cũng bị Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự Công an quận 11 lập biên bản xử phạt. Trong đó, một trường hợp tài xế bỏ phương tiện rời đi, không xuất trình giấy tờ.

Lãnh đạo Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an quận 1 khuyến cáo, khi bị kiểm tra nồng độ cồn, người dân nên chấp hành để đảm bảo quyền lợi cho mình. Nếu máy không phát hiện nồng độ cồn, người dân tiếp tục hành trình. Nếu phát hiện nồng độ cồn, máy sẽ báo thứ tự 3 mức vi phạm, tài xế sẽ đóng phạt theo mức tương ứng.

"Nếu không chấp hành, tài xế phải chịu mức phạt cao nhất. Trường hợp chủ xe bỏ luôn phương tiện, CSGT sẽ lưu trữ hồ sơ lên hệ thống dữ liệu. Nếu họ có mua xe mới cũng sẽ gặp trở ngại trong việc đăng ký xe", vị này cho biết.

Chủ tịch Hà Nội: Không để cán bộ dôi dư nảy sinh tâm tư sau sáp nhập******

Ngày 25/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến tháng 4 xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024. Tại đây, UBND TP Hà Nội biểu quyết thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thủ đô. 

Báo cáo tại phiên họp, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết thành phố giữ nguyên đơn vị hành chính cấp huyện là 30 đơn vị, gồm 12 quận, 17 huyện và một thị xã.

Số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp còn 518 đơn vị, gồm 337 xã, 160 phường, 21 thị trấn; số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm do sắp xếp là 61 đơn vị, gồm 46 xã và 15 phường. 

Chủ tịch Hà Nội: Không để cán bộ dôi dư nảy sinh tâm tư sau sáp nhập - 1

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh báo cáo tại phiên họp (Ảnh: Thanh Hải).

Theo phương án trước đó của UBND TP, sau khi sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã dự kiến giảm 70 đơn vị, từ 579 đơn vị xuống còn 509 đơn vị. 

Tuy nhiên, 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì không thực hiện sắp xếp trong giai đoạn này. Thay vào đó, 3 địa phương thực hiện trong đề án xây dựng huyện lên quận trong thời gian tới.

Vì vậy, số lượng đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội dự kiến chỉ giảm 61 đơn vị.

Về kết quả lấy ý kiến cử tri, thành phố có hơn 924.000 cử tri cho ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, đạt tỷ lệ 99,02%. Trong đó, 95% tổng số cử tri đồng ý về việc sắp xếp đơn vị hành chính và 96,54% số cử tri đồng ý về tên gọi đơn vị hành chính mới sau sắp xếp. 

Chủ tịch Hà Nội: Không để cán bộ dôi dư nảy sinh tâm tư sau sáp nhập - 2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp sáng 25/4 (Ảnh: Thanh Hải).

Lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết sau khi có kết quả tổng hợp lấy ý kiến cử tri, HĐND các cấp đã tổ chức kỳ họp chuyên đề thảo luận, biểu quyết và thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn. 

Trong đó, 87 xã và 5 thị trấn đã tổ chức kỳ họp chuyên đề, tỷ lệ đại biểu HĐND tham dự kỳ họp đồng ý tán thành chủ trương đạt 100%. Đồng thời, 20 quận, huyện, thị xã đã tổ chức kỳ họp chuyên đề với 100% đại biểu HĐND tham dự kỳ họp đồng ý tán thành chủ trương. 

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá cao đề án đã được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng, chủ động từ các vấn đề về phương án, xác định khá toàn diện những vấn đề cần điều chỉnh, xử lý trước, trong, sau thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.

Dù vậy, ông Thanh lưu ý các sở, ngành và quận, huyện, thị xã cần ứng trực, xử lý kịp thời, nhanh gọn, hiệu quả các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

"Không được để xảy ra tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu trong thực hiện các thủ tục hành chính", ông Thanh nhấn mạnh.

Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.

Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh******

Ngày hội “Tóc xanh - Vạt Áo" năm 2024 diễn ra tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM vào ngày 24.3. Chương trình được tổ chức trong thời điểm kỷ niệm 280 năm ngày Võ vương Nguyễn Phúc Khoát định chế áo dài (1744 - 2024), tiền thân của chiếc áo dài hiện đại.

Ngày hội cũng mong muốn góp phần khẳng định vị thế và vẻ đẹp của áo dài truyền thống trong dòng chảy thời trang đương đại. Chương trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ 25 đơn vị làm văn hóa với 30 gian hàng trải nghiệm. Một số gian triển lãm long bào, áo ngũ thân, áo dài Nhật Bình và cho phép khách tham quan mặc thử.


Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 1.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 2.

Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2023 Bùi Thị Xuân Hạnh (trái) cùng á hậu hoàn vũ Hoàng Thị Nhung trình diễn trang phục truyền thống

PHÚC KHA

Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 3.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 4.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 5.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 6.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 7.

Những cô gái xinh đẹp thướt tha trong bộ đồ Việt phục biểu diễn tại đêm gala của chương trình

PHÚC KHA

Bên cạnh hoạt động triển lãm, trưng bày áo dài, ngày hội còn có nhiều chương trình đặc sắc khác như: Tọa đàm Thú chơi cổ ngoạn và cổ vật, trình diễn Việt phục của các thương hiệu nổi tiếng; trình diễn trang phục cổ truyền và nghệ thuật truyền thống Chămpa; trình diễn các loại hình nghệ thuật diễn xướng truyền thống VN như dân ca quan họ, cải lương, nhã nhạc cung đình Huế...

Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 8.

Ca sĩ Jun Phạm tham gia Ngày hội "Tóc xanh - Vạt áo"

BTC

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhận định: “Giữa thế kỷ XIX, trang phục áo ngũ thân đã trở thành loại lễ phục và thường phục phổ biến trong toàn cõi Việt Nam, trở thành quốc phục của người Việt với cả hai giới, nam và nữ. Từ đầu thế kỷ XX, âu phục từng bước trở thành trang phục phổ biến trong xã hội, tuy nhiên, áo dài vẫn luôn được xem là quốc phục của người Việt Nam. Như vậy, áo dài đã góp phần quan trọng tạo nên một hình ảnh riêng, bản sắc riêng, là thương hiệu và phương tiện nhận diện của người Việt Nam trong suốt mấy trăm năm qua”.

Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 9.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 10.

Tại ngày hội, bạn trẻ đã khoác lên mình chiếc áo truyền thống, gặp gỡ nhiều bạn bè cùng sở thích, có thêm kiến thức trang phục dân tộc và lưu lại nhiều khoảnh khắc đẹp

PHÚC KHA

Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 11.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 12.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 13.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 14.

Bạn trẻ tìm hiểu trang phục, mô hình nhân vật lịch sử

PHÚC KHA

Tiến sĩ Lưu Văn Quyết, Trưởng khoa lịch sử, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: “Đây là cơ hội để người trẻ tham gia tìm hiểu, trải nghiệm những di sản văn hóa về vật chất và tinh thần, khoác lên mình trang phục truyền thống đầy tự hào. Thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn lan tỏa nhiều hơn điều tích cực, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về các giá trị văn hóa của dân tộc”.

Anh Tôn Thất Minh Khôi, đồng Trưởng ban tổ chức chương trình, cho biết ngày hội là nơi để những người trẻ yêu mến Việt phục giao lưu, trải nghiệm di sản vật chất, tinh thần của tiền nhân, lắng nghe câu chuyện về quốc phục của Việt Nam. Chương trình cũng là lời khẳng định của thế hệ trẻ về việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trong bộ quần áo Nhật Bình thời Nguyễn, Nguyễn Khánh Linh, sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, hào hứng tạo dáng chụp ảnh bên những cổ vật xưa. Khánh Linh nói: “Ngày hội là dịp để mình có thể diện những trang phục truyền thống mình yêu thích. Tại đây, mình không chỉ tìm hiểu thêm kiến thức về trang phục truyền thống mà còn gặp được những người chung sở thích”.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Liên (26 tuổi), ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM, chia sẻ: “Là những người yêu văn hóa lịch sử, mình và bạn trai dự định sử dụng cổ phục Việt cho ảnh cưới. Vì thế, hôm nay tụi mình đến đây để tìm hiểu những trang phục truyền thống nào phù hợp để chụp ảnh”.

'Ngừng' hay 'không' ăn thịt thú rừng ?******

Sự kiện hưởng ứng Ngày động thực vật hoang dã thế giới và Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024 do Ban Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tỉnh Quảng Bình phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đã diễn ra rất ấn tượng tại TP.Đồng Hới. Hàng trăm người đã tham dự buổi lễ và diễu hành qua nhiều tuyến phố lớn.

Chuyện sẽ chỉ có thế, nếu như không có 2 email của Ban tổ chức gửi đến cho giới truyền thông trong 2 ngày liền nhau, trước khi buổi lễ diễn ra, để thay đổi 2 từ: "ngừng" và "không".

Cụ thể, thay vì thông điệp "Con người có cặp - thú rừng có đôi, ngừng ăn thịt thú - góp thiện cho đời", Ban tổ chức muốn đổi thành "Con người có cặp - thú rừng có đôi, không ăn thịt thú rừng - góp thiện cho đời". Sự thay đổi này đến từ những góp ý của Ban Quản lý dự án VFBC T.Ư và Ban Quản lý dự án VFBC tỉnh Quảng Bình.

Hẳn sẽ có người đặt câu hỏi: "Vậy có khác gì nhau?. Thực tế, khác rất nhiều, nhất là về giá trị truyền đạt.

Theo cách hiểu của người Việt, "ngừng" là động từ, mang nghĩa "không tiếp tục, phát triển". Còn "không", nếu là tính từ thì chỉ "ở trạng thái hoàn toàn không có những gì thường thấy có", nếu là phụ từ chỉ "biểu thị ý phủ định đối với điều nêu ra sau đó". Vậy rõ ràng, so với thông điệp "ngừng ăn thịt thú rừng", thông điệp "không ăn thịt thú rừng" dứt khoát và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Bởi "ngừng ăn thịt thú rừng" để ngỏ khả năng "sẽ ăn thịt thú rừng" trong tương lai; còn "không ăn thịt thú rừng" là sự dứt khoát từ bỏ.

Quảng Bình, địa phương nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, mong muốn thông qua sự kiện này góp phần tăng cường sự tham gia của các cấp chính quyền và ban ngành, địa phương, kêu gọi cộng đồng cùng hành động để giảm cầu tiêu thụ, chung tay bảo tồn động, thực vật hoang dã. Sau đó, mở ra kỳ vọng lớn hơn là xây dựng TP.Đồng Hới thành "thành phố không thịt thú rừng".

Thông điệp tuyên truyền ở sự kiện là quá rõ, thậm chí đã được thay đổi để được truyền đi đanh thép, mạnh mẽ hơn. Nhưng tất cả sẽ khó có hiệu quả, nếu bản thân người dân và cộng đồng không thay đổi thói quen ăn uống, xem thịt thú rừng là món ngon, món lạ…

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên******

CẦU GỖ PHÁ THẾ CÔ LẬP

Phía bên kia sông Mỹ, thôn Pà Ong (xã Cà Dy, H.Nam Giang, Quảng Nam), là cụm dân cư Pà Căng với những căn nhà mới vừa được dựng lên theo chủ trương tái định cư. Nơi đây có hơn 30 hộ đồng bào Cơ Tu đang sinh sống. Vì nằm cách sông nên thời gian đầu khi cụm dân cư mới hình thành, để đi lại, người dân phải ngược đường mòn đến cầu Xơi (thôn Pà Dá) cách làng nhiều cây số trong điều kiện địa hình hiểm trở. Để đôi chân của đồng bào "khỏe" hơn, hàng chục đoàn viên, thanh niên H.Nam Giang bắt tay làm cầu gỗ dài hơn 30 m qua sông Mỹ.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên- Ảnh 1.

Đoàn viên, thanh niên lắp điện mặt trời

NAM THỊNH

Anh Bờ Nướch Hiệu, Bí thư Chi đoàn thôn Pà Ong, cho biết do đoạn sông Mỹ qua cụm dân cư Pà Căng khá rộng, đất đá gồ ghề nên địa phương huy động rất đông thanh niên tham gia làm cầu. Nguyên vật liệu chính để làm cầu là tre nứa và gỗ; sau gần một ngày, cây cầu được hoàn thiện trong niềm vui của người dân.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên- Ảnh 2.

Trồng 200 cây giống bưởi da xanh cho 10 hộ khó khăn

Theo anh Hiệu, vào mùa mưa gió, nước sông Mỹ thường dâng cao, người dân phải đi vòng theo đường núi. Học sinh cụm dân cư Pà Căng cũng đi lại vất vả như vậy. "Có cầu rồi, người dân rút ngắn được quãng đường đi, lại không phải lo bị cô lập khi mùa mưa lũ đến", anh Hiệu nói.

Già làng Alăng Trới cho hay lâu nay ông cũng "sợ" sông Mỹ nhất vì mỗi mùa mưa lũ, nước sông dâng cao chia cắt hoàn toàn. Nay có cầu rồi, nỗi sợ vơi đi… "Không chỉ làm cầu giúp dân, trước đó hàng chục bạn trẻ cũng góp công san lấp mặt bằng cụm dân cư Pà Căng này. Người dân chúng tôi rất biết ơn và cảm kích trước tinh thần của người trẻ. Có cầu, đường đến trường của các cháu nhỏ an toàn và gần hơn rồi", già Trới nói.

Anh Kaphu Ngứu, Phó bí thư Đoàn xã Cà Dy, cho hay hằng năm Đoàn xã đều tổ chức các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, như xây dựng nhà mới, di dời nhà cửa khỏi vùng nguy hiểm, hỗ trợ mô hình sinh kế, san lấp mặt bằng cho người dân và thanh niên khó khăn, mở đường về khu sản xuất… Năm nay, theo nguyện vọng của người dân ở cụm dân cư Pà Căng, Đoàn xã huy động lực lượng hỗ trợ dựng một cây cầu tạm bắc qua sông Mỹ.

TRAO SINH KẾ

Những ngày qua, gần 100 đoàn viên, thanh niên vùng cao Quảng Nam miệt mài giúp dân dựng cổng chào trước ngõ, trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường ở khu dân cư kiểu mẫu. Ở thôn Đắc Chờ Đây, thôn biên giới đầu tiên của xã La Dêê đăng ký triển khai và đặt mục tiêu hoàn thiện mô hình khu dân cư kiểu mẫu trong năm 2024, các bạn trẻ chia nhau xây dựng tường rào, cổng ngõ, biển khẩu hiệu... cho 32 hộ đồng bào Tà Riềng. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình "Tháng ba biên giới" do Huyện đoàn Nam Giang tổ chức.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên- Ảnh 3.

Hàng loạt cổng chào được dựng lên tại xã vùng biên

Trong chuỗi hoạt động này, Huyện đoàn Nam Giang lắp đặt 12 bóng đèn năng lượng mặt trời và trồng 200 cây giống bưởi da xanh cho 10 hộ khó khăn. Ngoài ra, trao 5 mô hình sinh kế nuôi dúi cho thanh niên và trồng 40 cây lim xanh, tạo cảnh quan tại khuôn viên văn hóa của thôn bản.

Anh Bùi Thế Anh, Bí thư Huyện đoàn Nam Giang, cho biết với tinh thần thanh niên và người dân cùng làm, Huyện đoàn phối hợp chỉnh trang, cải tạo đất vườn để trồng hoa dọc tuyến đường dân cư, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Đồng thời, trao nhiều suất quà hỗ trợ các hộ dân khó khăn (tổng trị giá hơn 120 triệu đồng). Chương trình nhằm cụ thể hóa công tác phối hợp giữa các đơn vị trong việc đẩy nhanh hoạt động giúp dân, chung tay góp sức cho mục tiêu xây dựng mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

Trước đó, Huyện đoàn đã kêu gọi kinh phí, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho người dân. Một ngôi nhà ở làng Pêtapot, xã Đắc Pring, nằm sâu trong thung lũng đã "mọc" lên như thế, với sức trẻ của khoảng 70 bạn trẻ. Họ đã vượt 18 km đường rừng, băng qua nhiều ngầm sông, suối nước chảy xiết để vận chuyển 40 tấm tôn, 2 tấn xi măng, 6.500 viên gạch, 2 thùng sơn và hơn 1 tấn thép vào làng Pêtapot. "Hành trình xây dựng mái ấm vùng biên mang ý nghĩa rất lớn, phát huy vai trò của tuổi trẻ vượt khó đến mọi miền xa xôi. Từ đó, vùng biên viễn mới thật sự "thay da đổi thịt" từng ngày", anh Thế Anh chia sẻ.

Tính đến tháng 3 này, Huyện đoàn Nam Giang đã triển khai lắp đặt gần 50 trụ đèn năng lượng mặt trời tại các xã. Trong hơn 5 năm qua, từ các nguồn kinh phí kêu gọi, vận động, Huyện đoàn Nam Giang lắp đặt hơn 300 công trình đèn năng lượng mặt trời trên địa bàn, bình quân

2,5 triệu đồng/công trình. Chương trình thắp sáng này được triển khai trên tất cả 12 xã, thị trấn, trong đó ưu tiên các xã vùng cao, biên giới. 

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị******

Tại buổi họp báo, vấn đề nguồn vốn và giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) dài 60km, trị giá 11.024 tỷ đồng được nhiều cơ quan báo chí quan tâm.

Ông Nguyễn Quốc Toàn, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn, cho biết trong tổng số vốn ngân sách Nhà nước thực hiện dự án, tỉnh Lạng Sơn bỏ ra 2.000 tỷ đồng.

Nguồn tiền này chủ yếu là từ tăng thu, tiết kiệm chi và tiền sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn.

Trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến nay, hàng năm Lạng Sơn đều có nguồn tăng thu từ 500 đến 700 tỷ đồng. Trong số tiền tăng thu này, Lạng Sơn dành một phần cho đầu tư công.

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 1

Phối cảnh một đoạn cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Ảnh: baodauthau.vn).

"Nguồn thu quan trọng của tỉnh là tiền sử dụng đất, theo dự toán năm 2025 tiền thu sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn là hơn 11.600 tỷ đồng và số tiền này sẽ được ưu tiên cho việc xây dựng cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng.

Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ tạm ứng từ quỹ của nguồn phát triển đất. Hiện nay, số tiền từ nguồn phát triển đất còn khoảng 250 tỷ đồng và cộng thêm số tiền trong các năm 2024 và 2025 sẽ tăng thêm.

Từ các nguồn vốn này, chúng tôi đảm bảo bố trí vốn đủ và đúng tiến độ để thi công dự án", ông Toàn nói.

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 2

Ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc, phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: Nguyễn Hải).

Là một trong những địa phương có tuyến cao tốc đi qua dài nhất, ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc, cho biết để đảm bảo giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án, địa phương đã có những kế hoạch cụ thể.

Trong đó, huyện Cao Lộc đã kiện toàn ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng, phân công cụ thể đến từng cán bộ phụ trách trực tiếp các xã, thị trấn có ảnh hưởng của dự án để tập trung vào công tác tuyên truyền cho người dân.

Theo ông Duy Anh, huyện Cao Lộc đã xây dựng 3 khu tái định cư để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân phải di dời do ảnh hưởng của dự án.

Ông Dương Xuân Huyên, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải phóng mặt bằng của tỉnh là tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận của người dân.

Phó chủ tịch tỉnh Lạng Sơn nhìn nhận, phần lớn người dân Lạng Sơn là đồng bào dân tộc thiểu số nên khi bà con đã tin sẽ triển khai rất tốt.

"Sau khi tuyến đường được hoàn thiện sẽ mở kết nối hành lang phía đông đất nước từ Cao Bằng, Lạng Sơn về thủ đô và kết nối thuận tiện các tỉnh bạn để cùng phát triển.

Về lâu dài, đường bộ, đường sắt được đầu tư, giao thương hàng hóa sẽ tốt, giá cả hàng hóa sẽ tăng theo, phát triển cuộc sống của người dân", ông Huyên nói.

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 3

Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn (Ảnh: Nguyễn Hải).

Quá trình thi công dự án, tỉnh Lạng Sơn sẽ phối hợp với các đơn vị thi công khảo sát, đánh giá hướng tuyến đi phù hợp nếu gặp địa hình khó có thể phải đào hầm xuyên núi.

Ông Huyên cho biết thêm, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt chú trọng đến 2 tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và tuyến quốc lộ 4B nối giữa Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã 2 lần làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và hai bên đưa ra quyết tâm phải hoàn thiện tuyến quốc lộ 4B trong năm 2025.

Bên cạnh đó, đường sắt khổ tiêu chuẩn cũng được chú trọng để triển khai.

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức ký hợp đồng với nhà đầu tư triển khai dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).

Dự án có tổng mức đầu tư 11.024 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước gần 5.500 tỷ đồng.

Thời gian xây dựng công trình hoàn thành trong năm 2026; thời gian hoàn vốn là hơn 25 năm.

Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được thiết kế với vận tốc 100km/h; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam được thiết kế với vận tốc 80km/h.

Trên toàn tuyến sẽ xây dựng 5 trạm thu phí.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư