dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
soc88 cup fa_k8 Cầu ăn hai nháy

2024-05-20 16:57:18

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Long Khương



Lưới sứa2024-05-20 16:57:18Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Đông Đặng)Trao gửi yêu thương qua những căn nhà nhân ái******

Giúp người trẻ an cư để lập nghiệp

Những ngày này, gia đình anh Lâm Phú Yên (28 tuổi, ngụ ấp 3, xã Vĩnh Thuận Đông, H.Long Mỹ, Hậu Giang) đầy ắp niềm vui khi ước mơ có được căn nhà để an cư lạc nghiệp đã thành hiện thực. Đó là căn nhà nhân ái, do Xã đoàn Vĩnh Thuận Đông hỗ trợ kinh phí 60 triệu đồng để xây dựng.

Trao gửi yêu thương qua những căn nhà nhân ái- Ảnh 1.

Các thanh niên tình nguyện giúp gia đình anh Yên nhanh chóng hoàn thiện căn nhà để mau trở lại công việc mưu sinh thường nhật

THANH DUY

Khoảng 6 năm trước, vợ chồng anh Yên lên TP.HCM tìm việc làm, nuôi ước mơ kiếm tiền về quê xây tổ ấm, rồi chịu khó làm ăn để cải thiện sinh kế. Hằng ngày, anh theo công trình làm hồ, vợ xin việc trong một công ty may. Từ lúc anh rời quê, 2 công ruộng duy nhất của gia đình chỉ làm mỗi 2 vụ lúa. Dịch Covid-19 kéo dài, đời sống công nhân bị tác động nặng nề, vợ chồng anh lâm vào bế tắc nên khăn gói trở về quê Hậu Giang cho đến nay.

Với tính siêng năng, anh Yên xin làm phụ hồ kiếm sống qua ngày. Ngoài ra, anh mua lưới làm vèo nuôi cá dưới sông. Trên ruộng, anh tận dụng không gian để trồng mít thái và bưởi; thả nuôi cá thát lát, sặc rằn, cá trê, cá lóc, cá rô trong ao. Qua nhiều vụ thu hoạch, năng suất khá nhưng giá bán thấp nên lợi nhuận thấp. Dù vậy, anh Yên chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. "Tôi quyết tâm thực hiện mô hình kinh tế để thoát nghèo. Căn nhà nhân ái đã giúp tôi có thêm động lực, yên tâm lao động, sản xuất hơn rất nhiều", anh Yên trải lòng.

Đội nắng tiếp sức xây nhà

Ông Đoàn Thanh Tâm, Bí thư, Trưởng ấp 3, cho biết anh Yên là một thanh niên có chí hướng làm ăn và thường đóng góp sức trẻ cho địa phương nên chọn tặng nhà là hoàn toàn xứng đáng. Ở vùng nông thôn, chính quyền vận động, hỗ trợ được

Trao gửi yêu thương qua những căn nhà nhân ái- Ảnh 2.

Hỗ trợ xây nhà có cả nam và nữ thanh niên tình nguyện

60 triệu đồng không hề dễ dàng. Vì vậy, sự nỗ lực và kết quả trên của xã đoàn là rất đáng trân trọng. Điều này còn có ý nghĩa để đạt tiêu chí xóa nhà nghèo, cận nghèo, nhà xuống cấp để xã Vĩnh Thuận Đông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Theo anh Huỳnh Thế Anh, Phó bí thư Xã đoàn Vĩnh Thuận Đông, khi triển khai công trình, lợi thế của anh Yên là có sẵn tay nghề, không phải thuê thợ hồ. Tuy nhiên, nhằm giúp gia đình nhanh chóng hoàn thiện căn nhà, các đoàn viên, thanh niên trong xã đã tranh thủ đến, mỗi người hỗ trợ một tay. "Có hôm người này đến, hôm khác người kia đến. Hầu như ai cũng bận bịu việc gia đình, ruộng vườn nhưng đều rất cố gắng sắp xếp thời gian. Thành phần có cả nam và nữ, thậm chí có người đã 46 tuổi vẫn yêu thích hoạt động tình nguyện của Đoàn", anh Thế Anh vui vẻ nói.

Trao gửi yêu thương qua những căn nhà nhân ái- Ảnh 3.

Đội nắng làm việc khá mệt nhọc nhưng ai cũng sẵn sàng phụ giúp công trình

Có mặt tại công trình lúc 10 giờ sáng, chị Trương Thị Tuyết Trinh (37 tuổi) cho biết trước khi đến đây, chị đã tranh thủ dậy thật sớm để chăm sóc đàn gà, đàn vịt đâu vào đấy; giặt giũ quần áo, cơm nước tươm tất để sẵn cho gia đình. "Những ai không có tay nghề thì phụ khiêng gạch, trộn hồ. Ai có kinh nghiệm một chút thì đảm nhiệm tô hồ, sơn tường. Những ngày này thời tiết nóng bức, đội nắng làm việc khá mệt nhọc nhưng ai cũng vui. Vì qua hoạt động Đoàn bấy lâu nay, chúng tôi rèn luyện được tinh thần đoàn kết, sự thấu hiểu đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau", chị Trinh bày tỏ.

Anh Bùi Hữu Lộc, Bí thư Tỉnh đoàn Hậu Giang, cho biết Tháng Thanh niên 2024, các cấp bộ đoàn trên địa bàn đã khánh thành được 12 căn nhà với tổng giá trị khoảng 600 triệu đồng, gồm: nhà khăn quàng đỏ, nhà đại đoàn kết, nhà nhân ái. Có thể thấy rằng, sau khi bàn giao nhà, những người được thụ hưởng an tâm sinh sống, không còn nhiều lo lắng về nơi ở. Từ đó, họ tập trung phấn đấu cho công việc để phát triển kinh tế gia đình, hạn chế tình trạng bỏ quê đi đến các thành phố lớn. Một hiệu quả nữa là hình ảnh đẹp về công trình được lan tỏa rộng khắp, góp phần mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.


Lễ hội văn minh******

Trước đó, dịp lễ Vu lan năm ngoái, Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh có khuyến cáo phật tử tuyệt đối không mua chim phóng sinh, không cho bán chim phóng sinh ở khuôn viên chùa. Bởi đây là hành động gián tiếp "tiếp tay" cho việc săn, bẫy chim hoang dã.

Từ nhiều năm trước, lễ hội Đền Hùng dịp Giỗ tổ Hùng Vương tại Phú Thọ cũng đã thực hiện "5 không": không ùn tắc giao thông; không kinh doanh, dịch vụ chặt chém; không ăn xin; không để xảy ra các hành vi phản cảm; không để mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lễ hội Quán Thế Âm là lễ hội tôn giáo lớn nhất TP.Đà Nẵng, thu hút hàng trăm ngàn lượt người đến chiêm bái, tham dự trong những ngày diễn ra tại Ngũ Hành Sơn. Cùng với Thừa Thiên-Huế, Phú Thọ hay một số địa phương có lễ hội tâm linh quy mô lớn, việc ban tổ chức sớm tuyên truyền, gợi ý về yếu tố văn minh trong thực hành tín ngưỡng đã có tác dụng định hướng lớn.

Các nghi lễ truyền thống, văn hóa dân gian luôn cần được bảo tồn, phát huy, nhưng cũng cần phù hợp với thực tế và đặc biệt là bài trừ những hoạt động lợi dụng để trục lợi.

Gần đây, Công an TP.Đà Nẵng cũng thường xuyên cảnh báo tình trạng lợi dụng cúng giải hạn. Công an TP.Đà Nẵng cũng đã khởi tố 3 vụ, 3 bị can lừa đảo, đồng thời cảnh cáo, buộc rời khỏi địa bàn đối với nhóm giả người tu hành để xin tiền. Nên việc hướng đến xây dựng nền nếp văn minh là biện pháp cấp thiết. Do đó, việc các cơ sở thờ tự, tôn giáo tiên phong và nêu gương không mê tín dị đoan, bỏ các hủ tục, lễ nghi biến tướng... không chỉ được đạo hữu, tín đồ ủng hộ mà còn tăng thêm giá trị tôn nghiêm.

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc.******
Vietnam Airlines và CAE Inc ký kết gia hạn hợp tác khai thác Buồng lái mô phỏng (SIM) dưới sự chứng kiến của bà Mary Ng - Bộ trưởng phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada_

Vietnam Airlines và CAE Inc. ký kết gia hạn hợp tác khai thác Buồng lái mô phỏng (SIM) dưới sự chứng kiến của bà Mary Ng - Bộ trưởng phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc.- Ảnh 2.

Theo đó, hai bên đã thống nhất tiếp tục và kéo dài hợp tác khai thác các SIM Airbus A350 và Boeing 787 đến cuối năm 2033. Đây là một thành quả quan trọng, phục vụ nhu cầu huấn luyện SIM cho phi công của Hãng hàng không quốc gia. Việc huấn luyện SIM ngay tại Việt Nam không chỉ giúp hãng gia tăng sự an toàn, tính linh hoạt, chủ động, mà còn tiết kiệm đáng kể thời gian. Điều này đặc biệt ý nghĩa với Vietnam Airlines khi tối ưu, cắt giảm chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn phục hồi và phát triển sau đại dịch.

Bà Mary Ng - Bộ trưởng phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada chứng kiến lễ ký kết và phát biểu tại sự kiện

Bà Mary Ng - Bộ trưởng phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada chứng kiến lễ ký kết và phát biểu tại sự kiện

Trước đó, giai đoạn 2017 - 2018, Vietnam Airlines đã tiếp nhận từ CAE 03 thiết bị SIM hiện đại phù hợp với tính năng kỹ thuật của các dòng tàu bay hãng đang khai thác, gồm Airbus A321, Airbus A350 và Boeing 787. Kết hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm sẵn có tại Trung tâm Huấn luyện bay FTC, Vietnam Airlines đã tổ chức thành công các loại hình huấn luyện phi công như huấn luyện định kỳ, huấn luyện chuyển loại, huấn luyện nâng cấp…

Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines Đặng Anh Tuấn cho biết khai thác hiệu quả các thiết bị mô phỏng buồng lái ngay tại Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác huấn luyện, giúp gia tăng sự an toàn, tính chủ động, tiết kiệm thời gian và chi phí cho VNA_

Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines Đặng Anh Tuấn cho biết khai thác hiệu quả các thiết bị mô phỏng buồng lái ngay tại Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác huấn luyện, giúp gia tăng sự an toàn, tính chủ động, tiết kiệm thời gian và chi phí cho VNA

Ngoài ra, việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại liên quan đến vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống SIM cho các dòng tàu bay lớn như Airbus A350 và Boeing 787 đã giúp Vietnam Airlines đi đầu trong ứng dụng công nghệ, xây dựng một trung tâm huấn luyện đào tạo phi công hiện đại nhất Việt Nam. Từ đó, hãng có thể chủ động nguồn lực phi công, giúp phát triển bền vững và ổn định.

Ông Simon Azar - Phó Chủ tịch Tập đoàn CAE đánh giá cao những kết quả hợp tác của Vietnam Airlines - CAE

Ông Simon Azar - Phó Chủ tịch Tập đoàn CAE đánh giá cao những kết quả hợp tác của Vietnam Airlines - CAE

Cán bộ ngân hàng lấy cổ vật khỏi khu trưng bày để thử mức độ an ninh******

Ngày 11/4, cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh thông tin một cán bộ ngân hàng chi nhánh tại Gia Lai lấy cổ vật ở khu vực triển lãm Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai nhằm thử hệ thống camera và công tác bảo vệ.

Vừa qua, dư luận Gia Lai xôn xao về đoạn clip ghi lại cảnh ông N.T.P. (cán bộ một ngân hàng chi nhánh Gia Lai) trả lại cổ vật tại khu vực triển lãm Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai (thành phố Pleiku, Gia Lai).

Cán bộ ngân hàng lấy cổ vật khỏi khu trưng bày để thử mức độ an ninh - 1

Ông P. thời điểm đặt lại hiện vật trống đồng Đông Sơn về chỗ cũ (Ảnh cắt từ clip).

Theo biên bản của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ bảo vệ Thiên Ưng, khoảng 12h20 ngày 11/2, ông P. vào nhà rông Ê Đê (nằm trong Thiên đường Tây Nguyên) tháo kính trưng bày và lấy đi mặt trống đồng Đông Sơn cùng chuỗi hạt vòng tay hổ phách.

Sau đó, ông P. đã đưa những đồ vật này trả lại chỗ cũ dưới sự chứng kiến của lực lượng bảo vệ.

Giải thích về hành động lấy cổ vật ra khỏi khu trưng bày, ông N.T.P. cho biết, ông là người quen của ban tổ chức và nhà sưu tập Đặng Minh Tâm.

Quá trình triển lãm, ông thường xuyên đến và thấy công tác bảo vệ chưa chặt chẽ, không an toàn.

Ông P. đã nhiều lần ý kiến trong nhóm Zalo gồm lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai, nhà sưu tập Đặng Minh Tâm, phía công ty tổ chức sự kiện.

"Sau khi báo anh Tâm (nhà sưu tập Đặng Minh Tâm) và được sự cho phép, tôi đã lấy một chuỗi đeo tay, một trống đồng nhỏ để thử xem bao nhiêu lâu thì đội bảo vệ mới phát hiện ra, cách phản ứng khi phát hiện như thế nào", ông P. giải thích.

Cán bộ ngân hàng lấy cổ vật khỏi khu trưng bày để thử mức độ an ninh - 2

Trống đồng Đông Sơn được ông P. lấy đi khỏi khu trưng bày (Ảnh: Chí Anh).

Đồng thời, ông P. cho biết lấy các hiện vật cũng là để thử hệ thống camera ở khu trưng bày mới được lắp đặt.

Hành động này được ông P. quay clip, chụp ảnh và báo cáo thường xuyên trên nhóm hoạt động của cơ quan chức năng quản lý khu trưng bày.

Triển lãm trên do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức trong không gian mở, tại khu vực Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku. Trong một năm diễn ra triển lãm (từ ngày 5/12/2023 đến 31/12/2024) có 30.000 hiện vật sẽ được luân phiên trưng bày.

Đây đa số là hiện vật do nhà sưu tập Đặng Minh Tâm (trú tỉnh Lâm Đồng) đưa tới. Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ bảo vệ Thiên Ưng và Bảo tàng tỉnh Gia Lai (thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Gia Lai) cùng trực tiếp bảo vệ khu vực trưng bày triển lãm.

Thủ khoa tiếp sức gen Z: Học lý thuyết sinh học sao cho hiệu quả?******

Theo Hữu, trong bộ đề thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã chú ý ra đề nhiều lý thuyết hơn hẳn so với bài tập tính toán đơn thuần.

Học lý thuyết môn sinh học sao cho hiệu quả nhất? | THỦ KHOA TIẾP SỨC GEN Z MÙA THI 2024

"Mình cảm thấy những bài tập các năm về trước khá vô nghĩa khi nó chỉ là những tính toán mà trong thực tế rất khó để xảy ra. Nên hiện nay, những câu bài tập đã được lồng ghép rất nhiều lý thuyết. Chính vì thế, để giải được một câu bài tập, các bạn cần nắm vững lý thuyết. Trước đây giải đề bài tập không cần thuộc lý thuyết, chỉ cần biết công thức ráp vào và tính toán. Mình từng giải các bộ đề của những năm về trước và thật sự cảm thấy không hứng thú trong việc giải đề. Nhưng những năm gần đây thì đề khá là hay", anh nhìn nhận.

Để học lý thuyết một cách hiệu quả thì đây là một số phương pháp mà Hữu đã áp dụng. Đầu tiên, Hữu cho biết việc đọc sách rất quan trọng. "Trong giai đoạn đầu tiên khi tiếp cận môn sinh học, mình đã đọc qua từng bài trong sách trước, sau đó lập sơ đồ tư duy để hình dung lại kiến thức. Kế đến là giải các câu trắc nghiệm của bài học đó, để xem tổng quát bản thân ghi nhớ được đến đâu", anh nói.

Thí sinh hãy cùng theo dõi các video "Thủ khoa tiếp sức gen Z" trên các nền tảng: Facebook, YouTube, TikTok của BáoThanh Niênvà tại thanhnien.vn. Mỗi ngày 2 lượt phát sóng (sáng: 9 giờ; chiều: 14 giờ).

Khi bước đến giai đoạn giải đề, Hữu khuyên TS phải đọc sách lại một lần nữa và cũng giải lại các câu trắc nghiệm trong từng bài. Kèm theo đó, nên giải các câu lý thuyết trong bộ đề thi chính thức của các năm cũng như đề thi thử tham khảo, hay bất cứ nguồn đề nào các bạn tìm kiếm được.

Thủ khoa tiếp sức gen Z: Học lý thuyết sinh học sao cho hiệu quả?- Ảnh 1.

Thủ khoa Lê Văn Hữu

NVCC

"Điều này giúp hình dung được đề sẽ ra trắc nghiệm ở những khía cạnh nào để các bạn mường tượng một cách khái quát nhất. Từ đó có sự định hướng cho việc học tập một cách khôn khéo, hiệu quả để cải thiện điểm số của mình", anh chia sẻ.

Sau khi đã xem, nắm được lý thuyết ở phần nhận biết và bước vào phần vận dụng, Hữu khuyên: "Để tiếp cận được các câu lý thuyết ở mức độ vận dụng, mình nghĩ các bạn có thể tham khảo đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia hoặc thậm chí là quốc tế. Vì thực tế năm mình thi, mình thấy có một vài câu được phát triển dựa trên những câu trong đề thi học sinh giỏi. Do đã tiếp xúc với những đề thi học sinh giỏi trước đó nên khi vào thi tốt nghiệp THPT, mình cũng đỡ bỡ ngỡ hơn các bạn khác. Do vậy mình khuyên TS nên tìm hiểu trước những điều này, đây cũng là mẹo khá thú vị mà các bạn có thể áp dụng".

Máy tính Flexio từ Thiên Long đồng hành cùng chương trình "Thủ khoa tiếp sức gen Z mùa thi" của Báo Thanh Niên. Dòng sản phẩm máy tính khoa học Flexio gồm Fx590VN, Fx680VN, Fx680VN Plus, Fx799VN, Fx509VN đạt chuẩn mang vào phòng thi theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành. Máy tính Flexio với tính năng đột phá và tốc độ tính toán ưu việt chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực cùng các sĩ tử trong quá trình ôn luyện chinh phục các kỳ thi quan trọng.

Đơn vị đồng hành:

Thủ khoa tiếp sức gen Z: Học lý thuyết sinh học sao cho hiệu quả?- Ảnh 2.

Lo 'ông lớn' xăng dầu tự tạo 'luật chơi' nếu được quyết giá bán******

Cần quy định rõ cơ chế tính giá

Trao đổi với Thanh Niên, bà Trần Thụy Thùy Trâm, Giám đốc Công ty TNHH thương mại Đoan Việt (TP.HCM), cho rằng nếu Nhà nước không quy định mức chiết khấu tối thiểu dành cho các khâu (doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ) thì để cho doanh nghiệp đầu mối tự điều hành giá nhằm có sự cạnh tranh lành mạnh.

Tuy nhiên, cần quy định rõ về các cơ chế cấu thành giá, đảm bảo các khâu phải được tính đúng, đủ; không bán vượt mức giá trần và không bán thấp hơn giá sàn.

Lo 'ông lớn' xăng dầu tự tạo 'luật chơi' nếu được quyết giá bán- Ảnh 1.

Cần xem xét thấu đáo khi trao quyền quyết định giá bán xăng dầu cho doanh nghiệp đầu mối

ĐAN THANH

Nhìn nhận đây là vấn đề khó khăn nhất, bà Trâm bày tỏ quan điểm: "Nếu Bộ Công thương không quy định rõ cơ chế tính giá, phân đủ chi phí về các khâu thì doanh nghiệp đầu mối lớn sẽ tạo ra luật chơi, dễ dẫn đến việc gián đoạn nguồn cung nếu tình hình có biến động lớn".

Đề cập khía cạnh hiện có một số "ông lớn" xăng dầu giữ vị thế thống lĩnh thị trường, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cũng đặt vấn đề: "Nếu để doanh nghiệp đầu mối được quyết định giá bán, liệu họ có tạo ra luật chơi hay không và có bảo đảm yếu tố thị trường hay không? Như vậy, mục tiêu tạo ra sự cạnh tranh, tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường xăng dầu như cơ quan soạn thảo đề ra có đạt được hay không?".

Trong khi đó, theo ông Lê Văn Báu, Giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu Bảo Dương (TP.HCM), nếu Nhà nước điều hành giá đúng và tính đủ chi phí trong tất cả các khâu, bao gồm cả khâu bán lẻ thì không nhất thiết phải để doanh nghiệp đầu mối tự quyết giá bán.

"Hiện, doanh nghiệp bán lẻ phải chi các loại chi phí như mặt bằng, nhân công, lãi suất ngân hàng, điện nước, duy tu bảo dưỡng… Nếu các chi phí này được tính đúng, tính đủ trong cơ cấu giá (từ 5 - 6%) thì doanh nghiệp bán lẻ mới đủ sức để duy trì kinh doanh.

Sau cùng, cộng thêm lợi nhuận tối thiểu nếu có từ 2 - 3% trên giá bán lẻ tại thời điểm điều chỉnh giá. Nếu Nhà nước làm được như vậy thì doanh nghiệp đầu mối không cần tự định giá", ông Báu bày tỏ quan điểm.

Kiểm soát chặt, tránh giá xăng tăng "sốc"

Nhìn nhận đề xuất hướng đến cơ chế tự quyết định giá của doanh nghiệp đầu mối xăng dầu là bước đi mới, song theo PGS-TS Ngô Trí Long, cần xem xét thấu đáo khi trao quyền quyết định giá bán xăng dầu cho doanh nghiệp đầu mối.

"Tại dự thảo, Nhà nước vẫn quy định trong cơ cấu tính giá những yếu tố phần "cứng", còn phần "mềm" như chi phí kinh doanh là doanh nghiệp quyết định, tính toán". Phần "mềm" khi trao quyền cho doanh nghiệp thì phải có cơ chế để kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng đẩy giá", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Bà Trâm cho rằng một trong những nội dung cần làm rõ nữa là việc doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ 2 - 3 nguồn. "Nếu việc này không được làm rõ sẽ dễ dẫn tới độc quyền trong kinh doanh, gây lũng đoạn thị trường", bà Trâm nói.

"Nếu để doanh nghiệp đầu mối được quyết định giá bán, liệu họ có tạo ra luật chơi hay không và có bảo đảm yếu tố thị trường hay không? Như vậy, mục tiêu tạo ra sự cạnh tranh, tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường xăng dầu như cơ quan soạn thảo đề ra có đạt được hay không?".

PGS - TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính)

Một số chuyên gia kinh tế cũng như doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu khi trao đổi với Thanh Niênchiều 30.3 đều nhìn nhận, hiện nay trên thị trường có một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu chi phối thị trường ở cả khâu nhập khẩu (mua tận gốc - PV) cho đến bán lẻ (bán tận ngọn - PV). 

Như vậy, cơ chế mới như đề xuất vẫn chưa giải quyết được vấn đề gốc rễ của thị trường xăng dầu. Nếu trao quyền quyết định giá bán cho doanh nghiệp đầu mối, cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, kịp thời, bảo đảm giá xăng dầu không tăng "sốc".

Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ quý 1 của Bộ Tài chính chiều 29.3, ông Phạm Văn Bình, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho biết hiện bộ này đang nghiên cứu dự thảo để góp ý theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

Về nguyên tắc quản lý giá nói chung, luật Giá năm 2023 quy định việc quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và Nhà nước.

"Đối với xăng dầu, đây là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá nên sẽ có một số vấn đề cần xem xét cụ thể, thấu đáo về nguyên tắc điều hành giá", ông Bình nói.

Bộ Công thương vừa công bố bản dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu thay thế các nghị định hiện nay. Trong đó, điểm đáng chú ý nhất của dự thảo này là công thức và cơ chế giá xăng dầu.

Bộ Công thương đề xuất Nhà nước không điều hành giá xăng dầu, mà công bố giá thế giới bình quân 15 ngày và một số chi phí cố định như tỷ giá ngoại tệ, các loại thuế, phí, chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa trên các dữ liệu đó, các doanh nghiệp đầu mối sẽ tự đưa ra giá bán tối đa và giá bán lẻ tới người tiêu dùng không được cao hơn mức tối đa này.

Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối có trách nhiệm công bố giá bán lẻ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc trên các phương tiện thông tin giá bán lẻ ngay sau khi điều chỉnh giá, niêm yết công khai tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Theo Bộ Công thương, quy định này nhằm giảm sự can thiệp của Nhà nước vào quyết định giá bán của doanh nghiệp. Việc để cho doanh nghiệp đầu mối tự quyết giá bán sẽ giúp họ cạnh tranh về chi phí, loại bỏ việc áp dụng giá xăng dầu chia 2 vùng kiểu xa cảng, xa kho, xa nhà máy như hiện nay.

Tài xế bất bình vì 2 nút giao cao tốc Mai Sơn******

Ngày 22/4, nhiều người dân lưu thông trên tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 bất bình trước việc nút giao Đồng Thắng (xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) và nút giao Thiệu Giang (xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) bất ngờ bị rào lại nhưng không có thông báo.

Trước đó ngày 19/4, 2 nút giao này mới được tạm thời đưa vào vận hành khai thác, sử dụng. Việc 2 nút giao bị tạm dừng nhưng không có thông báo khiến nhiều tài xế bất bình.  

Tài xế bất bình vì 2 nút giao cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 bất ngờ bị đóng - 1

Nút giao Thiệu Giang (Ảnh: Thanh Tùng).

Thậm chí, do không thể ra vào, nhiều tài xế có ý định di chuyển từ Hà Nội về các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa và thành phố Thanh Hóa, khi đi đến nút giao Đồng Thắng và Thiệu Giang đều phải thay đổi lịch trình, mất thời gian.

"Theo lịch trình, tôi dự kiến đi đến nút giao Đồng Thắng để về thành phố Thanh Hóa. Tuy nhiên khi đi đến đây, nút giao đã bị đóng. Để trở về thành phố, tôi buộc phải đi đến nút giao Vạn Thiện rồi quay lại nút giao Đông Xuân. Không chỉ mất thời gian di chuyển hơn 40km, tôi còn tốn kém thêm chi phí xăng xe", một tài xế bức xúc. 

Ông Hoàng Trọng Cường, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, đại diện chủ đầu tư dự án nút giao Thiệu Giang, cho biết trước đó ngày 19/4, Ban Quản lý dự án Thăng Long (thuộc Bộ Giao thông vận tải) và Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa đã đồng ý tạm thời đưa vào vận hành 2 nút giao nói trên.

Tài xế bất bình vì 2 nút giao cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 bất ngờ bị đóng - 2

Nút giao Đồng Thắng bị đóng lại sau 3 ngày tạm đưa vào vận hành (Ảnh: Hoàng Hải).

Tuy nhiên, sau khi đưa vào vận hành, do chưa hoàn thiện một số hạng mục tại nút giao nên mới đây Bộ Giao thông vận tải đã tiếp tục có thông báo đến Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa về việc dừng hoạt động 2 nút giao để đảm bảo an toàn.

"Bộ có thông báo không cho khai thác tạm thời nữa, khi hoàn chỉnh đầy đủ mới đưa vào khai thác luôn. Việc tạm dừng này nhằm để tránh sự cố xảy ra tai nạn như cao tốc Cam Lộ - La Sơn", ông Cường cho biết thêm.

Về lý do không thông báo rộng rãi đến người tham gia giao thông, ông Cường cho biết, Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa đã có kế hoạch thông báo để tránh tình trạng nhầm lẫn như trên.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc******

Chiều 9/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc, với sự tham dự của đông đảo đại biểu nhân sĩ trí thức, các cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, các học giả, nhà nghiên cứu về Việt Nam cùng đại biểu doanh nghiệp, thanh thiếu niên...

Đây là lần thứ hai chương trình ý nghĩa này được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, sau Chương trình Gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Việt Nam hồi tháng 12/2023.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc - 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự chương trình Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc (Ảnh: TTXVN).

Hội trưởng Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc Dương Vạn Minh nhấn mạnh, tình hữu nghị nhân dân luôn là nền tảng quan trọng và nguồn động lực không ngừng của phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước.

Theo ông Dương Vạn Minh, các hoạt động giao lưu hữu nghị, thúc đẩy hợp tác của hai nước đóng góp tích cực cho việc xây dựng, kết nối lòng dân hai nước, tích cực phát triển quan hệ Trung - Việt.

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông, sớm sớm cùng nghe tiếng gà gáy, nhân dân hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời.

Việt Nam luôn ghi nhớ tình đoàn kết gắn bó, sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc - 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi gặp gỡ (Ảnh: TTXVN).

Vui mừng trước sự phát triển rất tốt đẹp của quan hệ Việt - Trung những năm gần đây, ông Vương Đình Huệ cho biết hai bên đã xác lập định vị mới, nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với nội hàm "6 hơn".

Nhấn mạnh một trong những phương hướng hợp tác cơ bản, quan trọng nhất của quan hệ Việt - Trung là củng cố nền tảng xã hội vững chắc hơn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Gặp gỡ nhân sĩ hữu nghị và thế hệ trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc ngày 13/12/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, "Những nguyện vọng thiết tha, sâu xa từ bao đời nay của nhân dân hai nước về hữu nghị, hòa bình, hợp tác và phát triển chính là nguồn sức mạnh to lớn và cơ sở vững chắc cho niềm tin về tương lai tươi sáng của quan hệ giữa hai nước".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng chia sẻ, "Gốc rễ của quan hệ hai nước Trung - Việt là ở nhân dân" và "làm sao để tình hữu nghị Trung - Việt ngấm vào trái tim, khối óc của nhân dân hai nước".

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc - 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết chuyến thăm Trung Quốc lần này nhằm duy trì trao đổi chiến lược cấp cao, cụ thể hóa và triển khai thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước. (Ảnh: TTXVN).

Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đại diện cho tiếng nói, ý chí và nguyện vọng của nhân dân mỗi nước, Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc luôn nỗ lực nắm bắt, phản ánh tâm tư, tình cảm của nhân dân, tăng cường định hướng, xây dựng đồng thuận xã hội, tạo dựng và củng cố nền tảng dân ý vững chắc cho quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt - Trung.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, chuyến thăm Trung Quốc lần này và việc ký mới Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc nhằm mục đích duy trì trao đổi chiến lược cấp cao, cụ thể hóa và triển khai thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước.

Việc này cũng góp phần thiết thực làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, đem lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc - 4

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với đại biểu Trung Quốc tại Chương trình Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc (Ảnh: TTXVN).

Ông Vương Đình Huệ mong muốn tiếp tục thúc đẩy, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa các đoàn thể nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tổ chức tốt các hoạt động giao lưu truyền thống.

Bên cạnh đó, hai bên sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền tích cực về quan hệ hữu nghị Việt - Trung cũng như thành quả đổi mới, cải cách mở cửa của mỗi nước, củng cố nền tảng dân ý vững chắc hơn, định hướng xây dựng đồng thuận trong nhân dân về phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

biên tập:Mạnh Kim

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn