Hai xe máy đối đầu khi vào cua, 2 người bị thương******
Ngày 5/4, thông tin từ UBND xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cho hay, khoảng 11h35 ngày 4/4, trên quốc lộ 46C, đoạn qua xóm Mỹ Lương thuộc địa phương này xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 2 người bị thương nặng.
Thời điểm trên, em T.T.L.H. (SN 2008, trú xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương) điều khiển xe máy lưu thông trên quốc lộ 46C. Khi đi đến một khúc cua, xảy ra với va chạm với xe máy do ông N.V.M. (SN 1963, trú xã Thanh Hòa, huyện Thanh Chương) điều khiển chạy ngược chiều.
Cú va chạm mạnh khiến 2 nạn nhân ngã ra đường. Cùng lúc này, chiếc xe tải đi qua suýt cán lên người nữ sinh.
Vụ tai nạn khiến cả 2 nạn nhân bị thương nặng, đang được điều trị tại bệnh viện, 2 phương tiện hư hỏng.
Hệ lụy từ các clip trà sữa kết hợp với hành lá, giò heo, thịt bằm...******Gần đây, các trào lưu ẩm thực kỳ dị rộ lên ngày càng nhiều trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Một số hàng quán chế biến ra thức uống, món ăn tào lao khiến nhiều người không khỏi sợ hãi.
Lướt trên mạng xã hội, hằng hà sa số clip có nội dung làm đồ ăn, thức uống kỳ dị. Đặc biệt, những clip này đạt từ hàng trăm đến cả triệu lượt xem, cùng nhiều bình luận.
Với một số người, những món kỳ dị này là trò "câu like, câu view" từ các hàng quán. Song, không ít bạn trẻ đã bắt chước làm theo và sức khỏe bị ảnh hưởng.
Trần Nhật Quang, sinh viên Trường ĐH Bách khoa, TP.HCM, cho hay: "Đầu tháng 4, mình có thấy một số clip các hàng quán làm món ăn, thức uống kỳ dị để trêu đùa mọi người nhân dịp cá tháng tư. Tuy nhiên, những ngày qua, các clip tương tự nhan nhản trên mạng xã hội. Một số chủ hàng quán còn làm trà sữa kết hợp với thịt heo bầm, hành lá… Mình thấy điều này lãng phí đồ ăn, thức uống, phá hoại ẩm thực".
N.T.U (31 tuổi), ngụ tại khu phố 7, thị trấn Củ Chi, H.Củ Chi, TP.HCM, phải nghỉ làm vài ngày vì trước đó đã bắt chước dùng đồ ăn, thức uống kỳ dị như trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến sức khỏe. "Mình có bắt chước dùng hành lá để ăn cùng bánh kem hay uống với trà sữa. Kết quả là mình cảm thấy khó chịu trong bụng kèm theo tiêu chảy".
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (cơ sở TP.HCM), cho hay thời gian qua cơ sở cũng đã tư vấn, tiếp nhận một số bạn trẻ là nạn nhân khi bắt chước làm và dùng đồ ăn, thức uống kỳ quái trên mạng xã hội.
"Cần phải kiểm soát các hoạt động, hành vi mà một số người, chủ hàng quán tạo ra những món ăn kỳ dị như: trà sữa kết hợp một số nguyên liệu hành lá, giò heo, cá chiên, thịt bằm… để tránh lệch lạc về suy nghĩ, đem lại các hệ lụy về sau", bác sĩ Đặng Ngọc Hùng nói.
Thạc sĩ, bác sĩ Hùng nói thêm: "Xét về mặt dinh dưỡng thì những món ăn, đồ uống kỳ dị này chưa phải tạo ra chất độc gây hại. Tuy nhiên, việc các clip như thế được lan truyền trên mạng xã hội thì rất có thể trong tương lai sẽ tạo ra những công thức, hợp chất ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên bệnh về tiêu hóa khi mọi người sử dụng".
"Thay vì làm ra món ăn, thức uống kỳ dị để "câu like, câu view", đem lại những hệ lụy thì hãy sáng tạo ra thực phẩm gần gũi với thiên nhiên, mang tính cân bằng, hài hòa và bền vững…", bác sĩ Đặng Ngọc Hùng cho hay.
Váy áo họa tiết lên ngôi vào mùa hè******Váy áo họa tiết tựa như "bản tình ca mùa hạ" khi luôn được ngân nga mỗi khi nắng gió tràn về. Trái ngược với những gam màu nổi và họa tiết ấn tượng ở các mùa trước, mùa hè 2024 có khá nhiều thương hiệu Việt cùng lúc lăng xê các họa tiết nhẹ nhàng, dịu dàng trên gam màu nhạt thanh mát.
Những ý tưởng phong phú mang đến các bản phối hoàn hảo cho tất cả các ngày trong tuần, từ set áo + chân váy trẻ trung đến đầm xòe, đầm sơ mi hay những cặp đôi áo cách điệu + chân váy xếp ly đồng điệu họa tiết và màu sắc
Họa tiết trên chất liệu vải ren, cotton lỗ cũng thú vị như những họa tiết 3D được đặt để khéo léo đầy tính nghệ thuật trên những chiếc đầm tiệc, váy công sở hay trang phục dạo phố. Nàng có thể linh động ứng dụng vào trong những bộ trang phục cần thiết của bản thân mỗi ngày
Ảnh: SIXDO, Páramo
link xem bóng đá trực tuyến hôm nay
Tàu chở 3.000 tấn xi măng chìm ở Cù Lao Chàm đã bị gãy đôi******
Liên quan đến tàu Giang Anh 18 chở gần 3.000 tấn xi măng bị chìm ở biển Cù Lao Chàm (thành phố Hội An, Quảng Nam), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho hay, lúc 10h30 ngày 26/3, tàu vẫn ở vị trí cũ nhưng bị gãy làm đôi, vị trí bị gãy ở giữa 2 khoang hàng.
Phần lái tàu bao gồm cabin điều khiển và một phần khoang hàng phía sau bị chìm xuống nước. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam cho hay, chưa phát hiện vệt dầu loang xung quanh khu vực tàu hàng Giang Anh 18 bị nạn.
Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (được chủ tàu hàng Giang Anh 18 thuê ứng phó sự cố tràn dầu) đang triển khai việc hút dầu từ tàu hàng Giang Anh 18; do điều kiện thời tiết không đảm bảo nên các lực lượng chưa thể tiếp cận thực hiện hoạt động hút dầu từ tàu hàng.
Dự kiến hôm nay (27/3), Trung tâm SOS tại miền Trung bắt đầu tiếp cận để hút dầu trong chiếc tàu bị chìm. Thời gian hút dầu sẽ mất từ 1 đến 3 ngày, tùy theo điều kiện thời tiết.
Tàu đang được Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm, Hải đội 2 biên phòng Quảng Nam và Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam trực ứng phó sự cố tràn dầu 24/24h.
Đến chiều 26/3, chưa phát hiện dấu hiệu sự cố nào xảy ra ảnh hưởng đến môi trường, trên tàu không có người, các van tại hầm, két dầu đã được đóng kín.
Như Dân trí đưa tin, khoảng 5h21 ngày 24/3, tàu Giang Anh 18 số hiệu HP-5969 (của Công ty TNHH Thương mại và vận tải biển Giang Anh) do ông Hoàng Tiến Mạnh làm thuyền trưởng, chở gần 3.000 tấn xi măng, hành trình từ Hải Phòng đến Chu Lai (Quảng Nam).
Trên hành trình di chuyển, tàu đâm vào bãi đá cạn, nước tràn vào tàu, nghiêng 38 độ trái. Thuyền trưởng phát tín hiệu cứu hộ cứu nạn khẩn cấp.
Trên tàu có 9 thuyền viên và hơn 7.000 lít dầu D.O. Các thuyền viên đã được cứu hộ an toàn, lực lượng chức năng đang xây dựng phương án xử lý sự cố tràn dầu.
Vinh danh 70 cán bộ Hội Cựu thanh niên xung phong tiêu biểu TP.Hà Nội******Tới dự hội nghị có Chủ tịch T.Ư Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam Vũ Trọng Kim. Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong TP.Hà Nội Nguyễn Văn Đính cho biết lần đầu tiên, hội tổ chức vinh danh 70 cán bộ hội tiêu biểu. Hoạt động này hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô.
"Đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực, thúc đẩy hiệu quả các phong trào thi đua. Hoạt động này sẽ được hội tổ chức hằng năm", ông Đính nhấn mạnh.
Theo ông Đính, hiện tổng số hội viên của Hội Cựu thanh niên xung phong TP.Hà Nội là hơn 40.000 người, sinh hoạt tại 557 tổ chức hội cơ sở. Năm 2023, các cấp hội đã vận động các đơn vị, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm thăm hỏi, tặng hàng nghìn suất quà cho các gia đình liệt sĩ, thương binh và gia đình cựu thanh niên xung phong khó khăn.
Hỗ trợ xây mới và sửa chữa 12 nhà tình nghĩa với tổng số tiền hơn 1,2 tỉ đồng; vận động tặng 129 sổ tiết kiệm, với tổng giá trị gần 1,3 tỉ đồng; xây dựng Quỹ nghĩa tình đồng đội hơn 15 tỉ đồng.
Cạnh đó, phong trào xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế đã được quan tâm triển khai với tổng số gần 2.000 hội viên tham gia, giải quyết việc làm cho gần 1.500 người là con em cựu thanh niên xung phong và lao động có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương. Đặc biệt, đến nay, hội đã thành lập và duy trì phát triển tốt 6 hợp tác xã cựu thanh niên xung phong tại các quận, huyện, thị xã.
Tại hội nghị, Hội Cựu thanh niên xung phong TP.Hà Nội đã tôn vinh 70 cán bộ hội tiêu biểu, 9 Ban Liên lạc truyền thống giỏi, 25 gương "Người tốt, việc tốt"…
Dịp này, Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố vinh dự nhận Cờ thi đua của T.Ư Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam và bằng khen của UBND TP.Hà Nội. 79 tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua năm 2023 được nhận bằng khen của T.Ư Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam.
Hơn 33 tỉ USD vốn nước ngoài đầu tư tại Bà Rịa******
Ngày 30.3, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức Hội nghị triển khai quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đến dự hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết hiện nay vai trò, vị thế của Bà Rịa - Vũng Tàu được thể hiện rõ trong tiến trình phát triển của đất nước; khẳng định là một cực tăng trưởng quan trọng, đóng góp ngân sách Trung ương, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn nằm trong top 5 các tỉnh thành dẫn đầu cả nước. Bà Rịa - Vũng Tàu đã hình thành 2 ngành công nghiệp mới, đó là ngành công nghiệp hóa chất và ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo - điện gió.
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với GRDP bình quân đầu người từ 18.000 đến 18.500 USD; phát triển tỉnh thành trung tâm kinh tế biển; trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực Đông Nam Á; trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế và là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng Đông Nam bộ.
Đến năm 2050, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị quốc tế về Biến đổi khí hậu COP26.
Song song với phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ưu tiên dành nguồn lực đáng kể để đầu tư phát triển con người và nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân. Đến nay tỉnh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia; trật tự an toàn xã hội, quốc phòng - an ninh được bảo đảm. Cùng với lợi thế sẵn có, đẩy mạnh cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành điểm đến đầy tiềm năng trong bản đồ thu hút đầu tư của cả nước.
Cụ thể, tính đến nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn hơn 33 tỉ USD và vốn đầu tư trong nước đạt 400.000 tỉ đồng. Trong đó, riêng quý 1/2024 đã thu hút vốn FDI hơn 1,5 tỉ USD và vốn đầu tư trong nước hơn 25.000 tỉ đồng. Các dự án đầu tư này đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ, và các tập đoàn, định chế tài chính hàng đầu của Việt Nam với công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít thâm dụng lao động, năng suất cao, thân thiện với môi trường.
Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số. Nâng cao tinh thần phục vụ cho sự kiến tạo phát triển, cho môi trường đầu tư thuận lợi hơn nữa, cho sự minh bạch về thông tin và định hướng chính sách dài hạn, bảo đảm an ninh, an toàn.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trên nền tảng vững chắc, trên tinh thần thượng tôn pháp luật và luôn gắn bó, đồng hành một cách có trách nhiệm với doanh nghiệp, nhà đầu tư; lấy niềm tin, sự thành công của doanh nghiệp, nhà đầu tư là mục tiêu hướng đến và thước đo hiệu quả hoạt động của chính quyền.
Chiều 22/4, ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cùng đoàn công tác có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về đảm bảo an toàn giao thông các tuyến quốc lộ và tổ chức phân luồng giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ, gồm: 1A, 49, 49B và đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây); cùng đoạn cao tốc phân kỳ Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 60km và 33km thuộc dự án tuyến La Sơn - Túy Loan.
Bộ Giao thông vận tải đã ủy quyền cho tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý quốc lộ 49B với chiều dài 99,8km. Các tuyến khác do Khu Quản lý đường bộ II quản lý. 60km tuyến Cam Lộ - La Sơn do Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh bảo trì.
Đối với đoạn Cam Lộ - La Sơn giai đoạn 1, hội đồng nghiệm thu nhà nước mới tiến hành nghiệm thu có điều kiện để đưa vào khai thác tạm.
Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm nhiều người chết, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức phân luồng lại giao thông, cấm các loại xe cỡ lớn đi lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, buộc phương tiện phải đi trên các tuyến khác, nhất là quốc lộ 1A.
Để bảo đảm khai thác hiệu quả, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kiến nghị đầu tư giai đoạn 2 (giai đoạn hoàn chỉnh) toàn bộ tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Hòa Liên đạt tiêu chuẩn 4 làn xe; đồng thời xây dựng hoàn chỉnh, bổ sung các nút giao liên thông với cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn tỉnh, kết hợp mở rộng, kéo dài đường gom dọc cao tốc.
Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết sau khi có quyết định phân luồng giao thông của Cục Đường bộ, địa phương đã nghiêm túc chấp hành.
Quá trình thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án mở rộng cao tốc, Thừa Thiên Huế đề nghị nghiên cứu hệ thống đường gom, đường dẫn, cầu chui dân sinh, hoàn trả các đường công vụ, tính toán khẩu độ các cống thoát nước, đầu tư trạm dừng nghỉ, hệ thống camera, giao thông thông minh để giám sát, xử lý, quản lý thuận lợi, an toàn, hiệu quả hơn...
Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhận định, cao tốc là tuyến huyết mạch và quan trọng. Sau khi 2 đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan mở rộng đủ 4 làn xe, có giải phân cách giữa, làn dừng khẩn cấp đủ chiều rộng, tuyến cao tốc phía Đông đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thông suốt với quy chuẩn đường cao tốc.
Với phương án phân luồng lại giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn như hiện tại, ông Lưu yêu cầu công tác đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ phải được thực hiện nghiêm túc hơn; tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Cục Đường bộ Việt Nam nhìn nhận, với quy mô 2 làn xe, không có giải phân cách cứng ở giữa, đi qua khu vực đồi núi nên sau thời gian đưa vào khai thác, đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã bộc lộ nhiều bất cập.
Do đó, việc phân luồng điều tiết giao thông từ tuyến Cam Lộ - La Sơn sang các đường khác là nhằm đảm bảo lưu lượng tham gia trên tuyến không quá mãn tải, dễ dẫn đến ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, mong muốn lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện để các đơn vị hoàn thành công việc theo tiến độ. Trong quá trình khai thác, Cục đường bộ Việt Nam sẽ theo dõi sát diễn biến tổ chức giao thông để phát hiện và xử lý kịp thời các bất cập phát sinh; đồng thời, điều chỉnh, bổ sung phương án tổ chức giao thông khi cần thiết.
Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ, sớm thực hiện giai đoạn 2 đầu tư mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn theo quy mô hoàn chỉnh 4 làn xe.
Nam A Bank chia cổ tức 25%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.000 tỉ đồng******
Báo cáo trước đại hội, ông Trần Ngọc Tâm - Tổng giám đốc Nam A Bank cho biết, tổng tài sản của Nam A Bank năm 2023 đạt 209.896 tỉ đồng, tăng 32.317 tỉ đồng so với đầu năm, tương ứng với mức tăng 18% và hoàn thành 102% kế hoạch. Trong đó, tỷ trọng tài sản có sinh lời chiếm 97%. Huy động vốn từ cá nhân, tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá đạt 163.888 tỉ đồng, tăng 26.511 tỉ đồng so với đầu năm, tương ứng với mức tăng 19% và hoàn thành 106% kế hoạch.
Dư nợ cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế đạt 141.438 tỉ đồng, tăng 21.900 tỉ đồng so với đầu năm, tương ứng với mức tăng 18% và hoàn thành 107% kế hoạch. Chất lượng tín dụng được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu là 2,11%. Công tác tăng trưởng tín dụng theo hướng tập trung vào khách hàng nhỏ lẻ và các dự án tín dụng xanh. Lợi nhuận trước thuế (hợp nhất) đạt mức 3.304 tỉ đồng, tăng 46% so với năm 2022 và hoàn thành 127% kế hoạch. Dự phòng rủi ro được trích lập đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
Theo kế hoạch năm 2024, tổng tài sản của Nam A Bank tăng 11% so với năm 2023, đạt 232.000 tỉ đồng. Huy động vốn cá nhân, tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá đạt 178.000 tỉ đồng, tăng 9% so với năm 2023. Dư nợ cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế đạt 160.000 tỉ đồng, tăng 13%; tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 4.000 tỉ đồng, tăng 21% so với năm 2023.
Ngoài ra, Nam A Bank có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 3.145 tỉ đồng trong năm 2024, nâng vốn điều lệ từ hơn 10.580 tỉ đồng lên 13.725 tỉ đồng. Trong đó, tăng vốn từ phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu (lợi nhuận chưa phân phối với tỷ lệ 25%) hơn 2.645 tỉ đồng; tăng vốn từ phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động của Nam A Bank (ESOP) là 500 tỉ đồng. Việc tăng vốn từ phát hành cổ phiếu ESOP sẽ được thực hiện sau khi đã thực hiện tăng vốn từ phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Nam A Bank còn dự kiến niêm yết trái phiếu Nam A Bank phát hành ra công chúng.
Tại Đại hội, các cổ đông thông qua phương án trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, bổ sung nguồn vốn trung dài hạn phục vụ nhu cầu cấp tín dụng, thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ. Kỳ hạn trái phiếu 5 năm, tổng mệnh giá 2.000 tỉ đồng hoặc tối đa 100 triệu USD.
Để phát triển mạng lưới, HĐQT trình cổ đông phát triển mạng lưới ra thị trường quốc tế. Xem xét và thông qua chủ trương thành lập ngân hàng 100% vốn của Ngân hàng Nam Á và/hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nam Á tại nước ngoài. Ủy quyền cho HĐQT chủ động quyết định thời điểm, hình thức, địa bàn, phạm vi hoạt động và thực hiện các thủ tục có liên quan.
Nam A Bank trình cổ đông thông qua tờ trình về chủ trương tham gia tái cơ cấu quỹ tín dụng nhân dân (trước đây Nam A Bank đã tham gia tái cơ cấu 3 quỹ tín dụng tại Đồng Nai); góp vốn, mua cổ phần…
Về công tác nhân sự cấp cao, ông Trần Khải Hoàn, Phó tổng giám đốc thường trực Nam A Bank được bầu vào thành viên HĐQT nhiệm kỳ 8 (2021 - 2026). HĐQT Nam A Bank tăng lên 7 thành viên.
Bổ nhiệm tân giám đốc bệnh viện lớn nhất Tây nguyên******Ngày 25.3, tại TP.Buôn Ma Thuột, Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.
Tại buổi lễ, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, trao quyết định của sở này bổ nhiệm ông Nguyễn Đăng Giáp, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, giữ chức vụ Giám đốc bệnh viện; thời hạn giữ chức vụ là 5 năm, từ ngày 25.3.2024 đến ngày 25.3.2029.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Đăng Giáp cảm ơn sự tín nhiệm, tin tưởng của lãnh đạo các cấp, các ngành và tập thể bệnh viện; hứa sẽ tiếp tục kế thừa những thành quả của các thế hệ trước, đoàn kết, thống nhất, cùng xây dựng tập thể bệnh viện ngày càng phát triển, phục vụ tốt và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn…
Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên là bệnh viện lớn, hiện đại nhất khu vực Tây nguyên, với quy mô 1.200 giường bệnh; 38 khoa, phòng với nhiều trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh hiện đại. Bệnh viện được xây dựng từ năm 2010, với vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
xsmn thu4
Đề xuất sớm xây cầu Nhơn Trạch 2 đồng bộ Vành đai 3 TPHCM******
Sở GTVT TPHCM vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT (cơ quan Thường trực ban chỉ đạo) về tình hình thực hiện các dự án quan trọng quốc gia và trọng điểm của ngành giao thông trên địa bàn.
Trong đó, Sở GTVT TP kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai xây dựng bổ sung cầu Nhơn Trạch 2, theo kế hoạch mở rộng dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1.
Nêu trong báo cáo, Sở GTVT TP kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận rà soát, điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật của dự án thành phần 1A - Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (giai đoạn 1).
Về nội dung này, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã trình Bộ GTVT chấp thuận chủ trương điều chỉnh một số yếu tố kỹ thuật của dự án thành phần 1A để đảm bảo khai thác đồng bộ với các đoạn tuyến còn lại của dự án Vành đai 3 TPHCM.
Cầu Nhơn Trạch 2 có vị trí đối xứng với đơn nguyên hiện nay qua tim tuyến giai đoạn hoàn chỉnh, quy mô tương tự cầu Nhơn Trạch 1, bề rộng 19,75m. Tổng mức đầu tư khoảng 1.929 tỷ đồng.
Khi hoàn thành, cầu Nhơn Trạch 2 cùng với cầu Nhơn Trạch (đang xây dựng) sẽ được đưa vào khai thác với quy mô cao tốc giai đoạn hoàn thiện 8 làn xe.
Dự án thành phần 1A Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch được Bộ GTVT phê duyệt vào năm 2016 và điều chỉnh lần cuối vào tháng 6/2022. Dự án được xây dựng với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h; rộng 20,5-26m, 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.
Đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 đóng vai trò rút ngắn hành trình từ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, đến Bình Dương và TPHCM. Tuyến đường còn kết nối TPHCM với các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ; đặc biệt phân luồng từ xa và giảm ùn tắc cho các tuyến đường nội đô.
Tổng mức đầu tư dự án 1A là 6.900 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA của Hàn Quốc gần 4.176 tỷ đồng. Số còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, với vốn Trung ương khoảng 529 tỷ đồng, còn lại là ngân sách của Đồng Nai và TPHCM.
Vành đai 3 là đường liên vùng và điểm đầu của tuyến cao tốc hướng tâm như TPHCM - Long Thành - Dầu Giây; TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; TPHCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành...
Việc khép kín vành đai 3 góp phần hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới cao tốc kết nối TPHCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kéo giảm ùn tắc giao thông khu vực.
Khi tuyến đường được đưa vào khai thác, phương tiện vận tải liên tỉnh không cần đi qua trung tâm thành phố, khu vực đông dân cư; tiết kiệm được thời gian hành trình, chi phí, tạo thêm hướng kết nối giữa TPHCM với sân bay Long Thành ngoài cao tốc TPHCM - Long Thành.
Đê sông Cà Lồ lún nứt nghiêm trọng******Sáng 27/3, UBND TP Phúc Yên (Vĩnh Phúc) thông tin, 800m mặt đê dọc theo sông Cà Lồ (đoạn thuộc địa phận thôn Cao Quang và thôn Đức Cung, xã Cao Minh) xuất hiện các vết nứt rải rác, nhiều đoạn bị lún nứt sâu và rộng. Bề rộng vết nứt khoảng 1,5-5cm, chiều sâu từ 60-80cm tùy từng vị trí.
Chủ tịch UBND TP Phúc Yên Phan Tiến Dũng vừa đi kiểm tra thực địa khu vực này. Ông Dũng đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn của thành phố khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.
Lãnh đạo TP Phúc Yên chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, hạn chế xe tải trọng lớn lưu thông trên tuyến đê cho đến khi xử lý xong sự cố.
Trước đó, UBND TP Phúc Yên thành lập tổ công tác kiểm tra, đánh giá thực tế về địa chất, mức độ ảnh hưởng, quy mô và độ an toàn của thân đê tại vị trí xảy ra sự cố lún nứt trên.
Các cơ quan liên quan đều đánh giá vết nứt trên mặt đê rất nghiêm trọng, cần sửa chữa khẩn cấp trước mùa mưa lũ sắp tới.
UBND xã Cao Minh được giao tổ chức lực lượng canh gác đê và lập sổ theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố, báo cáo kịp thời khi vết nứt lan rộng có nguy cơ làm mất an toàn đê.
Sông Cà Lồ có tổng chiều dài 86km chảy qua địa bàn các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, TP Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh, Sóc Sơn thuộc Hà Nội rồi đổ ra sông Cầu tại ngã ba Xá, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.
Hồ Văn Ý: 'Đội tuyển Việt Nam phải quên nỗi buồn, quyết thắng Kyrgyzstan vì giấc mơ World Cup'******
Phát biểu trước trận play-off với Kyrgyzstan chiều nay (26.4), thủ môn Hồ Văn Ý cho biết đội tuyển Việt Nam sẽ chơi hết sức để không làm phụ lòng người hâm mộ trong cuộc đua giành tấm vé dự futsal World Cup 2024.
"Tôi sẽ bỏ qua những nỗi buồn, tiếc nuối của trận tứ kết và dành sự tập trung cao nhất cho trận gặp Kyrgyzstan, đồng thời cố gắng thể hiện hết khả năng của mình để cùng toàn đội giành chiến thắng. Dù là tứ kết hay play-off, đội tuyển Việt Nam vẫn có chung một mục tiêu đoạt vé dự futsal World Cup 2024", Hồ Văn Ý đánh giá.
Thủ môn đang khoác áo CLB Thái Sơn Nam chia sẻ thêm, HLV Diego Giustozzi đã khơi dậy tinh thần cho đội tuyển Việt Nam. Nhà cầm quân người Argentina muốn học trò quên nỗi buồn thất bại trước Uzbekistan để tập trung cho trận quyết đấu.
"Trong cuộc họp đội, HLV Giustozzi nói rằng các cầu thủ đã thể hiện tốt trước Uzbekistan. Tuy nhiên, kết quả chỉ có thắng hoặc thua và chúng ta phải đón nhận điều không mong muốn. Vì thế, toàn đội phải quyết tâm lấy lại tinh thần chuẩn bị cho trận đấu play-off này", Hồ Văn Ý chia sẻ.
Sáng 25.4, toàn đội đã thả lỏng và căng cơ nhẹ ở phòng gym. Đến chiều cùng ngày, đội tuyển Việt Nam đã ra sân tập luyện trở lại để chuẩn bị về mặt đấu pháp cho trận đấu với Kyrgyzstan.
Đánh giá về đối thủ, Hồ Văn Ý cho biết: "Kyrgyzstan đã có sự phát triển mạnh. Họ thi đấu khác hẳn từ vòng loại đến vòng chung kết của mùa giải năm nay.
Trong mọi hoàn cảnh, toàn đội vẫn luôn cố gắng để thể hiện hết khả năng, không phụ lòng mong đợi và cổ vũ của người hâm mộ. Mong mọi người tiếp tục đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn này".
Đội tuyển Kyrgyzstan là thế lực mới nổi của làng futsal châu Á. Ở vòng bảng, đại diện Trung Á đã đánh bại Nhật Bản với tỷ số 3-2 để giật tấm vé đi tiếp, khiến đương kim vô địch Nhật Bản phải dừng chân sớm. Tại tứ kết, Kyrgyzstan đã thua 1-6 trước Iran.
Đội tuyển Việt Nam sẽ đá play-off với Kyrgyzstan để chọn ra đội lọt vào vòng cuối cùng, trước khi tranh tấm vé vớt dự futsal World Cup 2024.
Xe bồn chứa khí hóa lỏng bốc cháy trên đèo Khánh Lê******Khoảng 10h ngày 27/3, xe bồn biển số tỉnh Gia Lai đi theo hướng thành phố Nha Trang - thành phố Đà Lạt, khi tới đèo Khánh Lê, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bất ngờ bốc cháy.
Phát hiện cháy, tài xế nhanh chóng tấp xe vào lề đường, tháo rời đầu kéo di chuyển ra xa để tránh ngọn lửa lan rộng, gây thiệt hại tài sản.
Tại hiện trường, ngọn lửa bùng phát kèm theo tiếng nổ, cột khói đen bốc cao hàng chục mét. Đám cháy gây tắc nghẽn giao thông tuyến thành phố Nha Trang - thành phố Đà Lạt.
Người dân đã liên hệ lực lượng cứu hỏa, nhờ hỗ trợ dập lửa.
Nhận tin báo, 2 xe chữa cháy cùng người, trang thiết bị được điều đến hiện trường. Sau khoảng 30 phút, đám cháy xe bồn được khống chế.
Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Hàn Quốc cấm cử tri đem tỏi tây đến điểm bỏ phiếu******
NEC cho rằng mang tỏi tây đến phòng phiếu có thể ảnh hưởng đến quyết định của cử tri khác và cũng vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín, do loại rau này được coi là một hình thức phản đối các đảng hoặc ứng cử viên cụ thể, tờ The Korea Times đưa tin.
Quyết định của NEC đã vấp phải phản đối từ các đảng đối lập, vốn sử dụng tỏi tây như một biểu tượng chỉ trích rằng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã không thể kiềm chế giá nông sản tăng vọt.
Trong chuyến thị sát một cửa hàng tạp hóa tại Seoul hôm 18.3, ông Yoon cho rằng một bó tỏi tây có giá 875 won (hơn 16 ngàn đồng) là hợp lý. Sau đó, người ta phát hiện tỏi tây ở cửa hàng này được chào bán với mức giá thấp bất thường như một phần của chương trình khuyến mãi siêu giảm giá. Điều này đã gây chú ý khi giá một bó tỏi tây trung bình khoảng 3.000 won, trong bối cảnh giá nông sản tại Hàn Quốc tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
NEC đã hướng dẫn nhân viên tại các điểm bỏ phiếu trên toàn quốc về quy định không để cử tri mang tỏi tây vào phòng phiếu và cách giải quyết khiếu nại nếu có, khi đợt bỏ phiếu sớm đã bắt đầu vào hôm 5.4. Cuộc bầu cử quốc hội Hàn Quốc dự kiến diễn ra vào ngày 10.4.
“Do tỏi tây có thể được xem như hình thức biểu đạt chính trị, nên nếu một cá nhân cố gắng mang chúng đến điểm bỏ phiếu, họ nên được khuyên để tỏi tây ở nơi phù hợp bên ngoài”, hướng dẫn có đoạn.
Ủy ban bầu cử cho biết hướng dẫn được đưa ra nhằm tránh nhầm lẫn, sau khi nhiều cử tri đặt câu hỏi rằng họ có được mang tỏi tây đến các điểm bỏ phiếu như một hành động phản đối Tổng thống Yoon hay không.
Xe ‘ế’ Honda Accord giảm giá kỷ lục, xuống còn 1,1 tỉ đồng******Trong bối cảnh thị trường ô tô tiếp tục gặp khó vì nhu cầu mua xe sụt giảm mạnh, để kích cầu tiêu dùng và giảm bớt hàng tồn kho, nhiều thương hiệu ô tô thời gian qua đã chấp nhận "thắt lưng buộc bụng", áp dụng nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá bán nhằm thu hút khách hàng. Trong đó, Honda là một trong những cái tên "chịu chơi" nhất.
Mới đây, hãng xe Nhật Bản tiếp tục áp dụng chương trình kích cầu cho hàng loạt mẫu ô tô, bao gồm cả ưu đãi lệ phí trước bạ và tặng tiền mặt, với giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trong đó, gây "sốc" nhất là chính sách giảm giá kỷ lục cho mẫu sedan đầu bảng - Honda Accord. Cụ thể, khách hàng ký hợp đồng mua xe Accord trong tháng 4.2024 sẽ được các đại lý xe Nhật sẽ giảm trực tiếp 220 triệu đồng vào giá bán niêm yết. Đây có thể xem là mức giảm giá kỷ lục mà Honda Việt Nam áp dụng đại trà cho một mẫu xe. Trước đó, hãng cũng từng tung chương trình ưu đãi lên đến 250 triệu đồng với mẫu Accord giai đoạn cuối năm 2023, tuy nhiên chỉ áp dụng nội bộ cho nhân viên công ty hoặc một số đối tác.
Như vậy, với chính sách mới, khách mua mẫu sedan cỡ D này trong tháng 4 chỉ phải bỏ ra 1,099 tỉ đồng. Mức giá thấp hơn cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Toyota Camry (từ 1,105 - 1,495 tỉ đồng); đồng thời khá tiệm cận với giá của bộ đôi xe do Trường Hải (THACO AUTO) đang lắp ráp và phân phối, gồm Mazda6 (từ 769 - 899 triệu đồng) và Kia K5 (từ 859 - 999 triệu đồng).
Chưa kể, Honda Accord hiện chỉ phân phối với một phiên bản. Điều này đồng nghĩa, khách hàng bỏ ra số tiền khoảng 1,1 tỉ đồng đã có thể sở hữu mẫu xe Nhật này với đầy đủ trang bị áp dụng cho thị trường Việt. Trong khi, với đối thủ Camry, phiên bản thấp nhất thiếu hụt nhiều tính năng đã có giá 1,105 tỉ đồng.
Trước đây, việc chỉ phân phối độc nhất phiên bản, kèm giá bán cao theo nhiều chuyên gia chính là những yếu điểm, khiến Accord gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh và liên tục phải "đội sổ" doanh số ở phân khúc. Bởi lẽ, điều này khiến người mua không có lựa chọn với tầm tài chính thấp hơn 1,32 tỉ đồng.
Người Việt ngày càng "thờ ơ" với sedan hạng D
Số liệu thống kê từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cho thấy, cả năm 2023, doanh số tổng hợp của Honda Accord chỉ đạt 58 xe. Tức mỗi tháng, trung bình hãng xe Nhật Bản chỉ bán khoảng 5 xe Accord. Con số này quá ít ỏi nếu so với các đối thủ cạnh tranh: Kia K5 (1.044 xe), Mazda6 (1.094 xe) hay đặc biệt là Toyota Camry (2.429 xe).
Trong hai tháng đầu năm 2024, tình hình có khởi sắc hơn đôi chút. Theo đó, các đại lý Honda đã bán ra 20 chiếc Accord (trung bình mỗi tháng 10 chiếc). Tuy nhiên, nhìn chung doanh số này vẫn quá thấp so với kỳ vọng. Đặc biệt, khi Honda Accord vẫn đang là mẫu xe được đánh giá cao ở phân khúc về chất lượng; đồng thời lại nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.