Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

g7bet giải bóng rổ nhà nghề mỹ_xoso66 khôi phục mật khẩu đăng nhập

samvip đội nào vô địch thế giới nhiều nhất

{time   Tác giả: Đức Quốc  Chỉnh sửa: Tài Thanh   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Đà Nẵng: Sau gần 100 năm, hầm đường sắt đèo Hải Vân dột nước tứ bề******

Hầm đường sắt nước chảy tứ bề

Đoạn đường sắt đèo Hải Vân (địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP.Đà Nẵng) có chiều dài 19,8 km, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, hầu hết chưa được cải tạo, nâng cấp. Trên đoạn tuyến có 6 hầm đường sắt (từ hầm số 9 đến hầm số 14) với tổng chiều dài 2.337 m, được xây dựng từ những năm 1926 - 1931.

Đoàn công tác Công ty CP đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng kiểm tra tại hầm số 14 (hầm Liên Chiểu) đường sắt qua đèo Hải Vân

Đoàn công tác Công ty CP đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng kiểm tra tại hầm số 14 (hầm Liên Chiểu) đường sắt qua đèo Hải Vân

HUY ĐẠT

Ngày 22.4, PV Thanh Niêntheo chân đoàn công tác Công ty CP đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng kiểm tra thực tế tại hầm số 14 (còn gọi là hầm Liên Chiểu, thuộc địa phận Q.Liên Chiểu,TP.Đà Nẵng), cũng là hầm đường sắt dài nhất qua đèo Hải Vân (944,6 m).

Hầm đường sắt số 14 có 95 khoang hiện đang xuống cấp nặng nề do thời gian khai thác đã lâu

Hầm đường sắt số 14 có 95 khoang hiện đang xuống cấp nặng nề do thời gian khai thác đã lâu

HUY ĐẠT

Theo ghi nhận của PV, hầm số 14 có 95 khoang, hiện nay đã xuống cấp do thời gian khai thác đã gần 100 năm. Cửa hầm được xây dựng đá hộc bê tông. Tường hầm được làm bằng bê tông và đá gốc của núi, vòm hầm bằng bê tông, đá xây. Từ cửa hầm phía nam vào trong, khắp nơi đều có tình trạng thấm dột, nước bám ướt tường hầm. Trên nóc hầm bằng bê tông, vết nứt chi chít, nước rỉ tứ bề.

Càng đi sâu về phía bắc hầm số 14, tiếng nước thấm qua tường hầm nghe rất rõ. Trong hầm có bố trí nhiều hang tránh tàu, tại đây nước thấm từ vòm hầm xuống chảy tạo thành vũng.

Đà Nẵng: Sau gần 100 năm, hầm đường sắt đèo Hải Vân dột nước tứ bề- Ảnh 3.
Đà Nẵng: Sau gần 100 năm, hầm đường sắt đèo Hải Vân dột nước tứ bề- Ảnh 4.
Đà Nẵng: Sau gần 100 năm, hầm đường sắt đèo Hải Vân dột nước tứ bề- Ảnh 5.

Hầm số 14 là hầm đường sắt dài nhất đèo Hải Vân, sau gần 100 năm khai thác đã phong hóa, thấm dột tứ bề

HUY ĐẠT

Theo lãnh đạo Công ty CP đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng, đường sắt qua đèo Hải Vân hiện có các hầm số 9, số 10, số 13 đã được cải tạo toàn diện và hoàn thành vào năm 2006 bằng nguồn vốn ODA của Pháp với chiều dài là 1.670 m. Các hầm số 11, hầm số 12 và hầm số 14 với chiều dài 1.667 m đã sử dụng từ lâu, kết cấu vỏ hầm chủ yếu bằng bê tông hoặc đá tự nhiên có chất lượng kém, hiện nay đã bị phong hóa và dột nước.

Chờ… đầu tư, nâng cấp

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Công ty CP đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng, cho hay nguyên nhân rỉ nước do hầm xây dựng đã lâu, mạch vữa bị phong hóa thấm dột nhiều nơi. Đặc biệt là khoang số 10, 11, 85, 86, 90, 93 nước chảy thành dòng mạnh xuống đường sắt.

"Vỏ hầm bị thấm dột cũng khiến ray, tà vẹt, phụ kiện liên kết bị gỉ sét nhanh. Nền đường trong hầm thiếu chiều dày nền đá, hệ thống thoát nước dọc xuống cấp. Để đảm bảo an toàn chạy tàu, cứ mỗi lần có tàu qua, nhân viên 2 chốt trực cửa hầm Bắc - Nam sẽ kiểm tra lại các thanh ray, tà vẹt… trong hầm", ông Dũng thông tin.

Ong Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Công ty CP đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng kiểm tra hiện trạng hầm đường sắt số 14

Ông Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Công ty CP đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng kiểm tra hiện trạng hầm đường sắt số 14

HUY ĐẠT

Theo ông Dũng, thời gian qua một số hầm đã được sửa chữa, nâng cấp theo từng hạng mục. Riêng ở hầm số 14 vào năm 2021 đã được đại tu kết cấu đường sắt trong hầm và rãnh thoát nước để thu gom nước ngầm trong hầm đưa ra ngoài với vốn đầu tư khoảng gần 20 tỉ đồng, đến năm 2023 thì hoàn thành. Còn phần vỏ hầm và kết cấu vẫn để y nguyên từ thời Pháp.

"Trước mắt công ty thường xuyên kiểm tra toàn tuyến đường sắt mà đơn vị quản lý để có phương hướng sửa chữa nhanh chóng. Đồng thời kiến nghị các cấp thẩm quyền cho thay thế một số cây cầu thép trên tuyến mà đã cũ để đảm bảo an toàn cho tàu qua lại", ông Dũng nói.

Đà Nẵng: Sau gần 100 năm, hầm đường sắt đèo Hải Vân dột nước tứ bề- Ảnh 7.
Đà Nẵng: Sau gần 100 năm, hầm đường sắt đèo Hải Vân dột nước tứ bề- Ảnh 8.
Đà Nẵng: Sau gần 100 năm, hầm đường sắt đèo Hải Vân dột nước tứ bề- Ảnh 9.

Đường sắt qua đèo Hải Vân, có các hầm số 11, 12 và hầm số 14 đã sử dụng gần 100 năm, kết cấu vỏ hầm chủ yếu bằng bê tông hoặc đá tự nhiên đang bị phong hóa và thấm dột

HUY ĐẠT

Lãnh đạo Công ty CP đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng cho biết thêm, trong quá trình thực hiện nâng cấp đường sắt Bắc - Nam bằng nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (dự án 7.000 tỉ đồng) và giai đoạn 2021 - 2025, khu vực đường sắt khu vực đèo Hải Vân chưa được ưu tiên đầu tư. Phần kết cấu hạ tầng trực tiếp chạy tàu như đường sắt, cầu cống, hầm… về cơ bản đã xuống cấp.

Nhân viên đường sắt chốt trực ở hầm số 14 để kiểm tra lại các thanh ray, tà vẹt… trong hầm mỗi khi có tàu chạy qua hầm

Nhân viên đường sắt chốt trực ở hầm số 14 để kiểm tra lại các thanh ray, tà vẹt… trong hầm mỗi khi có tàu chạy qua hầm

HUY ĐẠT

Để nâng cao an toàn chạy tàu trên khu vực đèo Hải Vân, Công ty CP Đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng đã đề nghị Bộ GTVT, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xem xét, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí để thay ray, thay tà vẹt sắt mới, cải tạo nền đá ba lát, hệ thống thoát nước, thay mới 7 cầu thép bằng cầu bê tông máng đá ballast, cải tạo 3 hầm (hầm số 11, 12, 14) tổng chiều dài 1.667 m, gia cố mái ta luy tại 14 vị trí có nguy cơ sạt lở.

Tàu lửa qua hầm ở đèo Hải Vân (địa phận TP.Đà Nẵng)

Tàu lửa qua hầm ở đèo Hải Vân (địa phận TP.Đà Nẵng)

HUY ĐẠT

Xem nhanh 20h ngày 23.4: Thời sự toàn cảnh

Cầu đường sắt cũng bị xuống cấp

Trên đoạn tuyến qua đèo Hải Vân có 36 cầu với tổng chiều dài khoảng 688 m. Trong đó, có 8 cầu thép (tổng chiều dài 129 m) và 28 cầu bê tông/ đá xây với tổng chiều dài 559 m.

Các cầu thép có cấu tạo từ các dầm I ghép, được đưa vào sử dụng từ trước năm 1975. Hiện tại dầm thép đã bị hoen gỉ, gối cầu gập ghềnh do bê tông mố bị phong hóa. Các cầu bê tông bê tông bị phong hóa bởi tác động của môi trường và thời gian.

  Quy hoạch Hà Nội phải tái hiện được cảnh buôn bán "trên bến dưới thuyền"******

Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp sáng 9/4, nghe báo cáo điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội (Quy hoạch).

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết theo quy hoạch, Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế tài chính lớn, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Dự thảo Quy hoạch đặt chỉ tiêu đến năm 2030, quy mô dân số khoảng 10,5 triệu người; tốc độ tăng GRDP bình quân đạt 8,5-9,5%/ năm; GRDP bình quân/người khoảng 13.500-14.000 USD.

Quy hoạch Hà Nội phải tái hiện được cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền - 1

Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh: Minh Khôi).

Về nhiệm vụ trọng tâm, quy hoạch nêu mục tiêu giải quyết ô nhiễm các dòng sông nội đô; xử lý ô nhiễm môi trường, không khí khu vực đô thị; giải quyết dứt điểm tình trạng ngập, úng cục bộ…

Đối với giao thông, phát triển đô thị, nông thôn, Hà Nội tập trung phát triển hạ tầng giao thông công cộng, giải quyết căn bản tình trạng ùn tắc; cải tạo các khu chung cư cũ; bảo tồn, chỉnh trang khu phố cổ, phố cũ…

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định cấu trúc không gian phát triển bao gồm: 5 không gian phát triển; 5 hành lang và vành đai kinh tế; 5 trục động lực; 5 vùng kinh tế, xã hội; 5 vùng đô thị (gồm: đô thị trung tâm; thành phố phía Tây; vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì; thành phố phía Bắc; đô thị phía Nam).

Cùng với TPHCM, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, đóng vai trò trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội cần có sự đồng bộ với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Liên quan đến thời kỳ trong quy hoạch, theo Phó Thủ tướng, Hà Nội nên dựa trên kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn, cần chứng minh tầm nhìn của yêu cầu quy hoạch có thể trong bao nhiêu năm thì chính xác, "nhìn rõ đến đâu thì xác định đến đó, cân nhắc và tính toán kỹ".

Theo ông, Hà Nội phải xem xét, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo cấp thẩm quyền, xin chủ trương, kiến nghị hướng xử lý đối với những vấn đề mới đặt ra trong quy hoạch như trong thành phố có rừng, thành phố trong rừng…

Quy hoạch Hà Nội phải tái hiện được cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền - 2

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Minh Khôi).

Phó Thủ tướng mong muốn Quy hoạch sẽ tái hiện được một Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn với những con sông, nhất là sông Hồng và cảnh buôn bán tấp nập trên bến, dưới thuyền. 

Từ đó, đặt ra yêu cầu cải tạo, chỉnh trị và trả lại cho các con sông những chức năng như trước đây như là không gian mặt nước, thoát nước, thoát lũ, phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, vui chơi, giải trí.

Đề cập đến tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, hạ tầng văn hóa xã hội quá tải, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị quy hoạch chung Hà Nội phải giải quyết các vấn đề này trong những năm tới, nếu không sẽ không thể vươn xa và vươn cao.

Về chỉnh trang đô thị, Hà Nội cần quy hoạch, sắp xếp lại, trong đó có khu vực trung tâm, khắc phục tình trạng cơ quan hành chính nằm lẫn trong khu dân cư, thương mại, dịch vụ; tránh để phố cổ là phố cũ.

Với vùng nông thôn rộng lớn, Phó Thủ tướng cho rằng, quy hoạch cần tạo sự kết nối giữa nông thôn và đô thị; nông thôn tạo thành vành đai sinh thái cho đô thị, sạch và xanh hơn, là không gian dự trữ cho phát triển.

  Có nên mua bo mạch chủ bình dân?******

Cách nay khoảng 10 năm, một bo mạch chủ cao cấp sẽ giúp tăng hiệu suất PC, cả trong chơi game và khối lượng công việc lớn. Chipset cao cấp bao gồm nhiều tính năng hơn so với những chipset giá rẻ hơn, điều tương tự với bộ điều khiển bộ nhớ cao cấp.

Giá chênh lệnh giữa các bo mạch chủ cao cấp và phổ thông là khá cao

Giá chênh lệch giữa các bo mạch chủ cao cấp và phổ thông là khá cao

CHỤP MÀN HÌNH

Giờ đây, bộ điều khiển bộ nhớ được nhúng trong CPU và chipset bo mạch chủ mang đến rất nhiều lợi ích như cung cấp nhiều làn PCIe, nhiều cổng SATA và USB nhanh hơn. Ví dụ, chipset B650 và X670 của AMD nhưng bo mạch chủ B650 bình dân có thể kết nối với nhiều thiết bị, đáp ứng được nhu cầu sử dụng miễn là AMD quyết định ngừng sử dụng socket AM5 ra mắt từ năm 2022.

Điều tương tự cũng xảy ra với bo mạch chủ giá rẻ Intel, mặc dù Intel có xu hướng thay đổi socket cho CPU mới thường xuyên hơn so với AMD.

Chất lượng bo mạch chủ bình dân hiện có hiệu suất cao

Bo mạch chủ bình dân hiện được sản xuất tốt đi kèm với mô-đun điều chỉnh điện áp (VRM) chất lượng tốt - một tính năng quan trọng nhất cần chú ý vì nó cung cấp nguồn điện sạch và ổn định cho CPU, giúp CPU sử dụng nhiều năng lượng và đạt tốc độ xung nhịp như quảng cáo. VRM chất lượng kém sẽ khiến hiệu suất CPU thấp hơn vì CPU không thể sử dụng đủ năng lượng cần thiết để đạt tốc độ tối đa.

Các linh kiện trên bo mạch chủ ngày càng được cải thiện

Các linh kiện trên bo mạch chủ ngày càng được cải thiện

CHỤP MÀN HÌNH

Chúng cũng đi kèm 2-3 cổng M.2 và 4-8 cổng SATA để mở rộng lưu trữ. Ngoài ra, nó thường cung cấp số cổng USB tốc độ cao, nhiều đầu cắm quạt và RGB hoặc thậm chí đầu cắm cho bộ làm mát chất lỏng AIO. Hơn nữa, một số đi kèm chip Wi-Fi nhanh, giải pháp âm thanh tầm trung và nút khôi phục BIOS tiện dụng khi nâng cấp lên CPU mới.

Trừ khi gặp phải một linh kiện bị lỗi, các bo mạch chủ hiện đại có thể tồn tại rất lâu, điều rất tốt để tận dụng xu hướng các nhà sản xuất CPU đang dùng chung một socket cho nhiều thế hệ CPU.

Thiếu một số tính năng cao cấp nhưng không quan trọng

So với bo mạch chủ cao cấp, mẫu bình dân thiếu một số tính năng cao cấp quan trọng như Thunderbolt 4 hoặc USB 4. Nhưng liệu có cần thiết? Thực tế là không trừ khi người dùng là người biên tập video chuyên nghiệp hoặc vận hành camera, cần kết nối USB siêu nhanh để chuyển nhiều video vào PC. Còn nếu là một game thủ hoặc một người dùng thông thường không sao chép quá nhiều dữ liệu từ bên ngoài vào mỗi ngày, đừng nên trả tiền cho những thứ không sử dụng.

Ngay cả với VRM đắt tiền để cung cấp nhiều năng lượng cho những CPU hàng đầu để ép xung, nó cũng quá mức cần thiết hoặc nhiều tính năng không có giá trị đối với người dùng PC thông thường. Một số bo mạch chủ cao cấp hỗ trợ PCIe 5.0 cho khe cắm PCIe card đồ họa, nhưng ngay cả RTX 4090 cũng chỉ tương thích với PCIe 4.0 thì việc đầu tư là phí phạm, ít nhất phải cần thêm vài thế hệ nữa.

Các bo mạch chủ cao cấp cũng có 4 cổng M.2 trở lên, nhưng liệu như vậy có còn cần thiết? Và ngay cả khi khai thác 2-3 cổng M.2 trên các mẫu bình dân, người dùng vẫn còn đến 6 cổng SATA cho ổ HDD để lưu trữ nội dung.

Bo mạch chủ cao cấp có nhiều tính năng không quá cần thiết

Bo mạch chủ cao cấp có nhiều tính năng không quá cần thiết

ASUS

Hay với giải pháp âm thanh DAC trên các mẫu cao cấp, nhưng một lần nữa liệu nó có cần thiết. Chip Realtek ALC1200 trên bo mạch chủ bình dân hoạt động vẫn khá xuất sắc. Ngay cả là người đam mê âm thanh, chi tiền cho giải pháp bên ngoài sẽ giá trị hơn.

Với các mô-đun Wi-Fi, người dùng vẫn có thể tìm thấy những giải pháp tuyệt vời trên bo mạch chủ tầm trung hoặc bình dân, bao gồm cả Wi-Fi 6 và 6E. Mẫu cao cấp có Wi-Fi 7, nhưng tiêu chuẩn này không quá cần thiết, đặc biệt khi nó yêu cầu router Wi-Fi 7.

Tương tự với vô số cổng RGB trên các mẫu cao cấp thực sự không quá cần thiết. Ngay cả với cổng Ethernet 10 Gbps cho các hệ thống NAS, người dùng vẫn có thể khắc phục bằng cách mua card rời với giá thấp hơn nhiều so với mức chênh lệch giữa các giải pháp cao cấp và phổ thông.

Cuối cùng, trừ khi yêu cầu một tính năng cao cấp cụ thể, người dùng không nên trả thêm tiền cho một bo mạch chủ đắt tiền. Thay vì đầu tư như vậy, hãy dành số tiền cho card đồ họa mạnh hơn, CPU tốt hay RAM/SSD nhanh hơn.

  Rác thải vẫn "bồng bềnh" trên Vịnh Hạ Long******

Những ngày gần đây, mỗi khi nước thủy triều lên, tại vùng biển Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh, xuất hiện rất nhiều rác thải trôi bồng bềnh trên mặt nước.

Rác thải "bồng bềnh" trên Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.

Rác thải vẫn bồng bềnh trên Vịnh Hạ Long - 1

Rác thải các loại trôi nổi trên mặt nước Vịnh Hạ Long (Ảnh: Nguyễn Dương).

Rác thải vẫn bồng bềnh trên Vịnh Hạ Long - 2

Rác trôi nổi trên mặt nước Vịnh Bái Tử Long (Ảnh: Nguyễn Dương).

Theo ghi nhận, rác thải tại đây chủ yếu là phao xốp vỡ, khúc tre, gỗ,... cộng với những lớp váng màu nâu vàng nổi trên mặt biển.

Tại khu vực Vịnh Bái Tử Long, rác còn trôi dạt gần vị trí các tàu du lịch nghỉ đêm trên vịnh.

Rác thải vẫn bồng bềnh trên Vịnh Hạ Long - 3

Mỗi khi nước thủy triều lên, lượng rác trôi dạt ngày càng nhiều (Ảnh: Nguyễn Dương).

Trước đó hồi tháng đầu tháng 3, tình trạng rác thải trôi nổi cũng xuất hiện tại khu vực trên. Sự việc thu hút sự quan tâm của dư luận khi có một khách nước ngoài đến đây và chia sẻ trên mạng xã hội rằng mặt biển Hạ Long bẩn, có váng dầu, nên không dám xuống bơi.

Lý giải vấn đề trên, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cho biết, do quá trình thay thế phao xốp của các nhà bè nuôi trồng thủy sản và xử lý các lồng bè nuôi trồng thủy sản trái phép trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, nên đã xuất hiện rác xuất hiện trên mặt nước như phản ánh.

Sau đó Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã tập trung nhân lực, huy động gần 20 tàu, xuồng, đò đến tất cả các luồng, tuyến tham quan trên vịnh để thu gom, vận chuyển rác trôi nổi trên mặt biển về bờ.

Có ý kiến cho rằng, nếu Ban Quản lý Vịnh Hạ Long chỉ thu gom rác bằng phương pháp thủ công như hiện nay sẽ phải mất một thời gian dài nữa mới thu gom hết được lượng rác trôi nổi trên vịnh.

  Cô gái "cứng đầu" nhất Khe Ron******

Cuộc sống vất vả nhanh chóng biến những đứa trẻ non nớt thành những bà mẹ nhiều con, làm lụng đầu tắt mặt tối, già nua trước tuổi.

Đời này qua đời khác, họ chịu đựng khổ mà không hề phản kháng. Nhưng với Sùng Thị Sơ thì khác. Đã ba lần cưỡng lại tục "kéo vợ" để đi học, Sơ bị coi là cô gái "cứng đầu" nhất Khe Ron. Trong đầu Sơ luôn dậy lên những cơn sóng ngầm, những ý nghĩ xa xôi, mạnh mẽ, muốn vượt thoát khỏi thôn làng để làm chủ cuộc đời.

Cô gái cứng đầu nhất Khe Ron - 1

Sùng Thị Sơ tham gia một hoạt động của Liên Hợp Quốc.

1. Sơ sinh năm 2002. Nhà Sơ có 5 anh em, Sơ là thứ 2. Chị cả đã đi lấy chồng, sau Sơ còn 3 em nữa. Hết lớp 5, các bạn thôi học ở nhà, chuẩn bị tinh thần cho những cuộc "kéo" vợ diễn ra bất cứ lúc nào. Còn Sơ tìm cách rời bản. Nhưng nhà Sơ nghèo lắm, muốn đi, chỉ có một cách duy nhất, là tự đi học, và phải học giỏi.

Sơ học giỏi nên được xuống thị trấn học ở trường nội trú của huyện cách nhà 30km. Bố đưa Sơ lên trường, nhưng phải mấy tháng sau mới đón Sơ về thăm nhà được một lần. Khủng hoảng nhất là Sơ bập bõm tiếng phổ thông, nên việc nghe giảng và giao tiếp với thầy cô, bạn bè lúc đầu gặp khó khăn. Sơ tự nhủ bằng mọi giá phải học tiếng, nếu không cố gắng thì không theo học được, sẽ phải về quê lấy chồng. Suốt những năm cấp 2, Sơ luôn nằm trong top 5 bạn học tốt của lớp, được vào đội tuyển của trường đi thi học sinh giỏi.

Biến cố đầu đời ập đến. Đó là năm Sơ học lớp 8, khi đi chơi cùng em gái dịp Tết, Sơ bị người con trai ở thôn "kéo" đi. Hai chị em khóc lóc và vùng vẫy quyết liệt nên cuộc "kéo" vợ không thành. Tuy thế, Sơ sợ hãi vô cùng và càng cố gắng học để đi xa. Hết cấp 2, Sơ là một trong hai học sinh của tỉnh được chọn đi học tại Trường Hữu nghị T78 ở Hà Nội. Chuẩn bị về xuôi đi học cấp 3, Sơ lại bị "kéo vợ" lần thứ 2. Một người con trai tìm đến nhà Sơ "kéo" Sơ đi. Sơ bị ép lên xe máy, ngồi kẹp giữa hai người con trai. Trời tối dần, xe lao vun vút, Sơ hoảng sợ thật sự. Làm thế nào để thoát được?

Thật may mắn, giữa đường xảy ra vụ xô xát giữa hai người này và thanh niên ở thôn bên cạnh. Nhân lúc đó, Sơ trốn đi. Sơ gọi về cho bố, thông báo mình bị "kéo" đi, Sơ muốn về nhà đi học, bố hãy đến cứu Sơ. Đêm ấy, bố tìm được Sơ. Thoát khỏi tục "kéo" vợ lần thứ 2, Sơ xuống Hà Nội học. Ba năm cấp 3, Sơ luôn nỗ lực học tập và nằm trong tốp đầu của lớp, được vào đội tuyển học sinh giỏi các môn lịch sử, sinh học.

2. Đầu năm 2020, Sơ về quê ôn thi tốt nghiệp THPT. Hôm ấy, Sơ ở nhà một mình, có người con trai đến rủ đi chơi nhưng Sơ từ chối. Rủ không được, người đó cùng một người con trai nữa kéo Sơ lên xe máy chở đi. Sơ cố vùng vẫy, bám víu khi nhận ra mình lại rơi vào một cuộc "kéo" vợ lần thứ 3. Sơ tính đến tình huống nhảy khỏi xe. Nhưng cung đường ra khỏi bản Sơ đã quen, rất dốc và vắng vẻ. Nếu có nhảy cũng sẽ bị bắt lại và còn bị thương, sẽ không đi thi tốt nghiệp THPT được. Sơ định bụng tới đoạn UBND xã sẽ hét lên, nhưng họ cố tình chạy nhanh, không để Sơ có cơ hội kêu cứu. Đi hết đường quốc lộ, xe rẽ vào con đường hiểm trở, vắng vẻ. Đã xa Khe Ron lắm rồi, nhưng Sơ vẫn cố gắng nhớ đường, định bụng sẽ trốn trở ra.

Cô gái cứng đầu nhất Khe Ron - 2

Cô gái Mông Sùng Thị Sơ đã tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, dự định học tiếp để trở thành luật sư.

Về đến nhà người con trai thì trời đã tối mịt. Sơ miễn cưỡng bước qua cửa để vào nhà họ, dù em biết theo tập tục của người HMông thì như thế là đã dần chấp nhận làm con dâu nhà người ta rồi. Nếu ở đây thêm ba ngày nữa, họ sẽ đến nhà Sơ làm lễ ăn hỏi. Sơ không đời nào chấp nhận điều đó.

"Nhà họ bảo em đọc số điện thoại của bố để thông báo là họ "kéo" được em về. Lúc đó em thét lên: Bố mẹ cứu con, con không ở đây đâu, con muốn đi học. Suốt đêm ấy, trong căn buồng lạ, em phản kháng với tất cả tinh thần và sức lực để quyết bảo vệ bản thân trước người trai lạ. Và em đã làm được", Sơ rùng mình nhớ lại.

Sáng hôm sau, Sơ vẫn phải dậy sớm lên nương. Khi biết được nhà ấy có ruộng gần đường quốc lộ ở trung tâm xã thì Sơ mừng quýnh, xin đi làm cùng người con trai. Một tia sáng lóe lên ở cuối đường hầm, Sơ âm thầm nghĩ cách chạy trốn. Xuống đến ruộng, việc đầu tiên là Sơ gọi cho bố. Bố vừa thương Sơ vừa bối rối, bảo Sơ phải cố gắng về nhà trước khi thời hạn 3 ngày, bố mẹ sẽ cố gắng giúp con gái. Chiều hôm đó, Sơ nhất định không chịu về lại nhà ấy. Cuộc giằng co với người con trai diễn ra rất lâu, thu hút sự chú ý của người đi đường. Một người đàn ông tốt bụng đã dừng lại hỏi han. Sơ kể sự tình và cầu cứu chú ấy cho Sơ ở nhờ một đêm.

Cả nhà người con trai kéo đến nhà chú kia. Đêm ấy, Sơ bị người con trai đánh đập tàn tệ. Mệt mỏi, đau đớn và uất ức, Sơ cố vùng vẫy để thoát khỏi vòng vây. Sơ đi học, Sơ hiểu rằng hôn nhân là do hai người yêu nhau, tự nguyện kết hôn, chứ không phải ép uổng như thế. Đêm ấy, Sơ lẻn trốn đi. Nhưng lạ nước lạ cái, sau một hồi mò mẫm tìm đường, Sơ bị bắt lại.

Sáng hôm sau, Sơ vẫn nằng nặc đòi về. Trước sự bướng bỉnh và gan lì của Sơ, nhà trai buộc phải chở Sơ về nhà, với điều kiện là nhà người ta sẽ qua nhà Sơ ăn hỏi luôn. Về đến Khe Ron, dân trong thôn kéo đến nhà Sơ đông lắm. Mọi người đều mắng Sơ, bảo Sơ cứng đầu, giờ phải tuân theo tục lệ mà đi lấy chồng. Dù bố mẹ rất thương và muốn giải cứu con gái, nhưng trước áp lực của dân trong thôn, của gia đình nhà trai, bố mẹ không dám làm trái tập tục. "Giây phút đó khủng khiếp vô cùng. Một mình em phải chống chọi với tất cả. Em khóc lóc, van lơn đến khản cả tiếng", Sơ xúc động kể lại.

Trước sự quyết liệt của Sơ, cuối cùng nhà trai đành từ bỏ ý định "kéo" Sơ về làm vợ. Điều đó trở thành một hiện tượng gây chấn động thôn làng. Nhiều người bàn luận, phản đối khi gia đình Sơ không tuân theo tập tục bao nhiêu năm nay. Sau biến cố, quay trở lại trường đi học, Sơ bị ám ảnh và hoảng sợ. Em phải cố trấn tĩnh, tự vá lành vết thương tinh thần để thi tốt nghiệp THPT. Đạt 28,25 điểm, vào Đại học Luật Hà Nội là kết quả ngoài mong đợi, giúp Sơ lấy lại được thăng bằng để bước tiếp.

Bốn năm học đại học, để có thể tự nuôi sống bản thân mà không phải xin tiền bố mẹ, Sơ vừa học vừa đi làm thêm đủ thứ nghề, từ rửa bát, bưng bê ở các quán ăn đến làm việc văn phòng. Ngày nào Sơ cũng tất bật đến quá nửa đêm. Tuy thế, việc học hành Sơ không hề bê trễ. Năm học 2019 - 2020, Sơ nhận được giấy khen của Ủy ban Dân tộc cho học sinh, sinh viên dân tộc xuất sắc. Năm 2022, học bổng Hessen của Cộng hòa Liên bang Đức được trao cho sinh viên giàu nghị lực. Không chỉ học, Sơ còn hoạt động tích cực trong Câu lạc bộ sinh viên Mông tình nguyện tại Hà Nội và nhiều chương trình khác. Cuối năm 2023, Sơ đã bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp, hoàn thành chương trình đại học trong ba năm rưỡi thay vì bốn năm.

Ở quê, Sơ là cô gái Mông duy nhất đi học đại học. Và có lẽ Sơ là người phản kháng dữ dằn nhất chống lại tập tục "kéo" vợ ràng buộc người phụ nữ. Sơ thấy mình may mắn vì có bố mẹ luôn yêu thương, ủng hộ. Bố mẹ Sơ tuy không nói, không viết được chữ phổ thông nhưng họ hiểu rằng việc học là cần thiết. Nhà nghèo, bố mẹ vay tiền cho Sơ đi học. Của cải đắt giá nhất của gia đình là con trâu, bố cũng bán đi để phục vụ việc học của Sơ.

Sơ dự định sẽ tiếp tục học để trở thành luật sư, để quay trở về giúp những người phụ nữ, những em bé gái ở quê được học hành, có hiểu biết hơn, mạnh mẽ hơn để thoát khỏi tục "kéo" vợ, làm chủ cuộc đời. Sơ đã đi rất xa khỏi thôn Khe Ron, làm những việc mà người ở thôn hoàn toàn lạ lẫm. Sơ tham gia vào hoạt động của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam. Em cũng là một trong hai đại diện của Việt Nam tham dự Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sơ còn là tham luận viên tham gia vào Quỹ trẻ em toàn cầu khu vực Đông Nam Á…

Nắm bắt những cơ hội ấy, Sơ được đặt chân tới Nepal, Thái Lan, Singapore. Mẹ Sơ - người phụ nữ cả đời chưa ra tới trung tâm tỉnh, đã không hiểu con gái mình đi đến những đất nước khác bằng cách nào. Qua Sơ, mẹ mới biết rằng khi ở thôn Khe Ron đang là đêm thì ở một nơi nào đó đang là ngày và ngược lại. Sơ đã đưa được các em xuống Hà Nội học. Vậy là 4 trong số 5 anh chị em Sơ đều được đi học. Đó là điều cũng chưa từng thấy ở Khe Ron.

  Chính phủ: Sắp xếp xong đơn vị sự nghiệp công thuộc bộ, ngành trước 31/12******

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 38 về Chương trình hành động của Chính phủ về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong chương trình này, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, bình quân cả nước tiếp tục giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, bảo đảm các đơn vị sự nghiệp công lập sau sắp xếp phải có tổ chức bộ máy phù hợp.

Bên cạnh đó, cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức gắn với vị trí việc làm, phương thức quản lý theo hướng tiên tiến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ; hiệu quả hoạt động được đánh giá dựa trên sản phẩm, kết quả công việc.

Chính phủ: Sắp xếp xong đơn vị sự nghiệp công thuộc bộ, ngành trước 31/12 - 1

Ảnh minh họa: VGP.

Đối với bộ, ngành, Chính phủ yêu cầu phấn đấu giảm 13,5% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý so với năm 2021, hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trước 31/12.

Với những bộ, ngành, địa phương đã đạt mục tiêu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2015-2021, Chính phủ quán triệt tiếp tục thực hiện việc sắp xếp để bảo đảm đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân cả nước 20% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015.

Đối với biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, theo chỉ đạo của Chính phủ, phải thực hiện theo lộ trình tinh giản biên chế của Trung ương và Bộ Chính trị.

Theo đó, Chính phủ nêu mục tiêu phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Đối với bộ, ngành, phấn đấu đạt trên 60% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.

Đến năm 2030, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý Nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2025; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ hoàn thành việc ban hành quy định về tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực.

Các bộ, cơ quan ngang bộ cũng được giao rà soát sửa đổi, bổ sung thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức theo ngành, lĩnh vực. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu có hướng dẫn định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực. 

Các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm viên chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Trong đó, Chính phủ nhấn mạnh một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.

Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện thành lập có thể cơ cấu lại hoặc giải thể.

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"www.vina24h.com"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức