dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
bóng đá bắt nguồn từ đâu_siêu nhân bắn khủng long

2024-06-03 10:28:30

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Hà Vương



Lưới sứa2024-06-03 10:28:30Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Hào Phùng)Đôi nam nữ đi xe máy nghi tự ngã thương vong trong khu đô thị ở Hà Nội******

Sáng 19/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Công an phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, khoảng 7h15 cùng ngày, tại đoạn đường nội bộ trong một khu đô thị trên địa bàn phường xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến một người tử vong và một người bị thương nặng.

Đôi nam nữ đi xe máy nghi tự ngã thương vong trong khu đô thị ở Hà Nội - 1

Vụ tai nạn khiến 2 người thương vong (Ảnh: Diệu Hương).

Theo vị lãnh đạo, sau khi nhận tin báo, Công an phường Tây Mỗ đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với Đội CSGT - Trật tự, Công an quận Nam Từ Liêm bảo vệ hiện trường, làm rõ sự việc.

Một số nhân chứng cho biết, thời điểm trên sau khi đi thể dục về, có hai người đi trên một xe máy chưa rõ BKS trong khu vực đường nội bộ của khu đô thị cao cấp trên địa bàn phường Tây Mỗ. Khi tới đoạn đường rẽ, người điều khiển phương tiện mất lái, lao lên dải phân cách.

Đôi nam nữ đi xe máy nghi tự ngã thương vong trong khu đô thị ở Hà Nội - 2

Hiện trường xảy ra sự việc (Ảnh: Diệu Hương).

Cú ngã khiến người phụ nữ tử vong tại chỗ, người đàn ông bị thương nặng được đưa đi cấp cứu sau đó.

Lãnh đạo Công an phường Tây Mỗ cho biết, vụ việc đã được bàn giao cho Công an quận Nam Từ Liêm thụ lý giải quyết.

Giá vàng hôm nay 23.3.2024: Vàng miếng SJC giảm sốc 2,3 triệu đồng sau 2 ngày******

Sáng 23.3, giá vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC giảm mạnh ở chiều mua vào xuống 77,7 triệu đồng, thấp hơn 1,1 triệu đồng sau một ngày. Trong khi đó, SJC giảm 800.000 đồng ở chiều bán ra, xuống triệu đồng. Điều này đưa chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng tăng lên 2,3 triệu đồng thay vì chỉ ở mức 2 triệu đồng/lượng như những ngày qua.  Tương tự, Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) giảm giá vàng miếng từ 950.000 - 1 triệu đồng khi mua vào xuống 77,6 triệu đồng và bán ra 79,7 triệu đồng...

Tổng cộng chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC đã giảm 2,3 triệu đồng ở chiều mua và giảm 2 triệu đồng ở chiều bán ra. Tốc độ giảm giá của vàng miếng SJC cao hơn nhiều so với đà đi xuống của thế giới, nhất là sau khi Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. Khi đó sẽ giúp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới không còn ở mức cao như hiện nay. Vì vậy, nhà đầu tư đang có tâm lý bán ra nhiều hơn mua vào và cũng là lý do để SJC giảm mạnh giá mua.

Giá vàng hôm nay 23.3.2024: Vàng miếng SJC giảm sốc 2,3 triệu đồng sau 2 ngày- Ảnh 1.

Vàng miếng SJC bốc hơi 2,3 triệu đồng ở chiều mua vào sau 2 ngày

ĐÀO NGỌC THẠCH

Trong khi đó, vàng nhẫn 4 số 9 giảm 800.000 đồng sau 2 ngày. Hiện SJC mua vào 67,8 triệu đồng và bán ra 69,1 triệu đồng; Công ty PNJ giảm 200.000 đồng và mua vào 67,9 triệu đồng, bán ra 69 triệu đồng…

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm xuống 2.165,5 USD/ounce, thấp hơn gần 20 USD so với hôm qua. Quy đổi tương đương theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank, vàng thế giới hiện ở mức 65,1 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí).

Kim loại quý đi xuống khi giá USD tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư và chuyên gia vẫn cho rằng xu hướng tăng của vàng chưa chấm dứt. Trong đó có kỳ vọng về việc giảm lãi suất của Mỹ trong năm nay sẽ hỗ trợ vàng đi lên. Nhiều ngân hàng trung ương và quỹ đầu tư từ đầu tháng 3 đến nay đã tăng mạnh mua vào. 

Theo Bank of America Global Research, dòng đầu tư vào vàng đã đạt mức cao nhất trong gần 1 năm trong tuần tính đến ngày 20.3. Hôm qua, quỹ đầu tư vàng ETF lớn nhất thế giới - SPDR Gold Trust - đã bán ra 3,17 tấn vàng sau khi có chuỗi ngày mua liên tiếp từ giữa tháng 3. Hiện lượng vàng đang sở hữu của quỹ đầu tư này là 835,33 tấn, cao hơn đầu tháng 3 gần 15 tấn...

Đề xuất 19.784 tỷ đồng làm đường cao tốc qua Nam Định******

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình, theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tập đoàn Geleximco. Ông Nguyễn Lê Anh, Giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc Nam Định - Thái Bình là đại diện nhà đầu tư.

Tuyến đường cao tốc có chiều dài khoảng 61,4km (địa bàn tỉnh Nam Định 27,6km và địa bàn tỉnh Thái Bình 33,8km).

Đề xuất 19.784 tỷ đồng làm đường cao tốc qua Nam Định - Thái Bình - 1

Tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình, được Tập đoàn Geleximco đề xuất theo phương thức đối tác công tư (PPP), tổng vốn đầu tư trên 19.784 tỷ đồng (Ảnh: Thế Kha chụp lại từ ĐTM).

Điểm đầu dự án tại km19+300 đầu cầu vượt sông Đáy phía Nam Định, thuộc xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng. Điểm cuối tại km80+700 tại nút giao giữa quốc lộ 37 mới và đường ven biển thuộc xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, Thái Bình.

Theo báo cáo ĐTM, có 1.387 hộ gia đình và 16 tổ chức bị ảnh hưởng do việc thu hồi đất; số người bị ảnh hưởng của dự án gần 5.400 người.

Tuyến cao tốc (CT-08) được xây dựng quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 24,75m, vận tốc thiết kế 120km/h.

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm địa hình, thủy văn của các con sông, tư vấn dự án đề xuất thiết kế cầu chính với khẩu độ nhịp lớn nhằm giảm thiểu số lượng trụ trên dòng chính, hạn chế gây cản trở giao thông thủy và khó khăn do quá trình thi công các trụ dưới lòng sông sâu.

Trên tuyến chính sẽ xây dựng cầu vượt sông Kiến Giang, cầu vượt sông Sứ, cầu vượt sông Dục Dương, cầu vượt kênh Hoàng Nguyên, cầu vượt sông Tiên Hưng.

Ngoài ra còn xây dựng nhiều cầu vượt đường tỉnh 456, cầu vượt nút giao Thái Bình - Cồn Vành, cầu vượt nút giao cao tốc CT16, cầu vượt nút giao quốc lộ 37 mới.

"Để phát huy hiệu quả của tuyến đường cao tốc cần thiết xây dựng các giao cắt liên thông để kết nối với khu công nghiệp, khu đô thị, cảng biển, các tuyến quốc lộ 10, quốc lộ 39, quốc lộ 39B, quốc lộ 21A, quốc lộ 38A, các trục chính trong khu vực và các đầu mối giao thông khác", báo cáo ĐTM nêu quan điểm.

Dự kiến, sau giai đoạn chuẩn bị dự án, từ năm 2024-2025 sẽ giải phóng mặt bằng, tái định cư và thi công xây dựng công trình, tới năm 2027 hoàn thành.

Tổng vốn đầu tư của dự án trên 19.784 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trên 10.447 tỷ đồng; vốn nhà nước tham gia dự án 9.337 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương 6.200 tỷ đồng; ngân sách tỉnh Thái Bình 1.462 tỷ đồng và ngân sách tỉnh Nam Định 1.675 tỷ đồng - tương ứng với chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn 2 tỉnh này)

Về dự kiến khung giá, phí sản phẩm dịch vụ sử dụng đường bộ, báo cáo ĐTM cho rằng sẽ xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP và người sử dụng. Nguyên tắc là tạo điều kiện để nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thu hồi vốn và có lợi nhuận phù hợp theo quy định của pháp luật về giá, pháp luật về PPP.

Sau khi báo cáo ĐTM này được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, chủ dự án sẽ xây dựng các kế hoạch quản lý môi trường gửi UBND cấp xã để niêm yết công khai cho cộng đồng dân cư được biết; xây dựng chỉ dẫn kỹ thuật môi trường ràng buộc trong thiết kế chi tiết làm cơ sở triển khai.

Chủ dự án cam kết tuân thủ đầy đủ các điều kiện có liên quan đến môi trường; phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp sẽ tổ chức các biện pháp phòng chống xói lở, kiểm tra để phát hiện sự cố, hiện tượng sạt lở tại khu vực dự án thi công.

"Chỉ được phép đổ thải các loại bùn, đất, đá thải, phế liệu xây dựng phát sinh trong quá trình thực hiện dự án vào đúng các vị trí được chính quyền địa phương chấp thuận và phải có biện pháp quản lý, kỹ thuật bảo đảm các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường", báo cáo ĐTM nhấn mạnh cam kết của chủ đầu tư.

Dự án cao tốc Bắc******

Quy mô 150 con, lúc kiểm đếm gấp hơn 4 lần cho phép

Dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi nối liền xã Thạch Ngọc đến xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang bị tắc nghẽn mặt bằng do vướng một trại lợn.

Đó là trang trại chăn nuôi lợn với diện tích hơn 2ha tại xã Việt Tiến do ông Phạm Thanh Hải (trú thành phố Hà Tĩnh) làm chủ. Dự án này được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt vào năm 2015 với quy mô 150 con lợn nái.

Dự án cao tốc Bắc - Nam tắc nghẽn vì một trại lợn ở Hà Tĩnh - 1

Dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua huyện Thạch Hà tắc nghẽn vì vướng trang trại lợn (Ảnh: Dương Nguyên).

Trang trại này thuộc phạm vi ảnh hưởng của dự án cao tốc nên phải di dời để bàn giao mặt bằng.

Hơn một năm qua, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương đã khảo sát, kiểm tra thực tế, tổ chức nhiều cuộc họp, ra nhiều văn bản chỉ đạo về vấn đề trên. Song, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) liên quan đến các hạng mục, công trình của dự án đến nay vẫn chưa được tháo gỡ.

Theo ông Đặng Hữu Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Việt Tiến, trang trại lợn này trước kia của Hợp tác xã chăn nuôi tổng hợp Việt Tiến, sau đó được chuyển giao cho ông Phạm Thanh Hải.

Trong hồ sơ phê duyệt, trang trại chỉ nuôi 150 con lợn nái, nhưng lúc kiểm đếm có hơn 660 con (gấp hơn 4 lần cho phép).

Dự án cao tốc Bắc - Nam tắc nghẽn vì một trại lợn ở Hà Tĩnh - 2

Trang trại lợn này được phê duyệt quy hoạch 150 con lợn nái nhưng kiểm đếm có đến hơn 660 con (Ảnh: Dương Nguyên).

Theo tìm hiểu của phóng viênDân trí, hôm 5/4, ông Nguyễn Ngọc Hoạch, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ký văn bản gửi UBND tỉnh, UBND huyện Thạch Hà về việc hỗ trợ, bồi thường GPMB dự án trang trại chăn nuôi lợn tại xã Việt Tiến.

Theo nội dung văn bản, Sở này kiến nghị UBND tỉnh cho phép huyện Thạch Hà áp dụng hỗ trợ khác đối với 150 con lợn nái, phù hợp với quy mô được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư và đề án bảo vệ môi trường.

Còn 526 con lợn ngoài quy mô được phê duyệt, theo Sở TN&MT Hà Tĩnh, không có cơ sở để đề xuất UBND tỉnh cho phép áp dụng hỗ trợ khác.

Nếu có hệ lụy, người đứng đầu 5 sở và 1 huyện chịu trách nhiệm

Hôm 10/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản đôn đốc tham mưu thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án trang trại chăn nuôi lợn tại xã Việt Tiến.

Theo nội dung văn bản, Sở TN&MT chưa tham mưu rõ phương án, thẩm quyền xử lý nội dung hỗ trợ khác đối với số lợn nuôi để báo cáo, đề xuất UBND tỉnh theo đúng quy định.

Dự án cao tốc Bắc - Nam tắc nghẽn vì một trại lợn ở Hà Tĩnh - 3

Tỉnh giao thời hạn bàn giao mặt bằng, huyện Thạch Hà kêu khó (Ảnh: Dương Nguyên).

Do vậy, giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp và Sở TN&MT khẩn trương, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc hướng dẫn huyện Thạch Hà thực hiện công tác GPMB dự án.

"Trường hợp để xảy ra hệ lụy liên quan đến việc chậm bồi thường, GPMB dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, giám đốc các sở nêu trên và Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, UBND tỉnh theo quy định", công văn nêu rõ.

Theo ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, khó khăn lớn trong GPMB với trang trại này chính là số lợn và thiết bị vì không có trong danh mục đơn giá được bồi thường.

Địa phương này chỉ đề xuất hỗ trợ đền bù theo hồ sơ 150 con, hơn 500 con còn lại không có cơ sở.

Cũng theo đại diện huyện Thạch Hà, tổng số tiền kiểm đếm bồi thường tại dự án trang trại lợn này gần 20 tỷ đồng.

Tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu, chậm nhất đến ngày 25/4 sẽ xử lý xong, bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công. Song, với tiến độ như hiện nay, mốc thời gian nói trên rất khó hoàn thành.

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 qua Hà Tĩnh dài 102,38km với 3 dự án thành phần gồm Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng và Vũng Áng - Bùng (Quảng Bình) đi qua các huyện: Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh.

Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 1/2023, dự kiến hoàn thành trước 30/6/2025. Quy mô thiết kế tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh giai đoạn phân kỳ đầu tư 4 làn xe, mặt đường 17m, giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe, nền đường 32,25m.

Trong đó, đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi dài 35,2km với tổng mức đầu tư hơn 7.643 tỷ đồng, đi qua các huyện Đức Thọ, Can Lộc và Thạch Hà.

Thủ tướng dự lễ khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị******

6 ý nghĩa quan trọng của dự án

Sáng 21/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT trị giá hơn 11.000 tỷ đồng. 

Trong đó, ngân sách Nhà nước khoảng 5.500 tỷ đồng (chiếm gần 50%), còn lại do nhà đầu tư phụ trách.

Tại buổi lễ khởi công, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành có liên quan, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn và các địa phương liên quan trong chuẩn bị thực hiện dự án này, cũng như triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh khởi công đầu năm nay.

Người đứng đầu Chính phủ cũng bày tỏ cảm ơn những gia đình đã nhường chỗ ở, đất canh tác, nơi làm ăn để dự án hoàn thành.

Thủ tướng đề nghị địa phương và nhà đầu tư cần nâng cao đời sống của người dân đã nhường đất cho dự án. Cuộc sống của những người dân nhường đất cho dự án tại nơi ở mới phải có điều kiện tốt, ít nhất bằng nơi ở cũ.

Bên cạnh đó, các bộ ngành cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trường hợp quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời và phối hợp địa phương với tinh thần "không đùn đẩy, không né tránh, không kéo dài".

Các địa phương có cao tốc đi qua phải phát huy tính tự lực, tự cường, đảm bảo quản lý Nhà nước thật tốt trong công tác thi công, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường…

Thủ tướng dự lễ khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11.000 tỷ đồng (Ảnh: Nguyễn Hải).

Nhà đầu tư làm đúng luật, tránh tiêu cực, lợi ích nhóm và thi công đúng tiến độ, an toàn, chất lượng, vệ sinh môi trường.

Các nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công có trách nhiệm đảm bảo kỹ mỹ thuật, an toàn lao động, môi trường sạch sẽ trước và sau khi thi công.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", làm xuyên ngày nghỉ, xuyên ngày Tết; ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương; vượt nắng, thắng mưa; sau khi thi công xong phải làm tốt việc hoàn nguyên môi trường.

Ông cũng đề nghị người dân tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ việc triển khai dự án và biểu dương các ngân hàng đã cho nhà đầu tư vay vốn.

Theo Thủ tướng, cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng góp phần thực hiện mục tiêu hoàn thành 3.000km cao tốc đến năm 2030. Đây cũng là tuyến kết nối tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, kết nối 6 cặp cửa khẩu của hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng.

Khởi công tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng là tuyến cao tốc cuối cùng nối Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, TPHCM, Cần Thơ, Cà Mau.

Thủ tướng dự lễ khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn trao quà tặng của Ban vận động Quỹ "Vì người nghèo" tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ cho 30 hộ dân trong vùng dự án trên địa bàn (Ảnh: Nguyễn Hải).

Nói về ý nghĩa của cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 điểm quan trọng.

Thứ nhất, góp phần thực hiện mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc XIII đã đề ra về phát triển hạ tầng giao thông đến năm 2030.

Thứ hai, đáp ứng mong mỏi của nhân dân Lạng Sơn và Cao Bằng, góp phần thực hiện 3 đột phá chiến lược.

Thứ ba, kết nối giao thông, kết nối kinh tế giữa ASEAN - Trung Quốc, Việt Nam - Trung Quốc, kết nối 2 vùng kinh tế động lực của đất nước là đồng bằng sông Hồng và vùng núi phía Bắc, kết nối 4 địa phương (Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng - Quảng Ninh).

Thứ tư, mở ra không gian phát triển mới, đặc biệt là với Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng (qua các cụm cảng biển); đồng thời góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng.

Thứ năm, góp phần thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát kiểm tra, phát huy tính tự lực, tự cường của các địa phương.

Thứ sáu, thực hiện chủ trương hợp tác công tư giữa Nhà nước và nhà đầu tư theo hình thức PPP với sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân.

Thủ tướng dự lễ khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 3

Thủ tướng thực hiện nghi thức khởi công dự án (Ảnh: Nguyễn Hải).

Dự án là niềm mong ước của chính quyền, người dân

Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn đánh giá cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng hoàn thành tạo lợi thế phát triển quan trọng của hành lang kinh tế xuyên Á, tạo lợi thế "cửa ngõ" giao lưu thương mại với Trung Quốc, Đông Nam Á cũng như thúc đẩy phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Dự án góp phần phát triển nhanh các lĩnh vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Lạng Sơn như công nghiệp, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa; thúc đẩy phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Thủ tướng dự lễ khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 4

Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn phát biểu tại lễ khởi công.

Ông Đoàn nhấn mạnh việc triển khai đầu tư xây dựng tuyến cao tốc này là niềm mong ước của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân Lạng Sơn trong nhiều năm qua.

Cả hệ thống chính trị của tỉnh đã cố gắng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan; trong điều kiện của một tỉnh miền núi biên giới, nguồn lực còn rất hạn chế, nhưng tỉnh đã cân đối nguồn vốn 2.000 tỷ đồng tham gia dự án.

Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được thiết kế với vận tốc tối đa 100km/h, khi hoàn chỉnh có 6 làn xe, 2 làn dừng, rộng 32,25m.

Đoạn Tân Thanh - Cốc Nam có 4 làn xe, 2 làn dừng, rộng 22m, tốc độ tối đa 80km/h.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước tham gia dự án là 5.495 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp là 5.529 tỷ đồng.

Dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2026; thời gian hoàn vốn cho dự án là hơn 25 năm.

Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được thực hiện trên địa bàn các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và thành phố Lạng Sơn; có tổng chiều dài gần 60km.

2 nam thanh niên ở Nghệ An bị xử phạt vì không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ******

Ngày 12/4, thông tin từ Ban Chỉ huy Quân sự xã Lăng Thành (Yên Thành, Nghệ An), đơn vị đã thông báo quyết định xử phạt hành chính của UBND tỉnh Nghệ An đến thân nhân anh N.C.H. (19 tuổi, trú tại địa phương).

Anh N.C.H. bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ tại quyết định do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ban hành ngày 10/4, số tiền 62,5 triệu đồng.

Được biết, anh N.C.H. đã có lệnh gọi nhập ngũ nhưng sau đó có lịch bay sang Hàn Quốc. Nam thanh niên này đi du học theo diện tự túc, không thuộc đối tượng được hoãn thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.

2 nam thanh niên ở Nghệ An bị xử phạt vì không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ - 1

Ngày 26/2, hơn 3.250 thanh niên Nghệ An lên đường nhập ngũ (Ảnh: Hoàng Lam).

Dù đã được cơ quan quân sự xã giải thích nhưng thanh niên này sau đó tự ý rời địa phương và bay sang Hàn Quốc trước khi lễ giao nhận quân năm 2024 diễn ra.

"Sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND tỉnh, chúng tôi đã mời gia đình anh N.C.H. đến làm việc, giải thích và yêu cầu gia đình gọi anh trở về chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo yêu cầu tại quyết định xử phạt hành chính này. 

Chúng tôi đã giải thích rõ, trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có thông báo, anh H. không có mặt, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, sẽ bị lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của pháp luật", nguồn tin từ Ban chỉ huy Quân sự xã Lăng Thành cho hay.

Trong ngày 12/4, ông Lê Hồng Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng ký quyết định xử phạt hành chính số tiền 62,5 triệu đồng đối với anh D.V.C. (24 tuổi, trú xã Công Thành, Yên Thành) về hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. 

Trước đó, UBND tỉnh Nghệ An cũng xử phạt hành chính 2 thanh niên tại xã Nghi Thuận và Nghi Quang (huyện Nghi Lộc) mỗi trường hợp 62,5 triệu đồng về hành vi tương tự.  

Điều 7, Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ...

Điều 332, Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Không để chết người mới xử lý điểm đen******

Chiều 5/4, đoàn giám sát của Ủy Ban thường vụ Quốc hội do Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về chuyên đề "Thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh, thành phố trong cả nước có mạng lưới giao thông đa dạng, với đầy đủ các loại hình đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không.

Không để chết người mới xử lý điểm đen - 1

Toàn cảnh buổi làm việc (Ảnh: Quách Tuấn).

Từ 1/7/2009 đến cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh này đã xảy ra 8.817 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 2.609 người, bị thương 7.181 người.

Năm 2019-2023 đã xảy ra 39 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 31 người, bị thương 10 người...

Không để chết người mới xử lý điểm đen - 2

Ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo tại buổi làm việc (Ảnh: Quách Tuấn).

Từ năm 2016 đến hết năm 2023 đã phát hiện, phối hợp xử lý kịp thời 60 vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, an toàn hàng không.

Theo Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của một bộ phận lái xe, người tham gia giao thông còn hạn chế; nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra do bất cẩn của người điều khiển phương tiện.

Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông phát triển chậm, lượng phương tiện ngày càng gia tăng, kinh phí đầu tư còn hạn chế. Trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, chủ yếu do thiếu chú ý quan sát, vi phạm phần đường, tốc độ, vượt sai quy định...

Không để chết người mới xử lý điểm đen - 3

Đoàn giám sát cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa khảo sát Trung tâm thông tin chỉ huy tại Công an tỉnh Thanh Hóa (Ảnh: Quách Tuấn).

"Để tránh trường hợp xảy ra tai nạn giao thông do hạ tầng trên tuyến và xác định tiêu chí điểm đen, tỉnh Thanh Hóa mong muốn các cấp, ngành tiếp tục đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hạ tầng giao thông trên địa bàn. Ưu tiên xử lý ngay khi phát hiện các vị trí tiềm ẩn, bất cập giao thông, không để chết người mới xử lý điểm đen…", ông Liêm nói.

Các thành viên đoàn giám sát đề nghị tỉnh Thanh Hóa cần làm rõ hơn những tồn tại, hạn chế trong việc xử lý, khắc phục điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, giải quyết trách nhiệm, nguyên nhân tai nạn giao thông đường bộ tăng đột biến trong năm 2023...

Theo Đại tá Phan Thị Hường, Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, có nhiều nguyên nhân khiến các vụ tai nạn tăng, trong đó có việc cập nhật số liệu  không thống nhất giữa các đơn vị, địa phương; mật độ phương tiện tham gia giao thông, số lượng phương tiện đăng ký năm 2023 tăng hơn so với năm 2009…

Không để chết người mới xử lý điểm đen - 4

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: Quách Tuấn).

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu: "Những ý kiến của đoàn giám sát không chỉ góp ý cho tỉnh, mà còn giúp tỉnh làm tốt hơn trong công tác thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông…".

Trung tướng Lê Tấn Tới đề nghị tỉnh Thanh Hóa cần sớm bổ sung, hoàn thiện các nội dung trong báo cáo giám sát, nghiên cứu, bổ sung thêm những nội dung ngoài báo cáo. Đồng thời cần làm rõ hơn tồn tại, hạn chế, trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông…

Không để chết người mới xử lý điểm đen - 5

Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: Quách Tuấn).

"Việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên cả 5 loại hình giao thông không chỉ góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa mà còn cho cả nước. Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị của địa phương, đoàn giám sát sẽ báo cáo Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, ban hành luật thời gian tới", Trung tướng Lê Tấn Tới nhấn mạnh.

Trước đó, đoàn giám sát đã có buổi làm việc với UBND huyện Hoằng Hóa, Công an thành phố Thanh Hóa, Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tại về thực hiện chính sách, pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; công tác đào tạo học viên lái xe, cấp đổi giấy phép lái xe. 

Giá vàng hôm nay 26.4.2024: SJC tăng lên gần 85 triệu đồng/lượng******

Giá vàng miếng SJC tăng thêm 300.000 - 500.000 đồng mỗi lượng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 82,4 triệu đồng, bán ra 84,6 triệu đồng; Tập đoàn Doji mua vào 82,3 triệu đồng, bán ra 84,5 triệu đồng… Giá vàng nhẫn tăng 200.000 đồng mỗi lượng, Tập đoàn Doji mua vào 74 triệu đồng, bán ra 75,65 triệu đồng; Công ty SJC mua vào 73,25 triệu đồng, bán ra 75,05 triệu đồng… Giá vàng miếng SJC cao hơn thế giới 12,7 triệu đồng/lượng. Kim loại quý trên thị trường quốc tế cao tăng 10 USD/ounce, lên 2.331 USD/ounce.

Giá vàng miếng SJC tăng cao

Giá vàng miếng SJC tăng cao

NGỌC THẠCH

Giá vàng tăng sau khi số lượng công nhân Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vào tuần trước thấp. Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần ở mức 207.000 trong tuần kết thúc vào ngày 20.4, thấp hơn so với ước tính chưa được điều chỉnh của tuần trước là 212.000 đơn. Con số công bố tốt hơn mức dự báo 214.000 đơn yêu cầu trợ cấp ban đầu. Ngoài ra, chỉ số doanh số bán nhà chờ xử lý của Mỹ đã tăng 3,4% trong tháng 3, sau khi tăng 1,6% trong tháng hai. Dữ liệu tốt hơn nhiều so với dự báo, vì các nhà kinh tế dự kiến chỉ tăng 0,3%.

Tuy nhiên, thị trường vàng không thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá đáng kể nào ngay cả khi nền kinh tế Mỹ chứng kiến khởi đầu năm mới đáng thất vọng. Cục Phân tích Kinh tế cho biết số liệu GDP quý 1 cho thấy nền kinh tế tăng trưởng 1,6% trong ba tháng đầu năm, giảm so với mức 3,4% được báo cáo trong quý 4/2023. Thấp hơn mức kỳ vọng tăng trưởng 2,5%.

Báo cáo chỉ số giá trong quý đầu tiên đã tăng 3,1%, tăng từ mức 1,9% được báo cáo trong quý 4/2023. Đồng thời, chỉ số tiêu dùng cá nhân tăng 3,4%, so với mức 1,8% được thấy trong quý trước. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, PCE cốt lõi tăng 3,7%, so với mức 2% được báo cáo trong quý 4/2023.

biên tập:Duy Thanh

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn