Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

samvip liên hệ nhà cái_soc88 tranh đai vô địch

rubik88 đá bóng

{time   Tác giả: Dương Lộc  Chỉnh sửa: Kiệt Trương   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Bộ Công thương nhắc 11 doanh nghiệp 'chây ì' báo cáo quỹ bình ổn giá xăng dầu******

Bộ Công thương vừa có văn bản nhắc nhở 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nghiêm túc gửi báo cáo kiểm toán chuyên đề Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Bộ Công thương nhắc 11 doanh nghiệp 'chây ì' báo cáo quỹ bình ổn giá xăng dầu- Ảnh 1.

Bộ Công thương yêu cầu 11 doanh nghiệp nộp báo cáo về Quỹ bình ổn giá xăng dầu

NGỌC DƯƠNG

Theo Bộ Công thương, Kết luận số 1061/KL-TTCP ngày 13.11.2023 của Thanh tra Chính phủ có liên quan về Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc trích lập, chi sử dụng, quản lý, công khai minh bạch Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh ngay giá tiền do trích lập, chi sử dụng không đúng quy định vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã nêu tại Kết luận số 1061/KL-TTCP và chuyển nộp ngay vào tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Đồng thời, Thanh tra Chính phủ yêu cầu rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp theo các kỳ điều hành của Bộ Công thương và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Công thương kết quả thực hiện...

Trước đó, ngày 12.3, Bộ Công thương có công văn đề nghị các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nộp báo cáo kiểm toán chuyên đề Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đến ngày 26.3, Bộ Tài chính tiếp tục có công văn đề nghị các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nghiêm túc báo cáo và thực hiện trích lập, chi sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp.

Nhưng đến nay, Bộ Công thương chưa nhận được báo cáo kiểm toán chuyên đề về Quỹ bình ổn giá của kỳ báo cáo ngày 15.2 được tổng hợp từ ngày 1.7.2023 đến hết ngày 31.12.2023 của 11 doanh nghiệp, gồm: Công ty cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu, Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Công ty TNHH xăng dầu Hồng Đức, Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Minh Đức, Công ty cổ phần tập đoàn Dương Đông, Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam SWP, Công ty CP xăng dầu Tân Nhật Minh, Công ty TNHH Trung Linh Phát, Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh, Công ty TNHH xăng dầu Hùng Hậu và Công ty cổ phần Appollo Oil.

Trong văn bản, Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp nói trên nghiêm túc thực hiện việc gửi các báo cáo. Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chậm hoặc không gửi báo cáo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành quy định liên quan về Quỹ bình ổn giá xăng dầu; cũng như việc tuân thủ triển khai Kết luận số 1061/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ.

Đồng thời, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác xem xét, xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm về trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định.

Trong dự thảo lần 2 nghị định kinh doanh xăng dầu gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, doanh nghiệp, người dân công bố mới đây, Bộ Công thương tiếp tục bảo lưu quan điểm giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tuy nhiên sẽ điều chỉnh một số quy định.

Theo Bộ Công thương, việc trích lập, chi sử dụng quỹ đang thực hiện theo từng kỳ điều hành giá xăng dầu, theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Tuy nhiên, vừa qua, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra T.Ư có ý kiến về việc bình ổn giá xăng dầu hiện nay được thực hiện thường xuyên, liên tục, không có thời gian cụ thể là chưa phù hợp với quy định tại luật Giá.

Hiện nay, luật Giá quy định khá chi tiết về Quỹ bình ổn giá như quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan; trình tự, thủ tục bình ổn giá. Nhưng liên quan đến trường hợp phải thực hiện bình ổn giá thì luật Giá chưa có quy định cụ thể về việc như thế nào thì lập quỹ, chi quỹ. Theo đó, Bộ Công thương cho rằng, để cụ thể hóa quy định của luật Giá về bình ổn giá xăng dầu, dự thảo nghị định sẽ quy định cụ thể trường hợp trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá...

  Tim Cook muốn phát triển sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam******

Sáng 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple (Mỹ) Tim Cook đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên ông Tim Cook tới Việt Nam kể từ sau cuộc tiếp kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Mỹ hồi tháng 9/2022.

Đề nghị Apple giúp Việt Nam đào tạo kỹ sư chất lượng cao ngành bán dẫn

Hoan nghênh Giám đốc điều hành của Apple lần đầu tiên tới Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng những thành công của Apple trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam thời gian qua.

Tim Cook muốn phát triển sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón CEO Apple Tim Cook tại trụ sở Văn phòng Chính phủ (Ảnh: Đoàn Bắc).

Thủ tướng đánh giá cao đóng góp quan trọng của Apple và các đối tác của Tập đoàn này đối với sự phát triển của Việt Nam, trong đó có việc đưa Việt Nam tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple, có vị thế ngày càng quan trọng trong phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Apple.

Theo Thủ tướng, Quan hệ Việt Nam - Mỹ đang phát triển tốt đẹp, hai nước vừa nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đây là nền tảng thúc đẩy hợp tác ngày càng hiệu quả trên tất cả lĩnh vực, trong đó trọng tâm là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bán dẫn, chuyển đổi số.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Apple với vai trò của mình có tiếng nói ủng hộ góp phần thúc đẩy Chính phủ và Quốc hội Mỹ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế về xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ.

Tim Cook muốn phát triển sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với ông Tim Cook, CEO Apple đang có chuyến thăm Việt Nam (Ảnh: Đoàn Bắc).

Thông tin về định hướng ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam tạo mọi điều kiện, đồng hành, hỗ trợ để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hiệu quả, phát triển lâu dài, bền vững tại Việt Nam.

Ông mong Apple mở rộng hợp tác đầu tư với Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của Apple, của Mỹ và toàn cầu, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Apple thành lập Tổ công tác, để hỗ trợ Apple trong việc đầu tư, mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Tim Cook muốn phát triển sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam - 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu (Ảnh: Đoàn Bắc).

Ông đề nghị Apple tăng cường hỗ trợ, tư vấn Việt Nam phát triển về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy hợp tác, liên kết với các Trung tâm Đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm tại Việt Nam; trước mắt là nghiên cứu thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.

Bên cạnh đó, Thủ tướng kỳ vọng Tập đoàn này sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp các suất học bổng cho sinh viên Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình, điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)…; hỗ trợ Việt Nam trong chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, trong đó có 50.000 kỹ sư chất lượng cao trong ngành bán dẫn.

Dư địa hợp tác của Apple tại Việt Nam còn rất lớn

Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple Tim Cook chia sẻ ấn tượng khi được mục sở thị quá trình phát triển của Việt Nam, nhất là sự phát triển vượt bậc, đầy năng lượng sống của cộng đồng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Tim Cook muốn phát triển sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam - 4

Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple - ông Tim Cook - chia sẻ mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam (Ảnh: Đoàn Bắc).

Ông Tim Cook cho biết với 2 pháp nhân tại Việt Nam, hơn 70 nhà máy là đối tác sản xuất thiết bị gốc, 40 đối tác phân phối và trên 5.000 cửa hàng ủy quyền, Apple đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 200.000 lao động tại Việt Nam.

Tuy vậy, dư địa hợp tác của Apple tại Việt Nam còn rất lớn và hoàn toàn có thể có được kết quả tốt hơn trong tương lai, theo ông Tim Cook. Do đó, Apple sẵn sàng tham gia Tổ công tác để thúc đẩy việc đầu tư, mở rộng hoạt động tại Việt Nam như đề nghị của Thủ tướng.

Tim Cook muốn phát triển sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam - 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple Tim Cook (Ảnh: Đoàn Bắc).

Ông Tim Cook mong muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhất là phát triển các sản phẩm công nghệ cao, phát triển các ứng dụng để tham gia vào App Store của Apple, đưa sản phẩm của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà lan tỏa trên toàn cầu.

Giám đốc điều hành của Apple cũng khẳng định Tập đoàn này sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; tham gia xuất khẩu các giá trị văn hóa, quảng bá văn hóa của Việt Nam ra thế giới, thông qua các sản phẩm của Apple và các ứng dụng trên App Store của Apple.

  Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...******

Thế thì phải cải tiến, thay đổi như thế nào mới gọi là đám cưới văn minh, gọn nhẹ nhưng vẫn trang trọng, vẫn lưu giữ được những lễ nghi truyền thống tốt đẹp.

Đám cưới xưa: Đủ 6 lễ

Cụ Phạm Sáu (94 tuổi) ở thôn Phú Lễ, xã Bình Trung, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) nhắc đến chuyện cưới xin ngày xưa ở vùng nông thôn quê mình với bao cảm xúc. Theo cụ, hồi đó, để cưới được vợ phải làm "lục lễ": Từ lễ dạm ngõ có người mai mối, đến lễ đi nói vợ (hỏi vợ), đám hỏi, thăm dâu… đến khi đám cưới. Trừ lễ dạm ngõ thì tất cả các lễ khác đều có bàn trầu (gồm 16 lá trầu, cau, trà, nhưng không có vôi), chai rượu đế.

"Hồi đó, khi tổ chức đám cưới, họ hàng hai bên hay thắc mắc đủ thứ, thậm chí cãi nhau chí chóe, rất phiền hà. Ngày xưa chủ yếu đi bộ, ở gần thì ít mệt mỏi, còn từ huyện này sang huyện khác hàng chục cây số, phải đi từ lúc gà gáy, khi xong việc về đến nhà đã về nửa đêm", cụ Sáu kể.

Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...- Ảnh 1.

Lễ đính hôn của một đôi bạn trẻ được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng

LƯƠNG VĂN TÌNH

Còn tại Bình Định, trước đây người dân cũng tổ chức cưới hỏi theo phong tục từ xưa truyền lại, bao gồm 6 lễ trong một đám cưới. Đó là: Lễ thăm nhà, lễ nói, lễ hỏi, lễ đại nạp, lễ cưới, lễ rước dâu, lễ hồi dâu.

Do quá nhiều lễ nghi, nên một lần tổ chức đám cưới phải có sự chuẩn bị từ rất nhiều năm, thật sự trở thành nỗi ám ảnh của những gia đình không có điều kiện.

Đám cưới ở nông thôn: 3 ngày mới xong

Đó là đám cưới xưa. Còn đám cưới nay, mặc dù đã có nhiều cải tiến, rút gọn nhưng một số nơi vẫn còn rất… nhiêu khê, nhất là ở một số vùng nông thôn.

Đã có kinh nghiệm hơn 10 năm đi chụp ảnh đám cưới, anh Lương Văn Tình (35 tuổi, ở xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) cho biết, anh đã chụp hàng trăm lễ cưới từ nông thôn cho đến thành phố.

Riêng về mảng quay phim, chụp hình cho lễ hỏi, lễ cưới có rất nhiều khác biệt. Khoảng 10 năm trước người dân chỉ cần một thợ quay phim, một thợ chụp hình là đủ. Những năm trở lại đây, bắt nhịp xu thế hiện đại, theo phong cách phương Tây nên có rất nhiều bạn trẻ muốn làm lễ hỏi, cưới của mình như một sự kiện hoành tráng: Một đám cưới cần phải có 2 - 3 thợ quay phim và khoảng 2 thợ chụp hình để ghi lại khoảnh khắc trong ngày cưới. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thợ quay phim, chụp hình phải đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại mới bắt kịp xu thế.

Theo anh Tình, ở nông thôn hiện nay, việc tổ chức lễ cưới không khác gì thành phố, nhưng về phần tiệc đãi khách thì ở vùng quê tổ chức thời gian lâu hơn, hát hò tưng bừng hơn. Ấy là vào chiều trước hôm đám cưới một ngày, chương trình ca nhạc đã "tra tấn" hàng xóm đến khuya, với hàng chục bàn ăn nhậu. Ngày hôm sau, mới mở mắt ra đã nghe ca nhạc ầm ĩ và kéo dài đến tận khuya. Có nhiều đám cưới tổ chức đến 3 ngày mới kết thúc và luôn kéo theo phần ca nhạc "ám ảnh" cả xóm làng.

Lên sân khấu hát… Đồi thông hai mộ

Trong phần giao lưu ca hát, không chỉ hát to, ầm ĩ, kéo dài, một số người lên sân khấu còn hát nhiều bài hát không biết chúc phúc hay chia ly. Mới đây khi dự đám cưới ở một xã miền biển của H.Bình Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi đã nghe các bài hát Niệm khúc cuối, Ai cho tôi tình yêu, thậm chí là… Đồi thông hai mộkhiến nhiều người lắc đầu ngao ngán. Một số khách đã bày tỏ thái độ bực bội vì nội dung bài hát không phù hợp với đám cưới.

Có đám cưới ở TP.Quảng Ngãi, nhà hàng chật ních, khán phòng ầm ào, chỉ nghe tiếng MC nói cả tràng rồi đến hát hò liên tục, khách dự tiệc cưới ngồi sát nhau nhưng không thể nào nói chuyện được. Nhiều người lâu ngày gặp lại, muốn hàn huyên phải ra ngoài hành lang.

Đó là chưa kể nhiều đám cưới, chủ yếu ở các thành phố, bắt khách dự ngồi chờ quá lâu rồi mới đến phần nghi lễ, sau đó mới bắt đầu ăn uống. Thường thì các đám cưới mời lúc 17 giờ nhưng đến 19 giờ mới bắt đầu vô tiệc.

Nên rút gọn các nghi thức đám cưới

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh, có những truyền thống "trầu cau" theo phong tục còn tốt đẹp thì nên gìn giữ. Ông bà ta ngày xưa rất khéo léo trong những lễ nghi, nhất là ngày đi đám hỏi. Còn bây giờ, ông Khánh cho rằng, những lễ nghi rườm rà như "lục lễ" nên giảm bớt, tránh phiền hà. Cũng như trong chương trình đám cưới, nên gọn nhẹ, tránh ồn ào quá mức và không bắt khách dự cưới phải ngồi chờ quá lâu.

Từ năm 2018 cho đến nay, thực hiện nếp sống văn minh thì người Bình Định đã rút gọn các nghi lễ từ 6 xuống còn 2 hoặc 3 lễ trong một đám cưới. Nhiều nghi lễ đã được nhập và gộp lại thành một để giản đơn hóa. Từ đó, phong tục cưới hỏi của người Bình Định ngày nay đã có nhiều thay đổi so với xưa kia. Những sự thay đổi này phù hợp với sự tiến bộ trong đời sống và phong tục tập quán của họ.

Theo TS. Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định, hiện nay phần lớn người dân trên địa bàn tỉnh Bình Định đều nhập các lễ lại với nhau. Nếu trước đây là 6 lễ thì nay rút gọn lại thành 2. Lễ thứ nhất là dạm hỏi xin ngày cưới, lễ thứ hai là tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhỏ ở nông thôn thực hiện đủ 6 lễ, rất tốn kém thời gian.

"Việc rút gọn các nghi lễ cũng giúp cho các cặp đôi tiết kiệm công sức, thời gian và cả tiền bạc khi tổ chức đám cưới", ông Hòa cho biết thêm.

Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...- Ảnh 2.

Khu vực làm lễ cưới được trang trí đẹp mắt

LƯƠNG VĂN TÌNH

Người trẻ nghĩ gì về đám cưới?

Qua khảo sát, hiện nay, người trẻ đang có 2 luồng suy nghĩ trái chiều nhau về việc tổ chức đám cưới hoành tráng hay phải tiết kiệm.

Một số người trẻ cho rằng, đám cưới là dịp trọng đại, chỉ có một lần trong đời nên dẫu có ra sao cũng phải tổ chức thật hoành tráng. Khi tổ chức đám cưới thì khách sạn tổ chức tiệc cưới, trang trí nhà cửa, nhẫn cưới… phải thật đắt tiền. Chị Phan Thị Minh Ngọc (23 tuổi, ở TP.Quy Nhơn, Bình Định) chia sẻ: "Đối với em, cưới xin là chuyện cả đời chỉ có một lần nên em sẽ làm thật hoành tráng. Vì đó sẽ là kỷ niệm mà sau này em sẽ nhớ hoài".

Trái ngược với suy nghĩ của chị Minh Ngọc, anh Đoàn Minh Quang (28 tuổi, cũng ở TP.Quy Nhơn) đưa ra quan điểm: "Để tổ chức một đám cưới trọn vẹn, thì phải tốn rất nhiều tiền. Đối với thu nhập của tôi hiện tại, muốn lấy vợ chắc phải vay thêm khoảng 100 - 200 triệu đồng mới có thể tổ chức hoành tráng. Điều này chắc sẽ gây ra không ít áp lực cho tôi sau khi kết hôn. Nên sắp tới tôi chỉ làm đám cưới đơn giản, tiết kiệm để có tiền lo những chuyện khác sau khi kết hôn".

Mặc dù có những ý kiến trái chiều nhau về việc nên tổ chức đám cưới thật hoành tráng hay tiết kiệm, nhưng phần lớn người trẻ đều cho rằng nên tinh giảm các thủ tục xa xưa, không cần thiết. Vì như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức, tiền bạc khi tổ chức đám cưới.

Còn về chương trình đám cưới, nhiều người đồng ý với quan điểm nên tổ chức gọn nhẹ nhưng trang trọng, để tiết kiệm thời gian, công sức không chỉ của gia chủ mà còn của khách mời. "Đám cưới của các con tôi cũng có hát hò, nhưng thời gian hơn 30 phút ban đầu chỉ mở nhạc nhẹ để thực khách trò chuyện", nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh (Quảng Ngãi) cho biết.

Áp lực cõng củi cưới chồng

Tại Kon Tum, phong tục cõng củi cưới chồng đã có từ lâu trong đời sống của người dân tộc Giẻ - Triêng. Không chỉ là sính lễ về nhà chồng, củi hứa hôn còn là thước đo sự giỏi giang, khéo léo và tình yêu dành cho chồng của người con gái. Tuy nhiên thời gian gần đây, việc kiếm củi hứa hôn đã trở thành áp lực đối với mỗi cô gái trẻ.

Chị Y Giang (20 tuổi, xã Đăk Dục, H.Ngọc Hồi, Kon Tum) cho biết để lấy chồng, chị và gia đình phải vào rừng chặt những cây củi bằng nhau, rồi chẻ củi thật đều, bó lại, cõng về nhà. Những bó củi này sẽ là lễ vật chị mang tặng nhà chồng vào ngày cưới. Trước hôm cưới 2 ngày, chị nhờ anh em, bạn bè đưa sang nhà chồng. Việc chuẩn bị một khối lượng củi lớn trong thời gian ngắn khiến các cô gái và gia đình tốn nhiều công sức, tiền bạc.

Số củi theo quy ước truyền thống là 20 bó nhưng sau này, quy ước về số lượng củi đã bị phá bỏ, nhiều nhà trai thách cưới nhà gái từ vài chục lên đến vài trăm bó củi, đã gây ra tác động xấu về nhiều mặt. Trong đó, sự cố gắng đạt được số lượng củi lớn làm mất nhiều thời gian, lo nghĩ, tính toán, sức khỏe không những của riêng cô gái và cả người thân, mà còn gây tác động xấu đến diện tích rừng và phí phạm tài nguyên.

Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...- Ảnh 3.

Người con gái phải cõng đủ số củi trước khi cưới chồng

ĐỨC NHẬT

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, phong tục củi hứa hôn là một phong tục tốt đẹp, giàu tính văn hóa, thể hiện phẩm chất chịu thương chịu khó của phụ nữ nên sở đã tham mưu đề nghị UBND tỉnh không xóa bỏ tập quán này mà thay vào đó là tuyên truyền, vận động người dân hạn chế số lượng bó củi, tận dụng cây gỗ do gia đình trồng như cây bời lời, bạch đàn… cũng như hạn chế việc giết mổ vật nuôi nhằm ổn định kinh tế gia đình. "Chỉ cần vài bó củi đẹp mang tính giữ phong, thủ lễ là được", ông Bình nói.

  Bảo vệ lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Khảo sát từng gara ô tô******

Ngày 7/5 tới đây, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức tại Sân vận động tỉnh Điện Biên. Đây là sự kiện chính trị rất quan trọng, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế. Nổi bật trong buổi lễ là màn diễu hành, diễu binh của hơn 12.000 người.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã sớm xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khảo sát từng gara ô tô, cây xăng

Theo kế hoạch, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ sẽ huy động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ cùng khối lượng lớn phương tiện kỹ thuật hiện đại, công cụ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm tại tỉnh Điện Biên.

Cụ thể, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã bố trí đảm bảo đủ cơ số phương tiện phục vụ việc di chuyển quân, vũ khí, trang thiết bị phục vụ công tác từ Hà Nội lên Điện Biên, căn cứ vào nhiệm vụ của từng đơn vị trong Bộ Tư lệnh.

Bảo vệ lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Khảo sát từng gara ô tô - 1

Bộ Tư lệnh họp rà soát công tác đảm bảo an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Ảnh: BTL Cảnh vệ).

Trong đó, Phòng Hậu cần đã xây dựng chi tiết phương án sử dụng xe cho từng lực lượng, đảm bảo phương tiện phục vụ công tác tiếp cận, phương tiện ứng trực, phương tiện cơ động và phương tiện tại nơi diễn ra Lễ kỷ niệm. Đồng thời, Phòng cũng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để điều hành xe theo đúng phương án của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm.

Để đảm bảo không để xảy ra sự cố phát sinh ngoài ý muốn, Phòng Hậu cần đã bảo dưỡng 100% phương tiện tham gia phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm tại Điện Biên; chủ động phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông và Cục kỹ thuật nghiệp vụ Bộ Công an kiểm tra an ninh, an toàn toàn bộ hệ thống phương tiện tham gia phương án bảo vệ.

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ cũng đã lựa chọn những cán bộ có nhiều kinh nghiệm lái xe trên những cung đường đèo, dốc và tổ chức tập huấn lái xe nghiệp vụ nâng cao. Quá trình huấn luyện, đơn vị đã chọn những cung đường phức hợp để cán bộ trực tiếp thực hành thuần thục.

Bảo vệ lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Khảo sát từng gara ô tô - 2

Phòng Hậu cần kiểm tra an toàn các phương tiện tham gia phương án bảo vệ tại tỉnh Điện Biên (Ảnh: BTL Cảnh vệ).

Ngoài ra, Trung tá Cao Thế Dân (Phó đội trưởng Đội xe, Phòng Hậu cần) cho biết, đơn vị thậm chí còn đã khảo sát và làm việc trực tiếp với những gara ô tô tại TP Điện Biên, đảm bảo đủ nhân lực phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa xe của Bộ Tư lệnh trong trường hợp bị hỏng hóc khẩn cấp hoặc các xe trong quá trình hoạt động gặp sự cố kỹ thuật; khảo sát các cây xăng gần khu vực diễn ra Lễ kỷ niệm để cung cấp nhiên liệu cho phương tiện của Bộ Tư lệnh đảm bảo chất lượng.

"Quá tải" nơi ngủ nghỉ cho cảnh vệ

Đối với cuộc bảo vệ đặc biệt quan trọng lần này, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ cho biết, địa điểm tổ chức ở xa Trung tâm chỉ huy của đơn vị, điều kiện cơ sở vật chất của địa phương còn hạn chế. Điều này đặt ra những yêu cầu mới trong công tác đảm bảo hậu cần phục vụ cán bộ, chiến sĩ lực lượng cảnh vệ thực hiện nhiệm vụ trong suốt thời gian diễn ra sự kiện quan trọng này. 

Bảo vệ lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Khảo sát từng gara ô tô - 3

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ kiểm tra an toàn hệ thống phương tiện tham gia phương án bảo vệ tại Điện Biên (Ảnh: BTL Cảnh vệ).

Trung tá Nguyễn Thị Phương Lan (Trưởng phòng Hậu cần) nhận định, Điện Biên là một tỉnh miền núi, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, quá trình triển khai công tác hậu cần gặp rất nhiều khó khăn.

"Điển hình là khó khăn về bố trí nơi ăn, ngủ, nghỉ cho cán bộ, chiến sĩ; thời gian chuyển quân vào mùa mưa, tuyến đường di chuyển dài, trơn trượt, đèo dốc; số lượng phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ nhiều, quân số đông...", Trung tá Lan nói.

Trước tình hình đó, lãnh đạo Bộ Tư lệnh đã chỉ đạo Phòng Hậu cần chủ động xây dựng phương án hậu cần đảm bảo an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm.

Trong đó, từng bộ phận được phân công nhiệm vụ cụ thể với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn về người, vũ khí, công cụ, phương tiện... không để hư hỏng, mất mát trong quá trình di chuyển và trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ, sẵn sàng phục vụ chiến đấu khi có tình huống đột xuất xảy ra, không để bị động, bất ngờ.

"Ngay từ đầu năm, đơn vị đã cử 2 đoàn cán bộ đi khảo sát tuyến đường di chuyển quân từ Hà Nội lên Điện Biên; khảo sát từng địa điểm ăn, nghỉ; địa điểm tiếp xăng, địa điểm sửa chữa dọc tuyến đường để đảm bảo an toàn về người, phương tiện và vũ khí và kịp thời khắc phục sửa chữa khi có sự cố xảy ra.

Đơn vị cũng đã phối hợp cùng Công an tỉnh Điện Biên khảo sát điểm tập kết quân, phương tiện, vũ khí; địa điểm tổ chức sự kiện, nơi ăn nghỉ của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ tham gia công tác bảo vệ, nhằm đảm bảo di chuyển lực lượng, phương tiện đến địa điểm tổ chức sự kiện thuận tiện nhất", Thượng tá Nguyễn Thế Khoa, Phó Trưởng phòng Hậu cần, chia sẻ. 

Bảo vệ lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Khảo sát từng gara ô tô - 4

Cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia phương án bảo vệ được kiểm tra sức khỏe (Ảnh: BTL Cảnh vệ).

Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên là một trong những điểm tập kết quân, tuy nhiên, địa điểm này chỉ bố trí được rất ít số phòng, giường cho cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ.

Vì vậy, đơn vị đã phải tận dụng các hội trường của Trung tâm, chủ động thuê, lắp đặt thêm giường 2 tầng, phối hợp với Cục Trang bị và kho vận Bộ Công an trang cấp chăn, màn, gối cho cán bộ chiến sĩ nghỉ, phục vụ sinh hoạt cho cán bộ chiến sĩ.

Để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ, đơn vị đã tổ chức khám bệnh cho toàn bộ số cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo vệ; bố trí đủ nhân lực phục vụ hậu cần; đồng thời chủ động nguồn cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn từ các tỉnh lân cận cho cán bộ chiến sĩ lực lượng cảnh vệ trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Điện Biên..

  Gamuda sở hữu quỹ đất chiến lược phát triển bất động sản thấp tầng tại TP.HCM******

Bao gồm 212 căn nhà phố và biệt thự trên diện tích đất rộng hơn 5 héc-ta cùng với thiết kế tỉ mỉ và quy hoạch tổng thể chất lượng, dự án được kỳ vọng sẽ giải tỏa cơn khát bất động sản liền thổ trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung tại TP.HCM.

Quỹ đất thấp tầng hiếm có tại TP.HCM

Nhiều năm qua, thị trường bất động sản TP.HCM luôn chứng kiến tình trạng khan hiếm quỹ đất sạch, đặc biệt là quỹ đất phát triển nhà ở thấp tầng. Tình trạng khan hiếm kéo dài do những thắt chặt cấp phép mới cho phát triển dự án giai đoạn 2021 - 2030, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở tại thành phố, đặc biệt là các dự án thấp tầng.

"Tiếp nối thương vụ M&A thành công dự án Eaton Park, một dự án chung cư cao cấp tọa lạc tại vị trí đắc địa ở Thành phố Thủ Đức vào năm ngoái, chúng tôi tiếp tục mở rộng danh mục QTP bằng dự án thứ tư này ở Bình Chánh. Với lợi thế về mặt pháp lý, dự án thấp tầng là một cơ hội đầu tư hiếm có, phù hợp với chiến lược QTP của công ty, hướng tới mục tiêu phát triển dự án mới với thời gian phát triển từ 3 đến 5 năm," ông Angus Liew, Chủ tịch của Gamuda Land Việt Nam cho biết.

Vị trí dự án

Hướng tới mục tiêu trở thành Thành phố vào năm 2030, Bình Chánh là một trong những địa điểm tiềm năng của TP.HCM nhằm thí điểm Mô hình Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) - mô hình phát triển lấy cơ sở hạ tầng giao thông công cộng làm nền tảng cho phát triển quy hoạch đô thị của toàn khu vực.

Sở hữu vị trí chiến lược nằm trong khu vực đắc địa tại Bình Chánh, dự án mới của Gamuda Land hưởng lợi đáng kể từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại và tương lai. Dự án sở hữu lợi thế vị trí "vàng", nằm ngay gần nút giao của đường Trần Văn Giàu - tuyến đường kết nối khu trung tâm thành phố qua hai trục đường huyết mạch Quốc lộ 1A và Đại lộ Võ Văn Kiệt, và tuyến đường Vĩnh Lộc - tuyến đường được quy hoạch mở rộng để trở thành trục đường chính, kết nối Bình Chánh với các vùng lân cận vào năm 2028.

Gamuda sở hữu quỹ đất chiến lược phát triển bất động sản thấp tầng tại TP.HCM- Ảnh 1.

Dự án sở hữu lợi thế vị trí "vàng", nằm ngay gần nút giao của đường Trần Văn Giàu - tuyến đường kết nối khu trung tâm thành phố

Hơn nữa, cơ sở hạ tầng khu vực sẽ cải thiện đáng kể khi Đường Vành Đai 3 (cách dự án chỉ khoảng 2,5km) được hoàn thành vào năm 2026. Dự án đường vành đai giúp kết nối dễ dàng dự án mới của Gamuda Land và các tỉnh lân cận (Bình Dương và Long An), qua đó tạo nên đường kết nối thuận lợi tới các khu trung tâm kinh tế và văn hóa trọng điểm. Các dự án cơ sở hạ tầng nổi bật khác tại Bình Chánh bao gồm Tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và Tuyến Metro 3A (Bến Thành - Tân Kiên) cũng có kế hoạch triển khai sớm trong thời gian tới, nhằm kết nối thuận tiện Bình Chánh tới khu vực lân cận và trung tâm thành phố.

Ý tưởng thiết kế

Dự án bao gồm 212 căn nhà phố và biệt thự cao cấp với 4 loại hình sản phẩm được thiết kế độc đáo: Nhà phố truyền thống, Nhà phố sân vườn, Nhà phố phong cách và Biệt thự. Mỗi phong cách thể hiện các yếu tố kiến trúc riêng biệt, được thiết kế để đáp ứng sở thích và lối sống đa dạng.

Gamuda sở hữu quỹ đất chiến lược phát triển bất động sản thấp tầng tại TP.HCM- Ảnh 2.

Dự án bao gồm 212 căn nhà với 4 loại hình sản phẩm được thiết kế độc đáo: Nhà phố truyền thống, Nhà phố sân vườn, Nhà phố phong cách và Biệt thự

Được thiết kế nhằm hướng tới phong cách sống "xanh" với mật độ mảng xanh lên đến 63%, được kiến tạo thành 30 khu tiện ích đa dạng, mang đến không gian sống lý tưởng, đề cao sức khỏe và tinh thần cộng đồng. Từ khu clubhouse đặc quyền, khu vực BBQ ngoài trời thoáng mát, khu vui chơi sôi động dành riêng cho trẻ em, sân bóng rổ hiện đại, đến những khu vườn cộng đồng yên bình với hơn 10 thiết kế cảnh quan khác nhau, nơi cư dân có thể tái tạo năng lượng giữa thiên nhiên qua vườn mưa, vườn trồng rau, lối đi bộ thư giãn, đường chạy bộ rèn luyện sức khỏe, khu vực vui chơi dành cho thú cưng,... Bằng cách kết hợp các thiết kế sinh thái đặc trưng của chúng tôi, dự án mang đến lối sống thân thiện với môi trường, một bầu không khí trong lành và môi trường sống yên bình để cư dân thư giãn sau những căng thẳng thường nhật.. Hơn nữa, cư dân sẽ được hưởng hàng loạt tiện ích ngoại khu, bao gồm các siêu thị và trung tâm thương mại như Co.op Mart và AEON Mall Bình Tân, trường học và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các phòng khám và bệnh viện quốc tế gần đó như Bệnh viện Quốc tế City,…

Với phân khúc và mức giá hấp dẫn, dự án sẽ trở thành lựa chọn hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm một phong cách sống an lành với đầy đủ mọi tiện nghi hiện đại. Theo nghiên cứu của Savills, do nhu cầu về nhà ở liền thổ tiếp tục tăng trong khi nguồn cung lại khan hiếm, phân khúc này tại TP.HCM hiện có tốc độ tăng trưởng giá khá cao, trung bình khoảng 20% mỗi năm trong vòng 5 năm vừa qua.

Gamuda sở hữu quỹ đất chiến lược phát triển bất động sản thấp tầng tại TP.HCM- Ảnh 3.

"Với sự khan hiếm của nguồn cung bất động sản thấp tầng trong năm 2024, chúng tôi dự kiến dự án tại Bình Chánh sẽ thu hút sự quan tâm đáng kể", ông Angus Liew cho biết. "Dự án sẽ nhắm vào các quản lý cấp cao, chủ doanh nghiệp, các gia đình với nhu cầu ở tại những dự án chất lượng với các tiện ích đầy đủ và hiện đại, cùng những nhà đầu tư tìm kiếm bất động sản giá trị".

Sau gần 2 thập kỷ, kiên định với sứ mệnh thay đổi diện mạo và kiến tạo đô thị từ những "vùng đất bị lãng quên", Gamuda Land với tầm nhìn chiến lược và năng lực quy hoạch tổng thể đột phá đã viết nên những câu chuyện đầy cảm hứng tại 2 khu đô thị danh tiếng: Gamuda City (Hà Nội) và Celadon City (TP.HCM).

Đến nay, với phương thức quy hoạch chỉn chu, đột phá và quá trình triển khai chuẩn chỉnh, Gamuda City và Celadon City đã trở thành những khu đô thị lý tưởng, biến đổi diện mạo toàn khu vực, các đô thị vệ tinh khang trang, hiện đại tại cửa ngõ Hà Nội và TP.HCM.

Sau những thành tựu đó, Gamuda Land đã mở ra chương mới trong hành trình kiến tạo những dự án tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam với nhiều dự án lớn tại phía Nam Việt Nam.

  Quy hoạch TP.Nha Trang bao gồm 14 phân khu nào?******

Ngày 31.3, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ đã ký Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040. Theo đó, quy mô lập quy hoạch có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 26.736 ha. Cụ thể, TP.Nha Trang có diện tích khoảng 25.422 ha và một phần H.Diên Khánh có diện tích khoảng 1.314 ha.

Quy hoạch TP.Nha Trang bao gồm 14 phân khu nào?- Ảnh 1.

Quang cảnh TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhìn từ biển

THẾ QUANG

Mục tiêu, phát huy thương hiệu thành phố du lịch nghỉ dưỡng biển đối với quốc gia và quốc tế, thông qua nâng cấp chất lượng không gian và du lịch đô thị, hấp dẫn các nhà đầu tư du lịch đẳng cấp quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác bền vững tài nguyên du lịch hiện có, với nét nổi bật đặc hữu là chuỗi không gian ven biển, không gian đảo và không gian sinh thái; hỗ trợ phát triển dịch vụ hậu cần hàng hải, thương mại - dịch vụ du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường.

Về quy mô dân số, đến năm 2030, TP.Nha Trang có khoảng 630.000 - 640.000 người; đến năm 2040 khoảng 750.000 - 780.000 người.

Về định hướng phát triển, TP.Nha Trang gồm 14 khu vực như sau: 

Khu 1: Khu vực trung tâm ven biển và phía nam sông Cái, diện tích khoảng 676 ha, dân số dự kiến khoảng 140.000 người; là trung tâm du lịch cả nước; trung tâm hành chính - văn hóa - thương mại cấp tỉnh và thành phố.

Quy hoạch TP.Nha Trang bao gồm 14 phân khu nào?- Ảnh 2.

Xây dựng Nha Trang trở thành một thành phố thương mại tài chính tầm vóc quốc gia và khu vực Đông Nam Á

THẾ QUANG

Khu 2: Khu vực sân bay Nha Trang cũ và vùng phụ cận, diện tích khoảng 263 ha, dân số dự kiến khoảng 23.200 người; là trung tâm dịch vụ du lịch, văn phòng, thương mại - tài chính vùng nam Trung bộ.

Khu 3: Khu vực phường Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, diện tích khoảng 640 ha, dân số dự kiến khoảng 60.500 người; là trung tâm dịch vụ du lịch biển, dịch vụ cảng biển du lịch vùng Nam Trung bộ.

Khu 4: Khu vực phía tây đường Lê Hồng Phong, diện tích khoảng 501 ha, dân số dự kiến khoảng 70.000 người; là khu đô thị mới đan xen khu dân cư hiện trạng cải tạo chỉnh trang.

Khu 5: Khu đô thị ven biển, phía đông đường sắt - từ bắc sông Cái đến mũi Kê Gà, diện tích khoảng 1.212 ha, dân số dự kiến khoảng 108.800 người; là khu trung tâm đô thị hiện hữu, dịch vụ du lịch ven biển.

Khu 6: Khu vực từ phía nam núi Cô Tiên (nhỏ) đến phía bắc núi Hòn Ngang (núi Cô Tiên lớn), diện tích khoảng 1.631 ha, dân số dự kiến khoảng 16.100 người; là khu trung tâm đô thị hiện hữu, dịch vụ du lịch ven biển.

Khu 7: Khu vực đô thị phía bắc sông Cái và khu vực Hòn Nghê, diện tích khoảng 1.316 ha, dân số dự kiến khoảng 47.600 người; là trung tâm giáo dục, y tế, dịch vụ nước khoáng nóng.

khu 8: Khu vực đô thị phía tây Nha Trang, diện tích khoảng 1.584 ha, dân số dự kiến khoảng 109.300 người; là trung tâm khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, đào tạo mới.

Khu 9: Khu vực phía nam đường Phong Châu và khu vực núi phía tây sông Tắc, diện tích khoảng 1.966 ha, dân số dự kiến khoảng 82.300 người; là khu đô thị - trung tâm hành chính mới, dịch vụ du lịch sinh thái núi, dịch vụ y tế vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên.

Khu 10: Khu vực Phước Đồng - Hòn Rớ - phía bắc núi Cù Hin, diện tích khoảng 4.626 ha, dân số dự kiến khoảng 64.100 người; là trung tâm giáo dục, thể dục thể thao và dịch vụ du lịch sinh thái.

Khu 11: Khu vực Đồng Bò - Trảng É, diện tích khoảng 810 ha, dân số dự kiến khoảng 11.000 người; là khu công nghiệp và dịch vụ logistics.

Khu 12: Khu vực phía tây bắc quốc lộ 1 - thuộc xã Vĩnh Phương, diện tích khoảng 2.522 ha, dân số dự kiến khoảng 8.900 người; là khu vực làng xóm hiện trạng cải tạo, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Khu 13: Khu vực xã Vĩnh Lương - phía bắc núi Hòn Ngang, diện tích khoảng 3.828 ha, dân số dự kiến khoảng 28.200 người; là khu dân cư hiện hữu, cải tạo, chỉnh trang kết hợp du lịch sinh thái núi.

Khu 14: Khu vực biển thuộc vịnh Nha Trang, biển ven bờ xã Vĩnh Lương và các đảo thuộc TP.Nha Trang, diện tích khoảng 3.848 ha, dân số dự kiến khoảng 10.000 người; là trung tâm dịch vụ du lịch biển đảo quốc gia và quốc tế kết hợp an ninh quốc phòng.

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"tk88 thể thao"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức