Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

mig8 cờ bạc online_vô địch

số đá miền nam

{time   Tác giả: Khánh Thịnh  Chỉnh sửa: Hùng Quốc   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Người thợ mộc hơn 500 ngày chăm con trai ung thư xương: 'Tôi lún nợ rồi'******

Chúng tôi đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 vào một ngày nắng như đổ lửa. Lọt thỏm trong dòng người tay xách nách mang trước cổng bệnh viện là hình ảnh đầy khắc khoải của người cha dìu con trai mất 1 chân đang lê từng bước mệt nhọc trên chiếc nạng sắt. Đó ông Nguyễn Văn Lăng (44 tuổi) và con trai Nguyễn Tiến Anh (17 tuổi) mắc bệnh ung thư xương.

"Vậy mà ba cũng giấu"

Mắt sâu hóm, thâm quầng, đượm buồn miên man, ông Lăng kể về hành trình khi một mình đưa con trai từ H.Gia Nghĩa (Đắk Nông) lên TP.HCM chữa bệnh ung thư xương.

Tháng 9.2022, sau khi Anh đi đá bóng về, thấy chân con sưng tấy và đau nhức kinh khủng ở phần đầu gối, ông Lăng đưa con vào bệnh viện ở tỉnh Đắk Nông thăm khám. 

Bác sĩ chẩn đoán bị bong gân và cấp thuốc cho uống. Sau 1 tháng uống thuốc nhưng cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, ông Lăng đưa con lên điều trị ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Sau khi xét nghiệm mẫu sinh thiết, bác sĩ kết luận ung thư xương giai đoạn 3 và chuyển sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để tiếp tục hóa trị.

Người thợ mộc hơn 500 ngày chăm con trai ung thư xương: 'Tôi lún nợ rồi'- Ảnh 1.

Từ ngày con trai mắc bệnh ung thư xương, ông Lăng dành trọn thời gian chăm sóc con

UYỂN NHI

Ngày nhận được hung tin, ông Lăng như ngã quỵ. Ông không ngờ căn bệnh quái ác khiến ai cũng khiếp sợ lại ập xuống con trai của mình. Gạt hết nước mắt, ông lấy hết những đồng tiền tích cóp bấy lâu nay để chữa trị cho con. “Lúc đó tôi tá hỏa, không tin đó là sự thật vì ung thư là bệnh nặng, coi như “xong", ông Lăng nghẹn ngào.

Sợ con buồn, buộc lòng ông phải giấu con. Vào điều trị ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, khi vô toa thuốc đầu tiên, Anh đã biết mình mắc ung thư, nhưng chỉ nói với ba một câu: “Vậy mà ba cũng giấu". Cậu nói với ba nhẹ tênh như cách mà Anh đối diện với những cơn đau dày vò thể xác gần 2 năm qua.

Những ngày đầu tiên chiến đấu với ung thư xương, những cơn đau khiến Anh mệt lả, thậm chí không còn sức để kêu. Rồi những cơn đau thắt dữ dội khiến Anh phải quỳ rạp xuống nền nhà, nằm mãi không thể nhấc người lên. Dù vậy cậu vẫn phải cố gắng ăn kể cả khi buồn nôn.

Người thợ mộc hơn 500 ngày chăm con trai ung thư xương: 'Tôi lún nợ rồi'- Ảnh 2.

Anh phải cắt bỏ một bên chân do bệnh ung thư xương

UYỂN NHI

Đã có lúc, Anh ngồi thất thần bên cửa sổ phòng bệnh, mồ hôi toát ra nhễ nhại sau một ngày vật lộn với bệnh tật và chỉ ước mình không chịu nhiều đau đớn như thế.

Tối đến, Anh trằn trọc thức hoài đến khuya mới ngủ được một lát. Vì thế mà khuôn mặt Anh trở nên gầy gò, hốc hác, tóc rụng từng mảng nên em phải cạo đầu. Nhìn con như vậy nhưng ông Lăng không biết làm cách nào cho con đỡ bệnh.

"Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc"

Tháng 7.2023, sau 2 cuộc phẫu thuật, Anh bị cắt bỏ đoạn chân phải. Theo phác đồ điều trị, Anh đã truyền 11 đợt hóa chất, mỗi đợt kéo dài 1 tháng. Giữa những đợt truyền thuốc, Anh được nghỉ 15 - 20 ngày. Đến nay sức khỏe của Anh dần ổn định và chuyển qua giai đoạn duy trì.

Tôi lún nợ rồi, các khoản vay cũng gần 500 triệu đồng, bây giờ không thể vay được nữa. Nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, phải ráng làm, xoay xở để điều trị cho con

Ông Nguyễn Văn Lăng

Anh là con út trong gia đình có 2 anh em. Ông Lăng và vợ ly hôn khi Anh được 6 tuổi. Ông và con từ Hà Nội chuyển vào Đắk Nông sinh sống. Ông làm thợ mộc nhưng công việc không ổn định vì tùy vào đơn đặt hàng, trung bình kiếm được 400.000 - 500.000 đồng/ngày. Nhưng từ ngày Anh mắc bệnh ung thư xương, ông bỏ hết việc lên TP.HCM chăm con. Để có tiền chữa trị cho con, ông vay mượn khắp nơi, mỗi ngày sống nương nhờ vào bếp cơm từ thiện và nhà trọ miễn phí.

Tính ra cũng hơn 500 ngày bám trụ tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, giờ sức cùng lực kiệt nên ông Lăng không còn biết bấu víu vào đâu, muốn đi vay cũng không có nơi nào dám cho vay vì chẳng còn tài sản gì để thể chấp. 

"Tôi lún nợ rồi, các khoản vay cũng gần 500 triệu đồng, bây giờ không thể vay được nữa. Nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, phải ráng làm, xoay xở để điều trị cho con", ông Lăng chia sẻ.

Chúng tôi được sự đồng ý của ông Lăng trong việc sử dụng hình ảnh cho bài viết, như là một sự chia sẻ và cổ vũ tinh thần cho cha con ông vượt qua những tháng ngày gian nan chống chọi bệnh tật nan y.

Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi mong bạn đọc có lòng chia sẻ với nhân vật, có thể liên hệ ông Nguyễn Văn Lăng (ba của Nguyễn Tiến Anh) qua số điện thoại 0975877419.

Số tài khoản Nguyễn Văn Lăng 8800064908 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Mong có chân giả

1 năm sau khi chân phải của Anh bị cắt đến trên đầu gối do ung thư xương, ba phải cõng Anh mỗi khi di chuyển. Sau khi vết thương lành hẳn, Anh mới tập chống nạng đi được. Tâm sự với chúng tôi, Anh nói ở tuổi đẹp nhất đời người, mất đi chân phải, Anh không tránh khỏi những mặc cảm, tự ti.

Nhưng Anh nhanh chóng lấy lại thăng bằng trong suy nghĩ, an ủi bản thân cố gắng vượt qua. “Em nghĩ đến ba ngày đêm lo chạy chữa cho em. Nên em cần phải sống lạc quan, tích cực. Cánh cửa này khép lại thì một cánh cửa mới sẽ mở ra, mất đi một chân nhưng em được sống lâu hơn thì em sẵn sàng đón nhận", Anh nói.

Dù vậy, khi bắt đầu cuộc sống mới chỉ còn 1 chân thật không dễ dàng. Anh tìm cách tập đi chân giả 5 ngày/tuần. Khó khăn nhưng Anh nói mình không bao giờ bỏ cuộc, không ngừng vươn lên, mong làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho ba.

Người thợ mộc hơn 500 ngày chăm con trai ung thư xương: 'Tôi lún nợ rồi'- Ảnh 3.

Dù phải đối mặt với căn bệnh quái ác nhưng Anh luôn lạc quan

UYỂN NHI

Khi tôi hỏi mong muốn của Anh là gì? Anh nở nụ cười vui sướng: “Em đang thực hiện mong muốn của mình là tập chân giả để được trở lại trường học. Bác sĩ nói nếu tập tốt em sẽ được gắn chân giả và xuất viện sớm”.

Hỏi về ước mơ của mình, gương mặt Anh buồn bã rồi im bặt. Mãi Anh mới cho hay: “Em ước mơ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh hiểm nghèo như em. Nhưng từ ngày bị bệnh ung thư xương và mất 1 chân, em không dám nghĩ đến ước mơ của mình nữa”.

Theo ông Lăng, chi phí để lắp chân giả cho Anh gần 50 triệu đồng, hiện tại ông chưa biết xoay đâu ra tiền để lắp chân giả cho con.

Còn rất nhiều phận đời đáng thương khi phải đối mặt với căn bệnh ung thư quái ác. Chỉ khi đặt chân vào bệnh viện, mới thấu hiểu được cảnh những người bệnh hằng ngày phải chịu đựng nỗi đau thể xác, những gia đình khánh kiệt vì bệnh tật vẫn nỗ lực “bám víu" để điều trị cho con cái của mình.

Ung thư xương là gì?

Theo bác sĩ nội trú Hoàng Lê Minh, Bệnh viện K Trung ương, ung thư xương là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư. Tỷ lệ chưa tới 1% trong toàn bộ bệnh ung thư, phụ thuộc vào lứa tuổi. Ung thư xương hay gặp ở người trẻ 12 - 20 tuổi, chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng lứa. Trẻ nam gặp nhiều hơn nữ.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các khối u thường bắt đầu ở phần cuối của xương dài, nơi mô mới hình thành khi xương phát triển. Các vị trí phổ biến nhất để khối u phát triển là ở cánh tay và chân, đặc biệt là quanh khớp gối và khớp vai.

Mặc dù ban đầu cơn đau tại vị trí khối u có thể đến rồi đi, nhưng NHS cho biết cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng và liên tục hơn, đặc biệt là vào ban đêm.

Theo Sarcoma UK - tổ chức về ung thư xương của Anh, bệnh tiến triển từ từ, triệu chứng không rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn với chấn thương thể thao.

Ung thư xương có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Đôi khi cần phải cắt cụt chi, nếu ung thư đã lan ra ngoài xương đến các mạch máu, dây thần kinh hoặc nếu không thể cắt bỏ phần ung thư, theoDaily Mail.

  Apple xác nhận việc đóng ứng dụng nền có thể làm hao pin iPhone******

Nhiều người dùng iPhone có thói quen vuốt để đóng ứng dụng Tin nhắn ngay sau khi mở ứng dụng này để đọc hoặc gửi tin nhắn. Họ cho rằng điều này sẽ giúp tiết kiệm pin cho iPhone, tuy nhiên thực tế không phải vậy mà ngược lại nó không chỉ làm làm giảm thời lượng pin mà thậm chí còn làm chậm điện thoại. Điều này được đưa ra dựa trên thông tin mới nhất của Apple.

Apple xác nhận việc đóng ứng dụng nền có thể làm hao pin iPhone- Ảnh 1.

Đóng ứng dụng sau khi sử dụng trên iPhone không chỉ không tiết kiệm pin mà còn làm điện thoại chậm đi

BGR

Cụ thể, nhà sản xuất iPhone cho biết người dùng chỉ nên đóng một ứng dụng nếu nó "không có phản hồi hoặc bị treo". Công ty tin rằng không có lý do gì để tiếp tục đóng ứng dụng và mở lại sau đó vài phút.

Thông báo của Apple được đưa ra nhằm giải quyết những hiểu lầm mà người dùng iPhone gặp phải khi cho rằng các ứng dụng này liên tục làm cạn kiệt pin ở chế độ nền. Theo Apple, iOS và chip trên thiết bị của hãng có thể quản lý các tác vụ nền rất tốt đến mức ứng dụng đó gần như bị đóng băng nhưng sẵn sàng tải ngay tại nơi mà người dùng dừng lại và chuyển sang mở một ứng dụng khác.

Mặt khác, nếu người dùng đóng một ứng dụng và sau đó mở lại, iPhone sẽ phải trải qua quá trình tải lại ứng dụng đó từ đầu và dẫn đến việc tiêu tốn nhiều pin hơn về lâu dài. Đây là lý do tại sao người dùng không nên tắt các cửa sổ ứng dụng mà thay vào đó sử dụng một số mẹo tiết kiệm pin khác như cập nhật phần mềm mới, giảm độ sáng màn hình bằng cách sử dụng tính năng điều chỉnh độ sáng tự động, luôn để iPhone ở chế độ Wi-Fi vì mạng dữ liệu di động kém có thể làm hao pin, bật chế độ năng lượng thấp…

  70 năm sau chiến thắng lịch sử, Điện Biên Phủ trỗi dậy phát triển mạnh mẽ******

70 năm sau chiến thắng lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, Điện Biên Phủ ngày nay là một thành phố hơn 80.000 dân (Video: Minh Quang - Ngọc Tân).

  Bơi 100 km trong 2 ngày giúp bé gái sơ sinh bị bỏ rơi hoại tử ruột.… 'được sống'******

Tinh thần thể thao làm nên điều ý nghĩa

Kim Diệu là một trong 4 trẻ sinh non ở tuần thai thứ 31 - 33, được ông Bùi Công Hiệp – người sáng lập Cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên Thần (TP.Thủ Đức) nhận nuôi từ tháng 7.2023. Vì sinh non, sức khỏe kém nên vừa về mái ấm được ít hôm, các bé phải nhập viện.

Riêng Kim Diệu bị hoại tử một đoạn ruột phải mang hậu môn giả, 4 tháng trải qua 3 lần phẫu thuật. Là "con bỏ rơi", chưa kịp làm giấy khai sinh nên các bé không có bảo hiểm.

"Dù biết khó khăn nhưng khi tôi quyết nhận nuôi các bé thì phải lo đến cùng. Viện phí, tiền thuê bảo mẫu và tã, sữa của 4 bé hơn 600 triệu đồng, riêng Kim Diệu hơn 200 triệu đồng", ông Hiệp nói.

Là cựu vận động viên bơi tuyển quốc gia, Lương Ngọc Duy (38 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) cùng nhóm "Bơi và những người bạn" đến mái ấm dạy bơi cho những đứa trẻ ở đây từ tháng 4 năm ngoái. Chứng kiến cô bé Kim Diệu nhỏ xíu nhưng có sức sống mãnh liệt, Duy quyết định dùng đam mê, nghề nghiệp của mình bơi 100 km gây quỹ, giúp mái ấm bớt phần nào chi phí.

Duy thăm bé Kim Diệu tại mái ấm trước hôm diễn ra sự kiện bơi 100 km, chiều 19.4.

Duy thăm bé Kim Diệu tại mái ấm trước hôm diễn ra sự kiện bơi 100 km, chiều 19.4.

Phan Diệp

Xúc động hành trình bơi 100 km quyên góp 300 triệu đồng: Viết tiếp câu chuyện diệu kỳ

Bơi 100 km trong 2 ngày giúp bé gái sơ sinh bị bỏ rơi  hoại tử ruột.… 'được sống'- Ảnh 2.

Những sải tay đầu tiên trong hành trình bơi 100 km trong 2 ngày, sáng 20.4.

Phan Diệp

Duy từng bơi nhiều chặng đường dài, như: 100 km trên biển trong 6 ngày hay 53 km trong 24 tiếng... Tuy nhiên, 100 km trong 2 ngày là điều anh chưa từng làm.

"Đây là một thử thách khó, tôi muốn chinh phục để thể hiện sự quyết tâm giúp bé Kim Diệu của mình. Mong cộng đồng biết đến một cô bé bị bỏ rơi, bệnh nặng nhưng em rất khát sống", Duy chia sẻ.

Đồng hành với Duy có anh Nguyễn Văn Thuỷ (biệt danh Thuỷ Béo, 47 tuổi) - chủ nhiệm CLB bơi Mũ Đỏ ở Hà Nội và VĐV Paragame bơi lội Hán Quang Thoại cùng bơi tại hồ của mái ấm Thiên Thần. Ngoài ra, còn có hàng chục cựu VĐV, người yêu bơi lội cũng đến bơi ủng hộ tinh thần 3 người đàn ông chinh phục cự ly 100 km.

Trước đó, giải bơi online do trang web VietRace365 tổ chức, đã thu hút hơn 100 người tham gia, cùng góp quỹ cho bé Kim Diệu. Tất cả thông tin chuyển khoản của cộng đồng đều được công khai minh bạch tại app Thiện Nguyện của ngân hàng Quân đội - MB bank.

Hôm đầu tiên, Duy bơi xuyên đêm, lần nghỉ ngơi dài nhất khoảng 30 phút rồi lại xuống hồ.

Hôm đầu tiên, Duy bơi xuyên đêm, lần nghỉ ngơi dài nhất khoảng 30 phút rồi lại xuống hồ.

Phan Diệp

Quyết tâm, nhiệt tình... sẽ làm nên tất cả

8 giờ 30 phút, ngày 20.4, khởi động xong, Duy hô lớn: "1,2,3 bắt đầu", rồi cùng những người bạn nhảy xuống hồ bơi, thực hiện thử thách với sự tự tin và quyết tâm lớn nhất.

"2 ngày để bơi 100 km là quá khắc nghiệt. Tôi chưa từng thấy ai thực hiện thử thách như vậy cả. Tôi xúc động, nhưng vô cùng lo lắng vì hồ bơi 25 m rất ngắn, bơi xoay vòng liên tục thì chóng mặt lắm. Nhiều người khuyên chọn hồ dài hơn nhưng thầy Duy muốn bơi ngay tại hồ của mái ấm", ông Hiệp kể.

Để tiếp thêm tinh thần, những đứa trẻ ở mái ấm là học trò của Duy và VĐV Hán Quang Thoại cũng xuống hồ, bơi mỗi ngày vài km.

Duy sử dụng đồ bơi giữ nhiệt, ống thở giúp cổ đỡ mỏi trong đêm đầu tiên.

Duy sử dụng đồ bơi giữ nhiệt, ống thở giúp cổ đỡ mỏi trong đêm đầu tiên.

Phan Diệp

Trong hồ, lúc có nhiều người bơi đồng hành, lúc chỉ có một mình Duy.

Trong hồ, lúc có nhiều người bơi đồng hành, lúc chỉ có một mình Duy.

Phan Diệp

Ông bố của 132 đứa trẻ ở mái ấm Thiên Thần ngủ gục cạnh hồ bơi khi thức canh chừng Duy và những người bơi 100 km.

Ông bố của 132 đứa trẻ ở mái ấm Thiên Thần ngủ gục cạnh hồ bơi khi thức canh chừng Duy và những người bơi 100 km.

Phan Diệp

Trung bình, cứ bơi khoảng 3 km Duy tạm nghỉ để tiếp nước; bôi kem dưỡng ẩm vào nách, bẹn để giảm ma sát. Dù đã chuẩn bị tốt về thể lực và tinh thần suốt cả tháng nay nhưng anh vẫn thuê xe cấp cứu và điều dưỡng túc trực tại mái ấm, phòng có sự cố.

Hôm đầu tiên, Duy chỉ lên bờ khi cần đi vệ sinh, ăn uống. Đến đêm, trong khi anh Thuỷ được ngủ khoảng 3 tiếng còn VĐV Hán Quang Thoại về nghỉ dưỡng sức để sáng hôm sau dự một giải của TP.HCM thì Duy vẫn bơi một mình tại hồ.

Gần 12 giờ, sau khi các con đã ngủ ngoan, ông Hiệp ngồi trên ghế cạnh hồ bơi để canh chừng. Ông Hiệp có lúc mệt quá thiu thiu ngủ, nghe mặt hồ im ắng, ông giật mình sợ "nhỡ có chuyện gì".

"Thấy Duy đang lên bờ uống nước, tôi mới thở phào", ông Hiệp chia sẻ.

"Trong hành trình này, điều tôi sợ nhất là bơi ban đêm, sau khi lên bờ tạm nghỉ, lúc vừa xuống hồ lại thấy có hơi lạnh chạy dọc sống lưng rất khó chịu", Duy nói.

Anh Nguyễn Văn Thuỷ (Thuỷ Béo) thăm bé Kim Diệu.

Anh Nguyễn Văn Thuỷ (Thuỷ Béo) thăm bé Kim Diệu.

Phan Diệp

Khoảng 9 giờ sáng hôm thứ 2, ngày 21.4, Duy bơi được 50 km và tự tin sẽ hoàn thành 100 km trong 2 ngày. Nhưng mọi thứ không như tính toán, đêm đó, người Duy nóng ran, phải uống hạ sốt nên quyết định dừng lại, ngủ đến sáng hôm sau để lấy sức.

Sáng 22.4, anh Thuỷ là người đầu tiên cán đích 100 km. Vội vàng trao hơn 70 triệu đồng của thành viên CLB Mũ Đỏ ủng hộ Kim Diệu, anh Thuỷ chuẩn bị hành lý để bay về Hà Nội trong ngày.

"Sự kiện bơi 100 km vì bé Kim Diệu rất ý nghĩa. Tôi rất xúc động về tình cảm của bố Hiệp dành cho các bé và các anh chị em đã bơi đồng hành, tiếp sức để chúng tôi hoàn thành thử thách khó khăn này. Với sự yêu thương của cộng đồng, mong Kim Diệu sẽ có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh", anh Thuỷ cho biết.

Sau khi dự giải bơi và đạt 2 huy chương vàng trở về, VĐV Hán Quang Thoại tiếp tục chinh phục cùng Duy 100 km. Anh chia sẻ: "Tôi thực hiện thử thách để thể hiện sự quyết tâm giúp bé Kim Diệu. Ngoài ra, đây cũng là dịp để một người khuyết tật như tôi "vượt lên chính mình".

Đến chiều, lúc 15 giờ 30 phút, tức sau 55 tiếng, Duy và Thoại cùng nhau bơi về đích trước sự cổ vũ của những học trò ở mái ấm. Dù không hoàn thành mục tiêu trong 48 tiếng như dự định cả 2 cảm thấy hài lòng vì đã cố gắng hết sức, giữ được sức khoẻ, an toàn cho bản thân.

VĐV Paragame Hán Quang Thoại chinh phục 100 km, chiều 22.4.

VĐV Paragame Hán Quang Thoại chinh phục 100 km, chiều 22.4.

Phan Diệp

"22.4 là ngày sinh nhật của mình. Mình sinh năm 1986, nên đã tặng riêng bé số tiền 86 triệu đồng như một cách đón tuổi mới thêm ý nghĩa. Tổng số tiền quyên góp được sau sự kiện bơi 100 km vì Kim Diệu được hơn 300 triệu. Mình biết ơn cộng đồng, đặc biệt là 2 người anh em cùng mình chinh phục 100 km lần này", Duy nghẹn giọng.

Duy tâm sự bản thân có nhiều điều muốn nói, nhưng không biết diễn tả bằng lời như thế nào. Ông Hiệp thì ví điều Duy và những người bạn vừa làm chẳng khác gì một câu chuyện cổ tích.

"Kim Diệu và mái ấm Thiên Thần nợ thầy Duy và cộng đồng một công ơn rất lớn. Không chỉ vì góp được một số tiền mà việc bơi 100 km còn truyền lửa cho 132 đứa con của tôi có thêm ý chí, nghị lực và sự quyết tâm", ông Hiệp rơi nước mắt, cười hiền lành cạnh mặt hồ êm êm.

  Ấn tượng trước khả năng của pin cát cải tiến******

Theo TechSpot, trước đây giới khoa học đã tạo ra sự kinh ngạc với pin nước, giờ đây tiếp tục là một loại pin mới thậm chí còn ấn tượng hơn. Cụ thể, một công ty khởi nghiệp Phần Lan có tên Polar Night Energy đã huy động thành công 7,6 triệu Euro (tương đương 8,2 triệu USD) để phát triển công nghệ pin cát độc đáo của họ.

Công nghệ này sử dụng cát hoặc vật liệu giống cát làm môi trường lưu trữ năng lượng dưới dạng nhiệt, có tiềm năng trở thành giải pháp lưu trữ năng lượng tái tạo hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Ấn tượng trước khả năng của pin cát cải tiến- Ảnh 1.

Pin cát là một bước đột phá mới trong lĩnh vực năng lượng

CHỤP MÀN HÌNH TECHSPOT

Pin cát hoạt động bằng cách sử dụng cát được nung nóng đến hơn 1.000 độ C để lưu trữ năng lượng dư thừa từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. Khi cần, nhiệt được giải phóng từ cát để cung cấp năng lượng cho các mục đích khác nhau như sưởi ấm, làm mát hoặc sản xuất điện.

Lợi thế chính của pin cát là sử dụng vật liệu rẻ tiền và sẵn có, đồng thời có thể được xây dựng ngầm dưới đất, tiết kiệm diện tích và phù hợp với các khu vực có giá trị bất động sản cao.

Polar Night Energy đã lắp đặt hệ thống pin cát đầu tiên của họ ở Phần Lan vào năm 2022, với công suất sưởi ấm 100 kW và dung lượng 8 MWh. Hiện công ty hợp tác để xây dựng một hệ thống cải tiến với quy mô công nghiệp ở Pornainen thuộc Phần Lan, dự kiến có thể lưu trữ 100 MWh nhiệt năng và cung cấp 1 MW công suất sưởi ấm, đủ cho cả một thị trấn tại quốc gia này trong vòng một tuần.

Công nghệ pin cát của Polar Night Energy hứa hẹn sẽ mang đến giải pháp lưu trữ năng lượng tái tạo hiệu quả và linh hoạt, góp phần thúc đẩy việc sử dụng năng lượng xanh và giảm thiểu tác động môi trường.

  Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ******

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 1

Bức tượng Đức Linh Lang Đại vương trong miếu Bảo Hà những ngày Xuân Nhâm Dần 2022.

Báu vật của làng

Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) không chỉ nổi tiếng gần xa với nghề múa rối, tạc tượng truyền thống mà còn bởi có một bức tượng Đức Linh Lang Đại vương có thể chuyển động, đứng lên ngồi xuống vô cùng độc đáo thờ trong miếu Bảo Hà.

Ngôi miếu này còn có tên là Tam xã thượng đẳng từ bởi là tài sản chung của người dân 3 thôn: Bảo Động, Hà Cầu và Mai An ở xã Đồng Minh. Bên cạnh thờ Đức Linh Lang Đại vương, miếu còn thờ cụ Nguyễn Công Huệ, ông tổ nghề tạc tượng ở Bảo Hà.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 2

Nhiều người đến miếu Bảo Hà vì tò mò muốn được chiêm ngưỡng bức tượng có thể chuyển động đứng lên, ngồi xuống.

Nhiều du khách thập phương khi ghé thăm nơi đây không bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng độc nhất vô nhị này. Bức tượng tạc nét mặt khôi ngô, có hồn như người thật, vai khoác hoàng bào, tay cầm văn tự ngồi trên ngai, có thể đứng lên nhẹ nhàng rồi lại ngồi xuống từ từ như người thật.

Qua tìm hiểu được biết, bí mật sự chuyển động này nằm ở cánh cửa bên phải điện thờ với hệ thống truyền lực kéo - đẩy nối giữa cánh cửa với tượng. Khi mở cánh cửa thì bức tượng dần đứng lên nhưng khi khép cửa lại thì bức tượng lại trở về tư thế ngồi ban đầu.

Bức tượng là sự sáng tạo tài tình của cha ông, kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật tạc tượng và nghệ thuật múa rối. Những nghệ nhân xưa đã sử dụng cách chuyển động trong múa rối để "thổi hồn" vào bức tượng tạo nên sự kỳ lạ, độc đáo.

Cận cảnh bức tượng đứng lên, ngồi xuống như người thật trong ngôi miếu cổ.

Bức tượng độc đáo này là "của hiếm" ở Việt Nam. Người dân địa phương coi đây là một báu vật và luôn bày tỏ niềm tự hào khi sở hữu một cổ vật là tinh hoa của làng nghề tạc tượng truyền thống.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bức tượng đứng lên, ngồi xuống đầu tiên đã bị phá hỏng khá nặng, hiện được lưu giữ trong hậu cung của miếu nhưng được che vải đỏ, bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ những vị chức sắc quan trọng của địa phương mới được lại gần. Sau này, dân làng quyết định tạc thêm một tượng Đức Linh Lang Đại vương giống với pho tượng cũ để cho mọi người chiêm bái như hiện nay.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 3

Một bức tượng tạc Đức Linh Lang Đại vương thờ ở bên ngoài được đánh giá vô cùng tinh xảo, đẹp mắt.

Theo thần phả, Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông sinh năm Giáp Thìn (1064), được đặt tên là Hoằng Chân. Linh Lang được sinh ra tại làng Trị Chợ, Thủ Lệ (quận Ba Đình, Hà Nội ngày nay). Khi giặc Tống xâm lược nước ta, hoàng tử đã cầm quân chống giặc.

Trong một đợt hành quân, ngài đã tới trang Linh Động (làng Bảo Hà ngày nay) dựng đồn binh, luyện tập binh sĩ, tuyển mộ quân. Lúc ngài mất, dân làng xây miếu thờ ngay trên nền đồn binh xưa. Các triều đại sau như Cảnh Thịnh, Tự Đức, Duy Tân và Khải Định đều phong sắc cho ngài là thượng đẳng thần, còn dân làng Bảo Hà tôn ngài là thành hoàng và tạc tượng thờ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 4

Dân làng Bảo Hà suy tôn Đức Linh Lang Đại vương là thành hoàng làng.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 5

Miếu Bảo Hà còn lưu giữ nhiều cổ vật quý là tinh hoa của làng nghề tạc tượng lâu đời.

Tạc đàn voi từ… 7 hạt gạo nếp

Miếu Bảo Hà là một trong những di tích ở xã Đồng Minh còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc qua nhiều thế hệ của người Linh Động, Hà Cầu xưa. Năm 1991, miếu Bảo Hà được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ngôi miếu do chính bàn tay của những người thợ tài hoa của làng ở thế kỷ 13 chạm trổ có hoa văn tinh xảo, đẽo tạc những bức tượng đẹp được lưu giữ hàng trăm năm qua. Tổ nghề tạc tượng làng Bảo Hà là cụ Nguyễn Công Huệ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 6

Cụ Tổ làng nghề tạc tượng Nguyễn Công Huệ phối thờ trong miếu Bảo Hà.

Tương truyền, cụ Huệ từng bị giặc Minh bắt đi phục dịch ở Quan Xưởng (Trung Quốc). Trong thời gian đó, cụ đã chú tâm học nghề chạm khắc, sơn mài và châm cứu. Đến đời vua Lê Nhân Tông, cụ Huệ trở về quê và dạy nghề tạc tượng cho dân làng.

Những người thợ tạc tượng Bảo Hà xuất sắc như cụ Hoàng Đình Ức, được phong chức Cục phó Cục Tạc tượng, tước Nam vào năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771), Diệu nghệ bá Tô Phú Luật và phải kể đến Kỳ tài hầu Tô Phú Vượng, người gắn liền với giai thoại "7 hạt gạo nếp tạc thành đàn voi".

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 7

Sắc phong cho cụ Tô Phú Vượng, hậu duệ của cụ Tổ Nguyễn Công Huệ.

Tương truyền, vua Lê Cảnh Hưng đã vời ông Vượng vào cung tạc ngai vàng. Sau khi tạc xong ngai vàng, ông sung sướng đã tạo ra một kiệt tác nên ngồi thử. Bị thái giám phát hiện và tâu với nhà vua, ông Vượng bị khép tội "khi quân phạm thượng", nhốt vào ngục tối chờ ngày xử trảm.

Sống trong ngục mấy hôm, ông Vượng cảm thấy buồn tẻ, nhìn những cọng rơm nếp còn sót lại một vài hạt thóc nên đã bóc, chuốt 7 hạt gạo nếp thành 7 con voi với các tư thế khác nhau. Chuyện về đàn voi tí hon truyền đi khắp nơi, nhà vua biết chuyện, cảm phục cái tài của người thợ tạc tượng tài hoa, đã quyết định tha bổng, phong ông Tô Phú Vượng tước Kỳ tài hầu và cho về quê mở mang, lưu truyền nghề nghiệp.

Rất nhiều những bức tượng đẹp trong các ngôi chùa như chùa Mía, chùa Thầy (Hà Nội) tương truyền là do những người thợ tài ba làng Bảo Hà sáng tạo ra. Ngày nay, nhiều hộ dân làng Bảo Hà vẫn lưu giữ nghề tạc tượng, làm con rối mà cha ông để lại.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 8

Các bức tượng do nghệ nhân làng Bảo Hà tạc mang nét riêng biệt rất độc đáo, ấn tượng so với các nơi khác.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 9

Trong miếu còn có một giếng nước hình bán nguyệt được gọi là "mắt rồng". Thời xưa, nếu thả quả bưởi xuống giếng, quả bưởi có thể trôi xa ra tận sông Vĩnh Trinh cách khoảng 500m phía trước miếu. Nhưng hiện nay, do người dân xây nhà nhiều, nên thả quả bưởi chỉ còn trôi xa khoảng 30-40m ra đến cái hồ trước cửa miếu.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 10

Người dân địa phương tự hào và gìn giữ di tích hàng trăm tuổi miếu Bảo Hà.

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"truc tiep mien nam"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức