Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

phim anime tình yêu_Thể THAO vnbet

2024-05-20 13:43:40 tác giả:Đạt Dương nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Làm mới Mũi Né để thu hút du khách******

Nói đến sự phát triển của du lịch Bình Thuận nói chung và Mũi Né nói riêng, năm 2023 là một năm thành công và ấn tượng. Bình Thuận đã tổ chức tốt Năm du lịch quốc gia 2023 với hàng chục sự kiện văn hóa, thể thao biển, thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Lần đầu tiên, Bình Thuận đón 8,35 triệu lượt khách, tổng doanh thu trên 22.300 tỉ đồng; GRDP du lịch đạt 9.750 tỉ, chiếm 9,11% GRDP của cả tỉnh và là một trong 10 tỉnh thành có doanh thu du lịch cao nhất cả nước. Kết quả này nhờ vào nỗ lực của toàn ngành, trong đó phải nói đến hiệu ứng từ Năm du lịch quốc gia 2023 và đặc biệt là vận hành kịp thời của 2 tuyến cao tốc đi qua Bình Thuận.

Tuy nhiên, tại hội nghị nói trên, có nhiều ý kiến trăn trở trước những khó khăn, diễn biến phức tạp của tình hình thế giới; du lịch trong nước chưa thoát khỏi khó khăn do ảnh hưởng từ nhiều thị trường khách lớn và truyền thống. Mục tiêu đón 9,5 triệu lượt du khách trong năm 2024 với doanh thu 25.000 tỉ đồng của ngành du lịch không hề đơn giản.

Để đạt được kết quả đó, ngành du lịch phải tự thân nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong cách làm. Trước mắt là phải tạo ra môi trường du lịch thông thoáng, thuận lợi, điểm đến xanh sạch đẹp để thu hút khách. Phải tạo ra điểm nhấn ấn tượng, tạo sự khác biệt bằng các sản phẩm chất lượng làm hài lòng du khách. Xử lý hài hòa vấn đề giá cả ở các danh lam, thắng cảnh, đặc biệt là vấn đề rác thải, nước thải, an toàn thực phẩm.

Nhờ lợi thế của cao tốc, du khách háo hức trải nghiệm khi thời gian đến Mũi Né được rút ngắn. Nhưng nếu không tạo được sự khác biệt, sản phẩm chất lượng, sẽ gây nhàm chán cho khách. Đặc biệt, do thuận lợi đi lại nhờ cao tốc, có thể du khách chỉ ghé qua Bình Thuận rồi đến địa phương khác, thay vì ở lại lưu trú. Điều này sẽ khiến lượng khách đến thì tăng, nhưng doanh thu không tăng bởi khách chỉ đi qua, tham quan mà không lưu trú, nghỉ lại. Do vậy, việc làm mới du lịch Mũi Né lúc này càng thêm cần thiết. 

Vụ bè nuôi thủy sản trái phép phủ khắp sông Bạch Đằng: Đùn đẩy trách nhiệm******

Liên quan đến vụ việc nhiều hộ dân đến từ tỉnh Quảng Ninh dựng lồng bè nuôi trồng thủy sản trái phép trên sông Bạch Đằng, vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa và lĩnh vực hàng hải, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Viển, Phó chủ tịch UBND H.Thủy Nguyên (Hải Phòng), cho biết đối chiếu với các quy định của pháp luật, trách nhiệm xử lý thuộc về Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng (Cục Hàng hải Việt Nam).

Hàng trăm lồng bè nuôi trồng thủy sản trái phép, phủ gần kín mặt sông Bạch Đằng (H.Thủy Nguyên, Hải Phòng) chưa được cơ quan chức năng nào nhận trách nhiệm, xử lý

Hàng trăm lồng bè nuôi trồng thủy sản trái phép, phủ gần kín mặt sông Bạch Đằng (H.Thủy Nguyên, Hải Phòng) chưa được cơ quan chức năng nào nhận trách nhiệm, xử lý

GIANG LINH

Tuy nhiên, theo ông Viển, phía đơn vị cảng vụ hàng hải vẫn tìm cách chối bỏ trách nhiệm. "Huyện đã tham vấn Sở Tư pháp và soạn công văn báo cáo lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng về việc nêu trên để thành phố chỉ đạo giải quyết", ông Viển nói.

Theo UBND H.Thủy Nguyên, thực hiện chỉ đạo của UBND TP.Hải Phòng tại Văn bản số 2301/VP-TL ngày 8.4.2024 về nuôi trồng thủy sản trên khu vực biên giới biển, huyện này đã phát hiện 5 hộ nuôi trồng thủy sản (hàu), với tổng số 135 bè, diện tích là 102.280 m2, nuôi hàu trái phép trên sông Bạch Đằng thuộc địa phận 2 xã Lập Lễ và Phả Lễ. Các hộ nuôi trồng thủy sản đều chưa được cấp phép hoạt động trong vùng nước cảng biển, lấn chiếm vào luồng hàng hải, hành lang an toàn hàng hải, không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè.

Các lồng bè được làm bằng tre, xốp cột cố định với nhau, neo giữa sông Bạch Đằng, không màng đến an toàn cho những con tàu, thuyền qua lại

Các lồng bè được làm bằng tre, xốp cột cố định với nhau, neo giữa sông Bạch Đằng, không màng đến an toàn cho những con tàu, thuyền qua lại

GIANG LINH

Nhà chức trách H.Thủy Nguyên đã vận động, tuyên truyền, giải thích để các hộ dân nuôi trồng thủy sản hiểu rõ việc dựng bè, dựng chòi nuôi khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là sai; đồng thời nhiều lần ra văn bản, thông báo yêu cầu các hộ tự giác di chuyển các bè nuôi ra khỏi địa giới hành chính của huyện, ra khỏi luồng hàng hải trong khu vực biên giới biển… nhưng đều không có kết quả.

Trước sự việc nói trên, UBND H.Thuỷ Nguyên đã tổ chức làm việc với các cơ quan chức năng và kiểm tra các quy định của pháp luật có liên quan để áp dụng xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ các tài liệu, hồ sơ của các cơ quan chức năng, biên bản làm việc liên ngành ngày 23.4.2024 (gồm: UBND H.Thủy Nguyên, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, Phòng CSGT Công an Hải Phòng, Biên phòng Hải Phòng, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc), kết quả sơ bộ cho thấy, các hộ nuôi trồng thủy sản trên khu vực biên giới biển - sông Bạch Đằng vi phạm trong lĩnh vực hàng hải.

Cụ thể, các hộ trên đã vi phạm khoản 8 điều 1 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28.12.2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng; phạm điểm b khoản 2 điều 19 Nghị định số 142/2017/NĐ-CP ngày 11.12.2017 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

Đối với hành vi vi phạm nêu trên, căn cứ điều 59 và điều 61 Nghị định số 142/2017/NĐ-CP ngày 11.12.2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28.12.2021) việc xử phạt vi phạm hành chính không quy định thẩm quyền của UBND cấp huyện.

Để giải quyết dứt điểm các trường hợp nuôi trồng thủy sản trái phép trên khu vực biên giới biển, UBND H.Thuỷ Nguyên gửi Công văn đề nghị UBND TP.Hải Phòng giao Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng chủ trì, phối hợp với các bên liên quan có trách nhiệm xác định hành vi vi phạm cụ thể, lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi trồng thủy sản trái phép trên sông Bạch Đằng theo quy định.

Về lý do giao cho Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, theo ông Nguyễn Văn Viển cũng như đại diện Phòng CSGT Công an Hải Phòng dự cuộc họp liên ngành ngày 23.4 vừa qua là bởi cảng vụ đang là đơn vị được giao quản lý trực tiếp luồng hàng hải, hành lang an toàn luồng hàng hải dọc tuyến sông Bạch Đằng.

Tuy nhiên, khi PV liên hệ với Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng thì ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc đơn vị này, cho biết UBND TX.Quảng Yên (Quảng Ninh) là đơn vị chủ trì việc xử lý các hộ dân nuôi trồng thủy sản trái phép trên sông Bạch Đằng, còn cảng vụ chỉ là đơn vị phối hợp.

Ngày 25.4, theo ghi nhận của PV Báo Thanh Niên, hàng trăm bè nuôi trồng thủy sản trái phép vẫn chưa được yêu cầu di chuyển, án ngữ gần như toàn bộ mặt nước sông Bạch Đằng, đe dọa an toàn các tàu thuyền qua lại.

Trách nhiệm chính thuộc về Cảng vụ Hàng Hải Hải Phòng?

Ngày 26.4, phản hồi về ý kiến của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Bắc, Phó chủ tịch UBND TX.Quảng Yên, cho biết đơn vị cảng vụ nói vậy không đúng, địa phương chỉ có một phần trách nhiệm là để người dân kéo bè ra sông Bạch Đằng nuôi trồng thủy sản khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép

"Vùng nước sông Bạch Đằng là luồng hàng hải do Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng quản lý nên việc để người dân kéo bè ra nuôi trồng thủy sản, vi phạm quy định về an toàn đường thủy, an toàn hàng hải mà không có biện pháp ngăn chặn sớm thì trách nhiệm chính thuộc về cảng vụ", ông Bắc khẳng định.

Xe bán tải điện đình đám của Tesla 'lãnh án' triệu hồi******

Không lâu sau khi được Tesla phân phối ra thị trường, mẫu xe bán tải chạy hoạt toàn bằng điện - Tesla Cybertruck từng thu hút sự chú ý ngay từ khi xuất hiện, vừa "lãnh án" triệu hồi để khắc phục lỗi liên quan đến bàn đạp ga.

Tesla Cybertruck

Tesla Cybertruck "lãnh án" triệu hồi để khắc phục lỗi liên quan đến bàn đạp ga

Theo đó, sau phản ánh của nhiều khách hàng đến Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) cũng như những chia sẻ trên mạng xã hội, mới đây NHTSA đã phê duyệt chương trình triệu hồi gần 4.000 chiếc Tesla Cybertruck.

Cụ thể, có tổng cộng 3.878 xe nằm trong diện triệu hồi để khắc phục lỗi. Tất cả được xác định sản xuất từ ngày 13.11.2023 - 4.4.2024. Nguyên nhân dẫn đến đợt triệu hồi Cybertruck lần này là do miếng nhựa ốp trên bàn đạp ga có thể bị bung ra và mắc kẹt ở phần trang trí bên trong khi nhấn ga, làm tăng nguy cơ va chạm.

Trước đó, trong quá trình sản xuất Cybertruck, trong quá trình sản xuất cụm bàn đạp ga Tesla đã sử dụng một miếng đệm để ghép phần ốp với bàn đạp ga giúp người dùng dễ thao tác hơn. Tuy nhiên, đó là một thay đổi không phù hợp, khi miếng đệm không dính chặt vào bàn đạp, khiến nó dễ bị bung ra.

Có tổng cộng 3.878 xe nằm trong diện triệu hồi để khắc phục lỗi, được xác định sản xuất từ ngày 13.11.2023 đến 4.4.2024

Có tổng cộng 3.878 xe nằm trong diện triệu hồi để khắc phục lỗi, được xác định sản xuất từ ngày 13.11.2023 đến 4.4.2024

Theo NHTSA, tính đến ngày 15.4 vừa qua, Tesla chưa ghi nhận bất cứ trường hợp va chạm, thương tích hoặc tử vong nào liên quan đến sai sót này. Tesla khẳng định sẽ tiến hành thay thế hoặc sửa chữa cụm bàn đạp ga miễn phí cho các khách hàng.

Mới đây, Tesla Cybertruck đã xuất hiện tại Thái Lan, đây cũng là một trong những thị trường đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á trưng bày mẫu xe bán tải này.

Chính phủ chỉ đạo điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân******

Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2024 của Chính phủ, các bộ ngành, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ theo nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân.

Cụ thể, Bộ Tài chính phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về thuế, phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền ban hành; kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn cần áp dụng trong thời gian tới. Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đời sống của người dân...

Chính phủ chỉ đạo điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân- Ảnh 1.

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân để hỗ trợ đời sống người dân

ĐÀO NGỌC THẠCH

Hiện tại, mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế là 11 triệu đồng và giảm trừ mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng. Đây là mức giảm trừ gia cảnh đã được điều chỉnh và áp dụng từ tháng 7.2020. Tuy nhiên, trên thực tế, mức giảm trừ gia cảnh này đang bị lạc hậu, bất cập trong tính thuế thu nhập cá nhân, khi chi tiêu và cuộc sống ngày càng đắt đỏ. Đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, mức giảm trừ gia cảnh cho chính bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc không thể nào đảm bảo được toàn bộ chi phí ăn uống, học hành, khám chữa bệnh...

Theo khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 4,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 9,5% so với năm 2021. Con số này cao gấp nhiều lần thu nhập bình quân đầu người công bố năm 2006 chỉ ở mức 636.000 đồng (tăng 31,3% so với năm 2004 - thời điểm soạn thảo luật Thuế thu nhập cá nhân). Như vậy, thu nhập của người dân tăng hơn 7 lần trong vòng 16 năm. Trong khi đó, luật Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng từ năm 2007, sau 2 lần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế (từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng và 11 triệu đồng/tháng vào năm 2020) thì mức tăng chưa đến 3 lần.

Ngoài ra, bình quân mỗi người dân chi tiêu năm 2008 khoảng 792.000 đồng/tháng thì tới năm 2020 lên hơn 2,8 triệu đồng/tháng, tương ứng tăng gần 3,6 lần. Như vậy, để đảm bảo duy trì đời sống hiện nay như trước đây, người dân phải chi tiêu nhiều hơn, đồng nghĩa mức giảm trừ gia cảnh ít nhất phải được nâng lên tương ứng.

Cấp phiếu lý lịch tư pháp: Đề xuất tra cứu án tích có trước ngày 1/7/2010******

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện tại Hà Nội, TPHCM và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp đang được Bộ Tư pháp thẩm định.

Phòng Tư pháp được phân quyền tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia (Bộ Tư pháp), Sở Tư pháp trên môi trường điện tử để sử dụng, khai thác thông tin phục vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Trưởng phòng Tư pháp hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm ký phiếu lý lịch tư pháp.

Cấp phiếu lý lịch tư pháp: Đề xuất tra cứu án tích có trước ngày 1/7/2010 - 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 (Ảnh minh họa).

Dự thảo nghị quyết đề xuất việc tra cứu, xác minh thông tin về án tích có trước ngày 1/7/2010 tại cơ quan công an, tòa án và cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng.

Cụ thể, với cơ quan công an, dự thảo đề xuất trong thời hạn 5 ngày (kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của Phòng Tư pháp), công an cấp tỉnh thực hiện tra cứu thông tin về tình trạng án tích của cá nhân và gửi kết quả tra cứu cho Phòng Tư pháp.

Trường hợp phải tra cứu thông tin trong hệ thống hồ sơ, tàng thư của Bộ Công an thì thời hạn không quá 7 ngày. Việc phối hợp tra cứu thông tin với cơ quan công an được thực hiện trên môi trường điện tử.

Nếu đã tra cứu về án tích tại cơ quan công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định cá nhân có hay không có án tích, Phòng Tư pháp liên hệ với tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến cá nhân đó để tra cứu.

Trong thời hạn 5 ngày (kể từ ngày nhận được yêu cầu tra cứu, xác minh của Phòng Tư pháp), tòa án phải gửi kết quả tra cứu cho Phòng Tư pháp.

Đối với trường hợp cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng để tra cứu.

Trong 5 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng phải thực hiện tra cứu và gửi kết quả tới Phòng Tư pháp.

Bộ Tư pháp đề xuất số lượng Phòng Tư pháp được áp dụng thí điểm ít nhất là 1/3 trong tổng số Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện trên địa bàn Hà Nội và TPHCM; riêng tỉnh Nghệ An ít nhất có 5 Phòng Tư pháp được lựa chọn thí điểm.

Bộ Công thương: 'Năm nay không thiếu điện'******

Chiều 29.3, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã chủ trì họp báo thường kỳ  Bộ Công thương.

Bộ Công thương: 'Năm nay không thiếu điện'- Ảnh 1.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tin tưởng mùa khô năm nay sẽ không thiếu điện như năm 2023

H.P

Về cung ứng điện, phóng viên Thanh Niên đặt câu hỏi về lo ngại sẽ tái diễn tình trạng thiếu điện trong mùa khô năm nay và phải cắt điện trên diện rộng như năm 2023.

Ông Nguyễn Thế Hữu, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), cho biết trong quý 1 tiêu thụ điện tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2023 và cao hơn 9,6% theo kịch bản Bộ Công thương. Tuy nhiên, vừa qua, bộ đã tổ chức các đoàn công tác làm việc với các đơn vị điện lực tại các khâu: phát điện - truyền tải điện - phân phối điện và rà soát phương án đảm bảo điện. 

Trên cơ sở đó, Bộ Công thương đang tiếp tục chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tập đoàn, tổng công ty cung cấp đủ nhiên liệu, đặc biệt là than cho nhu cầu sản xuất điện; tăng cường giám sát, kiểm tra tình hình vận hành nhà máy điện, chuẩn bị vật tư để các tổ máy nhiệt điện, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện miền Bắc hoạt động ổn định...

Bộ Công thương cũng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị điều tiết hợp lý các hồ chứa thủy điện, đảm bảo dự phòng công suất điện năng của hệ thống điện ở mức cao nhất có thể trong các tháng cao điểm mùa khô.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng để thiếu điện như năm 2023 là sự cố đáng tiếc. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quan tâm và chỉ đạo khắc phục, trong đó Bộ Công thương được giao giám sát, điều hành cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Theo đó, công tác lập kế hoạch biểu đồ điện đã có sự đổi mới, kế hoạch chuẩn bị nguyên liệu (than, khí) đảm bảo cho sản xuất điện theo từng tháng đã được hoàn thiện.

Bộ Công thương cũng đã ban hành kế hoạch cung ứng điện trong mùa khô, từ tháng 4 - tháng 7 nhưng vẫn rà soát hàng tháng. Như trong quý 1, khi tiêu thụ điện tăng so với dự báo, Bộ Công thương sẽ bàn lại các giải pháp. 

"Chúng tôi có cơ sở để nói rằng trong năm 2024 và những năm tới sẽ không lặp lại thiếu điện như năm 2023", ông Tân nói.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư