Trang chủ

vui123 cup fa_mơ thấy giông bão

大字 日期:2024-05-20 14:50:36 nguồn:Quảng Minh hàng ngày

  Cục Hải quan TP.HCM có tân Cục trưởng******

Cụ thể, ngày 27.3, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn ký ban hành Quyết định số 836/QĐ-TCHQ về việc điều động, bổ nhiệm có thời hạn với ông Nguyễn Hoàng Tuấn - Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ - giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM kể từ ngày 2.4.2024.

Ngày 28.3, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã chủ trì hội nghị và trao quyết định điều động, bổ nhiệm cho Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Hoàng Tuấn.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Cẩn mong muốn trên cương vị mới, ông Nguyễn Hoàng Tuấn sớm bắt tay ngay vào công việc, cùng với các cán bộ chủ chốt của Cục Hải quan TP.HCM ổn định tình hình, đảm bảo thu hút đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.HCM; cùng tập thể lãnh đạo, Đảng ủy Cục Hải quan TP.HCM tiếp nối truyền thống đơn vị, phát huy những mặt mạnh, thống nhất khắc phục những mặt còn hạn chế.

Cục Hải quan TP.HCM có tân Cục trưởng- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Cẩn (Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan), ông Đinh Ngọc Thắng (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) và ông Nguyễn Hoàng Tuấn (Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM) - vị trí thứ 3, 4, 5 từ trái sang - và các lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM tại hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm

HQTPHCM

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn cũng mong muốn các lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Cục Hải quan TP.HCM đồng tâm hiệp lực cùng ông Nguyễn Hoàng Tuấn phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, thống nhất vì nhiệm vụ chung để tiến tới xây dựng Cục Hải quan TP.HCM trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đơn vị anh hùng, đơn vị lớn của ngành hải quan.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, tân Cục trưởng Nguyễn Hoàng Tuấn cho biết, đây là vinh dự và cũng là trọng trách, nhiệm vụ mới đối với bản thân khi giữ vị trí lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM - một đơn vị lớn với biên chế chiếm khoảng 20% trên tổng biên chế toàn ngành. Có khối lượng công việc lớn, tính chất công việc đa dạng, phức tạp.

Trước đó, ngày 27.3, tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm ông Đinh Ngọc Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM - giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Phó Thủ tướng chỉ đạo lập tổ tháo gỡ nguồn cát đắp cho Vành đai 3 TPHCM******

Sáng 1/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì buổi làm việc với các bộ ngành và tỉnh, thành về tình hình vật liệu cát đắp nền cho dự án Vành đai 3 TPHCM. 

Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo lập tổ công tác tháo gỡ thủ tục, đẩy nhanh tiến độ cung cấp cát đắp nền cho dự án Vành đai 3 TPHCM. Thành phần tổ công tác gồm Bộ Tài Nguyên và Môi trường (lãnh đạo bộ này làm tổ trưởng), Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tổ công tác bắt đầu làm việc với các địa phương từ tuần sau (8/4).

Phó Thủ tướng chỉ đạo lập tổ tháo gỡ nguồn cát đắp cho Vành đai 3 TPHCM - 1

Vành đai 3 TPHCM đoạn qua TP Thủ Đức (Ảnh: Hải Long).

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ GTVT cùng các địa phương nghiên cứu việc khai thác cát tại các sông (ở Tiền Giang, Bến Tre) nhằm tạo nguồn cung cấp cát mới cho dự án Vành đai 3 và các dự án trọng điểm khác. Trước ngày 15/4, hai bộ này báo cáo kết quả về Thủ tướng. 

Ông cũng yêu cầu các cơ quan tập trung hoàn thành thủ tục, sớm đưa vào khai thác cát trong quý II năm nay. 

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT cùng các địa phương (Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh...) sớm công bố kết quả thí điểm cát biển làm vật liệu cát đắp nền đường. Bộ GTVT, Bộ Xây dựng có trách nhiệm rà soát, công bố định mức, đơn giá cát biển làm cơ sở để các địa phương hoàn chỉnh thủ tục giao nhà đầu tư khai thác. 

Riêng Bộ Công Thương được yêu cầu báo cáo kết quả nghiên cứu đàm phán nhập khẩu cát xây dựng và cát đắp nền từ Campuchia. 

Báo cáo với Phó Thủ tướng, lãnh đạo TPHCM cho biết, hiện nguồn vật liệu cát đắp nền chưa đáp ứng nhu cầu dự án Vành đai 3. Khó khăn chủ yếu do các tỉnh đang ưu tiên cung cấp cát cho dự án của địa phương và các dự án cao tốc Bắc Nam. Việc hỗ trợ cát cho dự án Vành đai 3 TPHCM là chưa có chủ trương.

Hiện dự án Vành đai 3 qua TPHCM cần khoảng 9,3 triệu m3 cát đắp nền. Các nhà thầu chủ động mua từ nguồn thương mại và đưa về dự án được khoảng 0,4 triệu m3. Thực tế trữ lượng này không đáp ứng kịp tiến độ thi công. 

Dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch cần 0,4 triệu m3 cát, đến nay có 0,05 triệu m3 cát được đưa về công trường. Các nhà thầu dự kiến mua từ nguồn thương mại 0,07 triệu m3, phần còn lại 0,28 triệu m3 chưa xác định được nguồn. 

Phó Thủ tướng chỉ đạo lập tổ tháo gỡ nguồn cát đắp cho Vành đai 3 TPHCM - 2

Công trường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua huyện Củ Chi (Ảnh: Nam Anh).

Còn cao tốc Bến Lức - Long Thành cần 1,75 triệu m3 cát đắp, đã đưa về được 0,97 triệu m3. Dự án cần 0,77 triệu m3 cát để hoàn thành thi công, trong số đó có 0,57 m3 cát sẽ dùng vật liệu khác thay thế như đất, đá dăm... 0,21 m3 cát còn lại chưa xác định được nguồn cung.

Dự án Vành đai 3 đoạn qua TPHCM có 14 gói thầu xây lắp, trong đó 10 gói thầu xây lắp chính, 4 gói thầu phụ trợ phục vụ khai thác vận hành. Đến nay, có 4 gói thầu xây lắp chính (XL3, XL6, XL8, XL9) đang triển khai thi công. 6 gói thầu xây lắp chính khác (XL1, XL2, XL4, XL5, XL7, XL10) đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật, đang lựa chọn nhà thầu.

Tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh thống nhất tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ, chia sẻ cho dự án Vành đai 3 khoảng 6,3 triệu m3 cát.

Tỉnh Bến Tre cũng đang chuẩn bị thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản của các mỏ cát. Sau khi lựa chọn được đơn vị trúng đấu giá quyền khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre sẽ tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần khối lượng cát phục vụ Vành đai 3.

Tỉnh Vĩnh Long cho hay Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã cung cấp cho Ban Giao thông danh sách các mỏ cát để lấy mẫu, kiểm tra chất lượng nguồn cát.

Tuy nhiên, các mỏ đang được phép khai thác trên địa bàn tỉnh có công suất khai thác hàng năm rất hạn chế, không đủ cung cấp cho các dự án trên địa bàn tỉnh. Trong khi tỉnh cũng đang cấp cho các dư án cao tốc. Đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long chưa có chủ trương chấp thuận cung cấp cát cho dự án đường Vành đai 3.

Cô gái duy nhất lái tàu metro Bến Thành******

Đang là giáo viên mầm non đi học văn bằng 2 để chuyển sang làm giáo viên tiểu học, chị Phạm Thị Thu Thảo (36 tuổi) nhìn thấy bản tin tuyển dụng lái tàu metro. 

5 ngày suy nghĩ, chị nộp đơn đăng ký và đây cũng trở thành bước ngoặt của cô giáo khi bắt đầu học, làm việc trong môi trường toàn đấng mày râu.

"Điều khiển đoàn tàu chạy rất sướng"

Chúng tôi hẹn gặp nữ lái tàu Thu Thảo khi chị vừa kết thúc khóa đào tạo thực tế lái tàu điện metro tại Nhật Bản. Chị Thảo gây ấn tượng với vẻ ngoài năng động, tự tin, gương mặt tươi tắn cùng nụ cười duyên dáng.

Chị Thảo là nữ duy nhất trong lớp học kỹ thuật viên lái tàu cho tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vừa kết thúc quá trình đào tạo.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 1.

Đang trong thời gian học văn bằng 2 để đi dạy tiểu học, chị Thảo quyết định đăng ký tuyển dụng đào tạo lái tàu metro

Nhật Thịnh

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

Sau 15 tháng học lý thuyết về động lực hãm đoàn tàu, kết cấu tàu trên máy mô phỏng theo tài liệu của tuyến Cát Linh – Hà Đông để nắm kiến thức cơ bản, chị Thảo cùng lớp học thực hành tại Hà Nội.

"Cảm giác lần đầu tiên ngồi vào cabin điều khiển cần lái rất hồi hộp nhưng khi điều khiển được tàu chạy rồi thì cảm giác rất là sướng, bao nhiêu mong ước nay mình đã thực hiện được", chị xúc động kể.

Với sự hướng dẫn của những người đi trước, nữ lái tàu metro số 1 nhận xét, lái tàu metro khó nhất là dừng, đỗ đúng vị trí. Với ô tô, khi dừng xe, người điều khiển có thể cho dừng bất cứ đâu, nhưng với tàu metro, lái tàu phải dừng đúng vị trí trong sân ga thì cửa tàu mới mở, hành khách mới có thể lên xuống.

Công việc này cho chị Thảo cơ hội là một trong những người đầu tiên trải nghiệm tuyến metro số 1

Nhật Thịnh

Từng ngồi tàu metro ở khoang hành khách mỗi lần tàu chạy thử trên tuyến Bến Thành - Suối Tiên, chị Thảo rất ấn tượng với khung cảnh TP.HCM nhìn từ đường sắt trên cao - một góc nhìn hoàn toàn mới lạ.

Chị chia sẻ: "Trước giờ mình không có cơ hội trực tiếp nhìn thành phố từ trên cao mà chỉ qua tranh ảnh, ti vi. Khung cảnh ấy thật đặc biệt, dù mọi thứ đều rất quen thuộc nên mình nghĩ ai được trải nghiệm này cũng đều rất thích. Ngược lại, khi ngồi trong buồng lái, mình tập trung cho công việc, nhìn tín hiệu tàu nên không ngắm nhìn cảnh như ngồi ở khoang hành khách nữa".

Tôi thấy phụ nữ làm nghề này vất vả vì phải biết cân đối giữa gia đình – công việc. Thảo là "bông hồng" duy nhất trong lớp cũng là lớp trưởng nên luôn khéo léo, có cách ứng xử hay giúp kết nối mọi người.

Anh Nguyễn Xuân Tú (38 tuổi, kỹ thuật viên lái tàu metro số 1)

Chị Thảo có thời gian dài làm giáo viên mầm non trước khi chuyển sang học kỹ thuật lái tàu điện

NVCC

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro số 1 cho biết đặc biệt ấn tượng với đoạn đường sắt qua nhà ga Ba Son ôm cua một vòng đi đến ga Văn Thánh. Nhịp sống của thành phố năng động khi đó mở ra trước mắt một bên là bờ sông Sài Gòn với cây cầu biểu tượng, một bên là những tòa cao ốc cùng xe cộ tấp nập trên đường.

Lái tàu có khô khan?

Chuyển nghề từ giáo viên sang kỹ thuật khi mọi thứ đang ổn định, đó có phải là quyết định liều lĩnh? - PV đặt câu hỏi. 

Chị Thảo suy nghĩ rồi cười đáp: "Mình cũng hỏi ý kiến gia đình, gia đình nói là con thích thì con cứ thử và mình quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển. Khi trúng tuyển, học xong tôi cũng không báo cho đồng nghiệp cũ biết. Môi trường đi dạy và lái tàu khác nhau hoàn toàn, nhưng tôi thấy lái tàu không khô khan".

Chị Thảo hiện là "bóng hồng" duy nhất lái tàu metro số 1

Nhật Thịnh

Trong lớp học có đến 57 nam, chị Thảo được bầu làm lớp trưởng - người kết nối các thành viên trong lớp với nhau. Ngày đầu bước chân vào lớp, thấy chỉ một mình mình là nữ, chị có chút ngại ngùng, nhưng 1 tháng sau, cảm giác ấy mới dần tan biến khi chị hiểu hơn về các bạn trong lớp. Sự ngại ngùng của ngày đầu đã chuyển qua thành cảm xúc tự hào.

Nhắc về học của mình, "bóng hồng" duy nhất của lớp đào tạo cho biết dù thời gian không quá dài nhưng mọi người đã có rất nhiều kỷ niệm. Trong đó, kỷ niệm chị nhớ nhất là 20.10 năm ngoái.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 5.

Kỹ thuật viên lái tàu phải qua thời gian đào tạo 19 tháng

Nhật Thịnh

"Vào giờ nghỉ giải lao buổi sáng mình đang ăn bánh mì và đang lướt điện thoại nghe cả lớp tiếng vỗ tay. Ngước lên thấy các bạn nam đang bưng hoa và một thùng quà rất to tiến về phía mình. Bên trong thùng quà là hộp sữa, bịch đường, chai nước tương… Mình bất ngờ vì các bạn lại dễ thương đến vậy", chị bộc bạch.

Công việc lái tàu yêu cầu về giờ giấc gắt gao nên tôi nghĩ phụ nữ sẽ khó khăn và cực hơn. Ở khoang buồng lái cũng rất nắng, có thể ảnh hưởng đến làn da của chị em.

Trong lớp, chị Thảo luôn thân thiện, vui vẻ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Người ta hay nói "phụ nữ chân yếu tay mềm" nhưng với chị Thảo không phải vậy, chị rất bản lĩnh, kiên định nên tôi chưa thấy có điều gì là trở ngại với chị.

Anh Nguyễn Đức Lợi (30 tuổi, kỹ thuật viên lái tàu metro số 1)

Theo chị Thảo, lái tàu điện là công việc có nhiều đấng mày râu nhưng điều này không có nghĩa là phụ nữ không làm được. Chị cho rằng, dù bất kỳ việc gì thì chỉ cần đam mê, yêu nghề, dành thời gian học hỏi, luyện tập thì nam hay nữ đều có thể làm được.

Thay đổi

Chưa từng trải nghiệm đi tàu metro trước đó, nhưng khi thấy bản tin tuyển dụng, chị Thảo lại quyết định chuyển nghề. "Đó chắc là duyên", chị dí dỏm nói.

Từ giáo viên thướt tha trong tà áo dài, giày cao gót chuyển sang làm kỹ thuật viên lái tàu metro, chị Thảo thường xuất hiện với vẻ ngoài năng động cùng đôi giày thể thao. Chính thay đổi môi trường làm việc này đã giúp chị Thảo cảm thấy bản thân bản lĩnh hơn, có trách nhiệm hơn và biết phấn đấu vì những mục tiêu do chính mình đặt ra.

Nữ lái tàu metro số 1 thừa nhận bản lĩnh hơn khi bước vào môi trường làm việc này

Nhật Thịnh

Nghỉ dạy hơn 3 năm, nhưng mỗi lần gần đến ngày 20.11, chị lại có chút bồi hồi, nhớ về đám học trò nhỏ. Dù vậy, chị vẫn không hối tiếc vì đã chọn bước ngoặt cho nghề nghiệp của mình khi ngoài 30 tuổi.

"Khi được là một trong những thành viên đầu tiên trải nghiệm và đưa người dân đi lại trên tàu metro mình thấy rất vinh dự và tự hào vì đây là ước mơ của mình cũng như điều trông chờ của người dân thành phố", chị nói.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 8.

Chị Thảo đặc biệt ấn tượng với khung cảnh TP.HCM nhìn từ bên sông qua đoạn nhà ga Ba Son

Nhật Thịnh

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên cho biết, nghề lái tàu yêu cầu khám sức khỏe theo quy định của ngành đường sắt, chuyên môn yêu cầu có thêm bằng trung cấp lái tàu điện, bằng chuyển giao công nghệ của tuyến và thi đậu sát hạch để lấy giấy phép lái tàu.

Chính môi trường này cũng cho chị cơ hội được tham gia khóa đào tạo thực tế ở Nhật - đất nước có nền đường sắt đô thị phát triển. 

Chị bày tỏ: "Ở Nhật tàu điện là phương tiện thân thuộc, được người dân sử dụng hằng ngày. Mình hy vọng sau này ở TP.HCM cũng vậy. Tới giờ mình vẫn rất là tự hào mình cảm giác rất yêu nghề lái tàu, mình nghĩ quyết định ngày trước mình không theo sư phạm nữa mà qua công việc lái tàu là hoàn toàn đúng đắn".

Nữ lái tàu metro số 1 mong chờ ngày tuyến đường sắt chính thức đi vào hoạt động phục vụ người dân, du khách khi đến với TP.HCM

Nhật Thịnh

Yêu cầu tuyển dụng lái tàu metro

  • Tuổi từ 21 – 35
  • Sức khỏe tốt, thị lực tốt, không bị mù màu, không bị rối loạn sắc giác
  • Trách nhiệm, kỷ luật, chịu được áp lực công việc
  • Có thể xa nhà theo yêu cầu của chương trình đào tạo
  • Tốt nghiệp THPT trở lên
Trung úy công an cứu bé gái thoát đuối nước******

Ngày 15/4, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Công an thị trấn Cành Nàng (huyện Bá Thước) đã tổ chức biểu dương Trung úy Bùi Văn Đạt vì đã có hành động dũng cảm lao vào dòng nước xiết cứu sống một cháu bé 14 tuổi.

Trước đó, chiều 5/4, tại khu vực cầu Tân Lập, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, người dân phát hiện một cháu bé khoảng 14 tuổi đi xe đạp đến cầu Tân Lập, sau đó bất ngờ nhảy xuống sông.

Trung úy công an cứu bé gái thoát đuối nước - 1

Hiện trường nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa).

Nhận thông báo, Trung úy Bùi Văn Đại và 3 cán bộ Công an thị trấn Cành Nàng đang làm việc tại trụ sở nhanh chóng có mặt tại hiện trường.

Tại đây, khi nạn nhân đang chới với giữa dòng nước xiết và có dấu hiệu sắp bị ngạt nước, Trung úy Bùi Văn Đại đã không đắn đo bơi qua dòng nước xiết cứu cháu bé.

Trung úy công an cứu bé gái thoát đuối nước - 2

Chính quyền địa phương biểu dương hành động dũng cảm của Trung úy Bùi Văn Đại (Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa).

Sau khi được đưa lên bờ, nạn nhân được chuyển tới Bệnh viện đa khoa huyện Bá Thước cấp cứu. Đến nay, sức khỏe nạn nhân đã dần ổn định.

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau******

Hiện nay hai cụ đang sống tại xã An Lục Long, H.Châu Thành, tỉnh Long An. Tuy tuổi cao nhưng hai cụ luôn sống rất lạc quan và là tấm gương cho con cháu noi theo về tình nghĩa vợ chồng.

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 1.

Âm thanh ngày xuân

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 2.

Phút thư giãn

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 3.

Tình già có nhau

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 4.

Giờ cơm chiều

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 5.

Chăm sóc khi trời trở gió

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 6.

Cùng nhau già đi

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 7.

Thêm một mùa xuân hạnh phúc bên nhau

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 8.

  Xe cũ Toyota Corolla Altis đời nào vừa rẻ vừa 'ngon'?******

Xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ khá sớm, Toyota Corolla Altis có thể được xem là mẫu sedan cỡ C đầu tiên tiếp cận khách hàng trong nước. Do đó, dù hiện tại không đạt doanh số cao nhưng các dòng xe Toyota Corolla Altis đã qua sử dụng vẫn được người dùng tìm kiếm.

Xe cũ Toyota Corolla Altis đời nào vừa rẻ vừa 'ngon'?- Ảnh 1.

Dù đã qua sử dụng 10 năm nhưng ngoại hình Toyota Corolla Altis 2014 vẫn còn dễ nhìn

Trong các đời xe đã tung ra thị trường Việt Nam, người dùng nên chọn mua đời xe ra mắt trong nước từ năm 2014 - 2017. Giá bán Toyota Corolla Altis thế hệ này hiện khá "mềm", dao động quanh mức 400 triệu đồng.

Từ năm 2014, kiểu dáng Toyota Corolla Altis đã được cách tân, các công nghệ động cơ và trang bị tiện nghi trên xe cũng hiện đại, đầy đủ hơn hẳn thế hệ trước đó. Cho đến nay, những chiếc xe Toyota Corolla Altis đời này vẫn vận hành ổn, chưa bị lỗi mốt quá nhiều.

Chẳng hạn như một chiếc Toyota Corolla Altis 1.8G đời 2016 rao giá hơn 400 triệu đồng, người Việt có thể sở hữu xe sedan cỡ C của Nhật Bản, số tự động và vận hành bền bỉ. Trang bị tiện nghi ở mức đủ dùng với ghế da chỉnh điện, kính hậu chỉnh và gập điện, điều hòa tự động, nút bấm chức năng trên vô-lăng.

Xe cũ Toyota Corolla Altis đời nào vừa rẻ vừa 'ngon'?- Ảnh 2.

Giá bán Toyota Corolla Altis 1.8G đời 2016 rơi vào khoảng hơn 400 triệu đồng

Nếu nâng cấp lên phiên bản 2.0V có giá bán cao hơn, người dùng sở hữu thêm chìa khóa thông minh, nút bấm khởi động máy, màn hình giải trí, camera lùi nguyên bản và một khối động cơ mạnh mẽ hơn. Tất nhiên khi chọn phiên bản này sẽ có giá cao hơn, vào khoảng 450 triệu đồng cho xe đời 2016.

Rẻ tiền nhất khi chọn Toyota Corolla Altis thế hệ này có phiên bản 1.8G MT sản xuất năm 2014, rao giá khoảng 350 triệu đồng. Tất nhiên, lựa chọn này chỉ dành cho người dùng không ngại lái xe số sàn, chỉ cần phương tiện di chuyển đơn thuần còn tốt.

Từ năm 2017, mẫu xe này cũng đã được nâng cấp cải tiến nhiều lần, nhưng hay đổi không đáng kể, trong khi đó giá bán lại cao hơn nhiều, từ 500 triệu đồng trở lên. Với những đời xe 2020 - 2022, người dùng phải chi trên 550 triệu đồng mới có thể mua được, trong khi sự khác biệt với xe đời 2014 - 2016 hầu như không đáng kể.

Xe cũ Toyota Corolla Altis đời nào vừa rẻ vừa 'ngon'?- Ảnh 3.

Trang bị nội thất Toyota Corolla Altis 2016 ở mức đủ dùng

Với số tiền thấp hơn, người mua chỉ có thể chọn những chiếc Toyota Corolla Altis đời sâu, dễ hư hỏng và tốn thêm chi phí sửa chữa. Trong khi đó, nếu chọn các dòng xe đời mới từ năm 2017 đến nay thì số tiền bỏ ra để mua lại cao hơn đáng kể nhưng giá trị sử dụng không vượt trội.

Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...******

Thế thì phải cải tiến, thay đổi như thế nào mới gọi là đám cưới văn minh, gọn nhẹ nhưng vẫn trang trọng, vẫn lưu giữ được những lễ nghi truyền thống tốt đẹp.

Đám cưới xưa: Đủ 6 lễ

Cụ Phạm Sáu (94 tuổi) ở thôn Phú Lễ, xã Bình Trung, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) nhắc đến chuyện cưới xin ngày xưa ở vùng nông thôn quê mình với bao cảm xúc. Theo cụ, hồi đó, để cưới được vợ phải làm "lục lễ": Từ lễ dạm ngõ có người mai mối, đến lễ đi nói vợ (hỏi vợ), đám hỏi, thăm dâu… đến khi đám cưới. Trừ lễ dạm ngõ thì tất cả các lễ khác đều có bàn trầu (gồm 16 lá trầu, cau, trà, nhưng không có vôi), chai rượu đế.

"Hồi đó, khi tổ chức đám cưới, họ hàng hai bên hay thắc mắc đủ thứ, thậm chí cãi nhau chí chóe, rất phiền hà. Ngày xưa chủ yếu đi bộ, ở gần thì ít mệt mỏi, còn từ huyện này sang huyện khác hàng chục cây số, phải đi từ lúc gà gáy, khi xong việc về đến nhà đã về nửa đêm", cụ Sáu kể.

Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...- Ảnh 1.

Lễ đính hôn của một đôi bạn trẻ được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng

LƯƠNG VĂN TÌNH

Còn tại Bình Định, trước đây người dân cũng tổ chức cưới hỏi theo phong tục từ xưa truyền lại, bao gồm 6 lễ trong một đám cưới. Đó là: Lễ thăm nhà, lễ nói, lễ hỏi, lễ đại nạp, lễ cưới, lễ rước dâu, lễ hồi dâu.

Do quá nhiều lễ nghi, nên một lần tổ chức đám cưới phải có sự chuẩn bị từ rất nhiều năm, thật sự trở thành nỗi ám ảnh của những gia đình không có điều kiện.

Đám cưới ở nông thôn: 3 ngày mới xong

Đó là đám cưới xưa. Còn đám cưới nay, mặc dù đã có nhiều cải tiến, rút gọn nhưng một số nơi vẫn còn rất… nhiêu khê, nhất là ở một số vùng nông thôn.

Đã có kinh nghiệm hơn 10 năm đi chụp ảnh đám cưới, anh Lương Văn Tình (35 tuổi, ở xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) cho biết, anh đã chụp hàng trăm lễ cưới từ nông thôn cho đến thành phố.

Riêng về mảng quay phim, chụp hình cho lễ hỏi, lễ cưới có rất nhiều khác biệt. Khoảng 10 năm trước người dân chỉ cần một thợ quay phim, một thợ chụp hình là đủ. Những năm trở lại đây, bắt nhịp xu thế hiện đại, theo phong cách phương Tây nên có rất nhiều bạn trẻ muốn làm lễ hỏi, cưới của mình như một sự kiện hoành tráng: Một đám cưới cần phải có 2 - 3 thợ quay phim và khoảng 2 thợ chụp hình để ghi lại khoảnh khắc trong ngày cưới. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thợ quay phim, chụp hình phải đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại mới bắt kịp xu thế.

Theo anh Tình, ở nông thôn hiện nay, việc tổ chức lễ cưới không khác gì thành phố, nhưng về phần tiệc đãi khách thì ở vùng quê tổ chức thời gian lâu hơn, hát hò tưng bừng hơn. Ấy là vào chiều trước hôm đám cưới một ngày, chương trình ca nhạc đã "tra tấn" hàng xóm đến khuya, với hàng chục bàn ăn nhậu. Ngày hôm sau, mới mở mắt ra đã nghe ca nhạc ầm ĩ và kéo dài đến tận khuya. Có nhiều đám cưới tổ chức đến 3 ngày mới kết thúc và luôn kéo theo phần ca nhạc "ám ảnh" cả xóm làng.

Lên sân khấu hát… Đồi thông hai mộ

Trong phần giao lưu ca hát, không chỉ hát to, ầm ĩ, kéo dài, một số người lên sân khấu còn hát nhiều bài hát không biết chúc phúc hay chia ly. Mới đây khi dự đám cưới ở một xã miền biển của H.Bình Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi đã nghe các bài hát Niệm khúc cuối, Ai cho tôi tình yêu, thậm chí là… Đồi thông hai mộkhiến nhiều người lắc đầu ngao ngán. Một số khách đã bày tỏ thái độ bực bội vì nội dung bài hát không phù hợp với đám cưới.

Có đám cưới ở TP.Quảng Ngãi, nhà hàng chật ních, khán phòng ầm ào, chỉ nghe tiếng MC nói cả tràng rồi đến hát hò liên tục, khách dự tiệc cưới ngồi sát nhau nhưng không thể nào nói chuyện được. Nhiều người lâu ngày gặp lại, muốn hàn huyên phải ra ngoài hành lang.

Đó là chưa kể nhiều đám cưới, chủ yếu ở các thành phố, bắt khách dự ngồi chờ quá lâu rồi mới đến phần nghi lễ, sau đó mới bắt đầu ăn uống. Thường thì các đám cưới mời lúc 17 giờ nhưng đến 19 giờ mới bắt đầu vô tiệc.

Nên rút gọn các nghi thức đám cưới

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh, có những truyền thống "trầu cau" theo phong tục còn tốt đẹp thì nên gìn giữ. Ông bà ta ngày xưa rất khéo léo trong những lễ nghi, nhất là ngày đi đám hỏi. Còn bây giờ, ông Khánh cho rằng, những lễ nghi rườm rà như "lục lễ" nên giảm bớt, tránh phiền hà. Cũng như trong chương trình đám cưới, nên gọn nhẹ, tránh ồn ào quá mức và không bắt khách dự cưới phải ngồi chờ quá lâu.

Từ năm 2018 cho đến nay, thực hiện nếp sống văn minh thì người Bình Định đã rút gọn các nghi lễ từ 6 xuống còn 2 hoặc 3 lễ trong một đám cưới. Nhiều nghi lễ đã được nhập và gộp lại thành một để giản đơn hóa. Từ đó, phong tục cưới hỏi của người Bình Định ngày nay đã có nhiều thay đổi so với xưa kia. Những sự thay đổi này phù hợp với sự tiến bộ trong đời sống và phong tục tập quán của họ.

Theo TS. Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định, hiện nay phần lớn người dân trên địa bàn tỉnh Bình Định đều nhập các lễ lại với nhau. Nếu trước đây là 6 lễ thì nay rút gọn lại thành 2. Lễ thứ nhất là dạm hỏi xin ngày cưới, lễ thứ hai là tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhỏ ở nông thôn thực hiện đủ 6 lễ, rất tốn kém thời gian.

"Việc rút gọn các nghi lễ cũng giúp cho các cặp đôi tiết kiệm công sức, thời gian và cả tiền bạc khi tổ chức đám cưới", ông Hòa cho biết thêm.

Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...- Ảnh 2.

Khu vực làm lễ cưới được trang trí đẹp mắt

LƯƠNG VĂN TÌNH

Người trẻ nghĩ gì về đám cưới?

Qua khảo sát, hiện nay, người trẻ đang có 2 luồng suy nghĩ trái chiều nhau về việc tổ chức đám cưới hoành tráng hay phải tiết kiệm.

Một số người trẻ cho rằng, đám cưới là dịp trọng đại, chỉ có một lần trong đời nên dẫu có ra sao cũng phải tổ chức thật hoành tráng. Khi tổ chức đám cưới thì khách sạn tổ chức tiệc cưới, trang trí nhà cửa, nhẫn cưới… phải thật đắt tiền. Chị Phan Thị Minh Ngọc (23 tuổi, ở TP.Quy Nhơn, Bình Định) chia sẻ: "Đối với em, cưới xin là chuyện cả đời chỉ có một lần nên em sẽ làm thật hoành tráng. Vì đó sẽ là kỷ niệm mà sau này em sẽ nhớ hoài".

Trái ngược với suy nghĩ của chị Minh Ngọc, anh Đoàn Minh Quang (28 tuổi, cũng ở TP.Quy Nhơn) đưa ra quan điểm: "Để tổ chức một đám cưới trọn vẹn, thì phải tốn rất nhiều tiền. Đối với thu nhập của tôi hiện tại, muốn lấy vợ chắc phải vay thêm khoảng 100 - 200 triệu đồng mới có thể tổ chức hoành tráng. Điều này chắc sẽ gây ra không ít áp lực cho tôi sau khi kết hôn. Nên sắp tới tôi chỉ làm đám cưới đơn giản, tiết kiệm để có tiền lo những chuyện khác sau khi kết hôn".

Mặc dù có những ý kiến trái chiều nhau về việc nên tổ chức đám cưới thật hoành tráng hay tiết kiệm, nhưng phần lớn người trẻ đều cho rằng nên tinh giảm các thủ tục xa xưa, không cần thiết. Vì như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức, tiền bạc khi tổ chức đám cưới.

Còn về chương trình đám cưới, nhiều người đồng ý với quan điểm nên tổ chức gọn nhẹ nhưng trang trọng, để tiết kiệm thời gian, công sức không chỉ của gia chủ mà còn của khách mời. "Đám cưới của các con tôi cũng có hát hò, nhưng thời gian hơn 30 phút ban đầu chỉ mở nhạc nhẹ để thực khách trò chuyện", nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh (Quảng Ngãi) cho biết.

Áp lực cõng củi cưới chồng

Tại Kon Tum, phong tục cõng củi cưới chồng đã có từ lâu trong đời sống của người dân tộc Giẻ - Triêng. Không chỉ là sính lễ về nhà chồng, củi hứa hôn còn là thước đo sự giỏi giang, khéo léo và tình yêu dành cho chồng của người con gái. Tuy nhiên thời gian gần đây, việc kiếm củi hứa hôn đã trở thành áp lực đối với mỗi cô gái trẻ.

Chị Y Giang (20 tuổi, xã Đăk Dục, H.Ngọc Hồi, Kon Tum) cho biết để lấy chồng, chị và gia đình phải vào rừng chặt những cây củi bằng nhau, rồi chẻ củi thật đều, bó lại, cõng về nhà. Những bó củi này sẽ là lễ vật chị mang tặng nhà chồng vào ngày cưới. Trước hôm cưới 2 ngày, chị nhờ anh em, bạn bè đưa sang nhà chồng. Việc chuẩn bị một khối lượng củi lớn trong thời gian ngắn khiến các cô gái và gia đình tốn nhiều công sức, tiền bạc.

Số củi theo quy ước truyền thống là 20 bó nhưng sau này, quy ước về số lượng củi đã bị phá bỏ, nhiều nhà trai thách cưới nhà gái từ vài chục lên đến vài trăm bó củi, đã gây ra tác động xấu về nhiều mặt. Trong đó, sự cố gắng đạt được số lượng củi lớn làm mất nhiều thời gian, lo nghĩ, tính toán, sức khỏe không những của riêng cô gái và cả người thân, mà còn gây tác động xấu đến diện tích rừng và phí phạm tài nguyên.

Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...- Ảnh 3.

Người con gái phải cõng đủ số củi trước khi cưới chồng

ĐỨC NHẬT

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, phong tục củi hứa hôn là một phong tục tốt đẹp, giàu tính văn hóa, thể hiện phẩm chất chịu thương chịu khó của phụ nữ nên sở đã tham mưu đề nghị UBND tỉnh không xóa bỏ tập quán này mà thay vào đó là tuyên truyền, vận động người dân hạn chế số lượng bó củi, tận dụng cây gỗ do gia đình trồng như cây bời lời, bạch đàn… cũng như hạn chế việc giết mổ vật nuôi nhằm ổn định kinh tế gia đình. "Chỉ cần vài bó củi đẹp mang tính giữ phong, thủ lễ là được", ông Bình nói.

Bộ trưởng GTVT đề nghị phạt nguội với xe máy******

Trong phát biểu kết luận tại Hội nghị sơ kết bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý I/2024 vào sáng 24/4, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đặc biệt lưu ý vấn đề ý thức của người lái trong việc chấp hành luật giao thông.

Bộ trưởng nhận định việc xử phạt nguội ô tô đang làm rất tốt nhưng vi phạm của xe máy còn rất nhiều, cần có hình thức xử phạt nguội đối với phương tiện này.

Bộ trưởng GTVT đề nghị phạt nguội với xe máy - 1

Tình trạng vi phạm luật giao thông của người lái xe máy thường xảy ra phổ biến tại những nơi không có sự giám sát của CSGT (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Tư lệnh ngành giao thông nhận định xe máy vẫn là phương thức đi lại chủ yếu của người dân, chiếm tới 80-90% lưu lượng giao thông trên đường. Do đó, việc cải thiện hành vi của người đi xe máy chắc chắn sẽ giúp giảm tai nạn hơn nữa.

Cũng liên quan đến vấn đề an toàn giao thông khi đi xe máy, Bộ trưởng đánh giá tình trạng phụ huynh giao xe cho con em khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe vẫn phổ biến, dẫn tới những vụ tai nạn giao thông thương tâm.

Bộ trưởng nhấn mạnh nâng cao an toàn giao thông cho trẻ em là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho các em và những người xung quanh.

"Phụ huynh phải dành thời gian để dạy dỗ rèn luyện cho con em đủ kiến thức và kỹ năng trước khi giao xe; Cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm với hành vi giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe; Phối hợp với nhà trường để có hình thức xử lý phù hợp với hành vi vi phạm TTATGT của học sinh", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề an toàn giao thông trên cao tốc, Bộ trưởng GTVT cho biết đang chỉ đạo quyết liệt để đưa các trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc vào hoạt động trong vài ngày tới, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân về nơi dừng xe, nghỉ ngơi, đi vệ sinh. 

Bộ GTVT cũng sẽ đẩy nhanh các gói thầu xây dựng các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam; đề nghị lãnh đạo địa phương đặc biệt quan tâm, ưu tiên để các trạm dừng nghỉ sớm được đưa vào hoạt động.

Pepsi đánh dấu kỷ nguyên mới với chuỗi trải nghiệm ‘Đã cơn khát, thỏa đam mê’******

Thương hiệu nước giải khát toàn cầu Pepsi bao năm qua vẫn là một người bạn đồng hành của đại đa số người tiêu dùng Việt. Có mặt từ năm 1994, với tinh thần trẻ trung, sự sảng khoái và văn hóa đương đại trong suốt hành trình 30 năm, thương hiệu đã trở thành người bạn đồng hành truyền cảm hứng và động lực sáng tạo cho nhiều thế hệ trẻ Việt Nam

Đánh dấu cột mốc quan trọng này, Pepsi trên toàn cầu cũng chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, đánh dấu bước chuyển mình trên toàn cầu và ngay tại Việt Nam. Bộ nhận diện mới lấy cảm hứng từ di sản thương hiệu Pepsi, với sự biến hóa mang hơi thở của thời đại, thể hiện đúng tinh thần mạnh mẽ và cá tính nổi bật của thương hiệu Pepsi.

Pepsi đánh dấu kỷ nguyên mới với chuỗi trải nghiệm ‘Đã cơn khát, thỏa đam mê’- Ảnh 1.

Điểm nhấn của lần thay đổi mang tính thời đại này chính là màu sắc, với sắc đen và xanh dương hiện đại, mang đến một hình ảnh cá tính, góc cạnh hơn cho thương hiệu trăm năm tuổi. Bộ nhận diện mới đã được áp dụng và ra mắt trên hơn 120 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam vào tháng 3, năm 2024. Ông Jahanzeb Khan - Tổng giám đốc Suntory PepsiCo Việt Nam cho biết: "Pepsi đã luôn là người bạn đồng hành truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ dám sống với đam mê trong suốt 30 năm có mặt ở Việt Nam. Chúng tôi vui mừng kỷ niệm mốc son này bằng sự ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, cổ vũ tinh thần sống chất, sống hết mình cùng đam mê và khát khao hơn nữa của thế hệ trẻ."

Pepsi đánh dấu kỷ nguyên mới với chuỗi trải nghiệm ‘Đã cơn khát, thỏa đam mê’- Ảnh 2.

Cũng trong tháng 3 này, Suntory PepsiCo Việt Nam và nhãn hàng Pepsi đã tổ chức sự kiện "Pepsi - Thirsty for more" nhân kỷ niệm 30 năm sản phẩm Pepsi đầu tiên có mặt tại Việt Nam và đánh dấu kỷ nguyên mới khi Pepsi thay đổi bộ nhận diện. Chuỗi sự kiện liên hoàn này dự kiến thu hút hơn 15,000 người, với nhiều trải nghiệm đa dạng cho người tham dự qua những hoạt động chính như:

  • Đại nhạc hội Pepsi - Thirsty for more vào ngày 23.03.2024
  • Trải nghiệm không giới hạn ngày 24.03.2024 và 25.03.2024
Pepsi đánh dấu kỷ nguyên mới với chuỗi trải nghiệm ‘Đã cơn khát, thỏa đam mê’- Ảnh 3.

Đặc biệt, đại nhạc hội kỷ niệm hành trình 30 năm này quy tụ dàn sao và nghệ sĩ đã cùng Pepsi làm nên tên tuổi trong 30 năm tại Việt Nam như Mỹ Tâm, Tóc Tiên, Karik, Suboi, B Ray, Double2T, Yuno BigBoi, HurryKang, Captain Boy, Huỳnh Công Hiếu. Lần đầu tiên, đại nhạc hội sẽ có phần trình diễn thời trang đặc biệt do giám đốc sáng tạo tạp chí L'OFFICIEL - Alex Fox chỉ đạo, cùng nhà thiết kế trẻ Vicki Vi rút và phần xuất hiện đặc biệt của Vedette Tóc Tiên đã kể một câu chuyện nghệ thuật về cách thương hiệu Pepsi thổi hồn vào cuộc sống của người trẻ Việt Nam, từ đường phố, thể thao tới những bữa tiệc âm nhạc.

Pepsi đánh dấu kỷ nguyên mới với chuỗi trải nghiệm ‘Đã cơn khát, thỏa đam mê’- Ảnh 4.

Sau Đại nhạc hội Pepsi - Thirsty for more, thương hiệu Pepsi tạo cơ hội cho những người trẻ tới trải nghiệm không gian sáng tạo công nghệ và triển lãm di sản 30 năm Pepsi tại Việt Nam vào ngày 24-25.03.2024 ngay chính tại khuôn viên Đại nhạc hội, nằm trên con phố Nguyễn Huệ nhộn nhịp. Hứa hẹn sẽ mang đến cho bữa tiệc âm nhạc, thời trang lẫn công nghệ hoành tráng cho những ai nhanh chân có mặt vào "D-day" 23-24-25.03.

Pepsi đánh dấu kỷ nguyên mới với chuỗi trải nghiệm ‘Đã cơn khát, thỏa đam mê’- Ảnh 5.

Sự thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mở ra kỷ nguyên "Thirsty for more"(Tiếng Việt: "Pepsi - Đã cơn khát, thỏa đam mê")của nhãn hàng Pepsi, thể hiện tinh thần thương hiệu trong việc cổ vũ những người trẻ cá tính luôn khao khát, dám sống hết mình cùng đam mê. Đây cũng là thông điệp mà thương hiệu cam kết truyền tải trong những chiến dịch truyền thông thời gian tới.

Về Suntory PepsiCo Việt Nam:

Suntory PepsiCo Việt Nam là liên minh chiến lược giữa tập đoàn Suntory - Nhật Bản và tập đoàn PepsiCo - Mỹ. Suntory PepsiCo hiện nay là công ty nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam phân phối chuỗi 13 thương hiệu nổi tiếng như Pepsi, 7up, Sting, Tea+,… Gần 3 thập kỷ có mặt tại Việt Nam, Suntory PepsiCo đã đầu tư hơn 500 triệu Đô la Mỹ, với 5 nhà máy sản xuất trên khắp cả nước, cùng với 6 văn phòng bán hàng. Công ty đang tạo việc làm trực tiếp cho gần 3.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp. Công ty được ghi nhận là "Nơi làm việc yêu thích nhất Việt Nam" trong nhiều năm liền do tổ chức HR Asia bình chọn và được vinh danh là "Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng" năm 2023 do Anphabe bình chọn. Luôn theo đuổi giá trị "Đóng góp lại cho xã hội" và tầm nhìn "Phát triển vì những điều tốt đẹp", Suntory PepsiCo Việt Nam tập trung vào các hoạt động phát triển bền vững và đi tiên phong trong các sáng kiến về phát triển bền vững. Trong tương lai, Suntory PepsiCo cam kết sẽ tiếp tục theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho nhân viên công ty, các đối tác kinh doanh và cộng đồng.

Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc ấn tượng của Sự kiện "Pepsi - Thirsty for more" tại đây


Nam bộ lại xuất hiện nắng nóng gay gắt vượt 38 độ C******

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 27.3 ở khu vực Nam bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 37 độ C. Nhiều nơi nhiệt độ cao vượt 38 độ C như: Phước Long (Bình Phước) 38,1 độ C, Đồng Phú (Bình Phước) 38,4 độ C, Biên Hòa (Đồng Nai) 38,5 độ C.

Nam bộ lại xuất hiện nắng nóng gay gắt vượt 38 độ C- Ảnh 1.

Nắng nóng gay gắt nhiều nơi ở Nam bộ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Ngày 28.3, khu vực Nam bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất vượt 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 40 - 45%.

Ngày 29.3, nắng nóng và nắng nóng gay gắt tiếp tục xuất hiện ở khu vực miền Đông Nam bộ và nắng nóng cục bộ ở miền Tây. Từ ngày 30.3 nắng nóng lại có khả năng mở rộng ra khu vực miền Tây Nam bộ.

Nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2 - 4 độ C, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Theo các chuyên gia, hiện tại Nam bộ đang vào cao điểm nắng nóng. Giai đoạn này có thể kéo dài đến giữa tháng 4. Do ảnh hưởng của hiện tượng EL Nino, mùa nắng nóng năm nay nhiệt độ có thể đạt mức cao kỷ lục 39 - 40 độ C.

(phóng viên nhật báo Quảng Minh Công Phạm Luân Không Hải Mạnh)

[Biên tập viên:Luân Vương]

Bản quyền và tuyên bố từ chối trách nhiệm của News Network

1. Văn bản, hình ảnh và các bản thảo khác được in lại trên trang web này nhằm mục đích phổ biến những thông tin hữu ích đến công chúng và không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Việc in lại bản thảo không có nghĩa là đồng ý với quan điểm của nó hoặc xác nhận tính xác thực của nội dung nó . Trang web này không có bất kỳ hình thức đảm bảo khoa học nào về sự an toàn, mức độ nghiêm trọng, v.v. Nếu các phương tiện, mạng hoặc cá nhân khác tải xuống và sử dụng nó từ trang web này, họ sẽ chịu trách nhiệm về bản quyền và các trách nhiệm pháp lý khác.

2. Tất cả các văn bản, hình ảnh, bản thảo âm thanh và video trên trang web này được đánh dấu bằng "Nguồn: Mạng tin tức Nam Xương" là nội dung gốc của trang web này và bản quyền thuộc về "Mạng tin tức Nam Xương". Không có phương tiện truyền thông, trang web hoặc cá nhân nào không được phép sao chép, liên kết, đăng lại hoặc sao chép khác mà không có sự cho phép của thỏa thuận trang web này. Bản quyền nội dung gốc trên trang web này thuộc về trang web này và nội dung này là quan điểm cá nhân của tác giả. Trang web này chỉ mang tính chất tham khảo và không cấu thành bất kỳ mục đích thương mại hoặc gợi ý ứng dụng nào. Các phương tiện truyền thông và trang web đã được thỏa thuận trang web này cho phép phải ghi rõ nguồn gốc của bản thảo khi tải xuống và sử dụng: "Mạng tin tức Nam Xương". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước trang web này.

3. Bản quyền của tất cả các bài viết, hình ảnh, âm thanh, tệp video và các tài liệu khác được sao chép trên trang web này thuộc về chủ sở hữu bản quyền. Các bài viết và hình ảnh không phải là bản gốc được sử dụng trên trang web này không thể được chia sẻ riêng với chủ sở hữu bản quyền. một. Liên hệ với chúng tôi. Nếu tác giả hoặc biên tập viên của bản thảo được sao chép trên trang web này tin rằng tác phẩm của mình không phù hợp để xem trực tuyến hoặc không nên được sử dụng miễn phí, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua email ([email protected]. cn) hoặc điện thoại (0791-86865371, 0791-86865387) thông báo cho website này, website này sẽ nhanh chóng có biện pháp phù hợp để tránh những tổn thất kinh tế không đáng có cho cả hai bên.

4. Đối với các bài viết, hình ảnh và các tài liệu khác đã được chủ sở hữu bản quyền cho phép sử dụng độc quyền các tài liệu được cung cấp cho trang này, nếu bạn cần in lại và sử dụng chúng, bạn phải được sự đồng ý của trang web này và bản quyền người sở hữu.

< cài đặt
+ - 正文字号