dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
du doan cac tran dau dem nay_daga giải bóng rổ nhà nghề mỹ

2024-05-20 10:40:50

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Huy Vương



Lưới sứa2024-05-20 10:40:50Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Kiệt Trương)Hà Nội: Con vi phạm giao thông, bố say xỉn đến chốt CSGT đập xe******

Chiều 3/4, nguồn tin của phóng viên Dân trícho biết, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) vừa bàn giao vụ việc một người đàn ông tới chốt CSGT, dùng gạch rồi đập phá một chiếc xe máy vi phạm, cho Công an quận Nam Từ Liêm thụ lý giải quyết.

Theo đó, khoảng 15h ngày 2/4, tại ngã tư Phạm Hùng - Nguyễn Hoàng, Tổ công tác gồm 2 cán bộ thuộc Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT, Công an Hà Nội) lập chốt xử lý vi phạm xe chở hàng cồng kềnh, tự chế... trên tuyến đường Nguyễn Hoàng hướng Lê Đức Thọ.

Hà Nội: Con vi phạm giao thông, bố say xỉn đến chốt CSGT đập xe - 1

Hình ảnh chiếc xe máy vi phạm (Ảnh: Công an cung cấp).

Sau đó, tổ công tác phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy BKS 29X6-51.xx, phía sau chở theo một nam thanh niên kéo theo một xe khác. 

Tổ công tác sau đó đã dừng xe, kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với lái xe là Đào Xuân H. (SN 2003, ở phường Dịch vọng Hậu, quận, Cầu Giấy), và lập biên bản tạm giữ, niêm phong phương tiện.

Tuy nhiên, trong quá trình đưa phương tiện vi phạm lên xe tải về nơi tạm giữ, bất ngờ xuất hiện một người đàn ông tự xưng là bố của anh H. Người đàn ông này sau đó có hành vi cầm gạch ném vào phương tiện đã bị tạm giữ niêm phong, có lời nói thiếu văn hóa với tổ công tác.

Hà Nội: Con vi phạm giao thông, bố say xỉn đến chốt CSGT đập xe - 2

Hình ảnh ông T. dùng gạch ném vào chiếc xe máy vi phạm (Ảnh: Cắt từ clip).

Tổ công tác sau đó đã đưa người, phương tiện, những người liên quan về Công an Phường Mỹ Đình 2 để tiếp tục xác minh làm rõ.

Tại cơ quan công an, danh tính người đàn ông dùng gạch ném vào phương tiện tạm giữ là Đào Xuân T. (SN 1976, ở phường Dịch Vọng Hậu). Qua kiểm tra nồng độ cồn, ông T. vi phạm ở mức 0,406mg/lít khí thở.

Công an quận Nam Từ Liêm đang tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ vụ việc.

Trước đó, chiều 2/4, một đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông trung niên dùng gạch đập vào xe máy tại chốt tuần tra, kiểm soát của CSGT được đăng lên mạng xã hội.

Hình ảnh trong clip cho thấy, người đàn ông trung niên liên tục dùng lời lẽ, hành động cản trở lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Mặc dù, CSGT tại chốt đã thuyết phục, động viên người đàn ông giữ bình tĩnh nhưng người này không dừng lại mà dùng gạch đập vào xe máy và tự nhận đây là xe của mình nên có quyền đập. 

Xe container và xe khách lạng lách chèn đường, 'trả đũa' nhau trên cao tốc******

Mạng xã hội mới đây lan truyền một đoạn video, ghi lại tình huống giao thông nguy hiểm; khi một xe container và một xe khách liên tục lạng lách, chèn đường "cà khịa" nhau trên cao tốc, suýt dẫn đến tai nạn.

Vụ việc được xác định xảy ra vào gần 11 giờ ngày 13.4.2024 trên đường Vành Đai 3 (CT37), đoạn qua địa phận TP.Hà Nội.

Xe container và xe khách lạng lách chèn đường, 'trả đũa' nhau trên cao tốc

Theo hình ảnh được camera hành trình gắn trên một ô tô cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe container màu xanh mang biển kiểm soát 29R - 522.59 di chuyển trên đường Vành Đai 3, nhưng tài xế bất chấp luật, lái xe chạy vào làn dừng khẩn cấp. Tình huống khiến nhiều người, trong đó có một tài xế lái xe khách cùng chiều cảm thấy bức xúc. Người này sau đó đã cố tình đánh lái sang phải, quyết "chèn đường" không cho xe container vượt lên.

Hành động này dẫn đến mâu thuẫn giữa hai tài xế. Tài xế xe container sau đó không chịu bỏ qua, bất chấp nguy hiểm lái xe lách sang trái để vượt qua xe khách. Đáng nói, ngay sau khi vượt lên, người này lập tức "trả đũa" bằng cách lái xe container tạt đầu xe khách, buộc xe khách phải đánh lái sang phải, suýt đâm vào ta-luy cứng. Vụ việc may mắn không dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.

Xe container và xe khách lạng lách chèn đường, 'trả đũa' nhau trên cao tốc- Ảnh 1.

Tình huống hai tài xế lái xe chèn đường, "kèn cựa" nhau trên cao tốc

Tuy nhiên, tình huống lái xe kiểu "ăn miếng, trả miếng" của hai tài xế khiến nhiều người phải một phen "hú vía". Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại diễn biến vụ việc sau khi được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe xem thường luật và mạng sống người khác của tài xế xe container. Đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc xác minh, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm này.

Bên cạnh đó, không ít cư dân mạng cũng bày tỏ quan điểm, cho rằng tài xế xe khách trong tình huống này cũng không nên chèn đường xe container. Bởi lẽ, hành vi này dễ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Thay vào đó, cần báo cáo vụ việc và gửi hình ảnh xe vi phạm để cơ quan chức năng có cơ sở xử phạt.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

- Phạt tiền từ 10 triệu đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô thực hiện hành vi lạng lách, đánh võng (Điểm b Khoản 7 Điều 5). Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng trong trường hợp vi phạm lần đầu; nếu tái phạm sẽ tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.

- Phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc, không nhường đường hoặc gây cản trở phương tiện đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ là trái với quy định pháp luật sẽ bị. Ngoài ra, tài xế vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.


Vì sao Ford Everest 2024 về Việt Nam cắt trang bị, không có bản động cơ V6?******

Như Thanh Niênđã đề cập trong bản tin trước đây, mẫu SUV 7 chỗ khung gầm rời - Ford Everest tại thị trường Việt Nam vừa bước sang phiên bản 2024 với một số điều chỉnh từ phía nhà nhập khẩu, phân phối.

Cụ thể, Ford Everest 2024 về Việt Nam về cơ bản vẫn giữ nguyên kiểu dáng, kích thước thiết kế nhưng bị cắt giảm một số trang bị, tính năng. Cụ thể, các phiên bản Everest 2024 cắt giảm thanh chống cũng như nắp đậy cho hộp dụng cụ sau cốp xe, phiên bản mới cũng sẽ không còn logo Turbo hoặc Bi-Turbo ở cạnh bên, logo 4x4 ở cốp sau và tháo bỏ lớp lót cao su trong khay đựng cốc. Ngoài ra của khoang hành lý 2 phiên bản cao cấp Ford Everest bản Titanium và Titanium+ dù vẫn được trang bị cơ cấu đóng mở điện nhưng lược bỏ tính năng đá cốp.

2 phiên bản cao cấp Ford Everest bản Titanium và Titanium+ dù vẫn được trang bị cơ cấu đóng mở điện nhưng lược bỏ tính năng đá cốp

2 phiên bản cao cấp Ford Everest bản Titanium và Titanium+ dù vẫn được trang bị cơ cấu đóng mở điện nhưng lược bỏ tính năng đá cốp

Bên cạnh đó, các lựa chọn màu sơn của Ford Everest cũng bị lược bỏ tùy chọn đỏ cam, bản Ambiente không còn màu nâu. Hai phiên bản Titanium và Titanium+ không còn tùy chọn nội thất màu nâu.

Ford Everest 2024 vẫn được bổ sung tính năng mới, nổi bật là hệ thống điều chỉnh đèn theo vùng (Zone Lighting). Tính năng này cho phép người dùng điều khiển việc bật/tắt các loại đèn như đèn chiếu sáng, đèn gương… thông qua màn hình giải trí tích hợp.

SUV 7 chỗ tầm giá 1 tỉ đồng: Còn cơ hội cho Toyota Fortuner?

Liên quan đến vấn đề này, tại một sự kiện diễn ra mới đây tại TP.HCM, đại diện Ford Việt Nam - đơn vị nhập khẩu, phân phối chính hãng Ford Everest cho biết, trước khi quyết định cắt giảm một số tính năng, trang bị của một dòng sản phẩm Ford đã có những cuộc khảo sát, thu thập ý kiến khách hàng. Mỗi dòng sản phẩm như Ford Everest đều được tích hợp hàng loạt công nghệ, tính năng tiện ích nhưng thực sự có một số trang bị, tính năng mà đa phần chủ xe ít khi hoặc không bao giờ dùng đến.

Việc cắt giảm một số tinh năng trên Ford Everest 2024 được Ford Việt Nam thực hiện dựa kết quả thăm dò ý kiến, nhu cầu khách hàng

Việc cắt giảm một số tính năng trên Ford Everest 2024 được Ford Việt Nam thực hiện dựa kết quả thăm dò ý kiến, nhu cầu khách hàng

Đại diện Ford Việt Nam cũng đưa ra ví dụ cụ thể về việc kết quả thăm dò ý kiến, nhu cầu khách hàng của Ford cho thấy có khoảng 80% người dùng Ford Everest không dùng tính năng đá cốp mở cửa khoang hành lý. Do đó, trên phiên bản 2024 của dòng xe này Ford đã bỏ tính năng đá cốp.

Với phiên bản 2024, Ford Everest về Việt Nam còn được bổ sung thêm phiên bản Platinum với một số nâng cấp, cải tiến về trang bị, tính năng. Tuy nhiên, phiên bản này vẫn dùng động cơ diesel dung tích 2.0 lít Bi-Turbo kết hợp hộp số tự động 10 cấp. Trong khi đó, tại một số thị trường trên thế giới, Ford Everest Platinum được trang bị khối động cơ dầu V6 dung tích 3.0 lít, sản sinh công suất cực đại 250 mã lực, mô-men xoắn cực đại lên tới 600Nm.

Phiên bản mới Ford Everest Platinum về Việt Nam không dùng động cơ V6, 3.0L

Phiên bản mới Ford Everest Platinum về Việt Nam không dùng động cơ V6, 3.0L

Về vấn đề này, Ford Việt Nam lý giải việc cung cấp một mẫu mã hay phiên bản mới ra thị trường là tổng hòa của nhiều yếu tố. Trong đó, ngoài nhu cầu thực tế của thị trường, Everest động cơ V6, 3.0L còn liên quan đến nhiều yếu tố như mức thuế phí hay chất lượng nhiên liệu cung cấp trên thị trường.

Phiên bản Ford Everest động cơ V6, 3.0L nếu gia nhập thị trường Việt Nam được dự báo sẽ có giá bán khá cao do gánh thuế tiêu thụ đặc biệt theo dung tích động cơ. Bên cạnh đó, nhu cầu nhu cầu của khách hàng Việt Nam về cấu hình động cơ V6, 3.0L cũng không giống các thị trường khác trên thế giới.

Thanh niên 6 đơn vị ngành giao thông ở ĐBSCL chung tay hiến máu cứu người******

Sáng ngày 6.4, thanh niên 6 đơn vị ngành giao thông vận tải (GTVT) ở miền Tây gồm: Sở GTVT, Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ, Cục Đường thuỷ nội địa khu vực IV, Chi cục Đăng kiểm 8, Công ty đảm bảo an toàn hàng hải Tây Nam bộ và Văn phòng Báo Giao Thông tại Cần Thơ phối hợp tổ chức chương trình "Giọt hồng thanh niên ngành GTVT" hiến máu cứu người.

Thanh niên 6 đơn vị ngành giao thông ở ĐBSCL chung tay hiến máu cứu người- Ảnh 1.

Các đoàn viên, thanh niên đến từ 6 đơn vị ngành giao thông vận tải ở khu vực ĐBSCL cùng phối hợp tổ chức chương trình hiến máu cứu người

ĐT

Đến tham dự chương trình có ông Tống Hoàng Kha, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo và hàng trăm đoàn viên, thanh niên 6 đơn vị.

Phát biểu tại chương trình, ông Lê Minh Hải Hậu, Phó giám đốc Sở GTVT Cần Thơ, cho biết đây là lần đầu tiên thanh niên 6 đơn vị trực thuộc Bộ GTVT tại khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức một chương trình ý nghĩa để chung tay hiến máu cứu người. Điều này, càng đặc biệt có ý nghĩa hơn khi trong bối cảnh nhiều bệnh viện các địa phương ở miền Tây đang trong tình trạng thiếu máu. Sự đóng góp của mỗi người qua chương trình này sẽ cứu giúp được những trường hợp cần máu cấp thiết.

Thanh niên 6 đơn vị ngành giao thông ở ĐBSCL chung tay hiến máu cứu người- Ảnh 2.

Ông Tống Hoàng Kha, Phó cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (giữa) tham gia hiến máu cùng các đoàn viên, thanh niên

ĐT

Từ sáng sớm, chương trình thu hút hàng trăm thanh niên cùng nhiều lãnh đạo của 6 đơn vị đến tham gia hiến máu. Đặc biệt, một số người dân sinh sống gần nơi tổ chức chương trình cũng tình nguyện đến hiến máu.

Qua khám sàng lọc, ban tổ chức đã tiếp nhận 64 đơn vị máu để đóng góp vào ngân hàng máu tại Bệnh viện Huyết học và truyền máu ở Cần Thơ.

Bên cạnh hoạt động hiến máu, thanh niên của các đơn vị đã cùng đóng góp kinh phí xây dựng một căn nhà tình nghĩa trao tặng cho một gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông gặp hoàn cảnh khó khăn. Trường hợp được chọn sẽ do Ban an toàn giao thông TP.Cần Thơ rà soát, quyết định. Ngôi nhà dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào cuối tháng 4.2024, với kinh phí khoảng 70 triệu đồng.

Cán bộ ngoại giao trẻ cần nâng cao tinh thần phụng sự Tổ quốc******

Nâng cao tinh thần phụng sự Tổ quốc và nhân dân

Ngày 22.3, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi đối thoại với đoàn viên, thanh niên Bộ Ngoại giao.

Cán bộ ngoại giao cần nâng cao tinh thần phụng sự tổ quốc  - Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự buổi đối thoại

BNG

Đến dự buổi đối thoại còn có ông Lê Hải Bình, Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định cán bộ ngoại giao trẻ là lực lượng nòng cốt của Bộ Ngoại giao, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia, dân tộc, phục vụ đất nước và nhân dân. Để làm được điều đó, các cán bộ trẻ cần phải thể hiện được động lực, lòng yêu nghề, đẩy mạnh học tập, nghiên cứu và nâng cao bản lĩnh chính trị.

"Để thực hiện thành công các trọng tâm này, thế hệ thanh niên, các cán bộ trẻ của Bộ Ngoại giao chính là lực lượng nòng cốt", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Liên quan đến công tác Đoàn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng việc này cần bài bản chứ không hành chính hóa.

"Hoạt động Đoàn Thanh niên ở Bộ Ngoại giao vừa huy động được trí tuệ, vừa tập hợp được lực lượng. Đây là sức mạnh của thế hệ trẻ với sự năng động sáng tạo", ông Sơn nhấn mạnh.

Cán bộ ngoại giao cần nâng cao tinh thần phụng sự tổ quốc  - Ảnh 2.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

BNG

Với chủ đề "Ngoại giao Việt Nam: Chuyên nghiệp - hiện đại - phụng sự", Bộ trưởng cho rằng, điểm mới năm nay so với các năm trước là ở chữ "phụng sự". Hơn lúc nào hết, vào thời điểm này Bộ Ngoại giao cần nêu cao tinh thần phụng sự nhân dân và ý thức "đạo đức công vụ" bởi đây là nền tảng để phát triển bền vững của ngành. 

Đoàn viên Lê Minh, cán bộ Cục Lãnh sự, đã đặt câu hỏi về đổi mới trong tinh thần phục vụ Tổ quốc, người dân và doanh nghiệp của cán bộ ngoại giao.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết để đổi mới cần ứng dụng công nghệ mới nhất vào hoạt động với người dân. Bên cạnh đó, cán bộ ngoại giao cần phải chuyên nghiệp và hiện đại. Đồng thời, cần chí công vô tư, phải đặt lợi ích phụng sự quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết, từ đó phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Bộ trưởng nhấn mạnh, câu chuyện đạo đức công vụ, vì dân phục vụ, nói thì dễ nhưng thực hành không dễ, đòi hỏi ý thức tự rèn luyện thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, những cán bộ mới vào ngành. 

Cán bộ trẻ cần nắm chắc kiến thức về đất nước và con người Việt Nam

Tại buổi tọa đàm, sinh viên Nguyễn Hòa An, Học viện Ngoại giao, đã đặt câu hỏi rằng điều gì là quan trọng nhất đối với các sinh viên và cán bộ trẻ trong ngành ngoại giao.

Cán bộ ngoại giao cần nâng cao tinh thần phụng sự tổ quốc  - Ảnh 3.

Đoàn viên Bộ Ngoại giao tham dự buổi đối thoại

BNG

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải có kiến thức vừa rộng vừa sâu. Vì thế cán bộ ngoại giao phải tự học, tự nghiên cứu để trau dồi thêm kiến thức nghiệp vụ. Quan trọng nhất là kiến thức về đất nước và con người Việt Nam.

"Cán bộ ngoại giao cần là người đại diện cho đất nước. Do đó, hỏi gì cũng phải nắm, đặc biệt là các kiến thức về Việt Nam phải rộng và sâu", Bộ trưởng khẳng định và bày tỏ tin tưởng, với bất cứ nhiệm vụ nào, nếu mỗi người đều tận tâm cống hiến, sống có lý tưởng, làm việc hết mình, say mê, nhiệt huyết và kỷ luật thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua và thành công sẽ đến.

Với câu hỏi của bạn Đinh Nho Minh, cán bộ Vụ Các tổ chức quốc tế, về lời khuyên dành cho cán bộ trực tiếp làm công tác đa phương, cần kỹ năng và phương pháp làm việc thế nào? Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, các cán bộ trẻ cần trang bị cho mình kiến thức để có thể làm tốt cả song phương và đa phương, cần có tinh thần nhiệt huyết, ý thức trau dồi toàn diện các kỹ năng. 

"Làm đa phương hay song phương đều cần có trí, dũng, chuyên nghiệp, bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời có các ý tưởng sáng tạo, đổi mới", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ.

Bộ trưởng cũng kỳ vọng thanh niên tiếp tục rèn luyện, đóng góp chủ động, tích cực hơn cho việc thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Ngoại giao, nhất là trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và thay đổi từng ngày.


Con dâu NSƯT Kim Phương từng 'bực tức' vì chồng không tin mình có thể chăm con******

Con dâu NSƯT Kim Phương từng 'bực tức' vì chồng không tin mình có thể chăm con- Ảnh 1.

MC Vân Hugo thích thú với cách kể chuyện của Trà Ngọc

BTC

Ở tập 2 chương trìnhLàm mẹ thật vi diệu, Vân Hugo có dịp lắng nghe những câu chuyện thú vị về hành trình làm mẹ của diễn viên Trà Ngọc. Với chủ đề Ở nhà chăm con một mình, Trà Ngọc khiến nữ MC và khán giả bật cười vì những khoảnh khắc hài hước của gia đình mình.

Trà Ngọc và Tống Hạo Nhiên (con trai của NSƯT Kim Phương) kết hôn vào năm 2019, cả hai có với nhau một bé gái. Ở giai đoạn đầu sau sinh, Trà Ngọc thừa nhận mình là người may mắn vì có chồng lo lắng mọi việc và hỗ trợ hết mình trong việc chăm sóc con gái. Tuy nhiên, khó khăn xảy ra khi chồng cô đi công tác vào đúng giai đoạn con gái bắt đầu tập đi. "Những ngày đó tôi không dám ngủ. Tôi cứ sợ mình ngủ, con tự đi ra khỏi nhà. Lần đầu làm mẹ nên mình không biết có khả năng như vậy không và mình cũng không lường trước được liệu con có leo lên ghế hay không. Vì vậy, lúc nào tôi cũng giữ con sát bên mình", cô nói.

Con dâu NSƯT Kim Phương từng 'bực tức' vì chồng không tin mình có thể chăm con- Ảnh 2.

Trà Ngọc cho biết chồng là người kỹ tính và cẩn trọng

BTC

Bên cạnh đó, Trà Ngọc còn tiết lộ Tống Hạo Nhiên là người kỹ tính, suy nghĩ nhiều nên căn nhà cũng được thiết kế đặc biệt để tránh gây nguy hiểm cho con. Đồng thời, Tống Hạo Nhiên luôn dặn dò bà xã nhiều thứ trước khi anh ra khỏi nhà. Tâm lý này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nữ diễn viên sinh năm 1993, vì vậy, cô luôn căng thẳng khi không thấy con ở bên cạnh.

Con dâu của NSƯT Kim Phương kể lại: "Có một câu chuyện tôi ấn tượng nhất là khi chồng đi công tác về, từ sân bay, anh ấy xem camera và biết rằng cả hai mẹ con đều ở nhà chứ không đi đâu chơi nhưng lại không báo với tôi. Chồng cũng biết tôi rất sợ hãi nếu không thấy con trong nhà. Khi không thấy con, tôi bị "đứng hình" vì không biết tìm kiếm con từ chỗ nào. Cuối cùng, tôi mới biết chồng bế con ra đứng ngoài thang máy. Tôi tức lắm". 

Con dâu NSƯT Kim Phương từng 'bực tức' vì chồng không tin mình có thể chăm con- Ảnh 3.

Trà Ngọc xúc động khi lắng nghe câu chuyện làm mẹ đơn thân của Thảo Trang

BTC

Bên cạnh đó, Trà Ngọc cũng bày tỏ sự "bức xúc" khi Tống Hạo Nhiên xem cô như một đứa trẻ và cần phải chỉ dạy. "Tôi nhỏ hơn chồng hơi nhiều tuổi nên trong mắt ông xã là anh ấy có đến hai đứa con. Nghĩa là anh ấy phải dạy tôi cách làm mẹ, dạy con gái cách làm con rồi dạy cho cả hai biết chúng tôi là hai mẹ con. Ông xã nói rằng anh ấy rất cực khổ vì phải dạy tôi làm mẹ, khi tôi nghe điều này tôi rất tức chứ không thấy buồn cười. Vì tôi đã sinh con rồi thì anh ấy phải tin tưởng mình có năng lực chăm con chứ", nữ diễn viên 9X tâm sự.

Vì muốn chứng minh khả năng làm mẹ nên Trà Ngọc thẳng thắn từ chối sự hỗ trợ của mẹ ruột, tuy nhiên, sau đó cô cảm thấy hối hận bởi để con bị vấp té vá dập môi. Dù vậy, cô vẫn nhận được sự cảm thông của chồng vì Tống Hạo Nhiên hiểu rằng vợ rất vất vả khi phải một mình xoay xở các công việc trong nhà.

Sau khi trải lòng về câu chuyện của chính mình, Trà Ngọc còn bày tỏ sự đồng cảm với hoàn cảnh của Phạm Quỳnh Anh và Thảo Trang trong chương trình Mẹ siêu nhân. Đặc biệt, con dâu của nghệ sĩ Kim Phương nể phục tinh thần và nghị lực của Thảo Trang khi quyết định làm mẹ đơn thân.

Trà Ngọc nói: "Tuy có những việc chắc chắn phụ nữ phải tự làm nhưng khi có người đàn ông bên cạnh thì mình sẽ an tâm hơn. Mình có niềm tin và động lực để cố gắng. Vì vậy, tôi thấy những bà mẹ đơn thân phải bản lĩnh và mạnh mẽ khủng khiếp".

Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...******

Thế thì phải cải tiến, thay đổi như thế nào mới gọi là đám cưới văn minh, gọn nhẹ nhưng vẫn trang trọng, vẫn lưu giữ được những lễ nghi truyền thống tốt đẹp.

Đám cưới xưa: Đủ 6 lễ

Cụ Phạm Sáu (94 tuổi) ở thôn Phú Lễ, xã Bình Trung, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) nhắc đến chuyện cưới xin ngày xưa ở vùng nông thôn quê mình với bao cảm xúc. Theo cụ, hồi đó, để cưới được vợ phải làm "lục lễ": Từ lễ dạm ngõ có người mai mối, đến lễ đi nói vợ (hỏi vợ), đám hỏi, thăm dâu… đến khi đám cưới. Trừ lễ dạm ngõ thì tất cả các lễ khác đều có bàn trầu (gồm 16 lá trầu, cau, trà, nhưng không có vôi), chai rượu đế.

"Hồi đó, khi tổ chức đám cưới, họ hàng hai bên hay thắc mắc đủ thứ, thậm chí cãi nhau chí chóe, rất phiền hà. Ngày xưa chủ yếu đi bộ, ở gần thì ít mệt mỏi, còn từ huyện này sang huyện khác hàng chục cây số, phải đi từ lúc gà gáy, khi xong việc về đến nhà đã về nửa đêm", cụ Sáu kể.

Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...- Ảnh 1.

Lễ đính hôn của một đôi bạn trẻ được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng

LƯƠNG VĂN TÌNH

Còn tại Bình Định, trước đây người dân cũng tổ chức cưới hỏi theo phong tục từ xưa truyền lại, bao gồm 6 lễ trong một đám cưới. Đó là: Lễ thăm nhà, lễ nói, lễ hỏi, lễ đại nạp, lễ cưới, lễ rước dâu, lễ hồi dâu.

Do quá nhiều lễ nghi, nên một lần tổ chức đám cưới phải có sự chuẩn bị từ rất nhiều năm, thật sự trở thành nỗi ám ảnh của những gia đình không có điều kiện.

Đám cưới ở nông thôn: 3 ngày mới xong

Đó là đám cưới xưa. Còn đám cưới nay, mặc dù đã có nhiều cải tiến, rút gọn nhưng một số nơi vẫn còn rất… nhiêu khê, nhất là ở một số vùng nông thôn.

Đã có kinh nghiệm hơn 10 năm đi chụp ảnh đám cưới, anh Lương Văn Tình (35 tuổi, ở xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) cho biết, anh đã chụp hàng trăm lễ cưới từ nông thôn cho đến thành phố.

Riêng về mảng quay phim, chụp hình cho lễ hỏi, lễ cưới có rất nhiều khác biệt. Khoảng 10 năm trước người dân chỉ cần một thợ quay phim, một thợ chụp hình là đủ. Những năm trở lại đây, bắt nhịp xu thế hiện đại, theo phong cách phương Tây nên có rất nhiều bạn trẻ muốn làm lễ hỏi, cưới của mình như một sự kiện hoành tráng: Một đám cưới cần phải có 2 - 3 thợ quay phim và khoảng 2 thợ chụp hình để ghi lại khoảnh khắc trong ngày cưới. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thợ quay phim, chụp hình phải đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại mới bắt kịp xu thế.

Theo anh Tình, ở nông thôn hiện nay, việc tổ chức lễ cưới không khác gì thành phố, nhưng về phần tiệc đãi khách thì ở vùng quê tổ chức thời gian lâu hơn, hát hò tưng bừng hơn. Ấy là vào chiều trước hôm đám cưới một ngày, chương trình ca nhạc đã "tra tấn" hàng xóm đến khuya, với hàng chục bàn ăn nhậu. Ngày hôm sau, mới mở mắt ra đã nghe ca nhạc ầm ĩ và kéo dài đến tận khuya. Có nhiều đám cưới tổ chức đến 3 ngày mới kết thúc và luôn kéo theo phần ca nhạc "ám ảnh" cả xóm làng.

Lên sân khấu hát… Đồi thông hai mộ

Trong phần giao lưu ca hát, không chỉ hát to, ầm ĩ, kéo dài, một số người lên sân khấu còn hát nhiều bài hát không biết chúc phúc hay chia ly. Mới đây khi dự đám cưới ở một xã miền biển của H.Bình Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi đã nghe các bài hát Niệm khúc cuối, Ai cho tôi tình yêu, thậm chí là… Đồi thông hai mộkhiến nhiều người lắc đầu ngao ngán. Một số khách đã bày tỏ thái độ bực bội vì nội dung bài hát không phù hợp với đám cưới.

Có đám cưới ở TP.Quảng Ngãi, nhà hàng chật ních, khán phòng ầm ào, chỉ nghe tiếng MC nói cả tràng rồi đến hát hò liên tục, khách dự tiệc cưới ngồi sát nhau nhưng không thể nào nói chuyện được. Nhiều người lâu ngày gặp lại, muốn hàn huyên phải ra ngoài hành lang.

Đó là chưa kể nhiều đám cưới, chủ yếu ở các thành phố, bắt khách dự ngồi chờ quá lâu rồi mới đến phần nghi lễ, sau đó mới bắt đầu ăn uống. Thường thì các đám cưới mời lúc 17 giờ nhưng đến 19 giờ mới bắt đầu vô tiệc.

Nên rút gọn các nghi thức đám cưới

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh, có những truyền thống "trầu cau" theo phong tục còn tốt đẹp thì nên gìn giữ. Ông bà ta ngày xưa rất khéo léo trong những lễ nghi, nhất là ngày đi đám hỏi. Còn bây giờ, ông Khánh cho rằng, những lễ nghi rườm rà như "lục lễ" nên giảm bớt, tránh phiền hà. Cũng như trong chương trình đám cưới, nên gọn nhẹ, tránh ồn ào quá mức và không bắt khách dự cưới phải ngồi chờ quá lâu.

Từ năm 2018 cho đến nay, thực hiện nếp sống văn minh thì người Bình Định đã rút gọn các nghi lễ từ 6 xuống còn 2 hoặc 3 lễ trong một đám cưới. Nhiều nghi lễ đã được nhập và gộp lại thành một để giản đơn hóa. Từ đó, phong tục cưới hỏi của người Bình Định ngày nay đã có nhiều thay đổi so với xưa kia. Những sự thay đổi này phù hợp với sự tiến bộ trong đời sống và phong tục tập quán của họ.

Theo TS. Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định, hiện nay phần lớn người dân trên địa bàn tỉnh Bình Định đều nhập các lễ lại với nhau. Nếu trước đây là 6 lễ thì nay rút gọn lại thành 2. Lễ thứ nhất là dạm hỏi xin ngày cưới, lễ thứ hai là tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhỏ ở nông thôn thực hiện đủ 6 lễ, rất tốn kém thời gian.

"Việc rút gọn các nghi lễ cũng giúp cho các cặp đôi tiết kiệm công sức, thời gian và cả tiền bạc khi tổ chức đám cưới", ông Hòa cho biết thêm.

Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...- Ảnh 2.

Khu vực làm lễ cưới được trang trí đẹp mắt

LƯƠNG VĂN TÌNH

Người trẻ nghĩ gì về đám cưới?

Qua khảo sát, hiện nay, người trẻ đang có 2 luồng suy nghĩ trái chiều nhau về việc tổ chức đám cưới hoành tráng hay phải tiết kiệm.

Một số người trẻ cho rằng, đám cưới là dịp trọng đại, chỉ có một lần trong đời nên dẫu có ra sao cũng phải tổ chức thật hoành tráng. Khi tổ chức đám cưới thì khách sạn tổ chức tiệc cưới, trang trí nhà cửa, nhẫn cưới… phải thật đắt tiền. Chị Phan Thị Minh Ngọc (23 tuổi, ở TP.Quy Nhơn, Bình Định) chia sẻ: "Đối với em, cưới xin là chuyện cả đời chỉ có một lần nên em sẽ làm thật hoành tráng. Vì đó sẽ là kỷ niệm mà sau này em sẽ nhớ hoài".

Trái ngược với suy nghĩ của chị Minh Ngọc, anh Đoàn Minh Quang (28 tuổi, cũng ở TP.Quy Nhơn) đưa ra quan điểm: "Để tổ chức một đám cưới trọn vẹn, thì phải tốn rất nhiều tiền. Đối với thu nhập của tôi hiện tại, muốn lấy vợ chắc phải vay thêm khoảng 100 - 200 triệu đồng mới có thể tổ chức hoành tráng. Điều này chắc sẽ gây ra không ít áp lực cho tôi sau khi kết hôn. Nên sắp tới tôi chỉ làm đám cưới đơn giản, tiết kiệm để có tiền lo những chuyện khác sau khi kết hôn".

Mặc dù có những ý kiến trái chiều nhau về việc nên tổ chức đám cưới thật hoành tráng hay tiết kiệm, nhưng phần lớn người trẻ đều cho rằng nên tinh giảm các thủ tục xa xưa, không cần thiết. Vì như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức, tiền bạc khi tổ chức đám cưới.

Còn về chương trình đám cưới, nhiều người đồng ý với quan điểm nên tổ chức gọn nhẹ nhưng trang trọng, để tiết kiệm thời gian, công sức không chỉ của gia chủ mà còn của khách mời. "Đám cưới của các con tôi cũng có hát hò, nhưng thời gian hơn 30 phút ban đầu chỉ mở nhạc nhẹ để thực khách trò chuyện", nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh (Quảng Ngãi) cho biết.

Áp lực cõng củi cưới chồng

Tại Kon Tum, phong tục cõng củi cưới chồng đã có từ lâu trong đời sống của người dân tộc Giẻ - Triêng. Không chỉ là sính lễ về nhà chồng, củi hứa hôn còn là thước đo sự giỏi giang, khéo léo và tình yêu dành cho chồng của người con gái. Tuy nhiên thời gian gần đây, việc kiếm củi hứa hôn đã trở thành áp lực đối với mỗi cô gái trẻ.

Chị Y Giang (20 tuổi, xã Đăk Dục, H.Ngọc Hồi, Kon Tum) cho biết để lấy chồng, chị và gia đình phải vào rừng chặt những cây củi bằng nhau, rồi chẻ củi thật đều, bó lại, cõng về nhà. Những bó củi này sẽ là lễ vật chị mang tặng nhà chồng vào ngày cưới. Trước hôm cưới 2 ngày, chị nhờ anh em, bạn bè đưa sang nhà chồng. Việc chuẩn bị một khối lượng củi lớn trong thời gian ngắn khiến các cô gái và gia đình tốn nhiều công sức, tiền bạc.

Số củi theo quy ước truyền thống là 20 bó nhưng sau này, quy ước về số lượng củi đã bị phá bỏ, nhiều nhà trai thách cưới nhà gái từ vài chục lên đến vài trăm bó củi, đã gây ra tác động xấu về nhiều mặt. Trong đó, sự cố gắng đạt được số lượng củi lớn làm mất nhiều thời gian, lo nghĩ, tính toán, sức khỏe không những của riêng cô gái và cả người thân, mà còn gây tác động xấu đến diện tích rừng và phí phạm tài nguyên.

Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu: Để khách không cảm thấy bị 'tra tấn'...- Ảnh 3.

Người con gái phải cõng đủ số củi trước khi cưới chồng

ĐỨC NHẬT

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, phong tục củi hứa hôn là một phong tục tốt đẹp, giàu tính văn hóa, thể hiện phẩm chất chịu thương chịu khó của phụ nữ nên sở đã tham mưu đề nghị UBND tỉnh không xóa bỏ tập quán này mà thay vào đó là tuyên truyền, vận động người dân hạn chế số lượng bó củi, tận dụng cây gỗ do gia đình trồng như cây bời lời, bạch đàn… cũng như hạn chế việc giết mổ vật nuôi nhằm ổn định kinh tế gia đình. "Chỉ cần vài bó củi đẹp mang tính giữ phong, thủ lễ là được", ông Bình nói.

Bắt Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước******

Tối 23.4, trao đổi với Thanh Niên, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; ông Chu Quốc Hải, cựu Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Phúc; ông Hoàng Văn Nhiệm, Phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc, cùng về tội nhận hối lộ.

Bắt Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước- Ảnh 1.

Các bị can Nguyễn Văn Khước, Hoàng Văn Nhiệm, Nguyễn Ngọc Huy, Chu Quốc Hải, Cao Đại Nghĩa và Đinh Thị Thu Hương (từ trái qua, từ trên xuống)

BỘ CÔNG AN

Bắt Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước

Khởi tố, bắt tạm giam ông Cao Đại Nghĩa, Phó trưởng phòng giá thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất (Bộ TN-MT) về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Đinh Thị Thu Hương, Trưởng phòng giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Phúc) và ông Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty thẩm định giá Nam Hà, cùng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trung tướng Xô cho hay, các quyết định và lệnh tố tụng đối với các bị can đã được tống đạt, thực thi sau khi Viện KSND tối cao phê chuẩn.

Theo trung tướng Xô, đây là diễn biến mới nhất trong quá trình mở rộng điều tra vụ án vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Công ty Bất động sản Thăng Long và các đơn vị, địa phương liên quan.

C03 xác định trong quá trình Công ty Bất động sản Thăng Long của Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sơn, thực hiện dự án chợ đầu mối và khu đô thị Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), Hậu đã nhiều lần trực tiếp gặp, đưa tiền và đặt vấn đề nhờ tạo điều kiện tính giá tiền sử dụng đất có lợi cho Công ty Bất động sản Thăng Long.

Các ông Khước, Hải và ông Nhiệm đã nhận tiền của Hậu để chỉ đạo bà Hương thông qua ông Nghĩa và ông Huy để tư vấn, thẩm định giá đất tạo điều kiện cho Công ty Bất động sản Thăng Long, gây thiệt hại hơn 200 tỉ đồng.

Trung tướng Tô Ân Xô cho hay, C03 đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Phúc Sơn tại các địa phương và các đơn vị có liên quan, cũng như áp dụng các biện pháp để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.

Trước đó, ngày 26.2, C03 đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan. Cùng ngày, C03 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Hậu; Nguyễn Thị Hằng, Phó giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn; Đỗ Thị Mai, Kế toán trưởng Tập đoàn Phúc Sơn; Hoàng Thị Tuyết Hạnh, Kế toán viên Tập đoàn Phúc Sơn; Trần Hữu Định, Giám đốc Công ty CP đầu tư Nam Á Group; và Nguyễn Hồng Sơn, lao động tự do cùng về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

C03 khởi tố, bắt tạm giam bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi và ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cùng về tội nhận hối lộ.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Hà Hoàng Việt Phương, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp, cựu Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi; ông Phạm Ngọc Thủy, Phó giám đốc Sở GTVT, cựu Trưởng phòng Kỹ thuật và chất lượng Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi; ông Lê Quốc Đạt, Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, cựu Trưởng phòng Quản lý đầu tư Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi; và ông Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, cùng về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Đặng Trung Hoành, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Gần đây, C03 khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và ông Phạm Hoàng Anh, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, cùng về tội nhận hối lộ.

biên tập:Nhật Dương

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn