pog79 luật sân nhà_xổ số fb88

2024-05-20 16:28:43 Nguồn: Truyền thông Nhân dân Trung Quốc tác giả:Hải Mạnh

Chia sẻ với điện thoại di động

Kế nhiệm ông Troussier, HLV trưởng đội tuyển Việt Nam cần phải làm ngay những điều này******

Gấp rút

Sau hai thất bại liên tiếp trước đội tuyển Indonesia, cơ hội để đội tuyển Việt Nam giành vé vào vòng loại thứ 3 World Cup 2026 gần như không còn. Vì thế, hai cuộc đối đầu với đội tuyển Philippines và Iraq gần như chỉ mang ý nghĩa thủ tục. Vậy Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) có nên gấp rút tìm kiếm tân HLV trưởng? 

“VFF cần phải có kế hoạch cho việc này. Trận đấu trên sân nhà với đội tuyển Philippines rất quan trọng. Thời điểm này, chúng ta đang bị khủng hoảng niềm tin. Còn bóng đá được ưa chuộng ở Việt Nam là bóng đá thắng. Vì thế, chúng ta cần giành được kết quả tốt trước đội tuyển Philippines.

Những ứng viên nào sẽ thay thế HLV Philippe Troussier tại U.23 và đội tuyển Việt Nam?

Tiếp theo đó, chúng ta sẽ có chuyến làm khách đến Iraq. Trận đấu đó sẽ có ý nghĩa như một bài đánh giá, một liều thuốc thử cho lực lượng mới, cho HLV trưởng mới. Hai trận đấu đó có ý nghĩa riêng và tôi cho rằng chúng rất quan trọng”, chuyên gia bóng đá Phan Anh Tú chia sẻ với Báo Thanh Niên

Kế nhiệm ông Troussier, HLV trưởng đội tuyển Việt Nam cần phải làm ngay những điều này- Ảnh 1.

Hai trận đấu sắp tới cũng rất quan trọng với bóng đá Việt Nam

AFP

Bên cạnh đó, ông Phan Anh Tú còn đánh giá việc bổ nhiệm HLV trưởng cho đội tuyển Việt Nam sớm sẽ giúp HLV đó có thời gian để chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024, giải đấu luôn có ý nghĩa rất quan trọng. 

“Khoảng thời gian từ vòng loại World Cup 2026 đến ASEAN Cup cũng khá dài, tầm 6 tháng. Sẽ có rất nhiều điều xảy ra ở V-League. Nếu bổ nhiệm sớm, HLV trưởng mới sẽ có thời gian để quan sát các cầu thủ, đánh giá phong độ. Đồng thời, HLV trưởng mới cũng có thể lên các ý tưởng về lối chơi, nhân sự…”, cựu quyền Tổng Thư ký VFF nói. 

Chọn HLV cần dựa vào mục đích

Chuyên gia Phan Anh Tú nói tiếp: “Việc tổ chức tuyển chọn HLV cần có mục đích. Hiện tại, theo tôi mục đích cần làm trước mắt là niềm tin của khán giả, nguồn cảm hứng và cả sự tự tin cho đội tuyển Việt Nam. Vì thế, chúng ta cần chinh phục đấu trường Đông Nam Á để lấy lại vị thế cho bóng đá Việt Nam đã. Chúng ta phải khôi phục sự tự tin. Với mục tiêu này, tôi cho rằng HLV nội là phù hợp”.

Ông Tú tiết lộ thêm lý do nên chọn HLV Việt Nam: “Các HLV nội lúc này cũng có trình độ cao. Họ được đào tạo tốt, có kiến thức và kinh nghiệm. Nhiều người đã chứng minh được năng lực. Điều quan trọng nhất là họ phải dũng cảm.

Hành trình của HLV Troussier và bóng đá Việt Nam

Họ nên coi đó là đỉnh cao của sự nghiệp. Việc chọn HLV nội là phù hợp cho mục tiêu ngắn hạn và cũng dễ dàng thương thảo hơn. Tôi đánh giá HLV Hoàng Anh Tuấn và Lê Huỳnh Đức đủ khả năng dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Một số HLV khác cũng rất giỏi, nhưng tôi thích cá tính của hai HLV này hơn”.

Kế nhiệm ông Troussier, HLV trưởng đội tuyển Việt Nam cần phải làm ngay những điều này- Ảnh 2.

Việc tìm ra một HLV mới cho đội tuyển Việt Nam là điều không hề dễ

AFP

Khó khăn khi chọn HLV ngoại

Theo ông Phan Anh Tú, VFF cần sự chuẩn bị kỹ càng nếu muốn mời HLV ngoại. “Với những mục tiêu lớn lao hơn, HLV ngoại sẽ phù hợp hơn. Khi vươn ra ngoài khu vực Đông Nam Á, đơn cử như ở Asian Cup vừa rồi, chúng ta phải đối mặt những đối thủ rất mạnh. Lúc này, chúng ta bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết. 

Những điểm yếu này chúng ta không thể khắc phục trong ngày một ngày hai mà cần thời gian rất dài. Chúng ta cần sự chung sức của ngành thể dục thể thao, các CLB, VFF… Đây không phải điều đơn giản. 

Còn HLV ngoại thì tuyển chọn rất khó đấy. Chúng ta đã có quá nhiều bài học về chọn HLV ngoại rồi. Việc này cần rất nhiều thời gian, rất kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, khi chọn HLV ngoại, các vấn đề liên quan đến hợp đồng đều rất phức tạp, từ điều khoản đến đàm phán”, ông Tú chia sẻ. 

Kế nhiệm ông Troussier, HLV trưởng đội tuyển Việt Nam cần phải làm ngay những điều này- Ảnh 3.

VFF cần chuẩn bị kỹ để tìm ra vị HLV mới cho đội tuyển Việt Nam

AFP

Để giảm thiểu rủi ro với các HLV ngoại, VFF có thể tham khảo cách làm của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) với ông Alexandre Polking hay Masatada Ishii. Ban đầu, FAT ký hợp đồng ngắn hạn (vài tháng) với hai chiến lược gia này và ra chỉ tiêu cụ thể. Nếu hoàn thành, họ mới được ký hợp đồng dài hạn. Tuy nhiên, phương án này không dễ thực hiện.

“Vấn đề quan trọng nhất là đàm phán. Ai cũng thích phương án này vì an toàn. Liệu họ có thiện chí với chúng ta hay không? Mỗi một LĐBĐ có khả năng đàm phán khác nhau. Mỗi HLV cũng có tính cách khác nhau. 

Có những HLV cởi mở, họ sẵn sàng chấp nhận thử thách. Nhưng nếu họ một mực yêu cầu hợp đồng dài hạn, 2 năm, 3 năm thì sẽ như thế nào? Nhiều HLV sẽ nói rằng “Tôi đến đây không phải thử việc”. 

Tôi cho rằng đó là phương án rất hay chứ. Chúng ta sẽ đánh giá được nhiều khía cạnh: HLV có phù hợp hay không, cầu thủ có hào hứng với triết lý mới hay không… Tôi mong muốn phương án này được thực hiện, nhưng có lẽ sẽ rất khó”, ông Tú khẳng định.

Thăm dò ý kiến

HLV nội hay ngoại phù hợp dẫn dắt đội tuyển Việt Nam sau khi ông Troussier ra đi?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bình chọnXem kết quảGiải cứu sơn dương quý hiếm dính bẫy người đi săn******

Ngày 17/4, ông Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Ban Quản lý khu bảo tồn loài Sao la Quảng Nam, cho biết nhóm tuần tra cộng đồng tại huyện Đông Giang và Tây Giang vừa giải cứu thành công một cá thể sơn dương quý hiếm bị dính bẫy của những người đi săn.

Theo ông Sơn, chiều 16/4, trong lúc tuần tra rừng, nhóm cộng đồng thôn Aréh - Đhrôồng (xã Tà Lu, huyện Đông Giang) và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng phát hiện một cá thể sơn dương lớn bị dính bẫy của người đi săn.

Giải cứu sơn dương quý hiếm dính bẫy người đi săn - 1

Cá thể sơn dương bị dính bẫy (Ảnh: Lê Hoàng Sơn).

Lúc phát hiện dính bẫy, chân trái phía sau của sơn dương bị siết chặt bởi sợi dây cáp bằng thép.

Thấy nhóm bảo vệ rừng đi đến, con sơn dương cố gắng giãy giụa hòng thoát ra và càng bị dây cáp siết chặt.

Nhóm bảo vệ rừng đã khống chế con sơn dương rồi tháo dây thép ra khỏi chân, thả về môi trường tự nhiên.

Giải cứu sơn dương quý hiếm dính bẫy người đi săn - 2

Lực lượng giải cứu được khen thưởng đột xuất (Ảnh: Lê Hoàng Sơn).

Theo ông Sơn, sơn dương có danh pháp khoa học là Naemorhedus milneedwardsii hay còn gọi đơn giản dê rừng, loài động vật họ trâu bò, thuộc bộ ngón chẵn.

Chúng phân bố đặc hữu ở vùng Đông Nam Á, chủ yếu là bán đảo Đông Dương, ở các quốc gia như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Miến Điện.

Sơn dương là nhóm IB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió khiến 11.700 hành khách trả vé tàu******

Ngày 24/4, Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh (Công ty Vận tải Đường sắt Sài Gòn) có thống kê nhanh về sự cố sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió (khu vực qua đèo Cả, thuộc địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa).

Ảnh hưởng của sự cố hầm đường sắt bị sạt lở đã có khoảng 11.700 hành khách trả vé tàu, gây thiệt hại gần 5,4 tỷ đồng.

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió khiến 11.700 hành khách trả vé tàu - 1

Hàng hóa ùn ứ tại ga Hòa Huỳnh, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa (Ảnh: Trung Thi).

Bên cạnh đó, Công ty Vận tải Đường sắt Sài Gòn đã chỉ đạo Chi nhánh Vận tải đường sắt Nha Trang chi khoảng 3,1 tỷ đồng để trung chuyển hơn 30.000 lượt khách bằng ô tô từ ga Giã (Khánh Hòa) đến ga Tuy Hòa (Phú Yên) và ngược lại.

Công ty Vận tải Đường sắt Sài Gòn đã phục vụ ăn uống miễn phí cho hành khách bị ảnh hưởng với gần 4.000 suất ăn chính, hơn 1.000 suất ăn phụ, gần 2.000 chai nước lọc.

Do sự cố, một số chuyến tàu hàng chuyên tuyến phải ngừng chạy, không xếp hàng đi theo tàu khách, phải chuyển tải hàng trăm nghìn tấn hàng bằng đường bộ.

"Tổng thiệt hại theo thống kê sơ bộ của Công ty Vận tải Đường sắt Sài Gòn là gần 19,4 tỷ đồng. Ngành đường sắt đang làm việc với các cơ quan bảo hiểm để đền bù thiệt hại trong quá trình chuyển tải hành khách, vận chuyển hàng hóa, tàu chậm", đại diện Chi nhánh Vận tải Đường sắt Phú Khánh cho biết.

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió khiến 11.700 hành khách trả vé tàu - 2

Vòm sắt được gia cố tại điểm sạt lở trong hầm đường sắt Bãi Gió (Ảnh: Trung Thi).

Như Dân tríđã thông tin, trong 2 ngày 12 và 13/4, tại hầm Bãi Gió xảy ra hiện tượng sạt lở với tổng khối lượng hơn 200m3 gây tê liệt đường sắt Bắc - Nam đoạn qua 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Sau 9 ngày nỗ lực, đến đêm 21/4, ngành đường sắt đã khắc phục xong sự cố hầm Bãi gió, tàu hỏa đã di chuyển qua hầm này.

cắt tóc mùng 1 âm có sao không

Sẽ "tuýt còi" quy chế tổ chức họp báo của Cần Thơ******

Sáng 19/4, theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, ông Hồng Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa chủ trì cuộc họp liên quan đến tính pháp lý của Quyết định số 798/2024 của UBND TP Cần Thơ về việc ban hành quy chế tổ chức họp báo của UBND TP Cần Thơ.

Cuộc họp có đại diện của Cục Báo chí và Vụ Pháp chế (Bộ Thông tin và Truyền thông), đại diện UBND TP Cần Thơ và một đơn vị xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp.

Theo kết luận cuộc họp, các quy định tại quy chế là các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi TP Cần Thơ.

"Việc ban hành văn bản hành chính nhưng có chứa quy phạm pháp luật là vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015", cuộc họp kết luận.

Sẽ tuýt còi quy chế tổ chức họp báo của Cần Thơ - 1

Một buổi họp báo ở Cần Thơ (Ảnh: CTV).

Hơn nữa, việc quy chế trên yêu cầu "Cơ quan, Văn phòng đại diện báo chí, phóng viên thường trú khi tham dự họp báo phải đúng thành phần được mời; trang phục, tác phong lịch sự và gửi câu hỏi về Sở Thông tin và Truyền thông trước thời gian diễn ra họp báo ít nhất 3 ngày" là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Cụ thể, Luật Báo chí và Nghị định số 09/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước không đặt ra giới hạn thời gian cơ quan, phóng viên báo chí phải gửi câu hỏi trước thời gian diễn ra họp báo.

Ngoài ra, đại diện Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật dẫn khoản 7 Điều 22 Luật Báo chí năm 2016 quy định: "Hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm do cơ quan báo chí giao và tuân thủ quy định của pháp luật về báo chí và quy định khác của pháp luật có liên quan".

Do vậy, ở góc độ pháp lý, nội dung tại khoản 4 Điều 9 Quy chế tổ chức họp báo của UBND TP Cần Thơ (nội dung câu hỏi phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác) là phù hợp với quy định tại khoản 7 Điều 22 Luật Báo chí. Tuy nhiên, cách diễn đạt trong quy chế của Cần Thơ dễ dẫn đến cách hiểu thiếu thống nhất trong quá trình thực hiện.  

Lãnh đạo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định sẽ ban hành kết luận cuộc họp nói trên bằng văn bản theo đúng thẩm quyền được Chính phủ giao.

Tại cuộc họp, đại diện UBND TP Cần Thơ cam kết sẽ khẩn trương rà soát, xử lý Quyết định số 798/2024, bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản liên quan.

Như Dân tríphản ánh trước đó, UBND TP Cần Thơ ban hành Quy chế tổ chức họp báo có hiệu lực từ tháng 4/2024.

Quy chế quy định Cần Thơ tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần hoặc họp đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng theo yêu cầu của Chủ tịch UBND TP.

Quy chế của Cần Thơ yêu cầu cơ quan, văn phòng đại diện báo chí, phóng viên thường trú khi tham dự họp báo phải đúng thành phần được mời và gửi câu hỏi về Sở Thông tin và Truyền thông trước thời gian diễn ra họp báo ít nhất 3 ngày.

Nhà báo khi đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp báo phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đúng trọng tâm và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác.

Ngay lập tức, quy chế trên gây xôn xao dư luận khi nhiều ý kiến cho rằng chưa phù hợp với Luật Báo chí.

Màn hình viền mỏng của iPhone 16 gây khó cho các nhà cung cấp******

Theo AppleInsider, iPhone 16 được đồn đoán sẽ có viền màn hình mỏng hơn đáng kể so với các thế hệ trước, tuy nhiên Apple đang gặp rào cản trong việc tìm kiếm nhà cung cấp có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất khắt khe cho thiết kế này.

Theo các nguồn tin từ chuỗi cung ứng, Apple muốn sử dụng viền bezel theo cấu trúc Border Reduction Structure (BRS) cho phần viền dưới của màn hình OLED của iPhone 16. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác cao và quy trình sản xuất phức tạp hơn, khiến các nhà cung cấp gặp nhiều khó khăn.

Màn hình viền mỏng của iPhone 16 gây khó cho các nhà cung cấp- Ảnh 1.

iPhone 16 sẽ có viền mỏng hơn các sản phẩm tiền nhiệm

CHỤP MÀN HÌNH APPLEINSIDER

Việc thu hẹp viền bezel đòi hỏi khả năng bố trí các mạch điện tử bên dưới màn hình với mật độ cao hơn, đồng thời bẻ cong một số dây dẫn xuống phía dưới. Những thay đổi này gia tăng độ khó cho việc thiết kế và sản xuất, dẫn đến tỷ lệ sản phẩm lỗi cao.

Hiện tại, chưa có nhà cung cấp nào được Apple phê duyệt sản xuất màn hình iPhone 16 với viền bezel mỏng như mong muốn. Điều này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch ra mắt sản phẩm của Apple và khiến giá thành tăng cao hơn.

Bên cạnh vấn đề viền bezel mỏng hơn, LG Display - nhà cung cấp màn hình OLED lớn cho iPhone - cũng đang thực hiện một số thay đổi trong chuỗi cung ứng của mình. Công ty dự kiến sẽ bắt đầu sử dụng chip DDI (Display Driver IC) từ Novatech bên cạnh LX Semicon, một động thái nhằm giảm chi phí sản xuất.

Sự thay đổi này có thể gây ra tác động tiêu cực đến LX Semicon, nhà cung cấp DDI hiện tại của LG Display. Tuy nhiên, Samsung Display và BOE - hai nhà cung cấp màn hình OLED lớn khác cho iPhone - dự kiến sẽ giữ nguyên chuỗi cung ứng DDI của họ trong năm 2024.

Mặc dù theo lý thuyết, các đơn đặt hàng từ LG cho Apple sẽ tăng trưởng, Samsung Display vẫn được dự đoán là sẽ có nhiều lô hàng màn hình OLED iPhone nhất trong số các nhà cung cấp. Theo đó, LG được báo cáo là đã nắm được 52,5 triệu lô hàng OLED iPhone vào năm 2023, trong khi Samsung Display được cho là đạt trung bình 100 triệu thiết bị.

Nhìn chung, việc sản xuất iPhone 16 với viền bezel mỏng nhất từ trước đến nay đang gặp nhiều thách thức cho Apple và các nhà cung cấp của họ. Việc giải quyết những khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến thời điểm ra mắt và giá thành sản phẩm.

Đắk Lắk: Chưa đồng ý nhận tiền bồi thường dự án, dân tự lập trạm thu phí******

Chiều 3/4, trao đổi phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Đức Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện M'Đrắk (Đắk Lắk) xác nhận, địa phương đã có báo cáo gửi UBND tỉnh xin chỉ đạo về phương án bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất của hộ ông Sùng Seo Lồng (trú xã Cư San, huyện M'Đrắk).

Theo ông Thảo, từ việc ông Sùng Seo Lồng không đồng ý trong việc thu hồi đất, ông này đã chặn đường thu tiền đi lại của người dân lưu thông qua khu vực này.

Đắk Lắk: Chưa đồng ý nhận tiền bồi thường dự án, dân tự lập trạm thu phí - 1

Hộ dân tự ý ngáng đường lập trạm thu phí (Ảnh: Uy Nguyễn).

"Trước mắt huyện đã chỉ đạo chính quyền xã, công an ngăn chặn việc hộ dân lập trạm thu phí, chờ tỉnh có phương án về thu hồi đất của hộ dân này", ông Thảo thông tin.

Tuy vậy, theo ghi nhận vào chiều 2/4, tại khu vực đất của ông Sùng Seo Lồng tại xã Cư San, dự án thi công đường Trường Sơn Đông đi qua, có khoảng 90m qua đất của ông Lồng đã được san gạt, tại đây, ông Lồng đã lập một trạm thu phí bằng cách dùng cây tre chắn ngang qua lối đi lại.

Ông Lồng thu phí mức 10.000-100.000 đồng/lượt tùy các loại phương tiện. Trong đó, mức thấp nhất là xe máy và cao nhất là xe đầu kéo. Việc tự lập trạm thu phí được ông Sùng Seo Lồng triển khai khoảng 1 tháng qua.

Đắk Lắk: Chưa đồng ý nhận tiền bồi thường dự án, dân tự lập trạm thu phí - 2

Mỗi lượt xe máy di chuyển qua trạm sẽ bị thu phí 10.000 đồng (Ảnh: Uy Nguyễn).

Theo tìm hiểu, đây là diện tích đất trồng rừng sản xuất của ông Sùng Seo Lồng có ảnh hưởng của 2 dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng và dự án đường Trường Sơn Đông.

Tuy nhiên, ông Lồng chưa đồng ý với bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng để thực hiện 2 dự án theo quy định nên đã tự lập trạm thu phí này.

Theo UBND huyện M'Đrắk, năm 2020, với diện tích hơn 12.000m2 đất rừng sản xuất của hộ ông Lồng được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh (gọi tắt là Ban quản lý dự án) Đắk Lắk kiểm đếm đất đai, tài sản để thực hiện dự án Krông Pách Thượng.

Đắk Lắk: Chưa đồng ý nhận tiền bồi thường dự án, dân tự lập trạm thu phí - 3

Khi các phương tiện di chuyển qua đều phải dừng lại đóng phí (Ảnh: Uy Nguyễn).

Có khoảng 2.000m2 thuộc quy hoạch hồ chứa nước Krông Pách Thượng, còn gần 10.000m2 không thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng lòng hồ.

Tháng 12/2020, ông Lồng có đơn đề nghị thu hồi hết diện tích ngoài ranh phạm vi giải phóng mặt bằng lòng hồ và được Ban quản lý dự án lập phương án bồi thường, hỗ trợ toàn bộ diện tích hơn 12.000m2.

Do thời điểm này, dự án đường Trường Sơn Đông chưa đi qua, gần 10.000m2 ngoài ranh phạm vi lòng hồ không có đường nên việc thu hồi, bồi thường hỗ trợ là đúng quy định về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng được Thủ tướng phê duyệt.

UBND huyện M'Đrắk lý giải, do tại thời điểm này dự án đường Trường Sơn Đông chưa phê duyệt điều chỉnh nên căn cứ về việc phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Krông Pách Thượng, Ban quản lý dự án lập phương án bồi thường, hỗ trợ toàn bộ diện tích 12.000m2.

Đắk Lắk: Chưa đồng ý nhận tiền bồi thường dự án, dân tự lập trạm thu phí - 4

Việc lập trạm thu phí được hộ dân này triển khai khoảng 1 tháng nay (Ảnh: Cắt từ clip).

Đến nay, diện tích 12.000m2 của ông Lồng, trong đó, đường Trường Sơn Đông đi qua diện tích 1.000m2, ảnh hưởng dự án Krông Pách Thượng diện tích hơn 2.000m2, diện tích còn lại trên 8.000m2 không ảnh hưởng của 2 dự án.

Việc thu hồi diện tích 8.000m2 ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng lòng hồ Krông Pách Thượng không phù hợp do thửa đất có đường Trường Sơn Đông đi qua.

Tháng 10/2022, Kiểm toán nhà nước có báo cáo kiến nghị diện tích không ảnh hưởng đến dự án đường Trường Sơn Đông, dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng, không thu hồi đất để cho hộ gia đình sử dụng.

Sau đó, UBND huyện M'Đrắk đã có văn bản đề nghị Ban quản lý dự án điều chỉnh diện tích thu hồi đất của gia đình ông Lồng nhưng không được đồng ý.

Phía huyện M'Đrắk đã có báo cáo đến UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị chỉ đạo Ban quản lý dự án kiểm tra, rà soát phương án, thực hiện điều chỉnh diện tích thu hồi, bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích 12.000m2 của ông Lồng theo đúng mục đích sử dụng, đúng quy định.

FPT Retail phát triển Long Châu thành hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe******

Theo đó, đại hội đã thống nhất thông qua kế hoạch doanh thu 37.300 tỉ đồng - tăng 17% và lợi nhuận trước thuế là 125 tỉ đồng. Trong đó, doanh thu chuỗi FPT Shop dự kiến đi ngang và doanh thu chuỗi FPT Long Châu dự kiến tăng khoảng 34%. Kế hoạch kinh doanh được FPT Retail đưa ra trong bối cảnh thị trường chung còn nhiều khó khăn với những diễn biến khó lường song hành cùng kỳ vọng tăng trưởng ở những mảng mới.

Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch FPT Retail chia sẻ định hướng phát triển công ty trong năm 2024

Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch FPT Retail chia sẻ định hướng phát triển công ty trong năm 2024

CTV

Năm 2024, tình hình thị trường công nghệ được dự báo vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức bởi bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát duy trì ở mức cao là động cơ khiến người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt chi tiêu, nhất là việc mua sắm các mặt hàng không thiết yếu. Đứng trước thời cuộc, FPT Retail liên tục nỗ lực cải biến, linh hoạt triển khai mô hình kinh doanh đa nền tảng và tăng trải nghiệm khách hàng. Công ty kỳ vọng doanh thu chuỗi FPT Shop tiếp tục được đảm bảo và đi ngang trong năm 2024. Song, hoạt động kinh doanh của FPT Retail được dự đoán sẽ có những động thái chuyển biến tích cực, khởi sắc hơn so với ‘điểm trũng’ 2023 nhờ động lực tăng trưởng chính đến từ chuỗi FPT Long Châu và mảng mới - Trung tâm tiêm chủng.

Định hướng trong năm 2024, công ty tiếp tục đầu tư mở rộng và phát triển chuỗi FPT Long Châu, đưa thêm dịch vụ, sản phẩm mới vào chuỗi FPT Shop nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng, xây dựng và hoàn thiện thêm hệ thống kho bãi, nhân sự và công nghệ. Đồng thời, FRT tiếp tục ứng dụng công nghệ một cách toàn diện trên các mặt, từ nghiệp vụ đến trải nghiệm người dùng với sự hỗ trợ lớn từ tập đoàn FPT nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Với chuỗi FPT Shop, FRT sẽ triển khai quyết liệt, đồng bộ hàng loạt giải pháp nhằm tối ưu chi phí vận hành và kiện toàn hệ thống Theo đó, FPT Shop tiếp tục bổ sung và đa dạng hóa các nhóm hàng như như điện máy, điện lạnh, gia dụng... nhằm khai thác và tận dụng tối đa tiềm lực của mỗi cửa hàng, từng bước cải thiện biên lãi gộp. Bên cạnh đó, công ty cũng tiếp tục phát triển thêm dịch vụ MVNO, chú trọng đầu tư mạnh mẽ kinh doanh trực tuyến đa nền tảng.

FPT Long Châu sẽ tiếp tục là kênh đầu tư được tập trung phát triển trong năm 2024

FPT Long Châu sẽ tiếp tục là kênh đầu tư được tập trung phát triển trong năm 2024

CTV

Về mảng dược phẩm và chăm sóc sức khỏe, sau 6 năm hoạt động, FPT Long Châu vẫn giữ vững vị thế chuỗi nhà thuốc số 1 tại Việt Nam. Trong năm 2023, chuỗi FPT Long Châu ghi nhận thành công với 560 nhà thuốc mở mới, doanh thu tăng 66%, nâng tỷ lệ đóng góp 50% trong tổng doanh thu hợp nhất.

Năm 2024, công ty lên kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc, nâng tổng số nhà thuốc vào cuối năm 2024 lên khoảng 1.900. Hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng, FPT Long Châu đã ra mắt chuỗi trung tâm tiêm chủng vaccine sau thành công bước đầu của chuỗi bán lẻ dược phẩm. Sau thời gian triển khai thử nghiệm trung tâm tiêm chủng vaccine, cùng với kinh nghiệm về thị trường và vận hành đã có trong ngành chăm sóc sức khỏe, FPT Retail đặt mục tiêu mở mới 100 trung tâm vaccine trong năm 2024. Đây là bước tiến quan trọng góp phần xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện của FRT trong tương lai.

Chia sẻ kỳ vọng mạnh mẽ về một bức tranh FPT Long Châu rộng lớn hơn trong tương lai, bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch FPT Retail cho biết: "FRT kỳ vọng phát triển FPT Long Châu trở thành một hệ sinh thái sức khỏe với Long Châu Healthcare Platform theo chu trình vòng đời sức khỏe của một con người từ phòng bệnh đến chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh. Trong hệ sinh thái sức khỏe FPT Long Châu, khách hàng là trung tâm và FRT sẽ nỗ lực từng bước để hoàn thiện hệ sinh thái theo mô hình chiến lược đã định. Theo đó chuỗi nhà thuốc, trung tâm tiêm chủng, hệ thống eCommerce sẽ tiếp tục phát triển. Để đầu tư cho chiến lược Long Châu Healthcare Platform, chúng tôi dự kiến sẽ huy động vốn thông qua chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư với giá trị chào bán tối đa 10%".

Về phương án chia cổ tức, trên cơ sở dự báo tình hình năm 2024 tiếp tục là năm tương đối khó khăn đối với thị trường bán lẻ các mặt hàng điện tử, do đó, để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh và nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng chuỗi FPT Long Châu và các dự án khác... FPT Retail sẽ chưa chi trả cổ tức trong năm 2024.

Một phụ nữ Hà Nội mất tích sau khi đến Cục Sở hữu trí tuệ******

Ngày 1/4, Công an TP Hà Nội phát thông báo tìm người mất tích.

Theo cơ quan chức năng, Công an phường Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) nhận được đơn trình báo mất tích của gia đình chị Nguyễn Thị Phương Thúy (29 tuổi).

Một phụ nữ Hà Nội mất tích sau khi đến Cục Sở hữu trí tuệ - 1

Chị Nguyễn Thị Phương Thúy (Ảnh: Công an Hà Nội).

Cụ thể, chị Thúy đi khỏi nhà từ sáng 29/3 đến nay chưa về nhà. Theo gia đình, khi đi, chị Thúy mặc áo bò, quần bò dài màu xanh nhạt, cầm theo điện thoại di động.

Chiều 29/3, chị Thúy đến Cục Sở hữu trí tuệ (ở số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân). Cùng ngày không thấy chị Thúy về nhà, gia đình gọi điện nhiều lần vào máy nhưng không ai nghe. Sau đó phía Cục Sở hữu trí tuệ gọi điện lại cho biết chị Thúy đã để quên điện thoại ở đó.

Gia đình đã đến Cục Sở hữu trí tuệ nhận lại điện thoại của chị Thúy. Đến nay, gia đình vẫn không liên hệ được với chị này.

Nhà chức trách thông báo ai biết hoặc nhìn thấy chị Thúy ở đâu xin báo cho gia đình qua số điện thoại: 0377.472.622 hoặc Công an phường Trung Sơn Trầm (SĐT: 02433.931.129).

Vụ chìm sà lan ở Quảng Ngãi: Nghi có tới 9 người gặp nạn******

Tính đến chiều ngày 25/4, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện 4 thi thể trong vụ tàu kéo sà lan bị chìm trên vùng biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Sau khi xác định danh tính, cơ quan chức năng phát hiện cả 4 nạn nhân đều không có tên trong danh sách thuyền viên khai báo trước khi xuất bến.

Theo đó, có 3 nạn nhân được xác định quê ở tỉnh Long An, người còn lại quê tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Vụ chìm sà lan ở Quảng Ngãi: Nghi có tới 9 người gặp nạn - 1

Những thuyền viên chụp hình trước khi xuất bến như trong danh sách đăng ký, tuy nhiên qua nhận diện các thi thể lại hoàn toàn khác (Ảnh: Trần Đức).

Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, ông Lê Văn Trung (tỉnh Long An) đã đến Quảng Ngãi nhận dạng người thân.

Khi được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi cung cấp hình ảnh các nạn nhân đã tìm thấy thi thể, ông Trung nhận ra 3 người.

"Trong số 3 thi thể được tìm thấy đầu tiên có em rể tôi là Võ Văn Sông, còn lại là Đặng Văn Nhung và Đặng Văn Ước. Hai người này đều ở Long An", ông Trung nói.

Trưa 25/4, thi thể thứ 4 cũng được xác định danh tính. Người này là ông Trần Minh Phúc (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi). Ông Phúc được thuê điều khiển máy đào.

Trong khi đó, danh sách thuyền viên được đơn vị thuê tàu trình báo với cơ quan chức năng trước khi tàu xuất bến có 5 người, gồm ông Võ Tấn Khương, Võ Văn Nhiều và Bùi Minh Trí (tỉnh Quảng Ngãi); Phạm Văn Hiệp, Đặng Minh Phương (tỉnh Long An).

Như vậy, 4 người được xác định tử vong trong vụ chìm sà lan và tàu kéo đều không có tên trong danh sách thuyền viên lúc xuất bến.

Đại diện Công ty TNHH MTV Minh Linh, chủ tàu kéo và sà lan, cho biết chỉ thuê ông Phạm Văn Hiệp làm thuyền trưởng. Việc ông Hiệp gọi thêm bao nhiêu người làm việc trên tàu, đơn vị này không nắm rõ.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Văn Lương, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, cho biết cơ quan chức năng đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn.

Ông Lương cũng xác nhận, cả 4 thi thể tìm được đều không có tên trong danh sách thuyền viên khai báo khi xuất bến tại cảng Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam. Do đó, lực lượng tìm kiếm dự đoán có thể có đến 9 người đi trên chiếc tàu kéo gặp nạn.

Vụ chìm sà lan ở Quảng Ngãi: Nghi có tới 9 người gặp nạn - 2

Sà lan gặp nạn được kéo về bờ phục vụ công tác điều tra (Ảnh: Quốc Triều).

Trước đó, khoảng 4h ngày 24/4, tàu kéo LA-06695 kéo sà lan LA-06883 thuộc Công ty TNHH Minh Linh, hành trình từ Kỳ Hà (tỉnh Quảng Nam) đi Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Tàu có nhiệm vụ chở đá thi công kè chắn sóng cảng Bến Đình (huyện Lý Sơn). Theo hồ sơ xuất bến, trên tàu kéo có 5 thuyền viên.

Khi tàu kéo đưa sà lan đến khu vực biển cách đảo Lý Sơn khoảng 3 hải lý thì xảy ra sự cố. Sà lan LA-06883 bị lật úp khiến tàu kéo LA-06695 bị chìm, những người đi trên tàu kéo mất liên lạc.

Nhận được thông tin, tỉnh Quảng Ngãi huy động nhiều lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn. Đến nay đã tìm thấy thi thể 4 thuyền viên gặp nạn.

hôm nay ngày mấy

Lý do EVN không dễ tự quyết điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần******

Giá điện bán lẻ bình quân sẽ được điều chỉnh ra sao sau khi Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân thay thế cho  Quyết định 24/2017/QĐ-TTg trước đây đang là vấn đề được doanh nghiệp, người dân quan tâm.

Lý do EVN không dễ tự quyết điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần- Ảnh 1.

Bộ Công thương vẫn giữ vai trò chính trong điều hành giá điện

T.N

Ông Nguyễn Thế Hữu, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), cho biết về cơ bản Quyết định 05/2024/QĐ-TTg kế thừa gần như toàn bộ các quy định có trong Quyết định 24/2017/QĐ-TTg. Điểm mới lần này là rút ngắn thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống còn 3 tháng. 

"Nhưng điều này không có nghĩa là cứ 3 tháng lại thay đổi giá điện một lần mà còn tùy thuộc vào đánh giá tác động đến kinh tế vĩ mô cũng như tùy thuộc vào kết quả tính toán cập nhật các chi phí sản xuất đã đủ định mức để được xem xét điều chỉnh hay chưa", ông Hữu nói.

Giải thích lý do Bộ Công thương đề xuất rút ngắn kỳ điều chỉnh giá điện bán lẻ bình quân trong Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, ông Nguyễn Thế Hữu khẳng định, giá điện cần phải điều chỉnh theo lộ trình để giảm thiểu tác động đến khách hàng sử dụng điện.

Cạnh đó, việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện nhằm đảm bảo chi phí không dồn tích quá nhiều gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của EVN, đưa giá điện thích ứng với biến động của các yếu tố đầu vào sản xuất điện.

Đại diện lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực cũng khẳng định, trong Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, Bộ Công thương vẫn giữ vai trò chính trong điều hành giá điện, phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan trong giám sát, kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, rà soát khung giá điện do EVN xây dựng để tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo đối với thị trường điện.

Năm 2023, EVN có 2 lần ra quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với các mức tăng tương ứng là 3% và 4,5%. Lần điều chỉnh giá điện được EVN thực hiện gần nhất là từ ngày 9.11.2023 với giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhưng sau 2 lần tăng giá trong năm 2023, EVN vẫn bị lỗ khoảng 17.000 tỉ đồng, đã giảm 9.000 tỉ đồng so với năm 2022.

Trước đó, chia sẻ tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023 diễn ra ngày 2.1, lãnh đạo EVN cho biết, số lỗ trên chủ yếu do giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành. Theo tính toán của EVN, chi phí bình quân các khâu phát điện, truyền tải và phân phối là 2.092,78 đồng/kWh nhưng giá bán điện bình quân là 1.950,32 đồng/kWh, mỗi kWh bán ra tập đoàn này đang chịu lỗ 142,5 đồng.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt******

Đầu giờ chiều một ngày giữa tháng 4 đỉnh điểm hạn mặn, nắng như đổ lửa, hàng trăm người dân ở xã Tam Hiệp (huyện Bình Đại, Bến Tre) vẫn tập trung chờ đợi giữa sân trụ sở xã chỉ để nhận một bình nước 20 lít.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 1

Người dân vui mừng nhận nước trong cái nắng chói chang (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Mỗi hộ chỉ được nhận một bình thôi. Lần này mạnh thường quân ủng hộ xã hơn 1.000 bình nước", ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp, chia sẻ với phóng viên Dân trí.

Ban tổ chức có chừng chục người, mỗi người một việc. Có người phát phiếu, có người điểm tên, có người phát nước, có người giữ trật tự.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 2

UBND xã Tam Hiệp phát thư mời nhận quà là bình nước lọc tới từng hộ dân (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Phải chi chia người dân làm 2 đợt nhận nước thì đỡ, đông quá", một cán bộ phát nước chia sẻ.

Ban đầu, cán bộ xã còn sắp xếp người dân theo hàng lối, mỗi hộ cử một đại diện lên nhận phiếu để lấy nước. Rồi càng lúc người dân đến càng đông, không còn giữ được hàng lối nào nữa; tuy không xô đẩy nhưng khó tránh khỏi chen lấn.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 3

Các hộ dân cử đại diện cầm giấy mời đến trụ sở xã nhận quà (Ảnh; Nguyễn Cường).

Trời như đổ lửa, mặt sân bê tông nóng hầm hập, ai cũng muốn sớm nhận được nước để về nhà. Có những cụ già không thể chen vào đám đông nên tìm đến gốc cây ngồi đợi.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Thu Thủy (76 tuổi) không có con cái, nhà cũng không gần trụ sở xã. Nghe thông báo xã phát nước nên giữa trưa nắng bà vẫn bộ đến ủy ban để điểm danh.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 4

Mỗi bình nước như thế này là món quà quý giá với người dân nơi đây (Ảnh: Nguyễn Cường).

Đã nhận phiếu nhưng không chen được vào đám đông để lấy nước, bà Thủy đành tìm một góc sân ngồi đợi. Dù biết phần mình vẫn có một bình nhưng nhìn dòng người cứ đến rồi đi không ngớt, bà cụ không khỏi bồn chồn.

"Tôi đau lưng, đau cổ lắm, thoái hóa phải nằm viện rồi, nhưng nghe bảo được phát nước thì mừng nên ra đây từ sớm. Nhà không con cái, ông thì không đi được.

Nước sông bây giờ mặn lắm, tưới chuối chuối còn chết mà. Bình nước này lát tôi nhờ người ta chở về cho, ông bà dùng chắt chiu chắc cũng được ba ngày", bà Thủy nói.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 5

Một ông cụ bê bình nước bước giữa cái nắng chói chang (Ảnh: Nguyễn Cường).

Nghĩ tới bình nước sắp được nhận, mắt bà cụ đỏ hoe vì xúc động. Bà cho biết, số nước quý này ông bà chỉ để ăn uống, tuyệt đối không dùng vào việc gì khác.

Sân ủy ban xã Tam Hiệp dòng người chen nhau chật cứng. Có người vác bình nước, có người ôm, có người dùng xe đẩy, một số người còn trẻ thì nhận chở dùm bình nước cho những người già.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 6

Một ông cụ vui mừng vì được hỗ trợ nước, ông nhận một bình cho gia đình và 2 bình cho 2 hàng xóm (Ảnh: Nguyễn Cường).

Giữa nắng chói chang, bà Cao Thị Nguyệt (69 tuổi) đẩy xe đạp chở bình nước đi gần 2km từ ủy ban xã về nhà, mồ hôi nhễ nhại nhưng gương mặt vẫn toát lên niềm vui sướng. Bà cụ đi bước thấp bước cao nhưng không hề lộ vẻ mệt mỏi.

"Mừng lắm chú ơi, nhiêu đây nước là có ăn uống mấy ngày rồi. Năm nay mặn dữ quá, nước mặn không nấu cơm được", bà Nguyệt nói với phóng viên.

Nhà bà Nguyệt có 6 thành viên. Chồng bà Nguyệt đang bệnh nằm một chỗ, con trai cũng bị bệnh vừa phải nhập viện điều trị, 3 đứa cháu nhỏ đang tuổi ăn học.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 7

Nước ngọt trở nên khan hiếm và quý giá, một lu nhỏ nhưng gia đình 6 người của bà Nguyệt phải chắt chiu để đủ dùng trong nửa tháng (Ảnh: Nguyễn Cường).

Bà cụ cho biết, hàng năm đến mùa nắng gia đình đều trữ nước trong các bồn bê tông và trong mương vườn. Tuy nhiên năm nay trời quá nắng, mặn cũng đến quá sớm nên số nước dự trữ đã hết sạch.

"Từ mùa nắng đến nay không dám dùng nước nhiều. Như lu nước này phải chia ra dùng đủ hơn nửa tháng, nếu không ngày sau sợ hết nước xài", bà Nguyệt vừa nói vừa mở nắp chiếc lu đựng chừng 50 lít nước cho phóng viên xem.

Lãnh đạo UBND xã Tam Hiệp cho biết, xã có đặc điểm địa lý là cù lao ở gần cửa biển sông Tiền, không tránh khỏi ảnh hưởng hạn mặn. Xã Tam Hiệp có hơn 3.300 nhân khẩu. Mùa hạn mặn năm nay, chính quyền xã bố trí 3 máy lọc nước nhiễm mặn thành nước ngọt với tổng công suất 25m3/ngày để cung cấp cho người dân.

Mới đây, người dân xã cù lao được mạnh thường quân hỗ trợ 800m3 nước sinh hoạt, nên tình hình khó khăn đã giảm đi rất nhiều.

Rút ngắn thời gian quay đầu máy bay để phục vụ 30/4, 1/5******

Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay đang phải khắc phục khó khăn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài 5 ngày.

Bước vào "mùa làm ăn" lớn nhất trong năm, đội máy bay của các hãng Việt Nam chỉ còn lại khoảng 165-170 chiếc, giảm 40-45 máy bay so với cùng kỳ năm 2023.

Rút ngắn thời gian quay đầu máy bay để phục vụ 30/4, 1/5 - 1

Khách du lịch tại sân bay Điện Biên (Ảnh: Ngọc Tân).

Theo kế hoạch, các hãng bay Việt vẫn sẽ cung ứng khoảng 900.000 ghế trên các đường bay nội địa. Trong đó, đường bay từ Hà Nội và TPHCM đi đến các địa phương là 657.000 ghế và 3.400 chuyến bay, tăng tương ứng 4,2% về số ghế và 5,5% về số lượng chuyến bay so với cùng kỳ năm 2023.

Trong bối cảnh máy bay bị thiếu hụt, Bộ GTVT và Cục Hàng không đã chỉ đạo các hãng tăng cường tải cung ứng vào giai đoạn nghỉ lễ 30/4-1/5. Cục cũng đã chỉ đạo tăng tần suất điều phối hạ, cất cánh (slot) tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Để đảm bảo có đủ máy bay phục vụ, các hãng đang phối hợp chặt chẽ với đơn vị phục vụ mặt đất để rút ngắn thời gian quay đầu máy bay (ground time) từ 45 phút xuống khoảng 30-35 phút.

Ground times là thời gian từ lúc máy bay hạ cánh trả khách cho tới khi chuẩn bị sẵn sàng để đón chuyến tiếp theo. Trong thời gian này, máy bay sẽ được dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra kỹ thuật, nạp nhiên liệu...

Các hãng cũng đang tìm kiếm, thuê ướt máy bay, đồng thời kéo dài thời gian khai thác trên mỗi máy bay, khai thác cả ban đêm để tối ưu năng suất.

Dự kiến, thời gian khai thác máy bay của Vietnam Airlines tăng từ 10 giờ/máy bay/ngày lên khoảng 11-12 giờ/máy bay/ngày. Vietjet Air tăng từ 12-13 giờ/máy bay/ngày lên khoảng 13-14 giờ/máy bay/ngày.

Rút ngắn thời gian quay đầu máy bay để phục vụ 30/4, 1/5 - 2

Thống kê tình hình đặt giữ chỗ trên các đường bay du lịch trong giai đoạn cao điểm 30/4, 1/5 (cập nhật đến ngày 14/4) (Nguồn: Cục HK).

Đón "rét nàng Bân", miền Bắc mưa dông******

Ngày 8/4, nhiều nơi ở miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi không khí lạnh cường độ yếu gây mưa nhỏ vào sáng sớm, trời chuyển lạnh. 

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết rạng sáng 9/4, không khí lạnh tiếp tục gây ra mưa dông nhiều nơi ở Đông Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội. Lúc này, nền nhiệt tại miền Bắc dao động trong ngưỡng 18-24 độ C, trời lạnh về đêm và sáng sớm, vùng núi có nơi chuyển rét dưới 18 độ C.

Kiểu thời tiết này còn được dân gian gọi là "rét nàng Bân", chỉ đợt lạnh cuối mùa đông xuân ở miền Bắc, xuất hiện sau khi khu vực đã có nhiều ngày nắng nóng. 

Đón rét nàng Bân, miền Bắc mưa dông - 1

Đón không khí lạnh cuối mùa, miền Bắc chuyển lạnh kèm mưa dông nhiều nơi ngày 9/4 (Ảnh: Mạnh Quân).

Ngày 9/4, khu vực Tây Bắc và Trung Trung Bộ cũng kết thúc nắng nóng cục bộ, thời tiết dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cơ quan khí tượng cảnh báo người dân đề phòng mưa dông xuất hiện sau nắng nóng có thể đi kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Theo dự báo, miền Bắc duy trì tình trạng mưa, trời lạnh đến khoảng ngày 11/4, sau đó nền nhiệt tăng nhanh trở lại. Thời tiết cuối tuần sẽ khô ráo và oi nóng. 

Tại Tây Nguyên và Nam Bộ, nắng nóng tiếp tục gia tăng trên diện rộng và diễn biến gay gắt ở nhiều nơi. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bước vào thời kỳ xâm nhập mặn tăng cao, duy trì trong các ngày 9-13/4. 

Dự báo thời tiết ngày 9/4 tại các vùng trên cả nước: 

- Hà Nội:Có mưa, mưa nhỏ, gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 20-22 độ C, cao nhất 24-26 độ C.

- Phía Tây Bắc Bộ:Mưa nhỏ rải rác, riêng khu Tây Bắc mưa rào kèm dông vài nơi, đề phòng nguy cơ lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm và sáng trời lạnh, vùng núi có nơi chuyển rét. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 25-28 độ C. 

- Phía Đông Bắc Bộ:Mưa, mưa nhỏ rải rác. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Đêm và sáng có nơi trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C; cao nhất 24-27 độ C.

- Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Phía bắc nhiều mây, mưa nhỏ rải rác. Phía nam mưa rào vài nơi, trưa chiều trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất phía bắc 25-28 độ C, phía nam 30-33 độ C.

- Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Đêm mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 31-34 độ C.  

-Tây Nguyên: Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C; cao nhất 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.  

- Nam Bộ: Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

Vì sao Quỹ bình ổn 'bất động' kéo dài?******

Những lần giảm giá "gây chưng hửng"

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu có 13 lần điều chỉnh, trong đó có 6 lần giảm giá. Đáng nói, giá xăng có những lần giảm giá "không giống ai", gây ngỡ ngàng cho người tiêu dùng. Cụ thể, tại kỳ điều hành giá chiều 14.3, xăng E5 RON92 giảm được 22 đồng/lít, xăng RON95 giảm 14 đồng/lít; ngày 4.4, xăng RON95 giảm 15 đồng/lít. Hay trước đó, ngày 29.2, dầu diesel được điều chỉnh giảm 137 đồng/lít, dầu hỏa giảm 136 đồng/lít, dầu mazut tăng 30 đồng/lít… Đáng nói, mức giảm tính bằng đồng nói trên được thực hiện trong bối cảnh Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu đang tồn gần 7.000 tỉ đồng, cao hơn cùng kỳ năm ngoái gần 2.000 tỉ đồng.

Chưa kể nhiều lần giá xăng tăng thì quỹ lại nằm im, không trích lập. Đơn cử kỳ điều chỉnh giá ngày 21.3, liên bộ Công thương - Tài chính cho tăng mạnh giá xăng thêm từ 741 - 729 đồng/lít và Quỹ BOG không được sử dụng để can thiệp. Nhìn lại thì từ tháng 10.2023 đến nay, Quỹ BOG không được chi sử dụng trong khi mặt bằng giá cả trên thị trường đã tăng khá mạnh, rất cần sự chia sẻ của giá xăng dầu để giảm chi phí đầu vào cho người dân, doanh nghiệp. Trong khi đó, tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã tăng khoảng 13%, dầu diesel khoảng 8%.

Vì sao Quỹ bình ổn 'bất động' kéo dài?- Ảnh 1.

Việc trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu hiện khá “tùy hứng”

Đào Ngọc Thạch

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú bình luận việc cho giảm giá xăng 10 - 20 đồng/lít mỗi lần điều chỉnh đã không gây hiệu ứng tốt cho thị trường mà còn khiến người tiêu dùng bức xúc, cho rằng đó là hình thức điều hành "đối phó", gây tốn chi phí quản lý nhà nước. Ông nêu câu hỏi: "Tại sao cơ quan quản lý không mạnh dạn trích sử dụng quỹ giảm mạnh giá xăng một lần để hỗ trợ nền kinh tế. Phải chăng, tình trạng thất thoát của quỹ do doanh nghiệp đầu mối không chuyển về đã gây khó cho việc chi sử dụng?".

Quỹ bình ổn xăng dầu ‘dửng dưng’ trước biến động giá

Việc cơ quan điều hành dường như "bỏ quên" Quỹ BOG xăng dầu tại các kỳ điều hành giá biến động tăng càng khiến dư luận băn khoăn hơn về tính xác thực, minh bạch và hiệu quả của quỹ này. Băn khoăn càng tăng khi mới đây, Bộ Công thương đã có văn bản nhắc nhở 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nghiêm túc gửi báo cáo về thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu. Theo quy định, 11 đơn vị này phải báo cáo về việc trích lập và chi sử dụng, quản lý Quỹ BOG định kỳ 6 tháng một lần. Tuy nhiên, từ ngày 1.7.2023 đến nay (hơn 9 tháng), Bộ Công thương vẫn chưa nhận được báo cáo kiểm toán quỹ của họ.

Đây không phải lần đầu tiên doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị nhắc nhở trực tiếp liên quan đến việc thiếu nghiêm túc, sai phạm trong quản lý Quỹ BOG. Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ về quản lý xăng dầu công bố ngày 4.1.2024 đã cho thấy 7/15 doanh nghiệp đầu mối sử dụng quỹ sai mục đích bình ổn giá; không kết chuyển về tài khoản Quỹ BOG mà để lại trong tài khoản thanh toán của doanh nghiệp thường xuyên, trong nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại Quỹ BOG với số tiền là 7.927 tỉ đồng.

Như vậy, hành vi của 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu mới bị nhắc nhở nói trên tiếp tục lặp lại sai phạm như trong kết luận thanh tra. Đó là không nghiêm túc thực hiện báo cáo về trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu theo quy định. Đáng nói, ngay việc trích lập quỹ liên tiếp từ đầu năm đến nay đối với mặt hàng dầu mazut thể hiện sự thiếu bình đẳng, thậm chí khiến các nhà máy công nghiệp, tàu vận tải biển… (các phương tiện sử dụng dầu mazut) đang "gánh" cho người đi xe dùng xăng.

Bộ Công thương cho biết sẽ phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm về trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu theo quy định.

Tại sao quỹ không chi, không trích, không sử dụng ?

"Không chi sử dụng, không trích, không đụng đến tiền quỹ một thời gian dài, vậy để quỹ nằm đó để làm gì? Trong khi con số 7.000 tỉ đồng không nhỏ", chuyên gia Vũ Vinh Phú đặt câu hỏi và nêu nghi vấn: Phải chăng, thông tin về việc thất thoát, khó đòi… Quỹ BOG từ các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại kết luận Thanh tra Chính phủ là nguyên nhân khiến quỹ bị quên trong thời gian qua? Sai phạm tại kết luận thanh tra chưa được doanh nghiệp khắc phục nghiêm túc, nay lại tiếp tục sai phạm nữa. Điều này đặt ra vấn đề hiệu lực quản lý thế nào? 

"Người dân, doanh nghiệp và các chuyên gia đều cảm thấy "bất an" cho quản lý một quỹ BOG kiểu này. Điều khó hiểu là với ngành tài chính, thiếu một xu cũng khó, phải quy trách nhiệm, phải thu chính xác từng xu, nay doanh nghiệp không kết chuyển về hàng trăm đến hàng nghìn tỉ đồng tiền Quỹ BOG của người dân cho thấy sự thiếu kiên quyết ở cấp quản lý. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu phải có thời hạn rõ ràng về minh bạch quỹ", chuyên gia Vũ Vinh Phú nêu quan điểm và nhấn mạnh: Việc không kết chuyển quỹ về tài khoản phải xử lý nghiêm, kể cả phần lãi suất mà doanh nghiệp chiếm dụng quỹ lâu nay. Việc không có báo cáo chi, trích quỹ một thời gian dài, sai quy định cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm, không chỉ phạt hành chính vài ba chục triệu. Ngành xăng dầu cần có sự sắp xếp lại trật tự kỷ cương, việc thu hồi giấy phép nếu đầu mối sai phạm nhiều lần và kéo dài… cũng là điều cần thiết.

Trong khi đó, tại cuộc họp báo thường kỳ cuối tháng 3 vừa qua, lãnh đạo Bộ Công thương cũng thừa nhận Quỹ BOG xăng dầu đã bộc lộ những yếu tố bất cập. Chính vì lẽ đó, Bộ sẽ tiếp tục lấy ý kiến các bộ ngành để có đề xuất phù hợp với quỹ. Tuy vậy, theo các chuyên gia, Quỹ BOG xăng dầu đã kết thúc vai trò của mình. 

Theo ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu VN, trong giai đoạn 2012 - 2016, Quỹ BOG xăng dầu phát huy tác dụng tốt khi giá thế giới tương đối ổn định, các mặt hàng xăng dầu tăng giảm tương đối đều. Thế nhưng, trong giai đoạn dịch Covid-19 và các xung đột địa - chính trị sau đó khiến biến động giá xăng dầu thế giới rất khó dự báo, dẫn đến việc chi sử dụng quỹ có sự bất bình đẳng. Chẳng hạn, giá xăng tăng phải lấy Quỹ BOG bù vào nhưng khi giá dầu diesel giảm, lại phải trích lập quỹ. Như vậy, người dùng dầu diesel phải bù cho người dùng xăng.

TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, ví von quỹ như chiếc răng khôn, một lúc nào đó, sẽ hết thời hạn sử dụng, nên bỏ đi, không nên cố gắng để giữ. Càng giữ, lại không quản lý tốt hoặc buông lỏng quản lý thì hệ lụy là nảy sinh vấn đề về lợi ích nhóm, thiếu minh bạch, mất lòng tin… Quỹ BOG xăng dầu không đưa ra được nguyên tắc điều tiết minh bạch và việc trích lập cũng khá "tùy hứng", không theo nguyên tắc nào khiến sự bất bình đẳng trong chi sử dụng và trích lập ngày càng cao. Thế nên, cần bỏ quỹ và thay vào đó, nhà nước nên điều hành quản lý bằng công cụ thuế, phí, dự trữ… 

Chính thức thông tuyến đường sắt Bắc******

Tối 21/4, ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết vào 17h30 cùng ngày, ngành đường sắt đã cho vận hành thử nghiệm tàu công trình qua hầm Bãi Gió.

Việc khắc phục sự cố sạt lở gầm Bãi Gió vượt tiến độ trước 1 ngày so với dự kiến trước đó là ngày 22/4.

Ông Vinh cho biết, qua đánh giá đường hầm đã đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông.

Chính thức thông tuyến đường sắt Bắc - Nam qua hầm Bãi Gió - 1

Tàu công trình được cho chạy thử nghiệm qua khu vực hầm đường sắt Bãi Gió (Ảnh: Trung Thi).

"Khoảng 18h30 sẽ có tàu chở hành khách qua hầm đường sắt Bãi Gió", ông Vinh nói.

Đúng 18h30 đã có đoàn tàu hàng đầu tiên di chuyển hướng nam - bắc (Khánh Hòa - Phú Yên) qua hầm Bãi Gió, sau 9 ngày, tuyến đường sắt bị cắt đứt do sự cố sạt lở hầm.

Về đường bộ, dự kiến ngày mai (22/4) các loại ô tô sẽ được đi qua Đèo Cả.

Chính thức thông tuyến đường sắt Bắc - Nam qua hầm Bãi Gió - 2

Tàu chở hàng đi qua hầm Bãi Gió vào lúc 18h30 (Ảnh: Trung Thi).

Trước đó, các đơn vị thi công đã khoan 39 mũi khoan, trong đó có 2 mũi khoan từ sườn núi xuống và 37 mũi khoan bên trong hầm để bơm bê tông áp lực cao, tạo sự kết dính ổn định cho hầm Bãi Gió.

Bên cạnh đó, ngành đường sắt đã hàn các thanh sắt lớn, tạo mái vòm vững chắc tại vị trí sạt lở trong hầm Bãi Gió.

Chính thức thông tuyến đường sắt Bắc - Nam qua hầm Bãi Gió - 3

Vòm sắt được gia cố tại vị trí sạt lở trong hầm Bãi Gió (Ảnh: Trung Thi).

Như Dân tríđã thông tin, trong 2 ngày 12 và 13/4, tại hầm Bãi Gió xảy ra hiện tượng sạt lở với tổng khối lượng hơn 200m3 gây tê liệt đường sắt Bắc - Nam đoạn qua 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Ngành đường sắt đã làm việc với Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, tiến hành cấm tất cả các phương tiện ô tô đi trên đường Đèo Cả nhằm giảm áp lực cho vỏ hầm.

Chính thức thông tuyến đường sắt Bắc - Nam qua hầm Bãi Gió - 4

Dự kiến ngày mai (22/4) các loại ô tô mới được lưu thông qua Đèo Cả (Ảnh: Trung Thi).

Trong ngày 13/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành công điện của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình khai thác đối với vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - TPHCM.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan huy động tối đa các nguồn lực để khắc phục kịp thời sự cố sạt lở hầm Bãi Gió.

【biên tập】Huy Lâm
tuyên bố đặc biệt:

Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.

tin nóng hổi