Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

lichphatsong bongda_aw8 bạch thủ

nhà cái betwinner

{time   Tác giả: Quang Hồng  Chỉnh sửa: Khoa Quốc   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy?******

Sáng 2/4, Công an quận 8 (TPHCM) vẫn đang phối hợp các đơn vị liên quan khám nghiệm hiện trường điều tra vụ hỏa hoạn tại khu vực nhà dân trên đường Phạm Thế Hiển.

Theo phóng viên ghi nhận tại hiện trường, nhiều người dân vẫn hiếu kỳ theo dõi vụ cháy, lực lượng chức năng vẫn túc trực, phong tỏa đầu hẻm 124.

Từ miền Tây lên lập nghiệp, bà Hồ Thị Liễu (67 tuổi, quê Đồng Tháp) đã gắn bó với người dân khu đồ gỗ trên đường Phạm Thế Hiển đã gần 20 năm. 

Nhiều năm trước, bà thuê đất, mở cửa hàng ngay bên trong con hẻm xảy ra vụ cháy. Làm được một thời gian, bà trả mặt bằng dọn ra mặt đường Phạm Thế Hiển.

Theo bà Liễu, xóm đồ gỗ bên trong con hẻm 124 chủ yếu là các hộ dân mua đồ gỗ về sửa, các vật dụng trang trí quán cà phê, các mặt hàng bình dân. Tận dụng những cây gỗ, tấm ván cũ đóng thành bàn ghế, tủ đồ,... để bán.

Xóm này còn được gọi là xóm Nhà Đèn, người dân tứ xứ đến đây sinh sống. Trước đây, sát bờ kênh nhộn nhịp, các hộ dân đóng cọc, nới nhà làm điểm đón ghe lên xuống hàng. Sau này, nhiều hộ mở rộng kinh doanh ra mặt đường Phạm Thế Hiển.

Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy? - 1

Bà Liễu kinh doanh đồ gỗ trên đường Phạm Thế Hiển đã gần 20 năm (Ảnh: Hoàng Hướng).

"Các hộ dân bên trong xóm này chủ yếu dựng nhà bằng gỗ, có nhiều xưởng, kho bãi do đó các vật dụng này rất dễ bén lửa gây cháy. Nói chung, khu này bán các dạng đồ bình thường nên cơ sở cũng ít đầu tư", bà Liễu cho hay.

Đứng ngay đầu hẻm xảy ra vụ cháy, ông Tám (50 tuổi, ngụ quận 4), làm công việc đánh nhám cho một cơ sở sản xuất đồ gỗ tại đây cho biết, đã làm ở đây nhiều năm nhưng khu vực này chưa từng xảy ra vụ hỏa hoạn nào.

"Làm đồ gỗ, quan trọng vẫn là phòng cháy chữa cháy, bởi vì các vật liệu gỗ khô, mạt cưa rất dễ cháy nếu như bất cẩn. Khu vực này, lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra phòng cháy chữa cháy, mỗi nhà đều có trang bị bình chữa cháy mini, biển cảnh báo cấm hút thuốc,...", ông Tám nói.

Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy? - 2

Xóm đồ gỗ là nơi người dân tứ xứ đổ về, chủ yếu tận dụng các cây gỗ, tấm ván cũ đóng lại đồ mới để bán (Ảnh: Hoàng Hướng).

Một số người dân khác cho biết, thời điểm xảy ra vụ cháy, nhiều người dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành, đám cháy nhanh chóng lan rộng. Người dân bên trong được lực lượng chức năng kịp thời sơ tán.

Trao đổi với phóng viên, đại diện UBND phường 2 cho biết, khu vực xảy ra cháy là dự án Bờ nam Kênh Đôi của TPHCM, vụ cháy khiến gần 2 hộ dân bị cháy hoàn toàn, 6 hộ dân bị ảnh hưởng.

Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy? - 3

Người phụ nữ bật khóc khi thấy căn nhà bị cháy rụi (Ảnh: Hoàng Hướng).

Sáng nay, UBND phường 2 đã phối hợp với Mặt trận tổ quốc quận và các đoàn thể quận 8 đã đến thăm hỏi các nhà dân ảnh hưởng bởi vụ cháy. Mỗi hộ dân bị cháy được hỗ trợ 30-40 triệu, hộ bị ảnh hưởng được hỗ trợ 10 triệu đồng.

Trước đó, như Dân tríđưa tin, khoảng 19h40 ngày 1/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TPHCM nhận được tin báo cháy bãi chứa vật liệu gỗ cũ, tại địa chỉ số 124/4 đường Phạm Thế Hiển, phường 2, quận 8.

Phòng đã điều động Đội Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận 8, Đội Khu vực 1, Đội Trên sông triển khai lực lượng, phương tiện khống chế đám cháy. 

Đến 20h50 đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Tổng diện tích cháy 470m2, trong đó cháy hoàn toàn 50m2 căn nhà số 206/1/18A, cháy khoảng 100/150m2 diện tích nhà số 206/1/18, cháy khoảng 320m2 diện tích bãi vật liệu gỗ cũ (nằm ở phía sau dãy nhà, ngay bờ sông).

Chất cháy chủ yếu là vật liệu gỗ cũ và đồ dùng trong gia đình. Lực lượng chức năng đã bảo vệ được dãy nhà phía trước khoảng 1.120m2, dãy nhà liền kề phía bên phải của nhà cháy hoàn toàn, may mắn không có người thương vong.

  Quảng Nam: 120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân ở huyện Đại Lộc thiếu nước sạch******

Tình trạng thiếu nước xảy ra hàng tuần

Tụt áp, nước đục là những phiền phức mà người dân huyện Đại Lộc phải chịu đựng từ đầu tháng 4 này.

Khi nghe thông báo cúp nước từ nhà máy Ái Nghĩa, chị Tr.H.N. ở thị trấn Ái Nghĩa (Đại Lộc) tất bật trữ nước để dùng. Nước máy chập chờn khiến cuộc sống của gia đình chị bị đảo lộn. Lúc có lại bị đục, nước mùi tanh không thể sử dụng được.

Quảng Nam: 120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân ở huyện Đại Lộc thiếu nước sạch - 1

Nước sinh hoạt của người dân có lúc khá đục (Ảnh: Người dân cung cấp).

Nhiều người dân thị trấn Ái Nghĩa, xã Đại Hiệp và Đại Nghĩa cũng bị tình trạng tương tự từ đầu tháng 4 đến nay, dù chỉ mới bước vào đầu mùa nắng nóng.

Để có nước sạch sử dụng, người dân phải dùng thiết bị lọc hay để qua đêm cho nước lắng xuống, một số người dân khác thì bơm nước giếng nhưng cực chẳng đã phải sử dụng vì nước nhiễm phèn, ô nhiễm…

Người dân rất lo lắng cho sức khỏe nếu sử dụng nguồn nước bị đục, ô nhiễm trong thời gian dài.

Quảng Nam: 120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân ở huyện Đại Lộc thiếu nước sạch - 2

Mực nước sông Vu Gia xuống dưới "họng" thu nước thô của nhà máy (Ảnh: Công Bính).

Ông Huỳnh Ngọc Chương - Giám đốc nhà máy nước thị trấn Ái Nghĩa - cho biết những năm trước, đến tháng 8 mới bị thiếu nước nhưng năm nay mới tháng 2 đã xảy ra tình trạng này. Tình trạng thiếu nước từ chiều thứ 6 đến chiều thứ 2 hàng tuần và rất thường xuyên.

Theo ông Chương, khi mực nước sông xuống thấp, khả năng sản xuất nước sạch của nhà máy giảm, lúc này buộc phải điều tiết nước ưu tiên cho khu vực thị trấn Ái Nghĩa và Bệnh viện Đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam.

Lý do nước máy bị đục, ông Chương cho hay, trong quá trình điều tiết nước sẽ xảy ra tình trạng sốc thủy lực đường ống, do đó một số vị trí xa hoặc cuối đường ống nước sẽ bị đục. Những năm trước, tình trạng thiếu nước rất hiếm và cùng lắm chỉ một vài đợt. Tuy nhiên, năm nay tình trạng thiếu nước xảy ra hàng tuần.

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, mực nước sông Vu Gia những ngày qua xuống dưới họng thu nước thô của nhà máy. Để khắc phục tạm thời, đơn vị vận hành đã thuê bơm chống hạn bơm nước thô vào nhà máy.

120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân thiếu nước

Ông Trương Công Trái - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp Đại Lộc (đơn vị quản lý nhà máy nước) - thừa nhận tình trạng thiếu nước thời gian qua.

Quảng Nam: 120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân ở huyện Đại Lộc thiếu nước sạch - 3

Đơn vị vận hành thuê máy bơm để bơm nước thô vào nhà máy để xử lý (Ảnh: Công Bính).

Theo ông Trái, nhà máy đang cung cấp nước sạch cho 120 cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, hơn 5.500 hộ dân (gần 19.000 nhân khẩu), với nhu cầu khoảng 8.900m3/ngày đêm.

"Tính thêm lượng nước phục vụ súc xả đường ống định kỳ, thất thoát 30%, nhu cầu tổng thể phải là 11.583m3/ngày đêm. Chưa tính đến nhu cầu sử dụng nước các dự án sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp trên địa bàn thị trấn và các xã lân cận, với nhu cầu dùng nước hiện tại, công suất nhà máy đang hoạt động sẽ không đáp ứng được", ông Trái nói.

Cũng theo ông Trái, vào mùa khô hạn, nhà máy thường xuyên thiếu hụt nước nên phải điều tiết cấp nước theo vùng, ưu tiên cho bệnh viện.

Đến khi cấp nước trở lại cho toàn mạng lưới thì xảy ra hiện tượng đục như người dân phản ánh. Ngoài ra, công suất hiện tại không đủ cung cấp cho khách hàng nên xảy ra hiện tượng tụt áp trong thời gian cao điểm.

Quảng Nam: 120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân ở huyện Đại Lộc thiếu nước sạch - 4

Hơn 20 năm sử dụng, nhà máy nước đã xuống cấp, lạc hậu (Ảnh: Công Bính).

Nguyên nhân do hệ thống đường ống nước sạch lắp đặt từ năm 2001 đến nay chưa được cải tạo thay thế, van thao tác thiếu, lắp đặt không đồng bộ, đường kính ống nhỏ.

Bên cạnh đó, từ cuối tháng 3 đầu tháng 4, các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia vận hành xả nước với lưu lượng ít hơn quy định khiến mực nước sông Vu Gia xuống thấp hơn cao độ của tuyến ống nước thô, do đó nhà máy nước không thể hoạt động…

"Nhà máy nước đã đầu tư hơn 20 năm, công nghệ lạc hậu, cùng với đó là nguồn nước đầu vào phụ thuộc thủy điện. Nếu thủy điện xả mới có nước, nếu thủy điện đóng, dưới này nước bị hụt. Lúc này, phải thuê bơm đưa nước thô vào nhà máy xử lý", ông Trái giải thích.

Để nhà máy nước hoạt động ổn định, theo ông Trái cần phải nâng cấp, cải tạo hệ thống với kinh phí 20 tỷ đồng, kinh phí đầu tư mới khoảng 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện huyện đang khó khăn nên chưa thể triển khai.

Liên quan đến khắc phục sự cố thiếu hụt nguồn nước thô phục vụ sản xuất, cung cấp nước sạch cho nhà máy nước thị trấn Ái Nghĩa, ngày 16/4, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam  đã có văn bản đề nghị UBND huyện Đại Lộc chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách huyện, chỉ đạo đơn vị quản lý, vận hành nhà máy tiếp tục thuê máy móc, thiết bị để bơm nước thô từ sông Vu Gia vào hố thu của nhà máy để xử lý, cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn.

Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các chủ hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia tổ chức vận hành hồ chứa tuân thủ quy trình vận hành theo quy định, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ở hạ du…

  Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP của thanh niên******

Ngày 30.3, Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.Cần Thơ phối hợp Ban quản lý Vincom Plaza Xuân Khánh (Q.Ninh Kiều) tổ chức hội chợ Tôn vinh sản phẩm Việt năm 2024, với chủ đề "Nâng cao giá trị và giới thiệu sản phẩm OCOP trong đoàn viên, thanh niên".

Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy việc kết nối cung cầu hàng hóa giữa các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP với đầu mối tiêu thụ, lan tỏa thương hiệu các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên.

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP của thanh niên- Ảnh 1.

Anh Trần Việt Tuấn, Phó bí thư Thành đoàn Cần Thơ (áo xanh, bên phải), cùng các khách mời tham quan các gian hàng sản phẩm OCOP của thanh niên

THANH DUY

Hội chợ có sự tham gia của 24 gian hàng đến từ các doanh nghiệp trên địa bàn và một số tỉnh khu vực ĐBSCL. Những sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên tham gia hội chợ được đánh giá có bao bì đẹp, địa chỉ sản xuất rõ ràng, đảm bảo các điều kiện về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu chủ yếu thuộc nhóm: nông sản tươi, thực phẩm chế biến, đồ uống, thảo dược, hàng thủ công mỹ nghệ...

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP của thanh niên- Ảnh 2.

Hội chợ có sự tham gia của 24 gian hàng đến từ các doanh nghiệp trên địa bàn và một số tỉnh ĐBSCL

THANH DUY

Anh Trần Việt Tuấn, Phó bí thư Thành đoàn Cần Thơ, cho biết các sản phẩm OCOP của thanh niên có sự kế thừa văn hóa truyền thống, bản sắc cộng đồng và tài nguyên bản địa, chất lượng tốt, tạo được lòng tin của người tiêu dùng. Hội chợ lần này là cơ hội để đoàn viên, thanh niên có sản phẩm khởi nghiệp được gặp gỡ, chia sẻ, quảng bá sản phẩm.

Anh Tuấn cho biết thời gian qua Thành đoàn Cần Thơ đã tham gia hỗ trợ xây dựng công trình mã QR, số hóa được 30 sản phẩm OCOP của thanh niên. Công trình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân địa phương và du khách nhận biết nguồn gốc chính xác, công dụng, nguyên liệu, giá thành… của sản phẩm. Từ đây, thanh niên có nhiều cơ hội để xây dựng, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP đến với du khách trong và ngoài thành phố.

  Tài xế xe khách lên mạng sắm 2 bằng lái xe giả******

Sáng 9/4, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an thị xã Phú Thọ vừa phát hiện, thu giữ 2 giấy phép lái xe giả thông qua công tác kiểm tra đột xuất.

Cụ thể, quá trình tuần tra trên đường Hùng Vương (xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ), cơ quan công an kiểm tra ô tô chở khách BKS 22B-009.44 do Nguyễn Văn Sáng, 34 tuổi, trú ở xã Văn Khúc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, điều khiển.

Công an phát hiện Sáng sử dụng 2 giấy phép lái xe (giấy phép lái xe hạng D và hạng E) có dấu hiệu giả mạo.

Tài xế xe khách lên mạng sắm 2 bằng lái xe giả - 1

Tài xế Nguyễn Văn Sáng làm việc với cơ quan công an (Ảnh: Công an Phú Thọ).

Nguyễn Văn Sáng thừa nhận cả 2 giấy phép lái xe trên đều là giả, được mua trên mạng, không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Sáng khai chưa được cấp giấy phép lái xe ô tô các hạng như trên và chưa học qua bất kỳ lớp đào tạo lái xe ô tô nào.

Tài xế xe khách lên mạng sắm 2 bằng lái xe giả - 2

Hai giấy phép lái xe giả được tài xế Nguyễn Văn Sáng khai mua trên mạng (Ảnh: Công an Phú Thọ).

Công an thị xã Phú Thọ đã lập biên bản vụ việc và đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật.

  Hơn 50 tuyến đường trung tâm TPHCM sẵn sàng áp dụng thu phí vỉa hè******

52 tuyến đường thuộc địa bàn quận 1 đủ điều kiện tổ chức kinh doanh dịch vụ, có thu phí khi sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. 

Nội dung vừa được UBND quận 1, quận 10 và quận 11 gửi đến Sở GTVT TPHCM liên quan việc đề xuất danh mục các tuyến đường đủ điều kiện tổ chức thu phí sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn.

Trong số đó có các đường Bùi Thị Xuân, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Cô Bắc, Cống Quỳnh, Đề Thám, Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng, Hàm Nghi, Hồ Tùng Mậu, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Kiệt, Võ Thị Sáu…

Các đường này đều đảm bảo rộng ít nhất 3m, trong đó 1,5m dành cho người đi bộ. Sau khi chừa lại ít nhất 2 làn ô tô cho một chiều đi, phần còn lại dùng tổ chức các hoạt động khác ngoài mục đích giao thông.

Hơn 50 tuyến đường trung tâm TPHCM sẵn sàng áp dụng thu phí vỉa hè - 1

Khu vực lòng đường vỉa hè chợ Bến Thành (Ảnh: Hải Long).

Ngoài 52 tuyến đường trên, quận 1 còn 12 tuyến có vỉa hè đủ điều kiện tổ chức giữ xe thu phí, gồm: Cô Bắc, Đinh Tiên Hoàng, Đông Du, Hải Triều, Hàm Nghi, Lê Thị Hồng Gấm, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Siêu, Thi Sách, Nguyễn Thị Minh Khai…

Bên cạnh đó, quận 10 có 28 tuyến đường đáp ứng điều kiện hè phố rộng từ 3 m để tố chức kinh doanh mua bán, dịch vụ, điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng và trông giữ xe thu phí.

Một số tuyến đường gồm: Ngô Gia Tự, Nguyễn Tri Phương, Lý Thái Tổ, Hùng Vương, Vĩnh Viễn, Bà Hạt, Lê Hồng Phong, Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Chí Thanh, Trần Nhân Tôn, Ngô Quyền, Đào Duy Từ, Ba Tháng Hai, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Đồng Nai, Trường Sơn, Bắc Hải…

Tương tự, UBND quận 11 cũng lập danh mục 17 tuyến đường đủ điều kiện giữ xe máy miễn phí và một tuyến đường giữ xe có phí là Lữ Gia (từ đường Nguyễn Thị Nhỏ đến Lý Thường Kiệt).

Trên cơ sở đó, UBND các quận kiến nghị Ban An toàn giao thông, Công an TPHCM và Sở GTVT xem xét thống nhất danh mục để địa phương căn cứ, tổ chức thực hiện.

Theo kế hoạch, đầu tháng 1/2024, TPHCM sẽ áp dụng thu phí vỉa hè trên gần 900 tuyến đường thuộc 5 khu vực trên địa bàn. Tuy nhiên, việc triển khai đến nay tại nhiều quận vẫn chưa hoàn tất. 

Hiện các địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung danh mục các tuyến đường có hè phố đủ điều kiện tổ chức thu phí sử dụng theo ý kiến của Ban ATGT, Sở GTVT TPHCM.

Theo thống kê của Sở GTVT, TPHCM có 4.869 đường rộng từ 5m trở lên, trong đó 2.271 tuyến đường có vỉa hè, 929 tuyến đường vỉa hè có bề rộng từ 3m trở lên với chiều dài 673,3km sẽ khai thác. Dự kiến, số tiền thu được sẽ là khoảng 1.522 tỷ đồng/năm (trong đó, thu từ vỉa hè chiếm 63,8%).

Phần vỉa hè, lòng đường thu phí phải được phân định cụ thể với phần dành cho giao thông; phù hợp công năng và kết cấu chịu lực của lòng đường, hè phố; phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận.

  Hà Tĩnh phê bình chủ đầu tư dự án mở rộng Cảng cá Thạch Kim******

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, vừa ký văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh này, gửi đến các đơn vị liên quan về việc phê bình chậm thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án mở rộng Cảng cá Thạch Kim, huyện Lộc Hà.

Theo đó, ông Võ Trọng Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nghiêm khắc phê bình Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn - chủ đầu tư dự án.

Lãnh đạo Hà Tĩnh yêu cầu chủ đầu tư tập trung khắc phục các hạn chế, thiếu sót để tổ chức thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, giải ngân nguồn vốn kịp thời theo quy định.

Hà Tĩnh phê bình chủ đầu tư dự án mở rộng Cảng cá Thạch Kim - 1

Cảng cá Thạch Kim (Ảnh: Văn Nguyễn).

Chủ đầu tư cũng được yêu cầu tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/4.

"Trường hợp dự án không hoàn thành đúng thời gian, không giải ngân hết nguồn vốn theo tiến độ, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và khắc phục toàn bộ hậu quả theo quy định", nội dung văn bản nêu.

Chủ tịch Hà Tĩnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng theo đúng quy định.

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng cá Thạch Kim được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt vào ngày 12/7/2021.

Dự án có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, sử dụng khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Mục tiêu là đầu tư mở rộng Cảng cá Thạch Kim đáp ứng các tiêu chí của cảng cá loại II, góp phần hoàn thiện hệ thống cảng cá trên địa bàn Hà Tĩnh phù hợp với quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt; đáp ứng nhu cầu hậu cần nghề cá, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường; khôi phục phát triển sản xuất thủy sản và xây dựng nông thôn mới.

Dự án gồm các hạng mục bến cập tàu cá 90-400CV, kè bảo vệ, nạo vét khu nước trước bến, đường giao thông, san nền, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải, nhà vệ sinh, tường rào, cây xanh,..; thời gian thực hiện 2019-2022.

Song, dự án này sau đó chậm tiến độ. Đến ngày 20/9/2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến 31/12.

Ngày 17/4, trao đổi với phóng viên, đại diện Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh xác nhận, đến nay, chưa hạng mục nào của dự án này được triển khai.

Tháng 5/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định giao cho 4 tỉnh miền Trung gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thực hiện đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh - nguồn lợi thủy sản.

Nhóm dự án này sử dụng khoản tiền bồi thường sau sự cố môi trường biển năm 2016 của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Đến tháng 9/2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh này làm chủ đầu tư để thực hiện các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá với kinh phí 400 tỷ đồng, được phân bổ từ khoản tiền bồi thường nói trên.

Với số tiền đó, Hà Tĩnh phê duyệt thực hiện 4 dự án, gồm: Đầu tư xây dựng cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) với kinh phí 280 tỷ đồng; nạo vét và chỉnh trị tuyến luồng, cửa vào khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ (Nghi Xuân) kinh phí 20 tỷ đồng; xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá tại khu neo đậu tránh trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) 40 tỷ đồng và mở rộng Cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà) 60 tỷ đồng.

Trong số này, mới chỉ có Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá tại Khu neo đậu tránh, trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà hoàn thành; dự án đầu tư xây dựng Cảng cá Cửa Nhượng đang triển khai.

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"awin đá bóng"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức