Trang chủ

xsmb chu nhật_vào bóng

大字 日期:2024-05-20 10:40:56 nguồn:Quảng Minh hàng ngày

  Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy?******

Sáng 2/4, Công an quận 8 (TPHCM) vẫn đang phối hợp các đơn vị liên quan khám nghiệm hiện trường điều tra vụ hỏa hoạn tại khu vực nhà dân trên đường Phạm Thế Hiển.

Theo phóng viên ghi nhận tại hiện trường, nhiều người dân vẫn hiếu kỳ theo dõi vụ cháy, lực lượng chức năng vẫn túc trực, phong tỏa đầu hẻm 124.

Từ miền Tây lên lập nghiệp, bà Hồ Thị Liễu (67 tuổi, quê Đồng Tháp) đã gắn bó với người dân khu đồ gỗ trên đường Phạm Thế Hiển đã gần 20 năm. 

Nhiều năm trước, bà thuê đất, mở cửa hàng ngay bên trong con hẻm xảy ra vụ cháy. Làm được một thời gian, bà trả mặt bằng dọn ra mặt đường Phạm Thế Hiển.

Theo bà Liễu, xóm đồ gỗ bên trong con hẻm 124 chủ yếu là các hộ dân mua đồ gỗ về sửa, các vật dụng trang trí quán cà phê, các mặt hàng bình dân. Tận dụng những cây gỗ, tấm ván cũ đóng thành bàn ghế, tủ đồ,... để bán.

Xóm này còn được gọi là xóm Nhà Đèn, người dân tứ xứ đến đây sinh sống. Trước đây, sát bờ kênh nhộn nhịp, các hộ dân đóng cọc, nới nhà làm điểm đón ghe lên xuống hàng. Sau này, nhiều hộ mở rộng kinh doanh ra mặt đường Phạm Thế Hiển.

Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy? - 1

Bà Liễu kinh doanh đồ gỗ trên đường Phạm Thế Hiển đã gần 20 năm (Ảnh: Hoàng Hướng).

"Các hộ dân bên trong xóm này chủ yếu dựng nhà bằng gỗ, có nhiều xưởng, kho bãi do đó các vật dụng này rất dễ bén lửa gây cháy. Nói chung, khu này bán các dạng đồ bình thường nên cơ sở cũng ít đầu tư", bà Liễu cho hay.

Đứng ngay đầu hẻm xảy ra vụ cháy, ông Tám (50 tuổi, ngụ quận 4), làm công việc đánh nhám cho một cơ sở sản xuất đồ gỗ tại đây cho biết, đã làm ở đây nhiều năm nhưng khu vực này chưa từng xảy ra vụ hỏa hoạn nào.

"Làm đồ gỗ, quan trọng vẫn là phòng cháy chữa cháy, bởi vì các vật liệu gỗ khô, mạt cưa rất dễ cháy nếu như bất cẩn. Khu vực này, lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra phòng cháy chữa cháy, mỗi nhà đều có trang bị bình chữa cháy mini, biển cảnh báo cấm hút thuốc,...", ông Tám nói.

Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy? - 2

Xóm đồ gỗ là nơi người dân tứ xứ đổ về, chủ yếu tận dụng các cây gỗ, tấm ván cũ đóng lại đồ mới để bán (Ảnh: Hoàng Hướng).

Một số người dân khác cho biết, thời điểm xảy ra vụ cháy, nhiều người dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành, đám cháy nhanh chóng lan rộng. Người dân bên trong được lực lượng chức năng kịp thời sơ tán.

Trao đổi với phóng viên, đại diện UBND phường 2 cho biết, khu vực xảy ra cháy là dự án Bờ nam Kênh Đôi của TPHCM, vụ cháy khiến gần 2 hộ dân bị cháy hoàn toàn, 6 hộ dân bị ảnh hưởng.

Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy? - 3

Người phụ nữ bật khóc khi thấy căn nhà bị cháy rụi (Ảnh: Hoàng Hướng).

Sáng nay, UBND phường 2 đã phối hợp với Mặt trận tổ quốc quận và các đoàn thể quận 8 đã đến thăm hỏi các nhà dân ảnh hưởng bởi vụ cháy. Mỗi hộ dân bị cháy được hỗ trợ 30-40 triệu, hộ bị ảnh hưởng được hỗ trợ 10 triệu đồng.

Trước đó, như Dân tríđưa tin, khoảng 19h40 ngày 1/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TPHCM nhận được tin báo cháy bãi chứa vật liệu gỗ cũ, tại địa chỉ số 124/4 đường Phạm Thế Hiển, phường 2, quận 8.

Phòng đã điều động Đội Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận 8, Đội Khu vực 1, Đội Trên sông triển khai lực lượng, phương tiện khống chế đám cháy. 

Đến 20h50 đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Tổng diện tích cháy 470m2, trong đó cháy hoàn toàn 50m2 căn nhà số 206/1/18A, cháy khoảng 100/150m2 diện tích nhà số 206/1/18, cháy khoảng 320m2 diện tích bãi vật liệu gỗ cũ (nằm ở phía sau dãy nhà, ngay bờ sông).

Chất cháy chủ yếu là vật liệu gỗ cũ và đồ dùng trong gia đình. Lực lượng chức năng đã bảo vệ được dãy nhà phía trước khoảng 1.120m2, dãy nhà liền kề phía bên phải của nhà cháy hoàn toàn, may mắn không có người thương vong.

Chàng trai về quê nuôi trùn quế, thu hàng chục triệu đồng/tháng******

Làm nông theo hướng tuần hoàn

Sau khi tốt nghiệp tại một trường cao đẳng ở TP.HCM chuyên về ngành thiết kế đồ họa, Nguyễn được nhận vào làm ở một công ty với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng. "Công việc này giúp tôi có đủ chi phí sinh hoạt, trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, vào năm 2021, phụ huynh sức khỏe không tốt, vườn bị bỏ bê nên mình phải dừng mọi thứ tại TP.HCM để về quê", Nguyễn kể.

Về quê, Nguyễn tập trung vào công việc trồng trọt, nuôi heo tại gia. Năm 2021, Nguyễn vô tình thấy trên mạng mô hình nuôi trùn quế đem lại thu nhập cao rồi bắt đầu học hỏi, làm theo.

"Nhà mình có nuôi heo rừng. Trong quá trình nuôi, phân heo rừng làm ảnh hưởng không ít đến môi trường. Nhiều lúc mình suy nghĩ phải làm thế nào để giải quyết được vấn đề này nhưng lại không tốn quá nhiều sức, chi phí", anh cho hay.

Chàng trai về quê nuôi trùn quế, thu hàng chục triệu đồng/tháng- Ảnh 1.

Trần Hữu Nguyễn rời phố về quê lập nghiệp

NVCC

"Mình vô tình biết rằng trùn quế hay ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Nhờ đó, trùn quế giúp giảm ô nhiễm môi trường do các loại phân chuồng như phân bò, heo gây ra. Mặt khác, phân của trùn quế là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng. Còn trùn quế làm thức ăn cho gia cầm, thủy sản rất tốt. Do đó, nuôi trùn quế theo hướng tuần hoàn không rác thải sẽ giảm nhiều thứ như chi phí đầu vào, tránh ô nhiễm môi trường", Nguyễn nói thêm.

Thế là, Hữu Nguyễn tận dụng 400 m2 đất nhà để xây dựng bể nuôi trùn quế, làm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn. "Quy trình nuôi trùn quế không cần kỹ thuật phức tạp nhưng phải chú ý đến nguồn thức ăn đầy đủ và phân phối độ ẩm vừa phải...", anh cho biết.

"Để trùn quế sinh trưởng tốt, mình xây dựng hệ thống bể xi măng dài khoảng 20 m, rộng 2 m và cao gần 50 cm. Bên trên và xung quanh dùng lưới bao phủ để che nắng, mưa và tránh gián, chuột, dế dũi phá hoại cũng như lắp hệ thống tưới nước cho các bể. Từ đó tạo được độ ẩm luôn duy trì ở mức khoảng 70 - 80%, nhiệt độ 30 - 35 độ C", Nguyễn cho hay.

"Phân chuồng được đưa vào các bể nuôi trùn quế theo dạng luống. Mình còn lót lưới bên dưới trước khi cho phân chuồng vào bể, như thế sẽ tạo được độ ẩm, thoát nước tốt nhưng không bị ngập úng. Và không quên tưới nước mỗi ngày để làm ẩm mặt luống...", anh cho biết.

Về nguồn thức ăn cho trùn quế, theo Nguyễn nếu là phân bò sữa thì cần xử lý 10 - 15 ngày là tốt nhất. Phân heo trắng thì cần xử lý vi sinh hơn 1 tháng. Còn nếu là phân của heo rừng đang nuôi thì có thể cho trùn quế ăn trực tiếp. "Vì trong thức ăn của gia súc này đã được xử lý bằng vi sinh. Sau khoảng 3 - 4 tháng, trùn quế sẽ tiêu hóa hết khối lượng phân bỏ vào và thải ra sản phẩm rất tốt cho cây trồng…", Nguyễn nói.

Giảm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao

Hiện tại, Hữu Nguyễn cung cấp sản phẩm phân trùn quế đến các trang trại sản xuất nông sản... Thời gian tiếp theo, anh dự tính sẽ tiếp tục mở rộng diện tích để sản xuất phân bón vi sinh cung cấp cho người nông dân.

Chàng trai về quê nuôi trùn quế, thu hàng chục triệu đồng/tháng- Ảnh 2.

Nguyễn xây bể nuôi trùn quế

NVCC

"Thời gian đầu mình gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra vì người dân ít ai biết đến tác dụng của trùn quế. Mình phải học thêm cách quảng bá, giới thiệu trùn quế trên mạng xã hội. Tự viết bài, quay video giải thích công dụng của phân trùn quế để dễ dàng tiếp cận với khách. Trung bình mỗi tháng mình cung cấp gần 20 tấn phân trùn quế với giá là 3,5 triệu đồng/tấn, thu gần 70 triệu đồng. Hiện tại mình còn đang làm thủ tục thành lập công ty riêng, cho ra nhiều sản phẩm từ phân trùn quế như: viên nén, dạng chất dịch…", Nguyễn nói.

Bên cạnh đó, Hữu Nguyễn còn có thêm nguồn thu nhập từ những cây trồng tại gia như: cà phê, sầu riêng, chuối. "Mình cũng sử dụng phân trùn quế để bón cho cây trồng. Riêng cây chuối, ngoài lấy quả thì mình còn dùng phần thân để làm thức ăn cho gia súc. Chính vì vậy, vòng khép kín tuần hoàn trong mô hình nông nghiệp của mình đã tận dụng được mọi đầu vào, giảm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao", Hữu Nguyễn kể.

"Bạn trẻ khởi đầu nuôi trùn quế thì không nên nghĩ đến lợi ích. Trước tiên, cần giảm tối đa chi phí đầu vào, tận dụng phế phẩm nông nghiệp từ gia đình, hàng xóm để làm thức ăn cho trùn quế. Như thế vừa tiết kiệm lại có thời gian học được kinh nghiệm…", Nguyễn nói thêm.

Bà Hồ Thị Bích Linh, Trưởng ban Kinh tế xã hội, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, đánh giá cao mô hình nuôi trùn quế của Nguyễn. "Nguyễn siêng năng, chịu khó học hỏi những điều mới mẻ. Thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự cố gắng, Nguyễn cũng thực hiện thành công mô hình nuôi trùn quế, tạo ra kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thời gian tiếp theo, Nguyễn sẽ liên kết với các hộ dân để thành lập hợp tác xã, đồng thời hướng dẫn cách nuôi trùn quế, tạo thêm thu nhập cho bà con địa phương", bà Hồ Thị Bích Linh nói.

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại******

Theo ghi nhận của Thanh Niên, từ chiều tối 30.3, rất đông người dân cả người lớn và trẻ em đến nhà thờ Tân Định (Q.3) để dự thánh lễ. Trước khi vào nhà thờ, mọi người được phát nến và trứng Phục sinh. Ai nấy đều đón nhận với tâm thế trang trọng, nghiêm túc.

Cây nến phục sinh có ý nghĩa Chúa Giêsu đã chiến thắng cái chết, sự sống lại của Ngài đã xua tan bóng tối tội lỗi. Trứng phục sinh là biểu tượng cho sự hồi sinh và khởi đầu một cuộc sống mới.

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại- Ảnh 1.

Người Công giáo được phát nến và trứng Phục sinh khi dự thánh lễ tại nhà thờ Tân Định

DƯƠNG LAN

Tại buổi lễ, vị cha chủ tế cho biết, Giáo hội hân hoan cử hành màu nhiệm Chúa Giêsu phục sinh. Phục vụ đêm vọng Phục sinh gồm 4 phần: phụng vụ làm phép lửa mới và nến Phục sinh, phụng vụ lời Chúa, phụng vụ thánh tẩy và phụng vụ thánh thể. 4 phần này gắn kết chặt chẽ với nhau. Cộng đoàn chăm chú lắng nghe lời Chúa và sốt sắng cử hành những bí tích tưởng niệm màu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu với niềm hy vọng sẽ được cùng Ngài chiến thắng sự chết và sống kết hợp với Chúa Cha. Đèn ở nhà thờ tắt lại, người dân cùng chuyền nhau thắp sáng ngọn nến Phục sinh và cùng cầu nguyện dưới ánh sáng của nến.

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại- Ảnh 2.

Mọi người đón nhận với tâm thế hân hoan

DƯƠNG LAN

Lễ Phục sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Công giáo thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm (tùy chu kỳ năm phụng vụ thuộc vào năm nhuận hay không nhuận). Năm nay, lễ Phục sinh rơi vào ngày 31.3.

Bà Chu Thị Thu Vân (55 tuổi, ở Q.1) cho biết, từ 16 giờ 30 bà đã đến nhà thờ phát nến và trứng Phục sinh cho mọi người. Người phụ nữ có tâm trạng hân hoan khi mừng Chúa Giêsu sống lại. Trước đó, bà cùng mọi người tham gia các hoạt động bác ái với trẻ em mồ côi, người già neo đơn ở những vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn ở Đăk Lăk, Hậu Giang, Trà Vinh, TP.Cần Thơ…

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại- Ảnh 3.

Ai nấy đều hào hứng chụp hình

DƯƠNG LAN

"Vài tuần trước các thành viên trong gia đình đều đi xưng tội. Lễ Phục sinh rất có ý nghĩa với người Công giáo, đó là dịp Chúa Giêsu sống lại cứu nhân loại. Hôm nay tôi đến thấy không khí ở nhà thờ Tân Định rất đông vui, trang trọng", bà Vân chia sẻ.

Vào đêm vọng Phục sinh, anh Cao Quý (31 tuổi, ở Q.1) đã tranh thủ về sớm, không tăng ca để đến nhà thờ dự thánh lễ. Anh chia sẻ: "Hôm qua (29.3) nhìn trên màn hình và thấy cảnh Chúa bị đóng đinh tôi đã bật khóc. Những ngày Chúa Giêsu mất ai cũng đau lòng nên khi Ngài sống lại mọi người đều hân hoan. Những ngày này, người Công giáo như có thêm năng lượng vô hình, cảm thấy mọi tiêu cực dần như tan biến".

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại- Ảnh 4.

Lễ Phục sinh là một trong những lễ quan trọng của người Công giáo

DƯƠNG LAN

Tương tự, nhà thờ giáo xứ Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh) cũng trang trọng tổ chức lễ vọng Phục sinh. Nhiều tín hữu tập trung tại đây để tham dự các nghi thức và cầu nguyện.

Đến trước giờ thánh lễ, bà Nguyễn Ngọc Anh (65 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) đứng cầu nguyện rất lâu ở sân nhà thờ. Những ngày trước lễ Phục sinh, nhà thờ tổ chức những thánh lễ buộc khác, bà Anh luôn đến sớm để cầu nguyện và suy ngẫm về mầu nhiệm.

Đối với bà lễ vọng Phục sinh là một trong những thánh lễ thiêng liêng của đạo Công Giáo và cũng là dịp để mọi người nhìn lại đời sống đức tin, luôn tin yêu và phó thác vào Thiên Chúa.

"Mầu nhiệm Phục sinh, mầu nhiệm Chúa Giêsu sống lại là một trong những niềm tự hào nhất của người Công giáo" bà Ngọc Anh nói.

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại- Ảnh 5.

Trứng phục sinh được phát cho mọi người

DƯƠNG LAN

Người Công giáo tham dự lễ vọng Phục sinh

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại- Ảnh 6.

Nến phục sinh sẽ được thắp lên trong đêm vọng Phục sinh

DƯƠNG LAN

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại- Ảnh 7.

Cha chủ tế cử hành nhiều nghi thức quan trọng

DƯƠNG LAN

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại- Ảnh 8.

Người Công giáo cầu nguyện dưới ánh nến Phục sinh

DƯƠNG LAN

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại- Ảnh 9.

Cộng đoàn nghiêm túc dự thánh lễ

DƯƠNG LAN

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại- Ảnh 10.

Người Công giáo luôn tự hào về mầu nhiệm Phục sinh

DƯƠNG LAN

Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại- Ảnh 11.

Tại nhà thờ Tân Định, thánh lễ dành cho người lớn được tổ chức sau thánh lễ dành cho thiếu nhi

DƯƠNG LAN

Làm mới Mũi Né để thu hút du khách******

Nói đến sự phát triển của du lịch Bình Thuận nói chung và Mũi Né nói riêng, năm 2023 là một năm thành công và ấn tượng. Bình Thuận đã tổ chức tốt Năm du lịch quốc gia 2023 với hàng chục sự kiện văn hóa, thể thao biển, thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Lần đầu tiên, Bình Thuận đón 8,35 triệu lượt khách, tổng doanh thu trên 22.300 tỉ đồng; GRDP du lịch đạt 9.750 tỉ, chiếm 9,11% GRDP của cả tỉnh và là một trong 10 tỉnh thành có doanh thu du lịch cao nhất cả nước. Kết quả này nhờ vào nỗ lực của toàn ngành, trong đó phải nói đến hiệu ứng từ Năm du lịch quốc gia 2023 và đặc biệt là vận hành kịp thời của 2 tuyến cao tốc đi qua Bình Thuận.

Tuy nhiên, tại hội nghị nói trên, có nhiều ý kiến trăn trở trước những khó khăn, diễn biến phức tạp của tình hình thế giới; du lịch trong nước chưa thoát khỏi khó khăn do ảnh hưởng từ nhiều thị trường khách lớn và truyền thống. Mục tiêu đón 9,5 triệu lượt du khách trong năm 2024 với doanh thu 25.000 tỉ đồng của ngành du lịch không hề đơn giản.

Để đạt được kết quả đó, ngành du lịch phải tự thân nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong cách làm. Trước mắt là phải tạo ra môi trường du lịch thông thoáng, thuận lợi, điểm đến xanh sạch đẹp để thu hút khách. Phải tạo ra điểm nhấn ấn tượng, tạo sự khác biệt bằng các sản phẩm chất lượng làm hài lòng du khách. Xử lý hài hòa vấn đề giá cả ở các danh lam, thắng cảnh, đặc biệt là vấn đề rác thải, nước thải, an toàn thực phẩm.

Nhờ lợi thế của cao tốc, du khách háo hức trải nghiệm khi thời gian đến Mũi Né được rút ngắn. Nhưng nếu không tạo được sự khác biệt, sản phẩm chất lượng, sẽ gây nhàm chán cho khách. Đặc biệt, do thuận lợi đi lại nhờ cao tốc, có thể du khách chỉ ghé qua Bình Thuận rồi đến địa phương khác, thay vì ở lại lưu trú. Điều này sẽ khiến lượng khách đến thì tăng, nhưng doanh thu không tăng bởi khách chỉ đi qua, tham quan mà không lưu trú, nghỉ lại. Do vậy, việc làm mới du lịch Mũi Né lúc này càng thêm cần thiết. 

Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn mang những công nghệ quốc tế siêu đỉnh về sân bay Cam Ranh******

Hợp đồng quan trọng này là hợp đồng đầu tiên được ký kết trong khuôn khổ hợp tác giữa CAI và Legacy Infrastructure (Legacy). Đồng thời, là thành quả kết hợp từ năng lực chuyên môn quốc tế của CAI với tư cách là nhà tư vấn, quản lý và đầu tư sân bay toàn cầu cùng tầm ảnh hưởng và nguồn lực trong khu vực của Legacy, mục tiêu mang đến các giải pháp sáng tạo, cũng như tăng cường kết nối và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong ngành hàng không Việt Nam.

Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn mang những công nghệ quốc tế siêu đỉnh về sân bay Cam Ranh- Ảnh 1.

Buổi lễ ký kết diễn ra ngày 20.2 tại Singapore

Sân bay quốc tế Cam Ranh (CXR), là sân bay quốc tế sôi động thứ tư tại Việt Nam, phục vụ các du khách quốc tế đến với thành phố Nha Trang, Khánh Hòa - một điểm đến du lịch trọng điểm của Việt Nam. Trong vòng 5 năm tới, CAI sẽ hợp tác với CRTC để đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu và nâng cao trải nghiệm của hành khách tại Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh. Theo thỏa thuận, hợp đồng có thể được gia hạn thêm 5 năm, tạo điều kiện phát triển lâu dài và bền vững cho các bên.

Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh do CRTC sở hữu và khai thác, hiện đang hợp tác với hơn 30 hãng hàng không và kết nối với hơn 80 điểm đến trên khắp thế giới. Thỏa thuận này tạo điều kiện để sân bay mở rộng mạng lưới kết nối với các sân bay, hãng hàng không lớn toàn cầu, thu hút nhiều đối tác quốc tế, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn của CRTC.

Ông Eugene Gan, Tổng giám đốc của CAI, phát biểu tại lễ ký kết: "Sân bay quốc tế Cam Ranh đã đón 6,5 triệu khách quốc tế vào năm 2019 trước khi đại dịch bùng phát và là sân bay quốc tế sôi động thứ tư tại Việt Nam. Chắc chắn đây là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của Nha Trang. Chúng tôi rất hào hứng đưa những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm để cùng với các đối tác quý báu của mình nâng cao trải nghiệm hành khách tại Sân bay quốc tế Cam Ranh, góp phần thúc đẩy tiềm năng phát triển để Sân bay quốc tế Cam Ranh trở thành một trong những sân bay hàng đầu tại Việt Nam".

Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn mang những công nghệ quốc tế siêu đỉnh về sân bay Cam Ranh- Ảnh 2.

Trong vòng 5 năm tới, CAI sẽ hợp tác với CRTC để đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu và nâng cao trải nghiệm của hành khách tại Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT CRTC được biết đến là người có tầm nhìn chiến lược dài hạn trong ngành hàng không Việt Nam, luôn đi đầu trong việc thúc đẩy kết nối quốc tế. Ông đánh giá Sân bay quốc tế Changi là một trong những sân bay hàng đầu thế giới được biết đến với chất lượng dịch vụ hoàn hảo. Sự hợp tác giữa Sân bay quốc tế Changi (CAI) và Nhà ga quốc tế Cam Ranh (CRTC) đánh dấu một cột mốc quan trọng, mang đến nhiều yếu tố để nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa công nghệ hiện đại tiên tiến vào thực tiễn và giúp CRTC nhanh chóng kết nối với các hãng hàng không và sân bay trên thế giới.

"Mô hình hợp tác quản lý thành công giữa CRTC và CAI sẽ là mô hình hợp tác đầu tiên mà CAI triển khai tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho cả hai bên trong lĩnh vực khai thác cảng hàng không. Đồng thời hiện thực hóa tầm nhìn của IPPG về hợp tác chiến lược tại Việt Nam và các nước khác" - tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn nhấn mạnh

Tổng giám đốc của Legacy - ông Hong Dijun chia sẻ: Sau quá trình nghiên cứu kỹ tại khu vực, Legacy Group đã nhận định Việt Nam là một thị trường trọng điểm, chiến lược tại khu vực châu Á. Doanh nghiệp này đặt quyết tâm đóng góp vào quá trình tăng trưởng nhanh của Việt Nam và sẽ có kế hoạch công bố 4 dự án hạ tầng quy mô lớn vào cuối năm nay, với tổng giá trị đầu tư lên đến hơn 2 tỉ USD Mỹ. Cụ thể trong ngành hàng không, thông qua ông Nicholas Duong, Legacy đã lựa chọn IPP Group là đối tác hàng không tin cậy để khởi đầu cho sự hợp tác này.

"Ông Johnathan được biết đến với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành hàng không và sự hỗ trợ mạnh mẽ của ông về các giải pháp cải cách mang tính đột phá. Legacy tự hào khi được tham gia vào sự hợp tác này và khẳng định cam kết trong việc đầu tư cũng như xây dựng mối quan hệ đối tác với những chuyên gia và đối tác chiến lược hàng đầu trên thế giới, để đẩy mạnh hơn nữa bức tranh toàn cảnh của hệ thống cơ sở hạ tầng Việt Nam" - Tổng giám đốc của Legacy nói.

  Chính phủ: Sắp xếp xong đơn vị sự nghiệp công thuộc bộ, ngành trước 31/12******

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 38 về Chương trình hành động của Chính phủ về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong chương trình này, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, bình quân cả nước tiếp tục giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, bảo đảm các đơn vị sự nghiệp công lập sau sắp xếp phải có tổ chức bộ máy phù hợp.

Bên cạnh đó, cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức gắn với vị trí việc làm, phương thức quản lý theo hướng tiên tiến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ; hiệu quả hoạt động được đánh giá dựa trên sản phẩm, kết quả công việc.

Chính phủ: Sắp xếp xong đơn vị sự nghiệp công thuộc bộ, ngành trước 31/12 - 1

Ảnh minh họa: VGP.

Đối với bộ, ngành, Chính phủ yêu cầu phấn đấu giảm 13,5% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý so với năm 2021, hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trước 31/12.

Với những bộ, ngành, địa phương đã đạt mục tiêu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2015-2021, Chính phủ quán triệt tiếp tục thực hiện việc sắp xếp để bảo đảm đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân cả nước 20% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015.

Đối với biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, theo chỉ đạo của Chính phủ, phải thực hiện theo lộ trình tinh giản biên chế của Trung ương và Bộ Chính trị.

Theo đó, Chính phủ nêu mục tiêu phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Đối với bộ, ngành, phấn đấu đạt trên 60% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.

Đến năm 2030, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý Nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2025; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ hoàn thành việc ban hành quy định về tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực.

Các bộ, cơ quan ngang bộ cũng được giao rà soát sửa đổi, bổ sung thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức theo ngành, lĩnh vực. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu có hướng dẫn định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực. 

Các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm viên chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Trong đó, Chính phủ nhấn mạnh một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.

Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện thành lập có thể cơ cấu lại hoặc giải thể.

Giá vàng hôm nay 22.4.2024: Trong nước bất động trước giờ đấu thầu******

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng. Dù mức giá vàng 81,8 triệu đồng/lượng dùng để tính giá trị đặt cọc nhưng các đơn vị kinh doanh vàng đồng loạt công bố giá mua vào trên thị trường ở mức này. Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mua vào 81,8 triệu đồng, bán ra 83,8 triệu đồng. Eximbank mua vào còn 81,5 triệu đồng, bán ra 83,5 triệu đồng. Còn Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC không thay đổi giá khi mua vào ở 82 triệu đồng, bán ra 84 triệu đồng.

Giá vàng nhẫn giảm nhẹ 100.000 đồng mỗi lượng. Công ty SJC mua vào 74,5 triệu đồng, bán ra 76,5 triệu đồng; PNJ mua vào 74,8 triệu đồng, bán ra 76,7 triệu đồng… Giá vàng trong nước gần như không thay đổi nhiều so với mức giảm mạnh của kim loại quý trên thị trường quốc tế. Giá vàng miếng SJC đắt hơn thế giới lên 10,9 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao hơn 3,6 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay 22.4.2024: Trong nước bất động trước giờ đấu thầu- Ảnh 1.

Giá vàng trong nước bất động

T.XUÂN

Giá vàng thế giới giảm 16 USD/ounce, xuống còn 2.376 USD/ounce. Sự hỗn loạn ở Trung Đông tiếp tục tạo ra lực cầu trú ẩn an toàn về mặt địa chính trị trên thị trường vàng, nhưng có những dấu hiệu cho thấy đợt tăng giá của kim loại quý này đang mất đà. Kim loại quý đã cố gắng củng cố trong vùng kỷ lục ngay cả khi thị trường đẩy lùi việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang (Fed) đến cuối năm nay. Việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 gần như đã được định đoạt và Công cụ FedWatch CME đưa ra mức cắt giảm lãi suất vào tháng 7 với tỷ lệ tương đối đồng đều.

Hôm nay đấu thầu vàng 

Thị trường vàng thậm chí còn có thể chịu được những bình luận diều hâu bất ngờ từ Chủ tịch Fed Jerome Powell, người đã phát biểu trong một sự kiện ở Washinton, D.C. rằng sau báo cáo lạm phát mới nhất, ngân hàng trung ương không đủ tự tin để cắt giảm lãi suất. Một số nhà phân tích cho rằng môi trường này sẽ tiếp tục hỗ trợ lợi suất trái phiếu cao hơn và đồng đô la Mỹ mạnh hơn, vốn là hai yếu tố cản trở truyền thống đối với vàng.

Trong tuần này, Fed sẽ bắt đầu giai đoạn tạm dừng kéo dài hai tuần trước quyết định chính sách tiền tệ ngày 1.5, vì vậy thị trường sẽ phải đánh giá dữ liệu kinh tế mà không có bất kỳ hướng dẫn nào. Ngoài ra, một số dữ liệu được công bố trong tuần này như PMI khu vực dịch vụ và sản xuất S&P Flash, doanh số bán nhà mới; đơn hàng lâu bền; GDP quý 1 nâng cao, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần, doanh số bán nhà đang chờ xử lý, quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản; PCE cốt lõi, thu nhập và chi tiêu cá nhân...

Đang kinh doanh thuận lợi, 'đùng một cái' bị… lấy lại mặt bằng******

"Tuần sau lấy lại mặt bằng nha em!"

Chị Nguyễn Thị Anh Thi (31 tuổi), quản lý một thương hiệu bán nước mía muối khá nổi tiếng ở TP.Thủ Đức, TP.HCM, than thở việc đang phải "chạy đôn chạy đáo" tìm mặt bằng để dời điểm kinh doanh.

Theo chị Thi, cách đây vài ngày đã bàng hoàng khi nghe chủ cho thuê mặt bằng trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức, TP.HCM, nói "tuần sau lấy lại mặt bằng nha em!". Dù nỗ lực thương lượng, thậm chí đề xuất giá thuê cao hơn để được tiếp tục kinh doanh tại địa điểm vốn dĩ quen thuộc với giới trẻ ở TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung, nhưng chị Thi ta thán: "Lực bất tòng tâm".

Chị Thi kể thêm: "Tôi sai lầm khi thuê không đọc kỹ những điều, khoản trong hợp đồng. Để rồi giờ bị lấy lại mặt bằng, phải chấp nhận dọn, chuyển đi nơi khác".

Đang kinh doanh thuận lợi, 'đùng một cái' bị… lấy lại mặt bằng- Ảnh 1.

Nhiều chủ kinh doanh cho biết đang buôn bán đắt khách thì bỗng dưng bị lấy lại mặt bằng khiến họ thất thần

THANH NAM

Anh Đặng Hữu Quang (35 tuổi), kinh doanh quán cà phê nhạc acoustic O.S.C. khá nổi tiếng tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM, cũng rầu rĩ cho biết sau hơn chục năm làm ăn, thu hút đông khách tìm đến thưởng thức âm nhạc, giờ đây phải chuyển sang địa chỉ mới.

Anh Quang nói: "Vào cuối tháng 2, chủ nhà nói muốn lấy lại mặt bằng, không đồng ý cho thuê nữa. Tôi nghe mà chưng hửng. Dù đưa ra rất nhiều lý do, thậm chí năn nỉ để được tiếp tục thuê nhưng chủ nhà không đồng ý".

Cuối cùng, anh Quang phải rời đi. "Tên thương hiệu vẫn còn. Nhưng vì chuyển chỗ nên chưa nhận được sự ủng hộ nhiều của khách như trước đây. Tôi tiếc và cảm thấy rất buồn", anh Quang tâm sự.

Những câu chuyện như anh Quang, chị Thi không hề ít. Ngược lại, theo chia sẻ của những người trẻ kinh doanh, vấn đề bị lấy lại mặt bằng khi đang buôn bán khá phổ biến. Để rồi họ cảm thấy bất lực khi không phải buôn bán ế ẩm "tháo chạy" mà dẫu đang kinh doanh thuận lợi, "ăn nên làm ra" nhưng bị lấy lại mặt bằng.

Anh Trương Công Hậu (32 tuổi), cho biết mở quán cà phê H.H.N. trên đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM được gần hai năm. "Đùng một cái", sau tết 2024, chủ nhà nói không cho thuê nữa. Điều này khiến anh Hậu ngẩn ngơ.

Cảm thấy "không phục" vì bị lấy lại mặt bằng một cách vô cớ, anh Hậu thắc mắc thì được trả lời: "Đừng hỏi vòng vo. Đừng nói nhiều. Không cho thuê là không cho thuê".

Trường hợp khác, vợ chồng chị Hồ Thị Nguyên Nhung (34 tuổi) thuê mặt bằng trên đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, để mở tiệm giặt ủi. Sau nửa năm đã bị chủ cho thuê yêu cầu phải dời đi. "Tôi nghe mà chưng hửng, thất thần", chị Nhung kể.

Đang kinh doanh thuận lợi, 'đùng một cái' bị… lấy lại mặt bằng- Ảnh 2.

Khi thuê mặt bằng, cần phải làm hợp đồng kỹ lưỡng, cẩn thận, đọc chi tiết các điều khoản để hạn chế tranh chấp

THANH NAM

Hạn chế tranh chấp, lưu ý những điều này...

Luật sư Nguyễn Hữu Phước, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng khi thuê mặt bằng để kinh doanh cần cẩn thận. Bởi đã có nhiều sự việc tranh chấp về mặt bằng từ người thuê và người cho thuê: bị phá vỡ hợp đồng mà không được bồi thường thiệt hại, đang buôn bán đông khách thì bị lấy lại mặt bằng… Thậm chí có trường hợp, chủ nhà lấy lại mặt bằng đang kinh doanh ăn uống, cà phê, trà sữa… và sau đó tự họ (hoặc cho người khác thuê) cũng buôn bán mặt hàng, sản phẩm y chang.

Luật sư Phước lưu ý: "Phải làm hợp đồng chi tiết, chặt chẽ, đọc các điều khoản, quyền, nghĩa vụ thật kỹ lưỡng. Khi không hiểu phải hỏi lại. Cần đem công chứng hợp đồng thuê mặt bằng. Để khi có xảy ra tranh chấp thì hợp đồng đã được công chứng sẽ có giá trị pháp lý tốt hơn".

Cũng theo luật sư này, người thuê mặt bằng để kinh doanh thường phớt lờ, bỏ ngỏ đến những khía cạnh như: hiện trạng mặt bằng, tài sản, trang thiết bị hiện có của mặt bằng cho thuê... Đây là điều khoản mà người thuê chủ quan, không chú trọng đến. Nhưng trong thực tế, đó lại là những khía cạnh dễ dẫn đến tranh chấp.

"Vì thế, cần đưa vào hợp đồng thuê mặt bằng những điều khoản như: quyền và nghĩa vụ giữa các bên, tiền đặt cọc, quy định về phạt vi phạm hợp đồng, giá thuê và chi phí liên quan, điều khoản lạm phát trong hợp đồng… nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi, hạn chế tranh chấp phát sinh về sau. Với những hợp đồng thuê mặt bằng giá trị cao, có thể nhờ người hiểu luật tư vấn, hướng dẫn", luật sư Phước nói.

Đang kinh doanh thuận lợi, 'đùng một cái' bị… lấy lại mặt bằng- Ảnh 3.

Cần công chứng hợp đồng thuê mặt bằng để có giá trị pháp lý khi xảy ra tranh chấp

THANH NAM

Trong trường hợp đang kinh doanh thuận lợi, hợp đồng thuê mặt bằng còn hiệu lực nhưng bị chủ tự ý lấy lại thì cần làm gì?

Luật sư Phước cho biết khi lấy lại mặt bằng trái luật, bên cho thuê phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê. Nếu không thể thương lượng, thỏa thuận về cách giải quyết thì người thuê có thể khởi kiện người cho thuê để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Vân Nam sẵn sàng nhập khẩu nông sản, hải sản chất lượng của Việt Nam******

Chiều 11/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm tỉnh Vân Nam nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc.

Hoạt động đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội tại địa phương này là tiếp Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Vân Nam Vương Ninh.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh, việc các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tiếp và có những trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lần này thể hiện sự coi trọng của Trung Quốc đối với quan hệ hai nước.

Vân Nam sẵn sàng nhập khẩu nông sản, hải sản chất lượng của Việt Nam - 1

Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (Ảnh: TTXVN).

Ông Vương Ninh đánh giá cao cơ chế trao đổi giữa 5 Bí thư Tỉnh ủy Trung Quốc - Việt Nam và thông báo sẽ chủ trì họp cơ chế này vào tháng 5 tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Ông đồng thời khẳng định quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi để các địa phương Việt Nam thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với các địa phương của Trung Quốc, nhất là địa phương có chung đường biên giới như tỉnh Vân Nam.

Vân Nam sẵn sàng nhập khẩu nông sản, hải sản chất lượng của Việt Nam - 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh (Ảnh: TTXVN).

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ để hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Vân Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai bên, theo lời ông Vương Đình Huệ.

Nhấn mạnh Việt Nam và Vân Nam không chỉ gần gũi về mặt địa lý, mà còn có quan hệ lịch sử gắn bó sâu sắc, nhu cầu và tiềm năng hợp tác của hai bên là rất lớn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên tăng cường giao lưu giữa lãnh đạo các địa phương, triển khai hiệu quả cơ chế, thỏa thuận hợp tác hiện có giữa Vân Nam và các địa phương Việt Nam.

Cùng với đó, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hai bên cần phối hợp tuần tra biên giới trên đất liền, chống khủng bố, hợp tác quản lý xuất nhập cảnh, phòng chống tội phạm qua biên giới.

Vân Nam sẵn sàng nhập khẩu nông sản, hải sản chất lượng của Việt Nam - 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị hai bên tăng cường giao lưu giữa lãnh đạo các địa phương (Ảnh: TTXVN).

Hai bên cũng có thể thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực trọng điểm như kết nối đường sắt, tuyến Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đẩy mạnh hợp tác du lịch, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới theo 3 văn kiện về biên giới trên đất liền và các thỏa thuận liên quan, phối hợp giải quyết ổn thỏa vấn đề tồn đọng và vụ việc phát sinh tại khu vực biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định. 

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Vân Nam tiếp tục bảo tồn các địa chỉ đỏ cách mạng nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã từng hoạt động.

Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh chia sẻ với hai ưu thế nổi bật là vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, Vân Nam tăng cường kết nối đường sắt, đường bộ, mở rộng hợp tác thương mại, logistics, phát huy vai trò là cửa ngõ của Trung Quốc với các nước Nam Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Nhất trí cao với các đề xuất hợp tác cụ thể của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ông Vương Ninh khẳng định Vân Nam coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam, sẵn sàng cùng với các địa phương của Việt Nam thực hiện tốt nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Vân Nam sẵn sàng nhập khẩu nông sản, hải sản chất lượng của Việt Nam - 4

Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh khẳng định địa phương này khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sang Việt Nam (Ảnh: TTXVN).

Ông cũng thống nhất tăng cường trao đổi đoàn các cấp, phát huy hiệu quả vai trò của các cơ chế hợp tác, trong đó có hợp tác giữa Nhân đại và HĐND các cấp.

Vân Nam sẵn sàng làm sâu sắc hợp tác kinh tế - thương mại, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sang Việt Nam, sẵn sàng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, hải sản chất lượng cao của Việt Nam, theo lời ông Vương Ninh.

Cùng với đó, ông nhấn mạnh sẽ tăng cường hợp tác kết nối cơ sở hạ tầng, kết nối cửa khẩu, thúc đẩy tiện lợi hóa và nâng cao hiệu suất thông quan; hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp xanh, nông nghiệp hiện đại, năng lượng xanh cũng như hợp tác trong lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, du lịch.

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại******

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.

Đề nghị của Bộ GTVT xuất phát từ thực tế còn một số tuyến đường cao tốc như Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Hòa Liên chưa được phủ sóng điện thoại di động, chưa được cung cấp các dịch vụ viễn thông.

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại - 1

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn có những đoạn không có sóng điện thoại (Ảnh: Vi Thảo).

Điều này dẫn tới khó khăn cho người sử dụng đường cao tốc trong việc gọi cứu hộ khi gặp sự cố, hoặc đơn giản là truy cập vào các ứng dụng bản đồ, định vị.

Theo Bộ GTVT, đường cao tốc là công trình cấp kỹ thuật cao, hiện đại, được quản lý, vận hành bằng hệ thống giao thông thông minh (ITS). Do đó, dịch vụ viễn thông là điều cần thiết.

Để nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý vận hành cao tốc, Bộ GTVT đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động, cung cấp dịch vụ viễn thông trên các đường cao tốc chưa có dịch vụ này.

(phóng viên nhật báo Quảng Minh Cao Bùi Nam Hùng Khoa Ngô)

[Biên tập viên:Khánh Quốc]

Bản quyền và tuyên bố từ chối trách nhiệm của News Network

1. Văn bản, hình ảnh và các bản thảo khác được in lại trên trang web này nhằm mục đích phổ biến những thông tin hữu ích đến công chúng và không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Việc in lại bản thảo không có nghĩa là đồng ý với quan điểm của nó hoặc xác nhận tính xác thực của nội dung nó . Trang web này không có bất kỳ hình thức đảm bảo khoa học nào về sự an toàn, mức độ nghiêm trọng, v.v. Nếu các phương tiện, mạng hoặc cá nhân khác tải xuống và sử dụng nó từ trang web này, họ sẽ chịu trách nhiệm về bản quyền và các trách nhiệm pháp lý khác.

2. Tất cả các văn bản, hình ảnh, bản thảo âm thanh và video trên trang web này được đánh dấu bằng "Nguồn: Mạng tin tức Nam Xương" là nội dung gốc của trang web này và bản quyền thuộc về "Mạng tin tức Nam Xương". Không có phương tiện truyền thông, trang web hoặc cá nhân nào không được phép sao chép, liên kết, đăng lại hoặc sao chép khác mà không có sự cho phép của thỏa thuận trang web này. Bản quyền nội dung gốc trên trang web này thuộc về trang web này và nội dung này là quan điểm cá nhân của tác giả. Trang web này chỉ mang tính chất tham khảo và không cấu thành bất kỳ mục đích thương mại hoặc gợi ý ứng dụng nào. Các phương tiện truyền thông và trang web đã được thỏa thuận trang web này cho phép phải ghi rõ nguồn gốc của bản thảo khi tải xuống và sử dụng: "Mạng tin tức Nam Xương". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước trang web này.

3. Bản quyền của tất cả các bài viết, hình ảnh, âm thanh, tệp video và các tài liệu khác được sao chép trên trang web này thuộc về chủ sở hữu bản quyền. Các bài viết và hình ảnh không phải là bản gốc được sử dụng trên trang web này không thể được chia sẻ riêng với chủ sở hữu bản quyền. một. Liên hệ với chúng tôi. Nếu tác giả hoặc biên tập viên của bản thảo được sao chép trên trang web này tin rằng tác phẩm của mình không phù hợp để xem trực tuyến hoặc không nên được sử dụng miễn phí, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua email ([email protected]. cn) hoặc điện thoại (0791-86865371, 0791-86865387) thông báo cho website này, website này sẽ nhanh chóng có biện pháp phù hợp để tránh những tổn thất kinh tế không đáng có cho cả hai bên.

4. Đối với các bài viết, hình ảnh và các tài liệu khác đã được chủ sở hữu bản quyền cho phép sử dụng độc quyền các tài liệu được cung cấp cho trang này, nếu bạn cần in lại và sử dụng chúng, bạn phải được sự đồng ý của trang web này và bản quyền người sở hữu.

< cài đặt
+ - 正文字号