xs long an_hitclub link truy cập

2024-05-20 16:57:15 Nguồn: Truyền thông Nhân dân Trung Quốc tác giả:Chung Dương

Chia sẻ với điện thoại di động

Chèo SUP vớt rác trên sông Hàn******Những ngày qua, người dân Đà Nẵng đã có những bất ngờ khá thú vị đối với một đội thanh niên, trong đó có cả những thanh niên tình nguyện, tham gia chèo SUP vớt rác trên sông Hàn. Tầm 4 giờ chiều, các bạn lại hẹn nhau dưới chân cầu Rồng (phía đường Trần Hưng Đạo) để cùng nhau chèo SUP.

Đẹp mắt đội chèo SUP nhặt rác trên sông Hàn Đà Nẵng

Trước giờ xuống nước, một lần nữa các bạn đoàn viên thanh niên được các thành viên đội SUP hướng dẫn các kỹ năng ngồi SUP an toàn, kỹ năng thu gom rác hiệu quả.

An Dy

Trên các SUP đều được trang bị một dụng cụ gắp rác chuyên dụng, găng tay vớt rác, thùng rác bằng nhựa và bao thu gom.

An Dy

 Khi cái nóng mùa hè bắt đầu dịu bớt thì đội quân nhặt rác bằng SUP cũng bắt đầu hạ SUP tiếp nước để bắt đầu công việc định kỳ hàng tháng của mình... Các bạn chia nhau thành từng tốp đi dọc sông Hàn và gắp rác thải trôi lềnh bềnh trên mặt sông, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa mất mỹ quan đô thị.

Chia thành nhiều nhóm chèo để "săn" rác trên mặt nước sông Hàn

An Dy

 Anh Quách Tĩnh, Phụ trách CLB Chèo SUP Đà Nẵng, cho biết, đội đang cố gắng duy trì việc phối hợp với Đoàn thanh niên Quận Sơn Trà (Đà Nẵng) để hoạt động vớt rác được tổ chức đều đặn, định kỳ hàng tháng. “Anh em chúng tôi kết hợp chèo SUP nhặt rác trên sông, bởi vì những ai có kỹ năng thu gom rác thì họ lại không thể đi lại dễ dàng trên mặt sông. Trong khi đó, chúng tôi chơi SUP nhiều năm, có kỹ năng đi trên sông nước, có kỹ năng mềm cơ bản để có thể vừa chèo vừa nhặt rác nên cố gắng làm tốt công việc này hết mức có thể”.

Người chèo SUP đảm bảo kỹ thuật thăng bằng tốt để hoạt động vớt rác của người ngồi phía trước được hiệu quả, an toàn

An Dy

Cũng theo anh Tĩnh, các thành viên tham gia khi xuống nước đều mặc áo phao, đều được trang bị các kỹ năng chèo an toàn để công việc hiệu quả. Theo đó, mỗi muổi chiều, mỗi người nhặt chừng 3-5 ký rác. Các thành viên đều có chung tâm nguyện có thể góp phần làm sạch con sông nơi mình vẫn chèo SUP mỗi ngày.

Các khu vực nhặt rác được các bạn chia đều và hỗ trợ nhau tiếp cận. Bên cạnh áo phao và các vật dụng bảo hộ khi đi trên SUP, các thành viên cũng trang bị sẵn dụng gắp rác chuyên dụng, giỏ nhựa đựng rác, bao thu gom rác...

An Dy

Các bạn chia thành từng tốp chèo dọc sông, tiếp cận những khu vực sát mép sông, nơi rác dạt vào bờ rất nhiều, trong khi đội ngũ thu gom rác chuyên nghiệp của thành phố khó đến được. Phần nhiều là rác thải dân sinh, các loại ni lông khó phân hủy, các chai nhựa, vật nhựa trôi nổi trên sông rất mất thẩm mỹ và ô nhiễm môi trường.

Rác được các thành viên tiếp cận khá vất vả để thu gom và đưa lên các SUP và vận chuyển vào bờ.

An Dy

Lần đầu tiên được trải nghiệm nhặt rác trên các SUP chèo dọc sông Hàn, Hoàng Minh Dung My, Đoàn thanh niên P.An Hải Đông (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết, hoạt động này vô cùng thú vị và khá là hấp dẫn đối với những người trẻ. Theo My, sau các hoạt động nhặt rác Sơn Trà, lặn biển nhặt rác được giới trẻ phát động và duy trì hiệu quả ở các nhóm thanh niên có sở trường bơi lặn, thì nay lại đến đến chèo SUP nhặt rác trên sông Hàn.

Vừa trải nghiệm chèo SUP, vừa chung tay làm sạch dòng sông Hàn xinh đẹp

An Dy

“Khi bạn tham gia các hoạt động nhặt rác vì môi trường, các bạn sẽ tự nhiên không bao giờ cho phép mình xả rác thải bừa bãi. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ chung tay lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng môi trường sống xanh, sạch và đẹp”, Dung My chia sẻ.Đồng hành cùng các bạn trẻ chèo SUP nhặt rác trên sông Hàn còn có “người hùng nhặt rác” Đào Đặng Công Trung, người từng được UBND TP.Đà Nẵng vinh danh với hoạt động nhặt rác vì môi trường xanh, sạch. Hàng chục năm qua, anh Trung chính là người âm thâm nhặt rác từng ngày từ rừng Sơn Trà, xuống biển Đà Nẵng. Anh cũng là người tham gia lặn biển hàng tuần để cùng các bạn trẻ gom rác làm sạch biển, giải cứu san hô...

"Người hùng nhặt rác" Đào Đặng Công Trung (bìa phải) cùng các bạn trẻ Đà Nẵng lan tỏa tinh thần chung tay bảo vệ môi trường sống

An Dy

Anh Trung tâm sự, anh luôn muốn đồng hành cùng các bạn trẻ lan tỏa hành động nhặt rác, bảo vệ môi trường, chia sẻ thói quen, ý thức tích cực về bảo vệ môi trường đến mọi người, đến cộng đồng. Không chỉ là người truyền cảm hứng “nhặt rác”, anh Trung còn là người “training” cho các bạn kỹ thuật bơi lặn an toàn khi tham gia các môn thể thao dưới nước. “Để có thể vớt rác bằng SUP, chúng tôi đặt tiêu chí an toàn cho người tham gia lên trên hết. Đó là phải có áo phao, phải được hướng dẫn cách sử dụng SUP, kỹ năng ngồi trên SUP an toàn, cách vớt rác làm sao để không bị vướng, không bị va chạm, không bị ngã trong quá trình nhặt rác”, anh Trung chia sẻ.Rác sau khi được vớt lên từ dưới sông Hàn đã được các thanh viên trong đội thu gom, vận chuyển đến nơi tập kết rác theo quy định. Sau gần 2 giờ chèo SUP dọc bờ sông Hàn, nhóm chèo SUP đã thu gom gần cả trăm ký rác thải rắn, rác thải nhựa, vỏ chai... 

Cùng đưa rác lên bờ và chở về bãi tập kết

An Dy

Cùng lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường cho Đà Nẵng, "Thành phố đáng sống"

An Dy

 “Mục đích việc chéo SUP của chúng tôi vẫn là chung tay xây dựng một thành phố Đà Nẵng xanh, con sông Hàn sạch đẹp, không rác thải, cùng chia sẻ hình ảnh tích cực tác động đến ý thức của mọi người”, “người hùng nhặt rác” Đào Đặng Công Trung, chia sẻ với chúng tôi.Loại quả ngon ngọt được phát hiện có khả năng ngăn chặn ung thư đại trực tràng******

Tin vui là nghiên cứu mới cho thấy xoài có khả năng chống lại ung thư đại trực tràng, theo chuyên trang y tế News Medical.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports, đã phát hiện điều trị bằng Mangiferin (MF) - một hợp chất tự nhiên có nhiều trong xoài, đã làm giảm kích thước và mức độ của u tuyến đại tràng và ung thư biểu mô tuyến. Hơn nữa, cũng làm giảm số lượng các u dị dạng bất thường trong đại trực tràng.

Loại quả ngon ngọt được phát hiện có khả năng ngăn chặn ung thư đại trực tràng- Ảnh 1.

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới

Pexels

Nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học từ Đại học Al-Ahliyya Amman (Jordan), Đại học Malaya (Malaysia), Đại học Jeddah và Đại học Umm Al-Qura (Ả Rập Xê Út), Đại học Bách khoa Erbil và Đại học Cihan-Erbil (Iraq) phối hợp thực hiện, đã đánh giá tác dụng chống ung thư của chất MF trong xoài đối với các u dị dạng bất thường trong niêm mạc đại tràng và trực tràng ở chuột bị gây ung thư.

Các u dị dạng hình thành trước khi có polyp đại trực tràng và là một trong những thay đổi sớm nhất ở đại tràng có thể dẫn đến ung thư.

Tổng cộng có 15 con chuột bị gây ung thư bằng cách tiêm chất gây ung thư azoxymethane (AOM). Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sau khi tiêm chất gây ung thư AOM, tất cả chuột đã phát triển nhiều u tuyến đại tràng và ung thư biểu mô tuyến với sự di căn nội tạng đáng kể, đặc biệt là ở các hạch bạch huyết ở ruột.

Những con chuột này được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 làm đối chứng, nhóm 2 được uống MF liều thấp và nhóm 3 được uống MF liều cao.

Loại quả ngon ngọt được phát hiện có khả năng ngăn chặn ung thư đại trực tràng- Ảnh 2.

Chất MF trong xoài có khả năng ngăn chặn ung thư đại tràng

Pexels

Kết quả cho thấy điều trị bằng MF làm giảm kích thước và mức độ của u tuyến đại tràng và ung thư biểu mô tuyến. Hơn nữa, chuột được điều trị bằng MF có tổng số các u dị dạng bất thường trong đại trực tràng ít hơn so với nhóm đối chứng. Đặc biệt, sử dụng MF liều thấp và liều cao đều an toàn và không gây tác dụng phụ, theo News Medical.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận: MF có thể được sử dụng như một biện pháp can thiệp thay thế để điều trị ung thư đại trực tràng.

Một số nghiên cứu cũng đã ghi nhận các đặc tính chống oxy hóa, kháng nấm, giảm đau, kháng khuẩn, chống tiểu đường, chống viêm, bảo vệ tim mạch của chất MF.

Bí thư Vĩnh Phúc: Tên gọi sau sáp nhập phải "thống nhất cao trong nhân dân"******

Chiều 12/4, ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Hội nghị đã cho ý kiến vào các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số nội dung quan trọng khác.

Bí thư Vĩnh Phúc: Tên gọi sau sáp nhập phải thống nhất cao trong nhân dân - 1

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2020-2025 (Ảnh: Phùng Hải).

Theo thông tin từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc, các đại biểu cơ bản nhất trí với các nội dung trong Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025.

Song cũng có ý kiến nêu băn khoăn của người dân về tên gọi cấp xã sau sáp nhập và một số khó khăn, bất cập sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Từ đó, đại biểu kiến nghị với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc có chính sách đặc thù cho trường hợp cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập; hướng dẫn sắp xếp tổ chức Đảng ở những địa phương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Cho ý kiến về việc này, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An đề nghị UBND tỉnh xây dựng phương án sắp xếp lại bộ máy cán bộ, nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã cho phù hợp, đúng quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cán bộ.

Ông An yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục nghiên cứu tên gọi sau sáp nhập xã/phường/thị trấn, bảo đảm phù hợp với điều kiện, lịch sử, phong tục, tập quán, sự hài hòa, thống nhất cao trong nhân dân.

Như Dân tríthông tin trước đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu UBND các huyện, thành phố (Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, Sông Lô, Lập Thạch, Phúc Yên) lấy ý kiến cử tri trên địa bàn về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025.

Bí thư Vĩnh Phúc: Tên gọi sau sáp nhập phải thống nhất cao trong nhân dân - 2

Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: UBND tỉnh Vĩnh Phúc).

Vĩnh Phúc đề xuất sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 13 đơn vị hành chính cấp xã mới.

Ở huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc dự kiến sáp nhập xã Tân Tiến và xã Đại Đồng thành xã mới mang tên Đồng Tiến; sáp nhập xã Lý Nhân và xã An Tường thành xã Lý An; sáp nhập xã Vân Xuân và xã Bình Dương thành xã Lương Điền; xã Vĩnh Ninh sáp nhập với xã Phú Đa thành xã mới Vĩnh Phú; sáp nhập 3 xã Việt Xuân, Bồ Sao, Cao Đại thành xã mới Mộ Chu.

Sáp nhập xã Vĩnh Sơn vào thị trấn Thổ Tang, mang tên thị trấn Thổ Tang; xã Tam Phúc sáp nhập vào Thị trấn Vĩnh Tường, mang tên thị trấn Vĩnh Tường.

Huyện Yên Lạc sáp nhập xã Hồng Châu và xã Hồng Phương thành xã mới mang tên Hồng Châu.

Huyện Sông Lô sáp nhập xã Bạch Lưu và Hải Lựu thành xã Hải Lựu; sáp nhập xã Nhạo Sơn, xã Như Thụy vào thị trấn Tam Sơn thành đơn vị hành chính mới là thị trấn Tam Sơn.

Huyện Lập Thạch sáp nhập xã Đình Chu và xã Triệu Đề thành xã Tây Sơn.

Huyện Tam Dương sáp nhập xã Vân Hội và Hợp Thịnh thành xã Hội Thịnh.

Thành phố Phúc Yên sáp nhập phường Trưng Trắc và phường Trưng Nhị thành phường mới tên là Hai Bà Trưng.

Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ còn 121 đơn vị hành chính cấp xã nếu sắp xếp theo phương án trên (88 xã, 15 phường và 18 thị trấn) - giảm 15 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Nhiều kết quả khả quan

Báo cáo tại hội nghị chiều 12/4 cho thấy, 3 tháng đầu năm nay, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đạt nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước tăng 4,06%; tổng dư nợ cho vay tăng 7%; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,67%.

Đáng chú ý, hoạt động thu hút đầu tư khởi sắc ngay từ những tháng đầu năm, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức như hiện nay.

Tính đến giữa tháng 3, Vĩnh Phúc đã thu hút được 12 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt 2.099 tỷ đồng; 25 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 347,13 triệu USD. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, đầu tư; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Bá Huy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2020-2025.

game bài vando88

Giải pháp hỗ trợ thực hiện chế độ ăn giảm muối tốt cho sức khỏe******

Bột ngọt là gia vị giúp món ăn ngon hơn

Khi nấu ăn, chắc hẳn nhiều người nội trợ trong gia đình có thói quen sử dụng các loại gia vị để nêm cho các món ăn thêm đậm đà, dậy vị. Một trong số các loại gia vị không thể thiếu đó chính là Bột ngọt (mì chính).

Bột ngọt mang lại vị umami hay vị ngon, vị ngọt thịt, đồng thời có tác dụng làm hài hòa các vị cơ bản, ngọt, chua, mặn, đắng; có hậu vị kéo dài, giúp tạo cảm giác thỏa mãn sau khi ăn, từ đó, giúp nâng vị ngon tổng thể của món ăn.

Giải pháp hỗ trợ thực hiện chế độ ăn giảm muối tốt cho sức khỏe- Ảnh 1.

Thành phần chính của bột ngọt là glutamate, là axit amin tạo nên chất đạm có trong cơ thể người, và có trong hầu hết các thực phẩm tự nhiên như các loại thịt, các loại thủy hải sản, rau củ quả, sữa… Bột ngọt được phát minh từ hơn 1 thế kỷ trước, khi giáo sư hóa sinh người Nhật Bản Kikunae Ikeda tìm ra cách chiết xuất glutamate từ rong biển kombu. Ông cũng là cha đẻ của thương hiệu nổi tiếng toàn cầu Ajinomoto.

Hiện nay, bột ngọt được sản xuất bằng phương pháp lên men tự nhiên từ các nguyên liệu từ thiên nhiên như mía, khoai mì, ngô (bắp), củ cải đường... và được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới.

Bột ngọt hỗ trợ thực hiện chế độ ăn giảm muối

Không chỉ giúp món ăn thêm đậm đà, dậy vị, bột ngọt còn có khả năng làm giảm lượng natri tiêu thụ mà vẫn duy trì được vị ngon cho món ăn. Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn - Trung tâm Khám Tư vấn, phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia), bột ngọt giúp điều hòa các vị cơ bản, có hậu vị kéo dài, giúp tạo cảm giác thỏa mãn sau khi ăn, từ đó nâng vị ngon tổng thể của món ăn. Lượng natri trong bột ngọt rất thấp.

Lượng natri trong bột ngọt rất thấp

Lượng natri trong bột ngọt rất thấp

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng hướng dẫn, bạn có thể nêm 4g muối và 4,8g bột ngọt, từ đó có thể giảm đến 31% lượng natri tiêu thụ, nhưng món ăn vẫn ngon và vừa miệng.

Công thức sử dụng bột ngọt để thay thế một phần muối ăn

Công thức sử dụng bột ngọt để thay thế một phần muối ăn

Bột ngọt phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng

Một số người lo ngại bột ngọt khi nêm vào món ăn trong quá trình chế biến gặp nhiệt độ cao có thể biến đổi thành chất có hại cho cơ thể. Trên thực tế nhiệt độ đun nấu hằng ngày chỉ ở ngưỡng dưới 270°C, ở nhiệt độ này, bột ngọt không bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe. Do đó, có thể nêm bột ngọt vào bất kỳ lúc nào trong quá trình chế biến.

Bột ngọt cũng được các tổ chức y tế, sức khỏe uy tín trên thế giới khẳng định là gia vị cho mọi đối tượng, bao gồm: JECFA (Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới); EC/SCF (Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu); FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ); Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi Nhật Bản. Tại Việt Nam, Bộ Y tế Việt Nam cũng đưa bột ngọt vào danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau

Quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau

Bột ngọt cũng là thành phần lành tính với trẻ em ở tất cả các giai đoạn. Ở tuần thai 16, em bé đã phát triển các thụ thể vị giác trên lưỡi cho phép nếm các vị khác nhau bao gồm vị "umami" từ nước ối của người mẹ. Sữa mẹ chứa một hàm lượng cân đối các axit amin, trong đó có glutamate chiếm một tỷ lệ cao vượt trội. Như vậy, một cách tự nhiên trẻ được cung cấp một hàm lượng đáng kể glutamate thông qua sữa mẹ. Hội Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ ra việc sử dụng mì chính ở người mẹ trong thời kỳ cho con bú không ảnh hưởng tới trẻ bú sữa mẹ hoặc tác động đến việc tiết sữa mẹ. Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra kết luận: "Quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có bất kỳ mối nguy nào đối với trẻ em được chỉ ra khi sử dụng bột ngọt".

Ngoài ra, đối với tin đồn bột ngọt có thể gây tổn hại cho trí não, gây mất trí nhớ, bác sĩ Hưng đã phân tích: Hầu hết glutamate từ bột ngọt được tiêu thụ qua đường tiêu hóa sẽ được sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng cho hoạt động của ruột. Hơn nữa hàng rào máu-não trong não bộ con người có khả năng ngăn sự di chuyển của glutamate sẵn có trong máu đi vào não. Vì vậy bột ngọt không gây ảnh hưởng đến trí não.

Người mẹ ung thư từng chụp sẵn ảnh thờ quyết sống vì con******

"KHÔNG TIN…"

Câu chuyện vừa được chính chủ chia sẻ trong một hội nhóm mạng xã hội đã nhận về "mưa tim" cùng vô vàn lời động viên. Nhiều người bày tỏ sự xúc động trước tình yêu thương con, sự lạc quan và nghị lực phi thường của người mẹ đang ngày đêm chiến đấu với căn bệnh quái ác.

Gia đình là động lực lớn nhất của người mẹ

Gia đình là động lực lớn nhất của người mẹ

NVCC

Chị Thu tâm sự, tháng 9.2019, khi con trai mới 10 tháng tuổi, chị bất ngờ phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn IV, đã di căn phổi. Khoảnh khắc nhận kết luận từ bác sĩ, chị đã sốc, không tin đó là sự thật. Căn bệnh ập tới bất ngờ khi cuộc sống đang tươi đẹp, hạnh phúc với nhiều hoài bão phía trước, chị đã bật khóc nức nở.

Ngay hôm sau, người mẹ quyết tâm sốc lại tinh thần khi nghĩ tới cậu con trai còn quá nhỏ, không thể nào mồ côi mẹ. Chị mong con lớn lên vẫn có chút ký ức về mình. Với chị, đây là một cuộc chiến mà mình phải chiến đấu bằng tất cả sức mạnh, vì con.

Chị Thu điều trị ở một bệnh viện tại Hà Nội. Thời gian đầu, sức khỏe của chị kém, ho nhiều tới mức không đi lại và nói chuyện bình thường được. Tồi tệ hơn khi sau đó, chị phát hiện bệnh đã di căn não.

"Vì xác định truyền hóa chất vào sẽ rụng hết tóc và cơ thể sẽ không còn như trước, nên mình đi chụp ảnh cùng gia đình để lưu giữ khoảnh khắc xinh đẹp cuối cùng khi còn mái tóc dài. Lúc đó, mình cũng quyết định chụp ảnh chân dung luôn để sau có gì làm ảnh thờ. Mình định in ra mà gia đình quyết phản đối, an ủi động viên", chị nhớ lại.

Chị Thu chiến đấu với bệnh ung thư vú 5 năm nay

Chị Thu chiến đấu với bệnh ung thư vú 5 năm nay

NVCC

5 năm chiến đấu từng ngày để giành lại sự sống, chị Thu nói rằng mình đã truyền 72 đợt hóa chất, 20 mũi xạ trị khối u vú cùng việc điều trị u não. Người mẹ cho biết hiện sức khỏe đã yếu đi nhiều, nhưng quan trọng là chị vẫn còn sống và con trai chị vẫn còn có mẹ.

MẸ YÊU CON RẤT NHIỀU !

Suốt những năm qua, chị Thu hạnh phúc khi mình không đơn độc trên hành trình giành lại sự sống bởi có sự đồng hành đặc biệt của chồng con, của cha mẹ, người thân 2 bên gia đình, cũng như những người bạn, nhà hảo tâm. Điều đó đã tiếp thêm cho chị sức mạnh.

Người mẹ ung thư từng chụp sẵn ảnh thờ quyết sống vì con- Ảnh 3.

Nói về cậu con trai nhỏ Đặng Trung Đức, tên ở nhà là Bắp, trong mắt chị Thu chỉ có tình yêu thương và sự tự hào. Chị nhận xét con trai dù còn rất nhỏ nhưng đã hiểu chuyện, lúc nào cũng quan tâm, động viên mẹ. Năm nay Bắp sắp vào lớp 1, đã có những ký ức về mẹ. Đó là niềm an ủi lớn nhất của chị lúc này.

"Mẹ yêu con rất nhiều, yêu con bằng tất cả những gì mẹ có! Mẹ xin lỗi con vì mẹ đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không thể cho con một tuổi thơ trọn vẹn với đầy đủ tình yêu thương từ mẹ như bao đứa trẻ khác. Mong con sẽ không trách mẹ, mong con sẽ luôn mạnh mẽ trong cuộc sống như cái cách mẹ đã mạnh mẽ chiến đấu để được ở bên con. Mong con sẽ trở thành một chàng trai biết yêu thương, biết thấu hiểu, biết sẻ chia, thành đạt, hạnh phúc và sống một cuộc đời bình an", chị nhắn nhủ với con trai.

Anh Đặng Trung Nghĩa (33 tuổi), chồng chị Thu, cho biết thời điểm vợ phát hiện bệnh, anh đã buồn, suy sụp nhưng cố gắng không để cho vợ thấy, lúc nào cũng vui vẻ, lạc quan để động viên chị không bị mất tinh thần.

Vì con, người mẹ quyết chiến đấu hết mình

Vì con, người mẹ quyết chiến đấu hết mình

NVCC

Anh cố gắng chu toàn công việc của một thợ sửa chữa, thay mực máy tính, máy in ở địa phương, đồng hành cùng vợ trong hành trình vượt qua bệnh tật, chăm sóc con. "Tôi chỉ mong vợ luôn mạnh khỏe, vui vẻ, yên tâm chiến đấu với bệnh tật. Vợ không phải lo gì vì có anh luôn ở bên", người chồng nhắn nhủ.

Hơn 2.500 người khuyết tật, trẻ mồ côi, công nhân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí******

Ngày 17.3, tại khuôn viên trường thuộc xã Phú Quới, H.Long Hồ (Vĩnh Long), Trường ĐH Cửu Long phối hợp Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM, Đoàn thanh niên Công an tỉnh Vĩnh Long tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn. 

Hơn 2.500 người khuyết tật, trẻ mồ côi, công nhân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí- Ảnh 1.

Quang cảnh buổi khám bệnh tại khuôn viên Trường ĐH Cửu Long

NAM LONG

Tại đây, hơn 200 bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế đang công tác tại các bệnh viện ở TP.HCM (Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM...) thực hiện khám bệnh, tư vấn cho hơn 2.500 người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, công nhân, sinh viên và những người có hoàn cảnh khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và các vùng lân cận.

Hơn 2.500 người khuyết tật, trẻ mồ côi, công nhân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí- Ảnh 2.

Trước khi vào khám bệnh, người dân được do huyết áp, ghi nhận các chỉ số cơ thể

NAM LONG

Bệnh nhân được tư vấn, khám các bệnh về nội ngoại khoa tổng quát; răng, hàm, mặt; khám mắt, đo khúc xạ, đo thị lực, làm và phát kính miễn phí cho những bệnh nhân có bệnh về mắt; khám và chữa cơ xương khớp... Đồng thời, được cấp thuốc miễn phí dựa trên kết quả chỉ định của bác sĩ. 

Hơn 2.500 người khuyết tật, trẻ mồ côi, công nhân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí- Ảnh 3.

Hơn 200 y, bác sĩ đến từ TP.HCM khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Vĩnh Long

NAM LONG

Hơn 2.500 người khuyết tật, trẻ mồ côi, công nhân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí- Ảnh 4.

Các đoàn viên thanh niên hỗ trợ người khuyết tật đến khám bệnh

NAM LONG

Đây là chương trình thiện nguyện với quy mô lớn, được tổ chức lần thứ 2 tại Trường ĐH Cửu Long. Chương trình nhằm chia sẻ khó khăn của người dân nghèo, trẻ mồ côi và khuyết tật, cũng như tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế, nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Giá vàng hôm nay 27.3.2024: Bất động trước giờ công bố thông tin******

Giá vàng miếng SJC khá yên ắng và xoay quanh mức giá 80 triệu đồng/lượng. Eximbank mua vào 78,3 triệu đồng, bán ra 80 triệu đồng. Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mua vào 78 triệu đồng, bán ra 80,1 triệu đồng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 78,3 triệu đồng, bán ra 80,3 triệu đồng… Vàng nhẫn cũng khá ổn định, Công ty SJC mua vào 68,15 triệu đồng, bán ra 69,5 triệu đồng; PNJ có giá mua 68,2 triệu đồng, bán ra 69,4 triệu đồng… Giá vàng miếng SJC cao hơn thế giới 14,8 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao hơn 4 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay 27.3.2024: Bất động trước giờ công bố thông tin- Ảnh 1.

Giá vàng nhẫn bám sát mức giá 70 triệu đồng/lượng

NGỌC THẮNG

Biến động vàng ngày 27.3: Giá vàng SJC vẫn vững trên mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới giảm 12 USD/ounce, còn 2.178 USD/ounce. Thị trường vàng biến động trong biên độ hẹp khi nhà đầu tư trên thị trường chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này để biết rõ thêm về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay. Vàng có thể sẽ giảm trở lại nếu dữ liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân cao hơn dự kiến nhưng sau đó sẽ vẫn lấy lại đà tăng. Dự báo vàng sẽ tăng trong thời gian tới nhờ kỳ vọng lãi suất, trừ khi Fed thay đổi quan điểm hoặc đưa ra một số thông báo rằng họ sẽ loại bỏ việc cắt giảm lãi suất.

Ngoài ra, lực mua vàng từ các ngân hàng trung ương cũng duy trì sự hỗ trợ đối với vàng. Bên cạnh đó, giá vàng cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu vật chất từ các hộ gia đình tại Trung Quốc. Nhu cầu tại Trung Quốc tăng cao giúp bù đắp nhu cầu yếu đi ở Ấn Độ khi giá bị đẩy lên cao.

2 người đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách******

Sáng 13/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 23h20 ngày 12/4, trên quốc lộ 2 đoạn qua xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

2 người đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách - 1

Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Hoàng Tuấn).

Thời điểm trên, ô tô khách mang BKS 23E-000.xx do anh Trần Văn T. (SN 1970, quê Phú Thọ) điều khiển, đã va chạm với xe máy BKS 22Y1-323.xx, do Lý Văn H. (SN 2001, ở huyện Hàm Yên) điều khiển, chở theo Nguyễn Văn H. (SN 2006, ở huyện Hàm Yên), đi chiều ngược lại.

Vụ tai nạn khiến 2 người đi trên xe máy tử vong tại chỗ, ô tô khách và xe máy hư hỏng nặng. Nhiều mảnh vụn văng tung tóe tại hiện trường.

Đại diện Cục CSGT thông tin vụ tai nạn đang được Công an huyện Hàm Yên thụ lý, điều tra giải quyết.

Cháy căn hộ chung cư ở TPHCM, nghi do sạc điện thoại qua đêm******

Ngày 11/4, lực lượng chức năng phường Linh Đông (TP Thủ Đức) đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ vụ hỏa hoạn xảy ra tại một căn hộ thuộc Chung cư 4S Linh Đông.

Khoảng 4h30 cùng ngày, ngọn lửa bùng lên tại căn hộ ở tầng 17, tòa nhà D chung cư nói trên. Lúc đó, bên trong căn hộ này có người sinh sống. Phát hiện hỏa hoạn, bảo vệ chung cư cùng người dân và lực lượng chữa cháy tại chỗ nhanh chóng tiếp cận, dập tắt đám cháy.

Cháy căn hộ chung cư ở TPHCM, nghi do sạc điện thoại qua đêm - 1

Căn hộ bốc cháy lúc rạng sáng ở TPHCM (Ảnh: Lam Giang).

Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người, tuy nhiên khiến một số tài sản bị thiêu rụi. Bước đầu, nhà chức trách xác định vụ hỏa hoạn do chập điện liên quan sạc điện thoại qua đêm.

Chung cư 4S Linh Đông gồm 4 tòa nhà cao từ 15 đến 20 tầng với hơn 1.000 căn hộ.

king88 mẹo đánh tài xỉu

Rà soát gói thầu 2.000 tỷ đồng của liên danh Tập đoàn Thuận An ở Khánh Hòa******

Ngày 20/4, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết tỉnh này đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, báo cáo về gói thầu ở cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có sự tham gia của Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An (gọi tắt là Tập đoàn Thuận An).

Còn theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh, gói thầu xây lắp số 2 của liên danh Tập đoàn Thuận An đang vướng giải phóng mặt bằng, chưa thể thi công.

Rà soát gói thầu 2.000 tỷ đồng của liên danh Tập đoàn Thuận An ở Khánh Hòa - 1

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua tỉnh Khánh Hòa (Ảnh: Trung Thi).

Trước đó, tháng 8/2023, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp số 2 - thi công xây dựng 10km của dự án thành phần 1 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Liên danh do Tập đoàn Thuận An đứng đầu được chỉ định thực hiện gói thầu này với giá hơn 2.078 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng 3 năm.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 được khởi công vào tháng 6/2023, với tổng chiều dài hơn 117km.

Điểm đầu cao tốc ở cảng Nam Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và điểm cuối giao nhau với đường Hồ Chí Minh tránh phía đông thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk). Trong đó, đoạn đi qua tỉnh Khánh Hòa hơn 32km, tỉnh Đắk Lắk gần 85km.

Trong giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư theo quy mô đường ô tô cao tốc tốc độ thiết kế 80-100km/h; giai đoạn 1 đầu tư theo quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 22.000 tỷ đồng, dự kiến đưa vào khai thác một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn vào năm 2026 và khai thác đồng bộ năm 2027.

Như Dân trí đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Ngoài ra, Bộ Công an còn khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Anh Quang (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) tội Đưa hối lộ; Nguyễn Khắc Mẫn (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Bộ Công an cũng khởi tố bị can Nguyễn Văn Thạo (Giám đốc) và Đàm Văn Cường (Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang), cùng bị khởi tố, bắt giam về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Nhận hối lộ.

Bị can Hoàng Thế Du (Trưởng phòng Ban Quản lý dự án tỉnh Bắc Giang), bị khởi tố, bắt giam về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ Công an đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can ở Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An cùng những đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, để xử lý nghiêm và thu hồi triệt để tài sản.

200.000 ô tô hết tiền trong tài khoản ETC vẫn đi vào cao tốc******

Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có báo cáo thống kê việc vận hành 4 tuyến cao tốc trong quý I năm 2024.

Thống kê cho thấy 4 tuyến cao tốc gồm Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã phục vụ trên 17,22 triệu lượt phương tiện, tăng 15,08% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, trong 3 tháng đầu năm, VEC ghi nhận trên 200.000 phương tiện hết tiền trong tài khoản thu phí ETC nhưng vẫn đi vào các tuyến cao tốc do đơn vị này quản lý.

200.000 ô tô hết tiền trong tài khoản ETC vẫn đi vào cao tốc - 1

Trạm thu phí trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (Ảnh: Ngọc Tân).

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến ùn ứ tại trạm thu phí, giảm tốc độ lưu thông của phương tiện và mất an toàn giao thông tại các làn thu phí ETC.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, Ông Ngô Huy Thuần, Giám đốc Trung tâm điều hành đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (VEC O&M), cho biết có tình trạng xe hết tiền trong tài khoản nhưng lợi dụng trạm thu phí ùn ứ, di chuyển nối đuôi xe trước để tránh phải trả phí.

Với những xe hết tiền trong tài khoản ETC nhưng vẫn cố tình đi vào cao tốc, đại diện VEC O&M cho biết sẽ ghi lại thông tin và chuyển cho Cục CSGT để phối hợp xử phạt.

Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, VEC chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án ứng trực 24/7. Đồng thời khuyến cáo chủ phương tiện kiểm tra và nạp tiền vào tài khoản thu phí ETC khi vào cao tốc.

Trong 3 tháng đầu năm, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có lưu lượng xe lưu thông cao nhất với 5,89 triệu lượt. Xếp thứ 2 là cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây với 5,79 triệu lượt. Tuyến Nội Bài - Lào Cai xếp thứ 3 về lưu lượng (4,79 triệu lượt). Xếp cuối là tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi với 0,75 triệu lượt xe.

Các tuyến cao tốc do VEC quản lý tăng 14 vụ va chạm, 1 vụ tai nạn và giảm 19 người bị thương so với năm ngoái. Ngoài ra, tình trạng ùn ứ vẫn xảy ra do sự cố, va chạm giao thông.

Tài xế ô tô tải đâm xe đầu kéo trên cao tốc Cam Lộ******

Chiều 1/4, đại diện Bệnh viện Trung ương Huế cho biết bệnh nhân P.H.S. (33 tuổi, trú tại thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã tử vong sau khi cấp cứu, điều trị tại cơ sở y tế này.

Anh S. là tài xế điều khiển xe tải biển kiểm soát 29H-794.xx, đâm vào đuôi xe đầu kéo 43C-003.xx kéo theo rơ-moóc 43R-001.xx do anh T.N.H. (45 tuổi, trú thành phố Đà Nẵng) điều khiển hôm 30/3.

Vụ tai nạn xảy ra tại km 62+600 cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế, khi xe đầu kéo đang dừng đỗ bên đường.

Tài xế ô tô tải đâm xe đầu kéo trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã tử vong - 1

Vụ tai nạn xảy ra trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 30/3 (Ảnh: MXH)

Theo bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, anh S. nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, sau đó được đặt nội khí quản, thở máy.

Các bác sĩ bệnh viện đã hội chẩn, phẫu thuật và chuyển bệnh nhân S. về khoa hồi sức để tiếp tục điều trị. Trong quá trình điều trị tại Khoa Hồi sức, bệnh nhân tiếp tục hôn mê sâu.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy bệnh nhân có máu tụ dưới màng cứng bán cầu trái, xuất huyết não thất và dưới nhện. Ngoài ra, nam tài xế còn bị gãy xương đòn phải, vai phải, đụng dập phổi. Bệnh nhân thở máy hoàn toàn, huyết áp thấp.

Quá trình điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhân không cải thiện, huyết áp có xu hướng giảm dần, nên thân nhân xin đưa bệnh nhân về nhà và được bệnh viện giải quyết.

Vì có gia cảnh khó khăn, ở quê không có việc làm nên phải đi xa làm thuê, anh S. được Đội xe 0 đồng Thừa Thiên Huế hỗ trợ, cùng người thân về quê ở tỉnh Hà Nam. Khi xe lưu thông đến địa phận tỉnh Nghệ An, nạn nhân đã trút hơi thở cuối cùng.

Trước đó, khoảng 13h40 ngày 30/3, tại km62+680 cao tốc Cam Lộ - La Sơn (thuộc địa phận phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), xe tải do anh S. điều khiển lưu thông hướng bắc - nam, va chạm với xe đầu kéo 43C-003.xx đang dừng đỗ trên đường.

Vụ tai nạn khiến anh S. bị thương, xe bị biến dạng, hàng hóa đổ tràn xuống đường.

Ưu tiên ngân sách đầu tư các đoạn cao tốc 2 làn xe******

Nội dung này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4, sáng 11/4.

Với hai nội dung quan trọng về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2023, Thủ tướng đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã nỗ lực chuẩn bị, nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ, thành viên Chính phủ để chỉnh lý, hoàn thiện.

Sử dụng ngân sách có trọng tâm, trọng điểm

Về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Thủ tướng lưu ý yêu cầu bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát thực tiễn, giải quyết được các bài toán đặt ra từ thực tiễn.

Ông nhấn mạnh công cụ thuế cần bảo vệ sản xuất trong nước, khuyến khích các lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, phải tính toán hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người dân; đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, buôn lậu.

Ưu tiên ngân sách đầu tư các đoạn cao tốc 2 làn xe - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp (Ảnh: Đoàn Bắc).

Khuyến khích đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, đầu tư vào những lĩnh vực mới nổi, như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khuyến khích xuất khẩu… cũng là định hướng được người đứng đầu Chính phủ gợi mở.

Đặc biệt, với những mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, như năng lượng, lương thực, thực phẩm, Thủ tướng yêu cầu phải tính toán rất kỹ.

Về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2023, Thủ tướng lưu ý cần thực hiện đúng Luật Ngân sách, có thứ tự ưu tiên, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa, hợp lý, cân đối giữa các vùng miền, lĩnh vực.

Song bên cạnh đó, Thủ tướng lưu ý việc sử dụng ngân sách từ nguồn này phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung các lĩnh vực ưu tiên như hạ tầng chiến lược, giao thông vận tải, trong đó có các dự án cấp bách, một số đoạn cao tốc hiện chỉ có 2 làn xe…

Cấm cài cắm quy định lợi ích nhóm

Cùng với các nội dung cụ thể của phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế thời gian tới.

Thứ nhất, Thủ tướng yêu cầu tích cực chuẩn bị phục vụ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Ưu tiên ngân sách đầu tư các đoạn cao tốc 2 làn xe - 2

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại phiên họp (Ảnh: Đoàn Bắc).

Số lượng các dự án luật Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này là rất lớn (khoảng 18 dự án luật), nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, theo Thủ tướng.

Ông đề nghị các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật theo đúng quy định và chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng dự án luật.

Thủ tướng quán triệt không để xảy ra tình trạng cài cắm quy định lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. 

Thứ hai, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 (5 nghị định và 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

Thủ tướng cũng đề nghị khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét, ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Nhà ở và Luật Bất động sản (trước ngày 15/5).

Bộ trưởng Tư pháp được giao báo cáo, kiến nghị Thủ tướng xem xét, xử lý trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết.

Thứ ba, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đầu tư hơn nữa cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Ưu tiên ngân sách đầu tư các đoạn cao tốc 2 làn xe - 3

Theo người đứng đầu Chính phủ, cần phát huy vai trò của người đứng đầu, các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo rút ngắn quy trình sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý nghiêm vi phạm.

Cùng với việc tăng cường năng lực phản ứng chính sách, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất xây dựng các quy định pháp luật mới nhằm thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, làm mới các động lực tăng trưởng…

Cụ bà 123 tuổi tóc đen nhánh, răng mọc mới******

Một buổi chiều muộn đầu tháng 4, chúng tôi tìm về nhà cụ Nguyễn Thị Cơ (trú tại thôn Phạm Khê, xã Cao Thắng, H.Thanh Miện, Hải Dương) ngôi nhà nhỏ của cụ nằm sâu trong một con ngõ.

Ngôi nhà cấp 4 nơi cụ Cơ ở hết sức giản dị, được xây dựng cách nay đã hơn 40 năm, bờ tường và những khoảng sân đã rêu phong lỗ chỗ.

Thấy tiếng chó sủa ngoài hiên, cụ Cơ cất tiếng hỏi: "Ai đấy? Cái Hạt nhà tôi không có nhà đâu, anh ra ngoài đường gọi giúp tôi với". Tôi trả lời: "Cụ cứ nghỉ, cháu chờ được ạ!".

Cụ bà 123 tuổi tóc đen nhánh, răng mọc mới- Ảnh 1.

Căn nhà nhỏ nơi 2 mẹ con cụ Cơ sinh sống

MINH PHONG

Lát sau bà Nguyễn Thị Hạt (72 tuổi), là con gái của cụ Cơ, đạp xe về, đằng sau xe chở một bó cành cây mà bà đem về phơi khô làm củi đun. Rót nước mời khách, bà Hạt bắt đầu câu chuyện kể về gia đình của mình.

Vẫn minh mẫn khi những người cùng thời đã trở thành người thiên cổ

Khi chúng tôi hỏi về tình trạng sức khỏe của cụ Cơ, bà Hạt cho hay, cụ Cơ ít ốm vặt, đôi mắt đã mờ không còn nhìn thấy gì. Tuy nhiên, đôi tai vẫn còn thính, nên qua giọng nói của từng người, cụ phân biệt được người lạ hay người quen đi vào nhà.

Mỗi bữa, cụ Cơ ăn được khoảng 1 bát cơm, ngoài ra, có bữa cụ ăn cháo hoặc ăn bánh đa nấu để đổi vị. Nhưng đặc biệt, thức ăn phải được nấu mềm, dù hàm răng của cụ chưa rụng chiếc nào nhưng những chiếc răng mới lại tiếp tục mọc khiến cho lợi đau yếu.

Cụ bà 123 tuổi tóc đen nhánh, răng mọc mới- Ảnh 2.

Cụ Cơ ít ốm vặt, mái tóc vẫn một màu đen nhánh, chỉ loáng thoáng có sợi bạc

MINH PHONG

"Bình thường, đến bữa tôi vẫn xúc cơm cho mẹ ăn, trừ những lúc có công việc bận thì tôi lấy cơm và thức ăn cho mẹ tự xúc. Mẹ tôi vẫn xúc được nhưng chậm và cử chỉ không còn được nhanh nhẹn. Chế độ ăn của mẹ tôi không cầu kỳ đâu, tôi ăn gì thì nấu cho mẹ ăn như thế. Những năm gần đây, mẹ tôi cũng yếu rồi, không tự đi lại được, đi đâu đó thì phải có người dìu dắt, đa số là nằm trên võng thôi", bà Hạt nói.

Cụ bà 123 tuổi tóc đen nhánh, răng mọc mới- Ảnh 3.

Làn da của cụ Cơ vẫn bóng tuy có nhiều nếp nhăn theo thời gian

MINH PHONG

Qua quan sát của chúng tôi, làn da của cụ Cơ tuy hằn lên nhiều nếp nhăn của thời gian, nhưng nước da còn rất bóng. Tóc của cụ được cắt ngắn nhưng cả mái đầu chỉ điểm qua một vài sợi bạc, còn lại là màu đen tuyền.

Về tuổi của cụ Cơ, hiện căn cứ để xác định chỉ còn là giấy chứng minh nhân dân được làm vào ngày 4.5.1979 do Phó trưởng ty Công an tỉnh Hải Hưng (sau tách thành 2 tỉnh là Hải Dương và Hưng Yên) Nguyễn Việt Hồng ký. Theo giấy tờ này, cụ Cơ sinh năm 1901 (nguyên quán tại xã Đoàn Đào, H.Phù Tiên, Hải Hưng, trú tại xã Cao Thắng, H.Ninh Thanh, Hải Hưng). Như vậy, căn cứ vào năm sinh trên giấy chứng minh nhân dân, cụ Cơ hiện đã 123 tuổi.

Cụ bà 123 tuổi tóc đen nhánh, răng mọc mới- Ảnh 4.

Giấy chứng minh nhân dân của cụ Cơ được cấp năm 1979

MINH PHONG

Đến năm 2022, cụ Cơ được cơ quan công an đến nhà làm căn cước công dân định danh cá nhân có gắn chip với các dữ liệu như trên, có thay đổi một số tên của địa danh sau khi tách tỉnh.

Hiện, cụ Cơ mỗi tháng được hưởng trợ cấp theo chế độ của người cao tuổi là 380.000 đồng/tháng. Hàng năm, cụ Cơ còn được nhận giấy mừng thọ do Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ký, kèm theo 1 phần quà.

Cụ bà 123 tuổi tóc đen nhánh, răng mọc mới- Ảnh 5.

Giấy mừng thọ cụ Cơ 123 tuổi của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ký năm 2024

MIMH PHONG

"Do mẹ con tôi đã già không còn sức lao động nên cuộc sống tương đối khó khăn. Chị gái tôi lấy chồng ở xã bên nhưng chị cũng gần 80 tuổi rồi, ít có thời gian, điều kiện để về thăm nom mẹ. Điều đáng mừng đối với tôi là mẹ ít ốm vặt, trong khi những người cùng thời với mẹ đều đã là người thiên cổ", bà Hạt thông tin thêm.

Con gái hơn 70 tuổi nuôi mẹ già 123 tuổi

Bà Hạt là con út trong gia đình có 3 chị em gái. Người chị lớn mất từ khi còn nhỏ, còn người chị thứ 2 năm nay cũng đã 76 tuổi.

Khi còn thanh xuân, do chị gái đã đi lấy chồng, bố mẹ lại già yếu, không có người chăm sóc nên bà Hạt ra điều kiện với người có ý định xây dựng gia đình với mình là phải ở rể để còn trông nom bố mẹ.

Cuối cùng, cũng có 1 người đàn ông đến với bà Hạt chịu ở rể, nhưng chỉ hơn 1 năm sau thì 2 người ly hôn vì người đàn ông thay đổi ý định, không muốn ở rể nữa. Vợ chồng bà đã có với nhau 1 người con gái. Sau ly hôn, 1 mình bà nuôi bố mẹ già và con nhỏ.

Cụ bà 123 tuổi tóc đen nhánh, răng mọc mới- Ảnh 6.

Bà Hạt đi lấy cành cây về phơi khô làm củi đun

MINH PHONG

"Bố tôi là cụ Nguyễn Hữu Giản, mất năm 1981, khi đó cũng đã ngoài 80 tuổi rồi. Từ ngày đó 3 mẹ con, bà cháu tôi rau cháo nuôi nhau. Nhà neo người, toàn đàn bà nên cũng vất vả, đến khi con gái tôi đi lấy chồng thì càng vất vả hơn. 20 năm nay, chỉ còn mẹ và tôi ở với nhau", bà Hạt chia sẻ.

Từ trước đến nay, bà Hạt cấy 2 sào ruộng cũng đủ ăn cho 2 mẹ con. 2 năm trở lại đây, do sức yếu, bà Hạt bỏ hẳn ruộng và cho người khác cấy, loanh quanh ở nhà làm việc vặt và trông mẹ già. Vì thế, gia đình con gái của bà Hạt thường xuyên qua chăm nom, phụ giúp cả về vật chất và tinh thần.

Cụ bà 123 tuổi tóc đen nhánh, răng mọc mới- Ảnh 7.

Cuộc sống của 2 mẹ con cụ Cơ tương đối khó khăn

MINH PHONG

Trước đó, vào tháng 3.2024, nhiều cơ quan báo chí đã có bài viết về cụ Trịnh Thị Khơng (sinh năm 1905, trú tại xã Bình Lộc, TP.Long Khánh, Đồng Nai) được coi là người cao tuổi nhất Việt Nam khi tính đến nay đã 119 tuổi theo như năm sinh ghi trên căn cước công dân. Còn người được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới công nhận là người lớn tuổi nhất thế giới còn sống là cụ bà Maria Branyas Morera, sinh tại Mỹ năm 1907, hiện sống tại Tây Ban Nha.

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Trần Mạnh Nhường, Chủ tịch UBND xã Cao Thắng, cho biết cụ Nguyễn Thị Cơ hiện được xác định là người cao tuổi nhất trên địa bàn xã, của tỉnh Hải Dương và xa hơn có thể là ở Việt Nam. Căn cứ xác định tuổi của cụ Cơ chỉ còn lại duy nhất giấy chứng minh nhân dân được cấp năm 1979. Khi được hỏi về phương án hỗ trợ của địa phương đối với gia đình cụ Cơ vì hoàn cảnh của gia đình tương đối khó khăn, lãnh đạo UBND xã Cao Thắng nói do địa phương còn nghèo, chưa bố trí được nguồn ngân sách nên tạm thời chưa có chế độ hỗ trợ gì với gia đình cụ Cơ.

Thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu******

Chưa mừng tăng lương, lại lo tăng thuế

Từ ngày 1.7, thu nhập của người lao động sẽ được tăng lên khi một loạt quyết định về lương sẽ chính thức có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa thu nhập tính thuế của người lao động cũng sẽ tăng. Theo dự thảo của Bộ LĐ-TB-XH, mức lương tối thiểu đối với người lao động tăng 6% so với mức hiện hành, tương ứng tăng từ 200.000 - 280.000 đồng tùy vùng. 

Bên cạnh đó, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Dự kiến, kể từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hằng năm khoảng 7%. Lương tăng sẽ là niềm vui nhưng niềm vui này lại không trọn vẹn khi quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) lại đứng yên, đồng nghĩa với việc một số người khi được tăng lương lại phải đóng thuế cao hơn.

Thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu- Ảnh 1.

Quy định về thuế TNCN giữ nguyên sau 12 năm quá lạc hậu so với thực tế

Ngọc Dương

Chị K.T (Q.3, TP.HCM) kể lại kỳ tăng lương tháng 7.2023 của chị được thêm hơn 700.000 đồng do lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, chưa kịp mừng thì nhận thông tin bị trừ thuế TNCN hơn 36.000 đồng do mức lương đã tăng lên gần 11,8 triệu đồng/tháng, thuộc ngưỡng phải chịu thuế. 

"Nghe lương tăng cũng vui nhưng không nhiều mà bỗng dưng trở thành người phải nộp thuế TNCN. Đợt này thì tăng lương tối thiểu, lương của công chức và trong đó chồng mình thuộc đối tượng điều chỉnh. Do chưa biết mức tăng nên cũng không biết thế nào, có thể bị rơi vào trường hợp giống mình vì đã gần ngưỡng mức đóng thuế. Phải chi ngưỡng giảm trừ gia cảnh (GTGC) được nâng theo lương thì đỡ hơn, vì mức lương tăng cũng không cao và vẫn chưa đủ chi tiêu khi giá hàng hóa còn tăng cao hơn nhiều", chị K.T chia sẻ.

Kế toán trưởng một doanh nghiệp tại TP.HCM nói với cách tính lương thay đổi vào đầu tháng 7, người lao động sẽ có mức tăng thu nhập từ vài trăm lên vài triệu đồng mỗi tháng. Điều này đồng nghĩa số thuế TNCN phải nộp cũng tăng theo.

Tiền thưởng tết có phải đóng thuế thu nhập và bảo hiểm xã hội không?

Thời gian qua, lương cơ sở, lương tối thiểu đã được Chính phủ tăng nhiều lần nhằm đảm bảo đời sống của người dân. Cụ thể, từ năm 2014 đến nay, lương tối thiểu vùng đã trải qua 8 lần điều chỉnh với mức tăng từ 5,5 - 15% mỗi năm. Đồng thời mức đề xuất mới tăng khoảng 11% so với năm 2013 và tăng 12,2% so với năm 2020. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người của người lao động tăng qua các năm. 

Theo công bố của Bộ Tài chính trước đây thì vào năm 2021, thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu đồng/tháng, đến 2023 ước đạt 4,95 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 280.000 đồng/người/tháng, tương ứng với tăng 5,9% so với thu nhập bình quân năm 2022. Như vậy, 3 năm trước, mức GTGC trong tính thuế TNCN là 11 triệu đồng/tháng, bằng hơn 2,6 lần so với thu nhập bình quân đầu người thì đến nay khi thu nhập bình quân tăng mà mức GTGC giữ nguyên nên chỉ còn 2,3 lần.

Thời gian qua, nhiều chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội đã kiến nghị cần phải sửa đổi thuế TNCN khi nhiều quy định đã lạc hậu. Mới nhất, trong phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18.3 vừa qua, nhiều đại biểu phản ánh mức GTGT cho người nộp thuế TNCN hiện nay không còn phù hợp với các chỉ số lạm phát tăng và tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. 

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng thừa nhận vừa qua đã có nhiều cơ quan báo chí nêu mức GTGC của thuế TNCN không còn phù hợp với điều kiện hiện nay khi thời giá ngày một cao. Với những người phụ thuộc, nuôi con nhỏ thì thu nhập thành thị không đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, theo kế hoạch, sắp tới trong năm 2025 Bộ Tài chính mới bắt đầu sửa luật Thuế TNCN. Lúc đó mới xây dựng lại yếu tố về GTGC trình Chính phủ, Chính phủ trình với Thường vụ Quốc hội. Dự kiến sau khi Quốc hội ban hành quy định sửa đổi thì đến năm 2026, các quy định hiện tại mới được thay đổi.

Mọi thứ đều tăng, chi phí 4,4 triệu/người làm sao đủ ?

Luật Thuế TNCN được ban hành vào năm 2007 và áp dụng từ đầu năm 2009. Lần sửa luật gần nhất là vào cuối năm 2012, đến nay đã 12 năm. Trong đó, vào đầu tháng 7.2020, do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật này có hiệu lực nên Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức GTGC lên 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc. 

Thế nhưng, sau gần 4 năm, giá cả thực tế đã tăng cao trong khi thu nhập lại giảm nên nhiều người làm công ăn lương tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM dù đang đóng thuế TNCN nhưng lại càng phải thắt lưng buộc bụng. Hay nói cách khác, những người lao động đang phải đóng thuế ở bậc 1, bậc 2 hiện nay chỉ ở mức đủ sống mà thôi. Để dễ hình dung hãy so sánh, giá mỗi lít xăng RON 95 vào giữa tháng 7.2020 chỉ 15.370 đồng/lít thì nay là 24.284 đồng/lít, tăng gần 9.000 đồng/lít, tương đương gần 60%. Xăng tăng thì hàng hóa thiết yếu cũng tăng theo dù ít hay nhiều. 

Điều này khiến nhiều gia đình phải chắt bóp chi tiêu dù họ vẫn đang thuộc nhóm phải đóng thuế TNCN. Chị Ngọc Ánh (Q.Tân Bình, TP.HCM) lấy ví dụ một tô phở ở TP.HCM trước năm 2020 chỉ khoảng 30.000 - 35.000 đồng thì nay đã lên 55.000 - 60.000 đồng; tiền gửi xe máy khoảng 2.000 - 5.000 đồng/chiếc hiện nay hầu hết lên 5.000 - 10.000 đồng. Hay con gái lớn của chị vào Trường ĐH Ngoại thương năm 2017 đóng học phí 18 triệu đồng/năm thì đến nay con thứ hai đang học năm nhất đã đóng 25 triệu đồng/năm. Hai vợ chồng chị làm ở một doanh nghiệp tư nhân, sau khi khấu trừ GTGC cho hai con vẫn thuộc diện đóng thuế TNCN ở bậc 2. Từ sau đại dịch Covid-19 đến nay công ty cũng khó khăn, đã 3 lần phải giảm lương nên thuế TNCN cũng giảm xuống chỉ còn đóng ở bậc 1. 

"Tất cả mọi chi phí đều tăng, từ bó rau, chai dầu ăn, nước mắm… hay chỉ là ổ bánh mì ăn sáng. Vậy mức GTGC cho một người phụ thuộc hiện 4,4 triệu đồng/tháng làm sao đủ? Ngay cả một em bé đang học tiểu học dù đã được miễn học phí nhưng tiền bán trú, mua đồng phục, học thêm ngoại ngữ, các môn ngoại khóa tối thiểu cũng lên đến 6 - 7 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể chi phí khám chữa bệnh, giải trí tối thiểu cho gia đình. Mang tiếng có thu nhập đóng thuế nhưng có khi hết tháng không còn tiền, không thể tích lũy được gì nữa", chị Ngọc Ánh nói.

Thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu- Ảnh 2.

Giá hàng hóa đã tăng mạnh trong những năm qua nhưng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế TNCN vẫn đứng yên

Nhật Thịnh

Ngoài mức GTGC, hàng loạt quy định khác cũng đã quá lạc hậu. Chẳng hạn, người có thu nhập 1 triệu đồng/tháng vẫn không được tính là người phụ thuộc; thu nhập vãng lai từ 2 triệu đồng phải đóng thuế... trong khi mức này là thấp hơn cả hộ nghèo mà Chính phủ quy định.

TS Châu Huy Quang, luật sư điều hành Hãng luật Rajah & Tann LCT, nhận định việc mới chỉ điều chỉnh tăng lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng mà chưa điều chỉnh đồng thời quy định thuế TNCN là chưa có sự đồng bộ và làm giảm ý nghĩa của chính sách tăng lương. Bởi lẽ, thu nhập thực tế của người làm công ăn lương có thể sẽ không tăng hoặc tăng không đáng kể, khi mà họ có thể "đột nhiên" trở thành đối tượng chịu thuế TNCN và bị khấu trừ một khoản ngay sau điều chỉnh tăng lương. 

Trong khi đó, thực tế hiện nay là cứ mỗi khi nhà nước tăng lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng thì giá cả hàng hóa và chi phí sinh hoạt lại tăng thêm một mức mới. Điều này khiến đời sống thực tế của nhiều người có thể khó khăn hơn so với trước khi tăng lương. Rõ ràng, càng kéo dài thời điểm sửa luật thuế TNCN thì sẽ càng kéo dài bất cập này. Do đó, ông cho rằng Chính phủ có thể xem xét áp dụng sớm các chính sách kèm theo, như miễn giảm thuế TNCN khi tăng lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng để bảo đảm thu nhập thực tế của người làm công ăn lương không bị suy giảm.

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai: "Đặc biệt đề nghị sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân"

Cấp bách sửa luật

Chuyên gia về thuế, luật sư Trần Xoa (Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang) cảm thán người lao động nghe lương tăng chưa kịp mừng thì đã phải đóng thuế tăng theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Tăng 10 đồng, đóng thuế đến mấy đồng thì còn gì mà vui? Đó là chưa kể, tiền lương tăng lên, giá hàng hóa tiêu dùng cũng tăng, dẫn đến phần chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày cũng gia tăng qua các năm. Ông Trần Xoa cho rằng quy định mức GTGC hiện nay đã lạc hậu mà chờ đến năm 2025 mới sửa và qua năm 2026 mới áp dụng thì thật sự quá lâu. Việc sửa luật Thuế TNCN là sửa tổng thể, liên quan đến nhiều quy định khác nhau còn riêng mức GTGC đã lạc hậu, tồn tại từ nhiều năm và các cơ quan bộ ngành ai cũng thấy thì nên sửa ngay chứ không nên chờ.

"Ngay từ đầu năm, trong Nghị quyết 20 sau phiên họp thường kỳ tháng 1, Chính phủ cũng đã đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức GTGC trong tính thuế TNCN để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đời sống của người dân. Nếu lấn cấn về quy định tại luật Thuế TNCN là lạm phát (CPI) tăng 20% mới điều chỉnh mức GTGC thì đừng dựa vào sự bất hợp lý này. Bởi chỉ số CPI tính tổng thể trên 752 mặt hàng hóa, dịch vụ khác nhau, phục vụ cho quản lý vĩ mô. Trong khi đó, người lao động chỉ chịu tác động biến động giá ở vài chục mặt hàng hóa, dịch vụ, biến động mạnh hơn chỉ số CPI", ông Trần Xoa nói. 

Chuyên gia này dẫn chứng thêm năm 2020, chỉ số CPI tăng hơn 20% nên mức GTGC mặc nhiên được điều chỉnh theo quy định còn trong bối cảnh hiện nay, để kích cầu tiêu dùng, cũng nên điều chỉnh lại mức GTGC. Người dân có tiền thì mới có thể chi tiêu được.

"Theo thống kê, thu nhập bình quân đầu người của lao động VN tăng qua các năm nên cơ sở đề xuất mức GTGC sắp tới là 18 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế (2,5 lần thu nhập bình quân đầu người). Tuy nhiên, mức này tăng cao hơn hiện nay 7 triệu đồng/tháng nên khả năng tác động số thu ngân sách. Do đó, có thể điều chỉnh tăng lên 15 - 16 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế, còn người phụ thuộc chiếm 40%, tương ứng khoảng 6 triệu đồng/tháng. Mức này được duy trì cho đến thời điểm sửa luật Thuế TNCN. Năm nào số thu thuế TNCN cũng góp phần tăng thu cho ngân sách. 

Trong đó có đến 70% là thu nhập từ người làm công ăn lương. Do đó, mức GTGC cần được nghiên cứu điều chỉnh sớm để có thể trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 tới đây và áp dụng từ ngày 1.7 cùng với chính sách tiền lương nhằm chia sẻ với người lao động làm công ăn lương", luật sư Trần Xoa kiến nghị.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Tú, Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, cho rằng với biểu thuế lũy tiến từng phần của sắc thuế TNCN thì "thuyền lên, nước lên", thu nhập càng tăng thì số thuế phải đóng cũng lên theo. Mức GTGC không thay đổi thì việc tăng lương cũng không như kỳ vọng. 

Ông phân tích bất cập lớn nhất của thuế TNCN hiện nay là quy định mức GTGC bằng một số tiền cụ thể, được áp dụng trong nhiều năm liên tục. Trong khi đó, giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi hằng ngày. Giá một tô phở hiện nay đã tăng lên so với cách đây 4 năm; những mặt hàng trong rổ tính CPI như ăn uống, học hành, y tế tăng lên rất nhiều; Chính sách lương cũng được thay đổi liên tục hằng năm để bù đắp cho người lao động phần nào mà GTGC lại bất động, đứng yên là quá vô lý. 

Chưa kể, nếu so sánh với thuế thu nhập doanh nghiệp mới thấy người làm công ăn lương đang chịu thiệt thòi. Từ khi luật Thuế thu nhập ra đời, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%, thuế TNCN cao nhất là 35%. Từ đó đến nay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã được giảm xuống 20% nhưng biểu thuế suất TNCN vẫn còn giữ mức 35%. Chính vậy không nên máy móc chờ CPI tăng lên 20% mới thay đổi mức GTGC mà Chính phủ cần sớm tăng mức này lên nhằm tránh gánh nặng thuế cho người dân. 

Đây cũng là vấn đề cấp bách mà nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập mấy năm qua. Không nên trì hoãn đến năm 2025 mới đưa ra sửa đổi quy định này cùng với luật Thuế TNCN. Để làm nhanh trong năm 2024, ông Nguyễn Ngọc Tú kiến nghị Bộ Tài chính có thể đưa ra mức tăng GTGC sớm để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. 

Càng chờ, quy định về thuế TNCN càng lạc hậu

Nếu chờ đến năm 2025 mới đưa ra mức GTGC, qua năm 2026 mới áp dụng luật Thuế TNCN sửa đổi, bổ sung thì mức GTGC lại càng lạc hậu. Từ sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cũng cắt giảm chi phí nhiều để tồn tại, trong đó có cả lương của người lao động. Thêm vào đó, giá cả hàng thiết yếu tăng cao, nhưng thuế TNCN không có sự điều chỉnh, làm cho đời sống cá nhân có nhiều khó khăn. Với mức lương tối thiểu tăng lên, nên xem xét thực hiện GTGC theo tỷ lệ mức lương tối thiểu vùng hay hỗ trợ người lao động bằng chính sách miễn, giảm thuế TNCN như đã từng áp dụng năm 2019.

Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM

Cần nhìn nhận đúng đối tượng chịu thuế

Thuế TNCN mục đích ban đầu chỉ đánh vào đối tượng có thu nhập cao trong xã hội. Do đó, các nhà lập pháp nên nhìn nhận đúng đối tượng chịu thuế thì mới hạn chế tình trạng lạc hậu chính sách sau khi ban hành. Đáng lưu ý, ngưỡng thu nhập chịu thuế TNCN đã được đề xuất tham khảo theo các nghiên cứu cũng có thể sẽ trở lên lạc hậu ở thời điểm hiện tại nếu như chậm ban hành chính sách.

TS - luật sư Châu Huy Quang

Đề xuất cắt giảm từ 7 bậc thuế xuống 5 bậc

Sau khi rà soát và tổng hợp báo cáo từ các bộ, ngành, Bộ Tư pháp cho biết có 22 điều trong luật Thuế TNCN cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung. Trong đó chủ yếu liên quan đến thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế, cơ sở tính thuế và phương pháp xác định số thuế phải nộp đối với một số khoản thu nhập, thuế suất, mức GTGC và các nhóm vấn đề mang tính kỹ thuật khác. Chẳng hạn, biểu thuế lũy tiến từng phần hiện gồm 7 bậc với các mức thuế suất từ 5 - 25%. Qua rà soát cơ cấu biểu thuế hiện nay và nghiên cứu xu hướng cải thiện về mức sống dân cư trong thời gian tới cũng như kinh nghiệm quốc tế, có thể nghiên cứu để cắt giảm từ 7 xuống còn 5 bậc thuế; cùng với việc xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế, đảm bảo điều tiết ở mức cao hơn vào những người có thu nhập ở bậc thuế cao. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đề xuất mức GTGC cụ thể cần được nghiên cứu, tính toán một cách kỹ lưỡng…

Thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu- Ảnh 3.

 

【biên tập】Phúc Hà
tuyên bố đặc biệt:

Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.

tin nóng hổi