HB88_miền trung hôm nay

2024-05-20 16:28:33 Nguồn: Truyền thông Nhân dân Trung Quốc tác giả:Bảo Bùi

Chia sẻ với điện thoại di động

Doanh nghiệp cần gì ở người lao động trẻ?******

Nhu cầu nhân lực năm 2024 và những năm tới

Ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia dự báo nguồn nhân lực, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, cho biết: "Năm 2023, tình hình kinh tế tại các đô thị gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Bước qua năm 2024, kinh tế đang tăng trưởng đáng khích lệ, tình trạng mất việc làm, thiếu việc làm vẫn còn xảy ra nhưng có nhiều tiến bộ so với năm trước đó. Dự báo kinh tế của VN có những bước khả quan, là năm bản lề tạo đà cho sự phát triển của năm 2025 và những năm tiếp theo".

Doanh nghiệp cần gì ở người lao động trẻ?- Ảnh 1.

Người lao động tìm việc làm

PHÚC KHA

Theo ông Trần Anh Tuấn, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các doanh nghiệp đang bắt đầu phục hồi, có những nơi tuyển dụng hàng chục ngàn lao động với mức lương từ 8 - 12 triệu đồng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp kêu than thiếu lao động dù tăng tiền lương, thưởng. Nguyên nhân của tình trạng này là thời gian mất việc kéo dài, nhiều người lao động rời khỏi đô thị về lại các tỉnh và họ cũng đã tìm kiếm được việc làm ở quê nhà.

Bên cạnh đó, hiện nay người lao động cũng chưa an tâm về công việc, trong bối cảnh sản xuất chưa ổn định, vì thế các doanh nghiệp phải đưa ra thông tin tuyển dụng hết sức chuẩn xác, có chuỗi chăm lo cho người lao động, đảm bảo việc làm lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là gen Z.

Ông Trần Anh Tuấn nhìn nhận thị trường lao động năm 2024 sẽ có điều khác lạ so với những năm trước đó. Sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) tác động toàn diện đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, lực lượng lao động thay đổi về quan điểm, đặc điểm. Các ngành nghề mang tính kết hợp lại. Xu hướng việc làm ở nước ta có các đặc điểm chính: Việc làm tăng trưởng trên nền tảng công nghệ, giảm dần lao động bậc thấp, giản đơn; tiến tới lao động có nghề nghiệp gắn với công nghệ.

Doanh nghiệp cần gì ở người lao động trẻ?- Ảnh 2.

Khả năng ngoại ngữ tốt mở ra nhiều cơ hội việc làm lương cao

Bà Phạm Thị Phương Khanh, Giám đốc marketing Navigos Group, cho biết trong báo cáo lương chi tiết 23 ngành hàng và thị trường năm 2024 dựa trên ý kiến của hơn 4.000 ứng viên đang làm việc tại VN, và hơn 550 doanh nghiệp đa dạng quốc tịch như: Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và VN do Navigos Group thực hiện và công bố, những việc làm mới xuất hiện tại VN trong giai đoạn 2023 - 2024 tập trung về trí tuệ nhân tạo, công nghệ kỹ thuật số, xử lý dữ liệu, phân tích tình hình kinh doanh. Trong đó, các công việc liên quan đến lĩnh vực AI là câu trả lời phổ biến nhất và sẽ xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề.

Còn bà Lê Thị Thúy Tiên, Giám đốc nhân sự Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn King Land, cho biết năm nay là năm cao điểm tuyển dụng nhân sự của công ty, cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường cũng nhiều hơn. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tái cơ cấu phòng ban, văn hóa doanh nghiệp. Điều họ cần cho quá trình này là nguồn nhân lực trẻ, làn gió mới mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, kế thừa văn hóa trước đây, bổ sung hơn, sáng tạo hơn trong giai đoạn phát triển tương lai của doanh nghiệp.

Những yếu tố doanh nghiệp cần ở người lao động

Theo ông Trần Anh Tuấn, tại các ngày hội việc làm, nhu cầu tuyển dụng lĩnh vực công nghệ rất lớn, 68% việc làm chúng ta gắn bó sắp tới sẽ gắn liền với chuyển đổi số. Tuy vậy, nguồn nhân lực vẫn còn thiếu hụt. Công việc đang mở rộng ra rất lớn để chúng ta không thể coi thường nguồn cung nữa, ngược lại người lao động cũng không thể coi thường nguồn cầu.

Doanh nghiệp cần gì ở người lao động trẻ?- Ảnh 3.

Người trẻ cần có nhiều kỹ năng, nắm bắt công nghệ khi bước chân vào thị trường lao động

"Hiện tại nhu cầu doanh nghiệp tuyển dụng rất nhiều vị trí việc làm. Bước chân vào thị trường lao động, người trẻ phải có kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, chịu áp lực công việc, học đi đôi với hành. Những trường hợp học nhưng không thực hành được, thiếu kỹ năng thì bị triệt tiêu. Thị trường chuyển đổi số sắp tới có những người phải rời khỏi thị trường lao động vì không phù hợp. Thị trường mở ra khốc liệt, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu", ông Trần Anh Tuấn chia sẻ.

Bà Lê Thị Phương Trinh, quản lý Trung tâm kiêm Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, Công ty cổ phần Giáo dục Jaxtina, nói: "Các bạn trẻ phải học ngoại ngữ thật tốt để có nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cơ hội trong công việc mà còn có nhiều trải nghiệm cuộc sống, kết giao bạn bè quốc tế. Việc học tiếng Anh hiện tại không khó, học trực tiếp hay trực tuyến đều được. Học ngoại ngữ không chỉ lý thuyết mà nên thực hành càng nhiều càng tốt. Sau khi tốt nghiệp, ra trường đi tìm việc làm, nếu nền tảng tiếng Anh của bạn vững vàng thì hãy viết CV (lý lịch) bằng tiếng Anh ứng tuyển vào các công ty nước ngoài hoặc công ty trong nước có yêu cầu ngoại ngữ để có cơ hội nhận mức thu nhập cao".

Bà Lê Thị Thúy Tiên cho biết khi bước chân vào doanh nghiệp thì giá trị của các bạn trẻ sẽ rất khác biệt so với thế hệ trước. 10 năm trước, doanh nghiệp yêu cầu về chuyên môn, giai đoạn này họ cần các bạn kết hợp kỹ năng chuyên môn với kỹ năng mềm, kỹ năng công nghệ. Các bạn đến với doanh nghiệp phải hiểu về ngành học, có khả năng kết nối kiến thức chuyên môn vào vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Ông Trần Anh Tuấn đánh giá trong xu thế của thị trường lao động sắp tới, lao động không có nghề, tay nghề thấp sẽ bị yếu thế, loay hoay tìm việc làm. Các đợt mất việc làm vừa qua cho thấy họ gặp nhiều khó khăn, tìm việc làm mới cũng gian nan. Nhà nước đã phải đưa ra chính sách an sinh xã hội, đào tạo lại. Chính việc đào tạo lao động sẽ thúc đẩy nguồn nhân lực thay đổi và lựa chọn việc làm không ở mức thấp nữa.

"Không có ngành nghề nào hot, chỉ có chúng ta hot. Có những ngành người ta học thành công, còn mình thất bại là do mình không phù hợp. Dù học bất kỳ ngành nào, các bạn trẻ hãy chú ý là 68% việc làm sắp tới có liên quan đến công nghệ, gắn liền với công nghệ số, kỹ năng số. Người trẻ nào biết rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, làm việc nhóm, chịu áp lực công việc, học đi đôi với hành… thì người đó sẽ chiến thắng trong thị trường lao động", ông Trần Anh Tuấn nói. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần quan tâm hơn nữa dự án cầu Rạch Miễu 2******

Tại chuyến thực địa khảo sát công trường cầu Rạch Miễu 2 (nối 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang) vào tối 23.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre cần quan tâm hơn nữa và có chỉ đạo quyết liệt để dứt điểm khâu giải phóng mặt bằng (GPMB) giao đất cho đơn vị thi công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần quan tâm hơn nữa dự án cầu Rạch Miễu 2- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ GTVT tại khu vực thi công cầu chính Rạch Miễu 2

BẮC BÌNH

Thủ tướng đề nghị chủ đầu tư (Bộ GTVT), các nhà thầu tiếp tục cố gắng, nỗ lực, trách nhiệm hơn nữa trong triển khai dự án, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, kỹ thuật, mỹ quan và giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đánh giá cao nỗ lực của 2 địa phương liên quan, đại diện chủ đầu tư và các nhà thầu vì thông qua thực tế đã ngày càng có nhiều kinh nghiệm và nâng cao năng lực tham gia thực hiện dự án lớn; đội ngũ cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường nỗ lực thi công với tinh thần "3 ca 4 kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "chỉ bàn làm không bàn lùi", làm xuyên lễ, xuyên tết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần quan tâm hơn nữa dự án cầu Rạch Miễu 2- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên lực lượng trực tiếp thi công trên công trường cầu Rạch Miễu 2

BẮC BÌNH

Cuối năm 2024 sẽ đạt 70% tổng khối lượng thi công

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án (QLDA) cầu Mỹ Thuận (đơn vị được Bộ GTVT giao làm đại diện chủ đầu tư), tổng tiến độ thi công dự án đã đạt được 41,15%. Phần cầu đạt tiến độ theo hợp đồng, riêng phần đường chậm 3 tháng do tỉnh Tiền Giang chậm bàn giao mặt bằng thi công.

Cụ thể, các nhà thầu đã hoàn thành 2/6 cầu, còn 4/6 cầu đang thi công, trong đó cầu Mỹ Tho dự kiến hợp long vào cuối tháng 3.2024. Phần cầu chính (tức cầu Rạch Miễu 2) đang thi công đến trụ tháp thứ K16/K32 và đã hoàn thành toàn bộ 2 trụ neo.

Riêng phần tuyến đường, đã triển khai được 13,59/14,07 km (còn 0,48 km chưa có mặt bằng thi công). Hiện, hầu hết đang gia tải, chờ lún; đã triển khai 4/38 cống, các cống còn lại chờ xử lý nền đất yếu. Các nhà thầu đã tập kết được 649.319/801.819 m3cát (đạt 81%), còn lại khoảng 152.500 m3đang tiếp tục huy động.

Theo lộ trình hiện nay, cuối năm 2024 sẽ đạt 70% tổng khối lượng thi công và giải ngân hết 900 tỉ đồng được bố trí trong năm nay.

Về mặt bằng, 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang đã bàn giao được 16,94/17,6 km, đạt 96,25% toàn tuyến. Trong đó, Bến Tre đã bàn giao đủ 9,65 km (đạt 100%), phía Tiền Giang bàn giao được 7,29/7,95 km (đạt khoảng 91%). Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện còn 96 hộ chưa bàn giao mặt bằng, trong đó 37 hộ chưa đồng ý nhận tiền bồi thường và 59 hộ đã nhận tiền nhưng chưa hoàn thành công tác di dời để bàn giao mặt bằng.

Tại chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện chủ đầu tư dự án cầu Rạch Miễu 2 cũng tiếp tục kiến nghị tỉnh Bến Tre đẩy nhanh công tác GPMB tại 2 vị trí trụ điện cao thế đang tồn tại; hỗ trợ cho các nhà thầu phần cát lấp hiện còn thiếu (khoảng 155.000 m3). Kiến nghị Tỉnh ủy, HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội và UBND tỉnh Tiền Giang có các giải pháp hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ GPMB, tái định cư.

Đất đá, xà bần tràn ra sông Hàn ở Đà Nẵng******

Ngày 5/4, ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, đã kiểm tra hiện trường khu vực được phản ánh có nhiều đất đá, xà bần đổ lấn ra mặt sông Hàn.

Theo ghi nhận, cạnh bờ kè khu vực phía nam cầu Trần Thị Lý, dọc theo khu công viên ở đường Chương Dương, thuộc địa phận phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) có rất nhiều đất đá, xà bần xây dựng được đổ lấn ra sông Hàn.

Đất đá, xà bần tràn ra sông Hàn ở Đà Nẵng - 1

Bãi đất đá này kéo dài khoảng 100m dọc bờ sông Hàn (Ảnh: Hoài Sơn).

Bãi đất đá này có chiều dài khoảng 100m, rộng 4m. Khu vực này trước đây cỏ cây rất um tùm.

Việc khu vực sông Hàn bị lấn chiếm khiến nhiều người bất ngờ vì sự việc diễn ra ngay khu vực trung tâm thành phố.

Đất đá, xà bần tràn ra sông Hàn ở Đà Nẵng - 2

Bãi đất đá có độ rộng lớn nhất khoảng 4m (Ảnh: Hoài Sơn).

Kiểm tra hiện trường vào trưa 5/4, ông Trần Chí Cường chỉ đạo quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn phối hợp trong việc quản lý khu vực xảy ra vụ việc.

Đồng thời, phối hợp với Công an thành phố Đà Nẵng để xử lý các vấn đề trật tự xã hội liên quan. Không để tình trạng người dân lấn chiếm, đặt bàn ghế buôn bán ở khu vực trên.

Đất đá, xà bần tràn ra sông Hàn ở Đà Nẵng - 3

Rất nhiều đất đá, xà bần xây dựng được đổ lấn ra sông Hàn (Ảnh: Hoài Sơn).

Cùng đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cũng chỉ đạo đơn vị phải đưa phương tiện đến xử lý đất đá, xà bần này.

Được biết, khu vực này là nơi sẽ được thành phố Đà Nẵng tổ chức thí điểm phố đêm du lịch với quy mô mặt đất và cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi. Thời gian thí điểm từ quý I/2024 đến hết năm 2028.

Đất đá, xà bần tràn ra sông Hàn ở Đà Nẵng - 4

Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng kiểm tra hiện trường (Ảnh: A Núi).

Các đơn vị thi công đang triển khai dọn dẹp cỏ, rác thải, đất đá từ nhiều năm qua tích tụ lại. Cơ quan chức năng của thành phố Đà Nẵng sẽ làm rõ và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị đổ đất đá, xà bần lấn sông Hàn nêu trên.

ket qua bong đá

"Đã ngồi vào bàn rượu, làm sao xác định uống thế nào là trong ngưỡng?"******

Quy định về cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe tiếp tục là nội dung nhận nhiều ý kiến khi dự thảo Luật Trật tự, An toàn giao thông được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 27/3.

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe hay quy định ngưỡng?

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) bảo lưu lựa chọn phương án 2, quy định như Luật Giao thông đường bộ năm 2008, là cấm: "Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở".

Đã ngồi vào bàn rượu, làm sao xác định uống thế nào là trong ngưỡng? - 1

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Ảnh: Phạm Thắng).

Theo ông Hòa, lượng người lao động ở nông thôn hiện rất nhiều, gấp đôi người ở thành thị. Những người ở thành thị hay những người có điều kiện có lái xe, nhưng đồng bào ở những vùng khó khăn như tây bắc hay ĐBSCL không có điều kiện đi xe dịch vụ sau khi sử dụng rượu bia.

Vì thế, nếu quy định dập khuôn theo hướng cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe sẽ không khả thi.

"Uống một lon bia hay 1-2 chén rượu nhỏ, không biết người khác thế nào, chứ với tôi, tâm trí vẫn bình thường và vẫn có thể lái xe", ông Hòa nói.

Vị đại biểu ủng hộ "đã uống rượu bia thì không lái xe", nhưng theo ông, uống từ hôm trước mà hôm sau còn nồng độ cồn, lái xe vẫn bị phạt là không hợp lý.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) lại có quan điểm khác. Bà tán thành phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe, dù thừa nhận quy định này sẽ tác động nhất định đến một số vấn đề như nét văn hóa của người dân, nguồn thu ngân sách từ rượu, bia…

Đã ngồi vào bàn rượu, làm sao xác định uống thế nào là trong ngưỡng? - 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm (Ảnh: Phạm Thắng).

Đồng tình, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) ghi nhận việc vừa qua, CSGT đã kiểm tra, xử lý với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn một cách nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Khi thảo luận tổ lần đầu về dự án luật này, ông Thắng đề nghị xem xét cần quy định ngưỡng khi xử lý vi phạm về nồng độ cồn, nhưng sau khi nghiên cứu toàn diện về ưu, nhược điểm giữa hai phương án đề xuất, vị đại biểu ủng hộ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.

"Quy định ngưỡng trong xử lý nồng độ cồn, nhưng khi đã ngồi vào bàn rượu rồi, làm sao xác định được thế nào là uống trong ngưỡng, thế nào là vượt ngưỡng", ông Thắng đặt vấn đề và đề nghị xử lý nghiêm để hình thành văn hóa "đã uống rượu bia thì không lái xe".

Đã ngồi vào bàn rượu, làm sao xác định uống thế nào là trong ngưỡng? - 3

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đại Thắng (Ảnh: Phạm Thắng).

Theo ông, nếu quy định ngưỡng cho phép uống rượu bia, CSGT có tăng cường đến đâu cũng không kiểm soát được, TNGT do rượu bia sẽ lại tăng. Vì thế, cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe là cần thiết, để bảo vệ chính người điều khiển tham gia giao thông và gia đình họ.

Tránh lạm dụng việc xử phạt để không tạo sự phản cảm

Cũng ủng hộ phương án này, song đại biểu Lý Thị Lan (Hà Giang) đề nghị rà soát, cân nhắc mức xử phạt, hình thức xử phạt cho phù hợp và phải có lộ trình từng bước theo thời gian, để tạo thành ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông.

Nữ đại biểu cũng đề nghị cơ quan chức năng tránh lạm dụng quy định để xử phạt, kiểm tra, gây sự phản cảm của người dân với lực lượng chức năng.

Bà dẫn lại việc vừa qua trên mạng xã hội có đưa nhiều hình ảnh dịp Tết, lực lượng chức năng đi vào các vùng nông thôn, nơi rất khó khăn để kiểm tra nồng độ cồn và xử phạt người dân. "Như vậy gây sự phản cảm, do đó, cần xem xét xử phạt, kiểm tra và nên có sự mềm dẻo hơn", bà Lan nói.

Đã ngồi vào bàn rượu, làm sao xác định uống thế nào là trong ngưỡng? - 4

Đại biểu Quốc hội Lý Thị Lan (Ảnh: Phạm Thắng).

Đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe và ghi nhận việc xử phạt vừa qua đã nâng cao ý thức người dân, góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

"Việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ có ảnh hưởng nhất định phát triển kinh tế nhưng cần thực hiện quy định này trong ít nhất 5 năm nữa để thay đổi thói quen sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, sau đó tổng kết, đánh giá xem có cần quy định ngưỡng hay không", nữ đại biểu góp ý.

Đã ngồi vào bàn rượu, làm sao xác định uống thế nào là trong ngưỡng? - 5

Đại biểu Quốc hội Thái Thị An Chung (Ảnh: Phạm Thắng).

Ngoài ra, bà đề nghị làm rõ khái niệm "điều khiển phương tiện". "Dắt xe có được coi là điều khiển phương tiện không, và uống rượu bia dắt xe có bị xử phạt không?", đại biểu Lan đặt vấn đề.

Dự thảo Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ được thảo luận lần đầu tại kỳ họp thứ 6 và sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới.

Tai nạn lao động ở Yên Bái làm 7 người chết, 3 người bị thương******

Chiều 22/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Huyện ủy Yên Bình (tỉnh Yên Bái) xác nhận thông tin trên và cho biết, vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng nêu trên xảy ra vào lúc 13h30 cùng ngày, tại một nhà xưởng thuộc Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, ở thị trấn Yên Bình, của huyện này.

Tai nạn lao động ở Yên Bái làm 7 người chết, 3 người bị thương - 1

Khu vực xưởng xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng (Ảnh: Văn Yên).

"Ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo tỉnh và Công an tỉnh Yên Bái đã tới hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng này. Có 3 nạn nhân bị thương được đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái để điều trị", vị lãnh đạo Huyện ủy Yên Bình nói.

Tai nạn lao động ở Yên Bái làm 7 người chết, 3 người bị thương - 2

Lực lượng chức năng có mặt tại công ty xảy ra vụ tai nạn lao động (Ảnh: Văn Yên).

Theo báo cáo ban đầu của cơ quan chức năng, danh tính 7 nạn nhân tử vong gồm: L.M.C., P.X.T., N.V.T., N.V.T., M.T.H., N.D.M. và P.N.L. 

Tai nạn lao động ở Yên Bái làm 7 người chết, 3 người bị thương - 3

Xe cứu thương được điều tới hiện trường (Ảnh: Văn Yên).

Phóng viên Dân trísẽ tiếp tục cập nhật thông tin tới bạn đọc.

Đang kinh doanh thuận lợi, 'đùng một cái' bị… lấy lại mặt bằng******

"Tuần sau lấy lại mặt bằng nha em!"

Chị Nguyễn Thị Anh Thi (31 tuổi), quản lý một thương hiệu bán nước mía muối khá nổi tiếng ở TP.Thủ Đức, TP.HCM, than thở việc đang phải "chạy đôn chạy đáo" tìm mặt bằng để dời điểm kinh doanh.

Theo chị Thi, cách đây vài ngày đã bàng hoàng khi nghe chủ cho thuê mặt bằng trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức, TP.HCM, nói "tuần sau lấy lại mặt bằng nha em!". Dù nỗ lực thương lượng, thậm chí đề xuất giá thuê cao hơn để được tiếp tục kinh doanh tại địa điểm vốn dĩ quen thuộc với giới trẻ ở TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung, nhưng chị Thi ta thán: "Lực bất tòng tâm".

Chị Thi kể thêm: "Tôi sai lầm khi thuê không đọc kỹ những điều, khoản trong hợp đồng. Để rồi giờ bị lấy lại mặt bằng, phải chấp nhận dọn, chuyển đi nơi khác".

Đang kinh doanh thuận lợi, 'đùng một cái' bị… lấy lại mặt bằng- Ảnh 1.

Nhiều chủ kinh doanh cho biết đang buôn bán đắt khách thì bỗng dưng bị lấy lại mặt bằng khiến họ thất thần

THANH NAM

Anh Đặng Hữu Quang (35 tuổi), kinh doanh quán cà phê nhạc acoustic O.S.C. khá nổi tiếng tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM, cũng rầu rĩ cho biết sau hơn chục năm làm ăn, thu hút đông khách tìm đến thưởng thức âm nhạc, giờ đây phải chuyển sang địa chỉ mới.

Anh Quang nói: "Vào cuối tháng 2, chủ nhà nói muốn lấy lại mặt bằng, không đồng ý cho thuê nữa. Tôi nghe mà chưng hửng. Dù đưa ra rất nhiều lý do, thậm chí năn nỉ để được tiếp tục thuê nhưng chủ nhà không đồng ý".

Cuối cùng, anh Quang phải rời đi. "Tên thương hiệu vẫn còn. Nhưng vì chuyển chỗ nên chưa nhận được sự ủng hộ nhiều của khách như trước đây. Tôi tiếc và cảm thấy rất buồn", anh Quang tâm sự.

Những câu chuyện như anh Quang, chị Thi không hề ít. Ngược lại, theo chia sẻ của những người trẻ kinh doanh, vấn đề bị lấy lại mặt bằng khi đang buôn bán khá phổ biến. Để rồi họ cảm thấy bất lực khi không phải buôn bán ế ẩm "tháo chạy" mà dẫu đang kinh doanh thuận lợi, "ăn nên làm ra" nhưng bị lấy lại mặt bằng.

Anh Trương Công Hậu (32 tuổi), cho biết mở quán cà phê H.H.N. trên đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM được gần hai năm. "Đùng một cái", sau tết 2024, chủ nhà nói không cho thuê nữa. Điều này khiến anh Hậu ngẩn ngơ.

Cảm thấy "không phục" vì bị lấy lại mặt bằng một cách vô cớ, anh Hậu thắc mắc thì được trả lời: "Đừng hỏi vòng vo. Đừng nói nhiều. Không cho thuê là không cho thuê".

Trường hợp khác, vợ chồng chị Hồ Thị Nguyên Nhung (34 tuổi) thuê mặt bằng trên đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, để mở tiệm giặt ủi. Sau nửa năm đã bị chủ cho thuê yêu cầu phải dời đi. "Tôi nghe mà chưng hửng, thất thần", chị Nhung kể.

Đang kinh doanh thuận lợi, 'đùng một cái' bị… lấy lại mặt bằng- Ảnh 2.

Khi thuê mặt bằng, cần phải làm hợp đồng kỹ lưỡng, cẩn thận, đọc chi tiết các điều khoản để hạn chế tranh chấp

THANH NAM

Hạn chế tranh chấp, lưu ý những điều này...

Luật sư Nguyễn Hữu Phước, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng khi thuê mặt bằng để kinh doanh cần cẩn thận. Bởi đã có nhiều sự việc tranh chấp về mặt bằng từ người thuê và người cho thuê: bị phá vỡ hợp đồng mà không được bồi thường thiệt hại, đang buôn bán đông khách thì bị lấy lại mặt bằng… Thậm chí có trường hợp, chủ nhà lấy lại mặt bằng đang kinh doanh ăn uống, cà phê, trà sữa… và sau đó tự họ (hoặc cho người khác thuê) cũng buôn bán mặt hàng, sản phẩm y chang.

Luật sư Phước lưu ý: "Phải làm hợp đồng chi tiết, chặt chẽ, đọc các điều khoản, quyền, nghĩa vụ thật kỹ lưỡng. Khi không hiểu phải hỏi lại. Cần đem công chứng hợp đồng thuê mặt bằng. Để khi có xảy ra tranh chấp thì hợp đồng đã được công chứng sẽ có giá trị pháp lý tốt hơn".

Cũng theo luật sư này, người thuê mặt bằng để kinh doanh thường phớt lờ, bỏ ngỏ đến những khía cạnh như: hiện trạng mặt bằng, tài sản, trang thiết bị hiện có của mặt bằng cho thuê... Đây là điều khoản mà người thuê chủ quan, không chú trọng đến. Nhưng trong thực tế, đó lại là những khía cạnh dễ dẫn đến tranh chấp.

"Vì thế, cần đưa vào hợp đồng thuê mặt bằng những điều khoản như: quyền và nghĩa vụ giữa các bên, tiền đặt cọc, quy định về phạt vi phạm hợp đồng, giá thuê và chi phí liên quan, điều khoản lạm phát trong hợp đồng… nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi, hạn chế tranh chấp phát sinh về sau. Với những hợp đồng thuê mặt bằng giá trị cao, có thể nhờ người hiểu luật tư vấn, hướng dẫn", luật sư Phước nói.

Đang kinh doanh thuận lợi, 'đùng một cái' bị… lấy lại mặt bằng- Ảnh 3.

Cần công chứng hợp đồng thuê mặt bằng để có giá trị pháp lý khi xảy ra tranh chấp

THANH NAM

Trong trường hợp đang kinh doanh thuận lợi, hợp đồng thuê mặt bằng còn hiệu lực nhưng bị chủ tự ý lấy lại thì cần làm gì?

Luật sư Phước cho biết khi lấy lại mặt bằng trái luật, bên cho thuê phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê. Nếu không thể thương lượng, thỏa thuận về cách giải quyết thì người thuê có thể khởi kiện người cho thuê để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

"Xâm nhập mặn ngày càng đáng báo động"******

Nhận định đó được nêu trong Báo cáo chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023 (PAPI 2023) vừa công bố.

Khảo sát của PAPI 2023 được thực hiện từ tháng 8-11/2023 khẳng định, một trong những tác động đáng lo ngại nhất của biến đổi khí hậu là tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Xâm nhập mặn trong khu vực này là hệ quả của một số nguyên nhân, bao gồm hạn hán, mực nước biển dâng cao và việc xây dựng đập ở thượng nguồn sông Mê Kông.

Xâm nhập mặn ngày càng đáng báo động - 1

Tỷ lệ người dân (tham gia khảo sát) cho biết đã xảy ra xâm nhập mặn ở các địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2023 (Nguồn: PAPI 2023).

Theo báo cáo PAPI 2023, người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phản ánh tình trạng đồng ruộng bị nhiễm mặn đang diễn ra ở nơi họ sinh sống tăng hơn gấp đôi, từ 4,7% năm 2021 lên 12,1% năm 2022 và tiếp tục tăng nhẹ lên 12,9% năm 2023.

Hơn 41% số người trả lời khảo sát PAPI ở các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang cho rằng tình trạng xâm nhập mặn đang diễn ra ở địa phương của họ trong năm 2023.

Tỷ lệ này ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An và Vĩnh Long gia tăng mạnh qua 3 năm.

PAPI 2023 dẫn một báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy những điều trên phù hợp với thực tế.

Cụ thể, Bến Tre, Kiên Giang và Trà Vinh là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của xâm nhập mặn. Các phát hiện qua khảo sát của PAPI có thể khác với kết quả quan trắc do địa bàn khảo sát có điều kiện sinh thái khác so với các địa bàn có thể bị ảnh hưởng.

"Các huyện ở tỉnh Bến Tre có trong mẫu khảo sát của PAPI có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn nhiều hơn so với các huyện được chọn ở tỉnh khác trong vùng.

Mặc dù vậy, tỷ lệ người dân nhận diện tình trạng xâm nhập mặn đang diễn ra tại địa phương gia tăng qua thời gian cho thấy hiện tượng này đang ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống của nông dân địa phương như thế nào", báo cáo PAPI 2023 nhận định.

Xâm nhập mặn ngày càng đáng báo động - 2

Xâm nhập mặn đã trở thành một vấn đề ngày càng đáng báo động mà người dân vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam - Đồng bằng sông Cửu Long, phải đối mặt (Ảnh: Nguyễn Hành).

Năm nay còn nhiều đợt xâm nhập mặn

Ông Hoàng Văn Đại, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường), nói từ đầu mùa khô đến nay ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra 3 đợt xâm nhập mặn tăng cao.

Qua theo dõi của cơ quan này, xâm nhập mặn năm nay ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và của năm 2023. Xâm nhập mặn sâu nhất xuất hiện từ ngày 8-13/3 vào sâu 40-66km. Tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã vào sâu tới 70-76km tùy theo sông. 

Lãnh đạo cơ quan dự báo khí tượng phản ánh, các kênh rạch một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang khô cạn, tình trạng sụt lún vẫn còn tiếp tục tại một số tỉnh nam sông Hậu. Điều này có thể gây bất lợi đối với sản xuất lúa.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đó được xác định do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino. Vì thế, từ đầu năm 2024 đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long hầu như không mưa (hụt chuẩn từ 60-95%), ngày nắng kéo dài làm cho một lượng lớn nước mặt tích trữ trong các ruộng, kênh, sông, hồ bị bốc hơi.

Đáng lo ngại hơn, nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công chảy về khu vực ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm.

Xâm nhập mặn ngày càng đáng báo động - 3

Cảnh cánh đồng lúa ở tỉnh Sóc Trăng trong tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trầm trọng. (Ảnh: Nguyễn Hành).

Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ đã cảnh báo sớm khu vực nào ở Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động để cung cấp thông tin sớm nhất có thể tới người dân và chính quyền sở tại. Các bản tin dự báo xâm nhập mặn với tần suất 10 ngày/bản tin, dự báo độ mặn cao nhất đến từng điểm quan trắc.

Ông Hoàng Văn Đại dự báo, từ nay đến cuối mùa hạn mặn năm 2024 lượng dòng chảy từ thượng nguồn Mê Công về Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm và sẽ còn khoảng 3 đợt xâm nhập mặn tăng cao (từ 8-14/4, 23-28/4, 6-12/5). Các tỉnh bị tác động nhiều nhất gồm Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau.

Đề xuất nhiều giải pháp

Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam (chuyên gia độc lập về tài nguyên nước và môi trường) nhấn mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh thành chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Sản lượng nông nghiệp của vùng này chiếm trên 50%, lương thực xuất khẩu trên 90%, cây ăn trái và thủy sản khoảng trên 70% so với cả nước.

Mặc dù có những lợi thế lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, người dân nơi đây phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong cuộc sống hàng ngày như lũ lụt, ngập úng, hạn hán và xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, lún sụt đất…

Xâm nhập mặn ngày càng đáng báo động - 4

Tiến sĩ Tô Văn Trường (Ảnh: Bộ TN-MT).

Theo ông Trường, những năm gần đây, xâm nhập mặn còn phụ thuộc vào việc xả nước sớm, muộn, nhiều hay ít ở các thủy điện thượng nguồn lưu vực sông Mê Kông.

Đến thời điểm hiện nay, theo ông Trường, có thể khẳng định các nhận định dự báo trước đây về xâm nhập mặn phù hợp với diễn biến của thực tế.

Nhiều giải pháp về việc hoàn thiện, khép kín các hệ thống thủy lợi để gia tăng khả năng trữ nước, đầu tư các công trình chuyển nước ngọt bổ sung, đặc biệt là tiểu vùng II, III bắc Cà Mau đang được nghiên cứu đề xuất.

Vị chuyên gia khẳng định, nguồn nước, xâm nhập mặn trong khu vực đã có nhiều khác biệt so với quá khứ và không thể đảo ngược do nhiều yếu tố tác động. Do vậy, hệ thống công trình thủy lợi và các giải pháp kiểm soát nguồn nước trong quá khứ không còn phù hợp với hiện tại.

Để giải quyết vấn đề, trước mắt theo Tiến sĩ Tô Văn Trường, các đơn vị liên quan cần tiếp tục tăng cường giải pháp chủ động cấp nước cho các vùng xa nguồn ngọt (tích nước tại chỗ, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, xây dựng mới các công trình kiểm soát mặn, các trạm bơm), nạo vét hệ thống chuyển nước, tăng cường sử dụng nước mưa; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước.

Về lâu dài, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần xem xét tiếp tục nghiên cứu việc kiểm soát các cửa sông lớn (sông Cửu Long và các sông nội địa) để kiểm soát nguồn nước ngọt, khống chế ranh mặn hợp lý, kết hợp chống ngập và hạn chế các thiên tai khác từ biển (sóng thần, nước dâng do bão…).

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn

Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay các biện pháp cần thiết, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

"Kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng", công điện nêu rõ.

Cháy nhà trong hẻm ở TPHCM, một người tử vong******

Ngày 4/4, Công an quận Bình Thạnh đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra vụ hỏa hoạn tại căn nhà trong phường 1 khiến một người tử vong. Nạn nhân là ông N.T.T. (63 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh).

Khoảng 20h ngày 3/4, khói lửa bùng lên tại căn nhà nằm trong hẻm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường 1, quận Bình Thạnh. Phát hiện vụ việc, một số người dân xung quanh tìm cách dập lửa nhưng bất thành.

Cháy nhà trong hẻm ở TPHCM, một người tử vong - 1

Đám cháy bùng lên trong con hẻm trên đường Bùi Hữu Nghĩa (Ảnh: Cắt từ clip).

Nhận tin báo, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận Bình Thạnh đã điều động nhiều cán bộ, chiến sĩ cùng phương tiện chuyên dụng nhanh chóng đến hiện trường dập lửa, chống cháy lan. Đám cháy được dập tắt ngay sau đó. 

Bên trong căn nhà, lực lượng chức năng phát hiện ông T. đã tử vong. Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan công an làm rõ. 

Từ 1.6, xe tập lái cho người khác sử dụng sẽ bị thu hồi giấy phép******

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2024/NĐ-CP (Nghị định 41/2024) mới đây sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe. Đáng chú ý, liên quan đến giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái, Nghị định 41/2024 quy định rõ các trường hợp giấy phép xe tập lái bị thu hồi bắt đầu từ ngày 1.6.2024 (thời điểm Nghị định 41/2024 chính thức có hiệu lực).

Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép xe tập lái cho xe tập lái của cơ sở đào tạo do địa phương quản lý theo mẫu quy định

Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép xe tập lái cho xe tập lái của cơ sở đào tạo do địa phương quản lý theo mẫu quy định

Bá Hùng

Cụ thể, điều 11, Nghị định 41/2024 quy định về giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái như sau:

Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép xe tập lái cho xe tập lái của cơ sở đào tạo do địa phương quản lý theo mẫu quy định; có hiệu lực tương ứng với thời gian được phép lưu hành ghi trên giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhưng không vượt quá thời hạn sử dụng hợp pháp đối với xe tập lái.

Bên cạnh đó, khoản 2, điều 11, Nghị định 41/2024 cũng quy định rõ 6 trường hợp giấy phép xe tập lái bị thu hồi. Trong đó, với trường hợp đầu tiên, giấy phép xe tập lái sẽ bị thu hồi nếu cấp cho xe tập lái không đáp ứng một trong điều kiện quy định tại khoản 2, điều 3 và khoản 2 điều 6 Nghị định 41/2024.

Nếu để cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vào mục đích đào tạo lái xe cũng sẽ bị thu hồi giấy phép xe tập lái

Nếu để cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vào mục đích đào tạo lái xe cũng sẽ bị thu hồi giấy phép xe tập lái

Bá Hùng

Trường hợp thứ hai, các giấy phép xe tập lái bị tẩy xóa, sửa chữa cũng sẽ bị thu hồi.

Trường hợp ba, nếu để cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vào mục đích đào tạo lái xe cũng sẽ bị thu hồi giấy phép xe tập lái.

Trường hợp bốn, nếu cơ sở đào tạo lái xe giải thể hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo, giấy phép xe tập lái cũng sẽ bị thu hồi.

Trường hợp thứ nămquy định giấy phép xe tập lái bị thu hồi theo đề nghị của cơ sở đào tạo.

Trường hợp thứ sáu, xe tập lái có lắp đặt và sử dụng từ 2 thiết bị DAT trở lên để gian lận trong quá trình đào tạo thực hành lái xe cũng sẽ bị thu hồi giấy phép xe tập lái.

Việc thu hồi giấy phép xe tập lái sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái, thu hồi theo trình tự

Việc thu hồi giấy phép xe tập lái sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái, thu hồi theo trình tự

Bá Hùng

Theo Nghị định 41/2024, việc thu hồi giấy phép xe tập lái sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái, thu hồi theo trình tự: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi, thông báo đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền.

Cơ sở đào tạo lái xe được cấp giấy phép xe tập lái phải dừng sử dụng xe ô tô đã bị thu hồi giấy phép xe tập lái trong hoạt động giảng dạy ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm, đồng thời nộp lại giấy phép cho cơ quan cấp ngay sau khi quyết định thu hồi giấy phép xe tập lái có hiệu lực.

78win chơi đánh bài ăn tiền trên mạng

Thời tiết 5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4******

Thông tin được ông Nguyễn Hữu Thành, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết khi nhận định về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. 

Theo ông Thành, trong dịp nghỉ lễ dài 5 ngày (27/4-1/5), thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng. 

Tại Đông Bắc Bộ, nắng nóng khả năng xuất hiện với mức nhiệt cao nhất 35-37 độ C trong các ngày 27-29/4. Sau đó trong hai ngày nghỉ lễ chính, khu vực giảm nhiệt nhưng duy trì oi nóng, dao động mức cao nhất 33-35 độ C. 

Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày, khu vực nắng nóng nhất trên cả nước là từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Tại đây xuất hiện nắng nóng gay gắt 36-39 độ C, có nơi cực kỳ gay gắt trên 39 độ C.

Tại Tây Nguyên và Nam Bộ, nắng nóng cũng tiếp diễn với nhiệt độ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

Thời tiết 5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5 - 1

Chuyên gia dự báo cả nước duy trì nắng nóng trong suốt 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 (Ảnh minh họa: Nam Anh).

Dù vậy chuyên gia cảnh báo trong những ngày nắng nóng mạnh, nhiều nơi có thể xuất hiện mưa dông cục bộ vào chiều tối. Mưa dông khả năng đi kèm các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Theo ông Thành, nắng nóng là một trong những loại hình thiên tai nguy hiểm. Nắng nóng và nắng nóng gay gắt kéo dài ở khu vực dân cư sẽ gây ra cháy nổ, cháy rừng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân như mất nước, sốc nhiệt, say nắng, đột quỵ…

Vì vậy, trong dịp nghỉ lễ, người dân lưu ý khi tham gia các hoạt động ngoài trời cần chú ý đến điều kiện sức khỏe, mang theo nước uống, ô dù, kem chống nắng để tránh nắng, tránh tác hại của tia cực tím. Khi ra đường, người dân hạn chế mặc đồ quá dày hoặc quần áo tối màu dễ bị hấp thụ nhiệt. 

Thời tiết 5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5 - 2

Những ngày tới, mưa dông có thể tiếp diễn ở miền Bắc về chiều tối và đêm, sau thời điểm có nắng nóng trong ngày (Ảnh: Mạnh Quân).

Dự báo thời tiết ngày 23/4 tại các vùng trên cả nước: 

- Hà Nội: Ngày nắng, chiều tối mưa rào kèm dông rải rác. Nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C, cao nhất 30-32 độ C.

- Phía Tây Bắc Bộ:Ngày nắng, riêng Tây Bắc nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Chiều tối mưa rào kèm dông rải rác, cục bộ mưa to. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 30-33 độ C, riêng khu Tây Bắc 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.  

- Phía Đông Bắc Bộ:Mưa rào kèm dông vài nơi, riêng vùng núi và Đông Bắc mưa rào rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 29-32 độ C. 

- Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Đêm mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, phía nam có nơi đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. 

- Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng. Từ Đà Nẵng đến Phú Yên nắng nóng, nắng nóng gay gắt và có nơi đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 35-38 độ C, phía bắc có nơi trên 39 độ C, phía nam 33-35 độ C. 

- Tây Nguyên: Đêm mưa rào kèm dông vài nơi. Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 34-37 độ C.  

- Nam Bộ:Đêm mưa rào kèm dông vài nơi. Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ C; cao nhất 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

Chính phủ: Sắp xếp xong đơn vị sự nghiệp công thuộc bộ, ngành trước 31/12******

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 38 về Chương trình hành động của Chính phủ về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong chương trình này, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, bình quân cả nước tiếp tục giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, bảo đảm các đơn vị sự nghiệp công lập sau sắp xếp phải có tổ chức bộ máy phù hợp.

Bên cạnh đó, cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức gắn với vị trí việc làm, phương thức quản lý theo hướng tiên tiến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ; hiệu quả hoạt động được đánh giá dựa trên sản phẩm, kết quả công việc.

Chính phủ: Sắp xếp xong đơn vị sự nghiệp công thuộc bộ, ngành trước 31/12 - 1

Ảnh minh họa: VGP.

Đối với bộ, ngành, Chính phủ yêu cầu phấn đấu giảm 13,5% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý so với năm 2021, hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trước 31/12.

Với những bộ, ngành, địa phương đã đạt mục tiêu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2015-2021, Chính phủ quán triệt tiếp tục thực hiện việc sắp xếp để bảo đảm đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân cả nước 20% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015.

Đối với biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, theo chỉ đạo của Chính phủ, phải thực hiện theo lộ trình tinh giản biên chế của Trung ương và Bộ Chính trị.

Theo đó, Chính phủ nêu mục tiêu phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Đối với bộ, ngành, phấn đấu đạt trên 60% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.

Đến năm 2030, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý Nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2025; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ hoàn thành việc ban hành quy định về tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực.

Các bộ, cơ quan ngang bộ cũng được giao rà soát sửa đổi, bổ sung thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức theo ngành, lĩnh vực. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu có hướng dẫn định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực. 

Các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm viên chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Trong đó, Chính phủ nhấn mạnh một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.

Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện thành lập có thể cơ cấu lại hoặc giải thể.

Tiến độ đối lập của 2 dự án ở cửa ngõ TPHCM sau gần một thập kỷ******

Trong khi cầu Nam Lý hứa hẹn ngày về đích sau 8 năm thi công, 4 năm trì hoãn thì dự án mở rộng đường Lương Định Của sau 9 năm chậm trễ nay lại chưa thể hoàn thành.

Cầu Nam Lý chờ ngày thông xe

Đúng một năm từ khi dự án xây mới cầu Nam Lý (TP Thủ Đức) tái khởi động (25/3/2023), công trình này hiện đạt 80% tổng khối lượng. Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư, khởi công 8 năm trước (2016) và sẽ hoàn thành vào tháng 9 năm nay. 

Đại diện nhà thầu cho biết công trường có hơn 60 công nhân làm việc xuyên ngày nghỉ nhằm bám sát tiến độ dự án.

Ông Nguyễn Văn Tới (42 tuổi, phường Phước Long B), người dân sống gần khu vực dự án cho hay thường xuyên chứng kiến cảnh ùn tắc vào giờ cao điểm. "Mong công trình sớm được đưa vào hoạt động để người dân đỡ vất vả. Dự án kéo dài không chỉ kẹt xe, khói bụi, mà các lô cốt cũng ảnh hưởng việc đi lại của chúng tôi'', ông Tới nói.

Tiến độ đối lập của 2 dự án ở cửa ngõ TPHCM sau gần một thập kỷ - 1

Cầu Nam Lý đạt 80% tổng khối lượng, dự kiến hoàn thành vào tháng 9 (Ảnh: Thư Trần)

Công trình xây mới cầu Nam Lý được phê duyệt từ năm 2008, phê duyệt điều chỉnh dự án vào năm 2011 rồi phê duyệt điều chỉnh thời gian hoàn thành đến năm 2024, vào hồi tháng 4/2022.

Cầu Nam Lý dài khoảng 750m (gồm cầu và đường dẫn), rộng 30m, nằm trên đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, TP Thủ Đức. Tổng mức đầu tư được điều chỉnh tăng từ 857 tỷ đồng lên 918 tỷ đồng hồi tháng 6/2022.

Cầu Nam Lý được xây dựng nhằm đồng bộ với đường Đỗ Xuân Hợp, đáp ứng nhu cầu vận tải, phù hợp với mức độ đô thị hóa của khu vực TP Thủ Đức và đảm bảo yêu cầu giao thông đường thủy của sông Rạch Chiếc sau khi cải tạo.

9 năm chưa thi công xong 2,5km đường Lương Định Của

Một dự án khác có vị trí huyết mạch ở phía Đông TP là nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của. Công trình này khởi công từ năm 2015, cũng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM làm chủ đầu tư.

Tuyến đường dự kiến được hoàn thành sau 2 năm thực hiện. Nhưng đến nay đã 9 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành. 

Tiến độ đối lập của 2 dự án ở cửa ngõ TPHCM sau gần một thập kỷ - 2

Một đoạn thuộc dự án mở rộng đường Lương Định Của xuống cấp chưa được thi công do vướng mặt bằng (Ảnh: Thư Trần).

Hiện, sau những bức rào lô cốt, công trường vắng bóng công nhân dù là ngày trong tuần. Mặt khác, một số đoạn thi công lỗ chỗ, lởm chởm đất đá.

Vướng mặt bằng là nguyên nhân lớn nhất khiến việc mở rộng, nâng cấp tuyến đường này phải trì hoãn trong nhiều năm qua. Đặc biệt là đoạn từ đường Nguyễn Hoàng tới nút giao An Phú, dài hơn 500m. Đoạn này có khoảng 2,2ha đất chồng ranh dự án Khu đô thị Phát triển An Phú, do Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm làm chủ đầu tư.

Phần diện tích này có 64 hộ bị ảnh hưởng cần đền bù nhưng chưa thống nhất trách nhiệm do đơn vị nào thực hiện, dẫn đến việc thi công bị trì hoãn. 

Theo kết luận của thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường TPHCM, năm 2001 Thủ tướng ra quyết định thu hồi hơn 87ha đất tại phường An Phú (quận 2, nay là TP Thủ Đức).

Trong đó, hơn 85ha giao cho Công ty Dịch vụ và Phát triển đô thị TPHCM (hiện là Công ty CP Địa ốc Thủ Thiêm) sử dụng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính trong khu đô thị. Phần còn lại hơn 2,2ha do TPHCM quản lý để mở rộng đường Lương Định Của theo quy hoạch.

Quá trình triển khai mở rộng đường sau đó, các sở ngành ở thành phố xác định trách nhiệm bồi thường phần diện tích nêu trên thuộc chủ đầu tư dự án khu đô thị. Bởi thời điểm Thủ tướng ra quyết định thu hồi đất, phạm vi đền bù thiệt hại được quy định bao gồm toàn bộ diện tích, tức gồm cả hơn 87ha, chứ không tách riêng 2,2ha phần TPHCM được giao quản lý.

Tiến độ đối lập của 2 dự án ở cửa ngõ TPHCM sau gần một thập kỷ - 3

Đoạn đường Lương Định Của được mở rộng, nâng cấp (Đồ họa: Thư Trần).

Tuy nhiên, phía Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm cho rằng đơn vị chỉ được giao hơn 85ha, phần còn lại là lộ giới đường Lương Định Của không thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật chính ở khu đô thị An Phú, nên không trong phạm vi đền bù của công ty.

Trước yêu cầu cấp bách cần sớm hoàn thành dự án mở rộng tuyến đường, chính quyền quận 2 (nay thuộc TP Thủ Đức) năm 2018 kiến nghị TPHCM thống nhất điều chỉnh quy hoạch phần diện tích 2,2ha, đồng thời tạm ứng 191 tỷ đồng để bồi thường cho các hộ dân.

Sau khi xác định đơn vị chịu trách nhiệm đền bù sẽ hoàn trả lại kinh phí này. Tuy nhiên, vướng mắc về các thủ tục liên quan nên phương án trên chưa thực hiện.

Tiến độ đối lập của 2 dự án ở cửa ngõ TPHCM sau gần một thập kỷ - 4

Dự án mở rộng, nâng cấp đường Lương Định Của đạt 85% tổng khối lượng sau 9 năm thi công (Ảnh: Thư Trần).

Hồi tháng 10/2023, UBND TPHCM giao TP Thủ Đức tiếp tục xác định rõ đơn vị có trách nhiệm bồi thường phần diện tích 2,2ha nêu trên. Đồng thời, TPHCM đề nghị Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm xây dựng phương án tài chính, trong đó bổ sung, cập nhật chi phí và nguồn vốn thực hiện bồi thường thuộc dự án Khu đô thị Phát triển An Phú, bao gồm dự kiến cả chi phí đền bù ở phạm vi 2,2ha.

Đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM cho biết trong phạm vi 2,2ha nêu trên còn có một phần chồng ranh dự án xây dựng nút giao An Phú. Vướng mắc trong khâu đền bù này có nguy cơ ảnh hưởng tiến độ ở cả dự án này.

Ngoài khu vực trên, chủ đầu tư cho biết phần còn lại của công trình mở rộng đường Lương Định Của, từ tuyến Trần Não tới Nguyễn Hoàng đến nay đạt khoảng 85% khối lượng.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn do không có mặt bằng. Hiện, một số vị trí ở đoạn trên cũng chưa thi công được do vướng 4 hộ dân.

Tuyến đường Lương Định Của thường bị gán cùng tính từ "đau khổ" suốt nhiều năm vì sự xuống cấp trầm trọng. Nơi đây chi chít "ổ voi, ổ gà", không ít lần gây tai nạn cho người đi đường. Về phần thi công, dự án liên tục luẩn quẩn trong vòng lặp đi lặp lại tạm dừng, thi công cầm chừng và tạm dừng chỉ vì vướng mặt bằng. Trong khi đó, người bàn giao mặt bằng sốt ruột chờ dự án hoàn thành để làm ăn buôn bán trở lại.

Tiến độ đối lập của 2 dự án ở cửa ngõ TPHCM sau gần một thập kỷ - 5

4 vị trí mặt bằng chưa được bàn giao suốt nhiều năm tại dự án mở rộng, nâng cấp đường Lương Định Của (Đồ họa: Thư Trần).

Đường Lương Định Của là trục giao thông chính từ cửa ngõ phía đông ra vào trung tâm, kết nối các tuyến quan trọng như cao tốc TPHCM - Long Thành, đường Mai Chí Thọ, xa lộ Hà Nội, nhưng với diện tích nhỏ hẹp, xuống cấp, tuyến này thường trong cảnh kẹt xe và ngập nước do triều cường.

Để giải quyết vấn đề cấp bách này, TPHCM đã cho nâng cấp cải tạo tuyến Lương Định Của (từ nút giao Trần Não đến Nguyễn Thị Định) dài 2,5km. Sau khi nâng cấp, đường Lương Định Của sẽ rộng 30m với 6 làn xe.

Cây trồng, vật nuôi chết khát ở "chảo lửa" Ninh Thuận******

Cây trồng, vật nuôi chết khát ở "chảo lửa" Ninh Thuận (Video: Vũ Thịnh)

Thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Giáo hoàng Francis******

Chiều 10/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher đang có chuyến thăm Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng đánh giá chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh, nhất là sau khi thiết lập Đại diện thường trú tại Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng Công giáo Việt Nam, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Tòa thánh đang phát triển tích cực.

Đây cũng là dịp để Bộ trưởng thăm 3 Tổng Giáo phận ở Hà Nội, TPHCM và Huế, chứng kiến tận mắt sự phát triển của cộng đồng Công giáo Việt Nam.

Thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Giáo hoàng Francis - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher (Ảnh: Đoàn Bắc).

Trao đổi về tình hình tôn giáo tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo với 27 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước. Trong đó, cộng đồng Công giáo phát triển mạnh mẽ với hơn 7,2 triệu giáo dân.

Việc này khẳng định Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân với hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng hoàn thiện, đảm bảo hành lang pháp lý cho các hoạt động tôn giáo.

Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ mong muốn cộng đồng Công giáo Việt Nam phát huy tinh thần "kính Chúa, yêu nước", "giáo dân tốt là công dân tốt", sống tốt đời đẹp đạo, tích cực tham gia xây dựng và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.

Cùng với đó, Giáo hội Công giáo Việt Nam phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp gắn bó, đồng hành cùng dân tộc và tiếp tục đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Giáo hoàng Francis - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng về quan hệ Việt Nam - Tòa thánh Vatican có nhiều tiến triển trong thời gian qua (Ảnh: Đoàn Bắc).

Bày tỏ vui mừng về quan hệ Việt Nam - Tòa thánh thời gian qua có nhiều tiến triển, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hai bên tích cực duy trì trao đổi, tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao cũng như kết quả hoạt động của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican.

Thời gian qua, chính quyền các cấp và địa phương Việt Nam đã tạo thuận lợi cho hoạt động của đại diện Thường trú Tòa thánh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng việc hai bên nâng cấp quan hệ lên Đại diện thường trú là dấu mốc quan trọng. Đây là kết quả của một quá trình trao đổi tích cực trên tinh thần tôn trọng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau; thể hiện Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tôn giáo, trong đó có Công giáo.

Bày tỏ ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam, tự hào có đóng góp của cộng đồng Công giáo Việt Nam, Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher tin tưởng cộng đồng Công giáo mong muốn và có khả năng đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh cũng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Tòa thánh thông qua việc duy trì các tiếp xúc cấp cao, cũng như vai trò tích cực của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican; mong muốn hai bên sớm tổ chức kỳ họp thứ 11 tại Hà Nội. 

Ông tin tưởng với sự hiểu biết lẫn nhau, đối thoại chân thành, quan hệ Việt Nam - Tòa thánh sẽ đạt được những tiến triển mới.

Đáp lại, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí với Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Paul Richard Gallagher về việc tiếp tục thúc đẩy các tiếp xúc cấp cao, trong đó có chuyến thăm Việt Nam của Giáo hoàng Francis.

Nhân dịp này Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh chuyển lời thăm hỏi của Giáo hoàng Francis tới lãnh đạo Việt Nam và chuyển tới Thủ tướng Phạm Minh Chính lời mời thăm Vatican của Hồng Y, Thủ tướng Pietro Parolin.

Những iPhone tốt nhất để chơi game******

Hiện tại trên thị trường có nhiều loại iPhone khác nhau, cho phép người dùng có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tiêu chí game mà người dùng có thể tìm mua một số mẫu phù hợp như dưới đây.

Cho game thủ hạng nặng

iPhone 15 Pro là sản phẩm gần như đứng đầu trong gia đình smartphone của Apple nhờ đi kèm chip xử lý mạnh nhất so với bất kỳ iPhone nào (A17 Pro), màn hình tốt nhất và hiệu suất GPU cao nhất, điều này cung cấp một hiệu suất cao cấp và màn hình hiển thị rực rỡ. Nếu muốn một thiết bị chơi game di động sánh ngang với trải nghiệm của máy chơi game di động và có thể xử lý bất kỳ trò chơi nào hiện nay thì đây là mẫu iPhone vô cùng sáng giá.

Những iPhone tốt nhất để chơi game- Ảnh 1.

Có giá đắt đỏ nhưng iPhone 15 Pro mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ riêng chơi game

MOBILESYRUP

iPhone 15 Pro hơi đắt so với một máy chơi game (khoảng từ 26 triệu đồng đến 41,6 triệu đồng) nhưng đó cũng là một trong những smartphone tốt nhất trên thị trường hiện nay. Kết hợp với khả năng chơi game tuyệt vời, điện thoại còn cung cấp nhiều tính năng tiện dụng như Apple Pay và FaceTime, cũng như các tùy chọn an toàn và bảo mật như Face ID, phát hiện sự cố và cuộc gọi di động khẩn cấp.

Tất nhiên, nếu muốn một màn hình lớn hơn nữa, iPhone 15 Pro Max sẽ là lựa chọn hấp dẫn hơn nhờ màn hình tăng thêm 0,6 inch. Giá bán dao động của sản phẩm rơi vào khoảng từ 35 triệu đồng đến 47 triệu đồng.

Cho game thủ bình thường

Game thủ bình thường cho đến nay là nhóm game thủ lớn nhất. Vì vậy, cho dù thích chơi game chữ, giải đố, đánh bài hay game nhập vai bắn súng góc nhìn thứ nhất, người dùng không cần phải mua một chiếc điện thoại cao cấp.

Những iPhone tốt nhất để chơi game- Ảnh 2.

Hiệu năng iPhone 13 Pro cho phép chiến nhiều thể loại game

TOM'S GUIDE

Đó là lúc iPhone 13 Pro xuất hiện. Sản phẩm đã có mặt trên thị trường được vài năm mang đến sự cân bằng tốt giữa một chiếc điện thoại chơi game xuất sắc và một chiếc có giá thấp hơn, với thị trường đã qua sử dụng rơi vào khoảng từ 12,5 triệu đồng. Mức giá này khác nhau do Apple không còn bán trực tiếp model này nữa, khiến người dùng phải mua sản phẩm từ các cửa hàng bên thứ ba.

iPhone 13 Pro cung cấp màn hình tuyệt vời, hiệu năng mạnh mẽ và nhiều bộ nhớ, cùng với tất cả các tính năng và chức năng chính giúp nó trở thành một smartphone xuất sắc. Điện thoại hơi nặng nên khi chơi game lâu có thể mỏi tay, nhưng dù sao các game thủ bình thường cũng không chơi hàng giờ.

Trong trường hợp muốn một chiếc điện thoại mới hơn một chút, hãy xem xét iPhone 15 hiện đang được giá với bán khởi điểm rơi vào khoảng từ 19,9 triệu đồng.

Cho người hạn chế ngân sách

Nếu là một game thủ bình thường và có giới hạn về khoản đầu tư, hãy xem xét iPhone SE 3. Model này cân bằng tất cả những cân nhắc chính: thiết bị phù hợp để chơi game thông thường với các tính năng hữu ích và giá khởi điểm chỉ từ 9,99 triệu đồng.

Những iPhone tốt nhất để chơi game- Ảnh 3.

iPhone SE 3 có thể chiến đấu tốt các game cơ bản

MOBILESYRUP

Được phát hành vào năm 2022 nên các tính năng của iPhone SE 3 đương nhiên hơi chậm hơn so với các mẫu khác gần đây. Nếu trò chơi bao gồm các câu đố, bài hay ô chữ thì iPhone SE 3 là một lựa chọn tuyệt vời. Màn hình của nó nhỏ so với những màn hình các mẫu được liệt kê ở trên nhưng giá thấp giúp bù đắp các nhược điểm và trở thành lựa chọn tuyệt vời cho game thủ hạn chế ngân sách.

【biên tập】Gia Phan
tuyên bố đặc biệt:

Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.

tin nóng hổi