XO mừng mừng tủi tủi, kể 'sự nghiệp XO' 20 năm, 30 năm của mình******
Thế hệ XO- loạt bài trên Báo Thanh Niênnhững ngày qua thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả. XO là cách các bậc phụ huynh đặt cho công việc đưa đón con đi học hằng ngày của mình, viết tắt của từ "xe ôm".
Không biết danh từ nghe là lạ, thương thương này có từ bao giờ, chỉ biết trên mạng xã hội có những hội, nhóm phụ huynh từ hàng chục ngàn tới hơn trăm ngàn thành viên, cập nhật tin tức thi cử của con em mà các cha mẹ gọi nhau là XO, cha mẹ của lứa học sinh này phân biệt với lứa học sinh khác bằng các danh từ như XO 2k8; XO 2k6; XO 2017 (có con sinh năm 2008; 2006; 2017)…
Loạt bài kể chuyện hành trình hàng ngày của các XO - là anh Lê Kinh Thi, 53 tuổi và có 22 năm làm XO, 3 lần nghỉ việc vì "sự nghiệp XO"; là chị Hoàng Thị Hiền, kế toán trưởng một công ty vẫn ngày ngày làm XO mấy ca, không sót bữa nào; là người mẹ đơn thân Hoàng Thị Mai, vừa là XO, là người bạn đồng hành cùng con trong những kỳ thi căng thẳng...
Và XO còn là những người cha người mẹ khác, họ không quản ngày, đêm, mưa gió, nắng nôi chở các con đến trường, tới các lớp học thêm, mong con nên người, sự nghiệp vẻ vang.
Các bài viết đã chạm tới trái tim của nhiều người làm cha mẹ. Phía dưới các bài viết, XO các thế hệ được hội ngộ, họ tâm tình những "sự nghiệp XO" của riêng mình.
Phụ huynh Vỹ Lê Triệu tâm sự như vậy. Anh viết: "Tôi thấy mình trong bài viết này. Thật cực nhọc khi phải đi làm và đưa đón hai con nhưng, tôi rất vui với công việc XO này".
"Tôi cũng làm XO miễn phí, chắc 12 năm nữa mới xong", phụ huynh Lam Nguyen bình luận.
Phụ huynh Trung Quang thì tâm tình: "Tôi đọc câu chuyện của anh Thi, thấy y chang tôi, cũng đưa đón 2 con, giờ đứa sau của tui học lớp 12 nên tui cũng sắp rảnh rang. Nói thật là tôi ghiền đưa đón con đi học, tôi không ngại đường xa hay kẹt xe, mưa nắng vì đơn giản tôi thấy an tâm khi chính mình đưa con đến trường. Các con tôi cũng chỉ thích tôi chở đi học, vì ba chạy an toàn, luôn đúng giờ".
Phụ huynh xuanbinh.vu15 nhắn gửi: "Tôi thì không XO nhiều năm như ông bạn được nêu, nhưng với hai con từ khi đi học mẫu giáo đến lúc tự đi được đều là tôi cả, hồi cháu lớn học lớp 9, mỗi tuần có 7 ngày mà tôi phải 44 lượt đưa đón 2 con, sau này cháu học trường chuyên xa nhà nắng cũng như mưa cứ 6 giờ sáng là hai bố con chở nhau ra bến xe buýt, chiều lại đón về. Có hôm tắc đường, hay ngủ quên nhỡ chuyến lại 34 km, 2 lượt đi về. Không biết sau này chúng có biết cái công xe ôm của bố không... Giờ nhìn hai chàng trai trưởng thành, lại lo sắp đến ngày ông lại phải làm XO đưa đón cháu".
Hay XO Đức Bùi Xuân cảm thán: "Tôi cũng đã làm XO tầm 20 năm rồi mà chưa tốt nghiệp".
Một phụ huynh tên Quangta giãi bày: "Thật sự việc học hành ở Việt Nam rất là khó khăn, ai làm XO thì mới thấm cái cảnh XO từ sáng tới tối. Đâu có phụ huynh nào muốn con mình phải học thêm, học hành như vậy. Nhưng nếu như không học thì không hiểu bài, không theo kịp bạn bè, chương trình học... Cứ nghe cải cách giáo dục, giảm tải chương trình học của học sinh mà mỗi năm lại thấy học sinh con em chúng ta ngày càng mệt mỏi... Không biết đến bao giờ việc học đối với học sinh được nhẹ nhàng, thoải mái hơn... Chắc là khoảng mấy chục năm nữa quá".
Một XO tên Lap Tran chia sẻ có những niềm vui nho nhỏ với công việc này: "Mỗi sáng chở thằng cu đến trường, hắn ôm chặt daddy và tranh thủ ngủ ngon lành. Một ngày mới thật hạnh phúc".
Phụ huynh Hùng Thiết tâm sự: "Đọc bài xong mà tự nhiên rưng rưng nước mắt. Tôi đã xa "sự nghiệp XO", làm xe ôm cho các con hơn chục năm rồi. Con út tôi đã tốt nghiệp đại học và năm nay 32 tuổi. Tôi cũng "tham nhũng" giờ làm việc để đưa rước các con ròng rã mấy mươi năm. Giờ đây nghĩ lại tự thấy "sự nghiệp" của mình cũng "vĩ đại" thật. Chúc các bậc phụ huynh tiếp tục "sự nghiệp XO" cho con mình. Rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp, nỗi vất vả qua mau thôi".
Một XO lấy tên Owh... bộc bạch: "XO đâu phải chuyện đưa rước, sau đó là bao nhiêu trăn trở, chọn lựa".
Còn bạn đọc tên thanhtruyen Tran chia sẻ: "Tình yêu thương gắn với trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ thật không dùng từ ngữ nào để nói hết được. Nhưng ngược lại có một số phụ huynh để con ra đường khi không trang bị kiến thức về luật giao thông đường bộ cho con, gây ra những sự việc đáng tiếc".
Phía dưới loạt bài viết Thế hệ XO, cũng một số phụ huynh gửi các bình luận cho rằng tại sao phải vất vả đưa con đi học sáng chiều, không để con tự đi cho rèn tính tự lập, rồi tiết kiệm thời gian của cha mẹ. Tuy nhiên, cũng ngay dưới các bình luận này, các XO khác vào tranh luận và cho rằng, cần đặt trong bối cảnh giao thông phức tạp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, để các con tự chạy xe rất nguy hiểm. Có thể nhìn vào số liệu thực tế các vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam. Chưa kể, trẻ em dưới 18 tuổi, chưa có bằng lái xe, nếu giao xe máy trên 50 phân khối cho con là vi phạm luật giao thông đường bộ và vô cùng nguy hiểm.
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip một bé gái đang đi đường bị chó thả rông vồ đến, liên tiếp. Vì quá nhỏ nên bé gái không thể chống trả, nằm xuống đường chịu trận. Khi có người lớn chạy đến can ngăn, đuổi đánh con chó mới chịu dừng lại.
Xem đoạn clip nhiều người không khỏi xót xa và cho rằng cần phải có biện pháp xử lý mạnh với những người nuôi chó thả rông, không rọ mõm.
Trao đổi với Thanh Niên, chị Trịnh Quỳnh Dung (25 tuổi, ở thị trấn Việt Quang), mẹ bé V.T.A cho biết, con gái bị thương nặng nhất nên sau khi được sơ cứu ở BV địa phương đã chuyển tuyến về BV Nhi TW (Hà Nội) để điều trị. Hiện, bé đã được tiêm huyết thanh phòng dại và tiếp tục theo dõi.
Chó thả rông lao vào cắn 4 người: Mẹ bé gái sợ hãi mong con bình an
"Hiện giờ vẫn chưa nói trước được tình hình sức khỏe của con vì con chó đó không bình thường, có những biểu hiện bệnh dại", người mẹ nói.
Chị Dung cho biết, khoảng 20 giờ 30 ngày 27.3, con gái cùng vài người bạn chơi đùa ở gần nhà hàng xóm. Khi thấy nhóm trẻ con đang chơi sát đường, con chó chạy đến tấn công con gái chị, cắn không có dấu hiệu dừng.
Khoảng 1 phút sau, khi mọi người xung quanh phát hiện chạy ra ngăn cản, con chó mới dừng lại. Con chó có trọng lượng khoảng 10 – 12 kg, bé gái không thể kháng cự được nên đã bị cắn khoảng 6 – 7 phát.
"Khi tôi biết con bị chó cắn mọi người đã bế về, máu chảy be bét từ đầu đến chân. Tôi có cảm giác không thể sống nổi khi nhìn thấy con bị thương như vậy. Đến giờ tôi cũng chưa biết được chủ của con chó là ai, chỉ biết dồn sức chăm sóc, mong con bình an", chị Dung cho biết.
Trước khi tấn công con gái chị Dung, con chó thả rông đã cắn 3 người khác. Chị Dung nói rằng, bản thân không ghét động vật nhưng chủ nuôi cần phải rọ mõm, tiêm phòng dại để tránh vụ việc đáng tiếc xảy ra. Hiện người dân đã đánh chết con chó đó.
Ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND thị trấn Việt Quang cho biết, con chó đã cắn 4 người trong đó có 3 trẻ em và một người lớn. Con gái chị Dung bị thương nặng nhất nên đang điều trị ở Hà Nội. Những nạn nhân còn lại đã tiêm huyết thanh phòng dại và ở nhà theo dõi.
"Con chó cắn người là chó hoang, người dân đã gửi thông tin, hình ảnh đến tất cả các xóm nhưng không nhận dạng ra được chó của ai. Đây là lần đầu tiên xảy ra vụ việc chó thả rông cắn người ở địa phương", ông Trung nói.
Ông Trung nhận định có khả năng chó bị bệnh dại, không bình thường. Sau vụ việc, đơn vị sẽ tiếp tục tuyên truyền người dân không thả rông chó, trường hợp dắt ra ngoài phải đeo rọ mõm để đảm bảo an toàn.
Xem nhanh 20h ngày 28.3: Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 28.3
Trung tá CSGT bị người vi phạm tông hơn một năm trước đã qua đời******Sáng 18/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Công an tỉnh Lào Cai cho biết, do vết thương quá nặng, vào lúc 11h55 ngày 15/4, Trung tá Quách Văn Trường - Phó đội trưởng Phòng CSGT (Công an tỉnh Lào Cai) đã qua đời sau một thời gian dài chữa trị.
Trung tá Trường là cán bộ CSGT bị đối tượng Kiều Tiến Tâm (SN 1994) điều khiển xe máy đâm trọng thương trong lúc làm nhiệm vụ vào tối 6/2/2023.
Lúc 6h30 ngày 17/4, Công an tỉnh Lào Cai đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu Trung tá Quách Văn Trường tại nhà riêng theo nghi lễ Công an nhân dân.
Theo Công an tỉnh Lào Cai, Trung tá Quách Văn Trường (SN 1983, quê Ninh Bình) đã có 21 năm học tập, công tác, chiến đấu trong lực lượng Công an nhân dân; luôn nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Với những cống hiến, thành tích đã đạt được, Trung tá Trường được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì, nhiều bằng khen của Bộ Công an, UBND tỉnh Lào Cai và nhiều giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh trong đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Trước đó, tối 6/2/2023, tổ công tác Phòng CSGT, Phòng Cảnh sát hình sự, Phòng Cảnh sát cơ động và Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn tại đại lộ Trần Hưng Đạo, quốc lộ 4E (địa phận phường Nam Cường, TP Lào Cai).
Khoảng 21h, tổ công tác phát hiện Kiều Tiến Tâm điều khiển xe máy tốc độ cao. Trung tá Quách Văn Trường (tổ trưởng) ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra.
Tâm không chấp hành mà tăng ga nhằm vượt chốt kiểm tra; tông thẳng xe vào người Trung tá Trường. Cú đâm khiến chiến sĩ cảnh sát bị hất văng lên cao, ngã xuống lòng đường, trọng thương.
Qua kiểm tra, tài xế 29 tuổi có nồng độ cồn là 0,303mg/lít khí thở.
Ngày 13/2/2023, Công an TP Lào Cai ra quyết định khởi tố vụ án. Ngày 15/2/2023, Công an TP Lào Cai ra quyết định khởi tố bị can đối với Kiều Tiến Tâm về tội Giết người.
keo ket qua bong da
Cần Thơ yêu cầu phóng viên dự họp báo đặt câu hỏi phù hợp tôn chỉ, mục đích******
Ngày 5/4, tin từ UBND TP Cần Thơ, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP vừa ký quyết định về việc ban hành "Quy chế tổ chức họp báo của UBND TP Cần Thơ".
Cụ thể, UBND TP sẽ tổ chức họp báo định kỳ (1 quý 1 lần) và đột xuất (khi có chuyên đề, sự kiện, sự việc quan trọng theo yêu cầu của Chủ tịch UBND TP).
Thành phần tham dự họp báo gồm Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Thành ủy...; đại diện, người phát ngôn của sở, ban, ngành; đại diện lãnh đạo của các cơ quan báo chí địa phương; lãnh đạo Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú báo chí Trung ương và địa phương khác hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất nội dung họp báo (thành phần, nội dung tài liệu thông tin, dự thảo phát biểu kết luận của chủ tọa tại buổi hợp báo); chọn lọc, tổng hợp câu hỏi báo chí quan tâm trình UBND TP xem xét. Đồng thời, phối hợp Công an TP kiểm soát, không để người không phận sự tham gia họp báo.
Quy chế quy định cơ quan, văn phòng đại diện báo chí, phóng viên thường trú khi tham dự họp báo phải đúng thành phần được mời; trang phục, tác phong lịch sự và gửi câu hỏi về Sở Thông tin và Truyền thông trước thời gian diễn ra họp báo ít nhất 3 ngày.
Nếu phóng viên, nhà báo khi đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp báo phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đúng trọng tâm và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác.
Trao gửi yêu thương qua những căn nhà nhân ái******Những ngày này, gia đình anh Lâm Phú Yên (28 tuổi, ngụ ấp 3, xã Vĩnh Thuận Đông, H.Long Mỹ, Hậu Giang) đầy ắp niềm vui khi ước mơ có được căn nhà để an cư lạc nghiệp đã thành hiện thực. Đó là căn nhà nhân ái, do Xã đoàn Vĩnh Thuận Đông hỗ trợ kinh phí 60 triệu đồng để xây dựng.
Khoảng 6 năm trước, vợ chồng anh Yên lên TP.HCM tìm việc làm, nuôi ước mơ kiếm tiền về quê xây tổ ấm, rồi chịu khó làm ăn để cải thiện sinh kế. Hằng ngày, anh theo công trình làm hồ, vợ xin việc trong một công ty may. Từ lúc anh rời quê, 2 công ruộng duy nhất của gia đình chỉ làm mỗi 2 vụ lúa. Dịch Covid-19 kéo dài, đời sống công nhân bị tác động nặng nề, vợ chồng anh lâm vào bế tắc nên khăn gói trở về quê Hậu Giang cho đến nay.
Với tính siêng năng, anh Yên xin làm phụ hồ kiếm sống qua ngày. Ngoài ra, anh mua lưới làm vèo nuôi cá dưới sông. Trên ruộng, anh tận dụng không gian để trồng mít thái và bưởi; thả nuôi cá thát lát, sặc rằn, cá trê, cá lóc, cá rô trong ao. Qua nhiều vụ thu hoạch, năng suất khá nhưng giá bán thấp nên lợi nhuận thấp. Dù vậy, anh Yên chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. "Tôi quyết tâm thực hiện mô hình kinh tế để thoát nghèo. Căn nhà nhân ái đã giúp tôi có thêm động lực, yên tâm lao động, sản xuất hơn rất nhiều", anh Yên trải lòng.
Ông Đoàn Thanh Tâm, Bí thư, Trưởng ấp 3, cho biết anh Yên là một thanh niên có chí hướng làm ăn và thường đóng góp sức trẻ cho địa phương nên chọn tặng nhà là hoàn toàn xứng đáng. Ở vùng nông thôn, chính quyền vận động, hỗ trợ được
60 triệu đồng không hề dễ dàng. Vì vậy, sự nỗ lực và kết quả trên của xã đoàn là rất đáng trân trọng. Điều này còn có ý nghĩa để đạt tiêu chí xóa nhà nghèo, cận nghèo, nhà xuống cấp để xã Vĩnh Thuận Đông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Theo anh Huỳnh Thế Anh, Phó bí thư Xã đoàn Vĩnh Thuận Đông, khi triển khai công trình, lợi thế của anh Yên là có sẵn tay nghề, không phải thuê thợ hồ. Tuy nhiên, nhằm giúp gia đình nhanh chóng hoàn thiện căn nhà, các đoàn viên, thanh niên trong xã đã tranh thủ đến, mỗi người hỗ trợ một tay. "Có hôm người này đến, hôm khác người kia đến. Hầu như ai cũng bận bịu việc gia đình, ruộng vườn nhưng đều rất cố gắng sắp xếp thời gian. Thành phần có cả nam và nữ, thậm chí có người đã 46 tuổi vẫn yêu thích hoạt động tình nguyện của Đoàn", anh Thế Anh vui vẻ nói.
Có mặt tại công trình lúc 10 giờ sáng, chị Trương Thị Tuyết Trinh (37 tuổi) cho biết trước khi đến đây, chị đã tranh thủ dậy thật sớm để chăm sóc đàn gà, đàn vịt đâu vào đấy; giặt giũ quần áo, cơm nước tươm tất để sẵn cho gia đình. "Những ai không có tay nghề thì phụ khiêng gạch, trộn hồ. Ai có kinh nghiệm một chút thì đảm nhiệm tô hồ, sơn tường. Những ngày này thời tiết nóng bức, đội nắng làm việc khá mệt nhọc nhưng ai cũng vui. Vì qua hoạt động Đoàn bấy lâu nay, chúng tôi rèn luyện được tinh thần đoàn kết, sự thấu hiểu đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau", chị Trinh bày tỏ.
Anh Bùi Hữu Lộc, Bí thư Tỉnh đoàn Hậu Giang, cho biết Tháng Thanh niên 2024, các cấp bộ đoàn trên địa bàn đã khánh thành được 12 căn nhà với tổng giá trị khoảng 600 triệu đồng, gồm: nhà khăn quàng đỏ, nhà đại đoàn kết, nhà nhân ái. Có thể thấy rằng, sau khi bàn giao nhà, những người được thụ hưởng an tâm sinh sống, không còn nhiều lo lắng về nơi ở. Từ đó, họ tập trung phấn đấu cho công việc để phát triển kinh tế gia đình, hạn chế tình trạng bỏ quê đi đến các thành phố lớn. Một hiệu quả nữa là hình ảnh đẹp về công trình được lan tỏa rộng khắp, góp phần mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.
Chuyển công an điều tra dự án 3 trạm quan trắc liên quan AIC******
Ngày 26/4, theo nguồn tin của phóng viênDân trí, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu vừa có kết luận thanh tra đột xuất dự án Xây dựng 3 trạm quan trắc nước mặt tự động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Cơ quan thanh tra đã phát hiện hàng loạt sai phạm nghiêm trọng.
Dự án xây dựng 3 trạm quan trắc nước mặt tự động được thực hiện từ năm 2017, với tổng mức đầu tư hơn 50 tỷ đồng, do Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư.
Dự án có 2 gói thầu chính là xây dựng 3 nhà trạm quan trắc do Công ty TNHH Thành Khiêm trúng thầu trị giá hơn 1,8 tỷ đồng; gói thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) trúng thầu trị giá hơn 39 tỷ đồng.
Theo cơ quan thanh tra, một số hàng hóa, thiết bị được Công ty AIC mua qua trung gian không có hợp đồng mua bán từ chủ sở hữu, nhà sản xuất; có 25/70 thiết bị giá theo hợp đồng là hơn 31 tỷ đồng nhưng giá trị thực tế nhập khẩu chỉ 25,5 tỷ đồng, chênh lệch hơn 5,7 tỷ đồng.
Qua kiểm tra hiện trạng cho thấy Công ty AIC cung cấp, lắp đặt một số thiết bị sai so với hợp đồng như hàng hóa không rõ nhãn mác, xuất xứ; khác số serial máy,…
Cơ quan thanh tra cũng chỉ rõ công tác trình, phê duyệt chủ trương đầu tư; lập báo cáo nghiên cứu khả thi; thực hiện đầu tư, thanh và quyết toán vốn,… đã có nhiều thiếu sót, vi phạm.
Dự án đã nghiệm thu hoàn thành từ tháng 5/2020 cho đến nay (hơn 3 năm) đã hư hỏng nhiều thiết bị, không đưa vào vận hành được, tính khả thi không đạt được so với mục tiêu ban đầu đề ra, không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội,…
Những nội dung sai phạm trong dự án có dấu hiệu làm trái các quy định Nhà nước, có dấu hiệu gây thất thoát, lãng phí ngân sách trên 43 tỷ đồng.
Cơ quan thanh tra kiến nghị kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với Giám đốc Sở TN&MT, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cá nhân có liên quan tại thời điểm phụ trách.
Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cũng chuyển hồ sơ có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra làm rõ đối với Sở TN&MT (vai trò chính là Giám đốc tại thời điểm phụ trách), đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn thẩm định giá thiết bị, đơn vị thi công Công ty AIC, giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi triển khai dự án có dấu hiệu thất thoát ngân sách.
Cô gái "cứng đầu" nhất Khe Ron******Cuộc sống vất vả nhanh chóng biến những đứa trẻ non nớt thành những bà mẹ nhiều con, làm lụng đầu tắt mặt tối, già nua trước tuổi.
Đời này qua đời khác, họ chịu đựng khổ mà không hề phản kháng. Nhưng với Sùng Thị Sơ thì khác. Đã ba lần cưỡng lại tục "kéo vợ" để đi học, Sơ bị coi là cô gái "cứng đầu" nhất Khe Ron. Trong đầu Sơ luôn dậy lên những cơn sóng ngầm, những ý nghĩ xa xôi, mạnh mẽ, muốn vượt thoát khỏi thôn làng để làm chủ cuộc đời.
1. Sơ sinh năm 2002. Nhà Sơ có 5 anh em, Sơ là thứ 2. Chị cả đã đi lấy chồng, sau Sơ còn 3 em nữa. Hết lớp 5, các bạn thôi học ở nhà, chuẩn bị tinh thần cho những cuộc "kéo" vợ diễn ra bất cứ lúc nào. Còn Sơ tìm cách rời bản. Nhưng nhà Sơ nghèo lắm, muốn đi, chỉ có một cách duy nhất, là tự đi học, và phải học giỏi.
Sơ học giỏi nên được xuống thị trấn học ở trường nội trú của huyện cách nhà 30km. Bố đưa Sơ lên trường, nhưng phải mấy tháng sau mới đón Sơ về thăm nhà được một lần. Khủng hoảng nhất là Sơ bập bõm tiếng phổ thông, nên việc nghe giảng và giao tiếp với thầy cô, bạn bè lúc đầu gặp khó khăn. Sơ tự nhủ bằng mọi giá phải học tiếng, nếu không cố gắng thì không theo học được, sẽ phải về quê lấy chồng. Suốt những năm cấp 2, Sơ luôn nằm trong top 5 bạn học tốt của lớp, được vào đội tuyển của trường đi thi học sinh giỏi.
Biến cố đầu đời ập đến. Đó là năm Sơ học lớp 8, khi đi chơi cùng em gái dịp Tết, Sơ bị người con trai ở thôn "kéo" đi. Hai chị em khóc lóc và vùng vẫy quyết liệt nên cuộc "kéo" vợ không thành. Tuy thế, Sơ sợ hãi vô cùng và càng cố gắng học để đi xa. Hết cấp 2, Sơ là một trong hai học sinh của tỉnh được chọn đi học tại Trường Hữu nghị T78 ở Hà Nội. Chuẩn bị về xuôi đi học cấp 3, Sơ lại bị "kéo vợ" lần thứ 2. Một người con trai tìm đến nhà Sơ "kéo" Sơ đi. Sơ bị ép lên xe máy, ngồi kẹp giữa hai người con trai. Trời tối dần, xe lao vun vút, Sơ hoảng sợ thật sự. Làm thế nào để thoát được?
Thật may mắn, giữa đường xảy ra vụ xô xát giữa hai người này và thanh niên ở thôn bên cạnh. Nhân lúc đó, Sơ trốn đi. Sơ gọi về cho bố, thông báo mình bị "kéo" đi, Sơ muốn về nhà đi học, bố hãy đến cứu Sơ. Đêm ấy, bố tìm được Sơ. Thoát khỏi tục "kéo" vợ lần thứ 2, Sơ xuống Hà Nội học. Ba năm cấp 3, Sơ luôn nỗ lực học tập và nằm trong tốp đầu của lớp, được vào đội tuyển học sinh giỏi các môn lịch sử, sinh học.
2. Đầu năm 2020, Sơ về quê ôn thi tốt nghiệp THPT. Hôm ấy, Sơ ở nhà một mình, có người con trai đến rủ đi chơi nhưng Sơ từ chối. Rủ không được, người đó cùng một người con trai nữa kéo Sơ lên xe máy chở đi. Sơ cố vùng vẫy, bám víu khi nhận ra mình lại rơi vào một cuộc "kéo" vợ lần thứ 3. Sơ tính đến tình huống nhảy khỏi xe. Nhưng cung đường ra khỏi bản Sơ đã quen, rất dốc và vắng vẻ. Nếu có nhảy cũng sẽ bị bắt lại và còn bị thương, sẽ không đi thi tốt nghiệp THPT được. Sơ định bụng tới đoạn UBND xã sẽ hét lên, nhưng họ cố tình chạy nhanh, không để Sơ có cơ hội kêu cứu. Đi hết đường quốc lộ, xe rẽ vào con đường hiểm trở, vắng vẻ. Đã xa Khe Ron lắm rồi, nhưng Sơ vẫn cố gắng nhớ đường, định bụng sẽ trốn trở ra.
Về đến nhà người con trai thì trời đã tối mịt. Sơ miễn cưỡng bước qua cửa để vào nhà họ, dù em biết theo tập tục của người HMông thì như thế là đã dần chấp nhận làm con dâu nhà người ta rồi. Nếu ở đây thêm ba ngày nữa, họ sẽ đến nhà Sơ làm lễ ăn hỏi. Sơ không đời nào chấp nhận điều đó.
"Nhà họ bảo em đọc số điện thoại của bố để thông báo là họ "kéo" được em về. Lúc đó em thét lên: Bố mẹ cứu con, con không ở đây đâu, con muốn đi học. Suốt đêm ấy, trong căn buồng lạ, em phản kháng với tất cả tinh thần và sức lực để quyết bảo vệ bản thân trước người trai lạ. Và em đã làm được", Sơ rùng mình nhớ lại.
Sáng hôm sau, Sơ vẫn phải dậy sớm lên nương. Khi biết được nhà ấy có ruộng gần đường quốc lộ ở trung tâm xã thì Sơ mừng quýnh, xin đi làm cùng người con trai. Một tia sáng lóe lên ở cuối đường hầm, Sơ âm thầm nghĩ cách chạy trốn. Xuống đến ruộng, việc đầu tiên là Sơ gọi cho bố. Bố vừa thương Sơ vừa bối rối, bảo Sơ phải cố gắng về nhà trước khi thời hạn 3 ngày, bố mẹ sẽ cố gắng giúp con gái. Chiều hôm đó, Sơ nhất định không chịu về lại nhà ấy. Cuộc giằng co với người con trai diễn ra rất lâu, thu hút sự chú ý của người đi đường. Một người đàn ông tốt bụng đã dừng lại hỏi han. Sơ kể sự tình và cầu cứu chú ấy cho Sơ ở nhờ một đêm.
Cả nhà người con trai kéo đến nhà chú kia. Đêm ấy, Sơ bị người con trai đánh đập tàn tệ. Mệt mỏi, đau đớn và uất ức, Sơ cố vùng vẫy để thoát khỏi vòng vây. Sơ đi học, Sơ hiểu rằng hôn nhân là do hai người yêu nhau, tự nguyện kết hôn, chứ không phải ép uổng như thế. Đêm ấy, Sơ lẻn trốn đi. Nhưng lạ nước lạ cái, sau một hồi mò mẫm tìm đường, Sơ bị bắt lại.
Sáng hôm sau, Sơ vẫn nằng nặc đòi về. Trước sự bướng bỉnh và gan lì của Sơ, nhà trai buộc phải chở Sơ về nhà, với điều kiện là nhà người ta sẽ qua nhà Sơ ăn hỏi luôn. Về đến Khe Ron, dân trong thôn kéo đến nhà Sơ đông lắm. Mọi người đều mắng Sơ, bảo Sơ cứng đầu, giờ phải tuân theo tục lệ mà đi lấy chồng. Dù bố mẹ rất thương và muốn giải cứu con gái, nhưng trước áp lực của dân trong thôn, của gia đình nhà trai, bố mẹ không dám làm trái tập tục. "Giây phút đó khủng khiếp vô cùng. Một mình em phải chống chọi với tất cả. Em khóc lóc, van lơn đến khản cả tiếng", Sơ xúc động kể lại.
Trước sự quyết liệt của Sơ, cuối cùng nhà trai đành từ bỏ ý định "kéo" Sơ về làm vợ. Điều đó trở thành một hiện tượng gây chấn động thôn làng. Nhiều người bàn luận, phản đối khi gia đình Sơ không tuân theo tập tục bao nhiêu năm nay. Sau biến cố, quay trở lại trường đi học, Sơ bị ám ảnh và hoảng sợ. Em phải cố trấn tĩnh, tự vá lành vết thương tinh thần để thi tốt nghiệp THPT. Đạt 28,25 điểm, vào Đại học Luật Hà Nội là kết quả ngoài mong đợi, giúp Sơ lấy lại được thăng bằng để bước tiếp.
Bốn năm học đại học, để có thể tự nuôi sống bản thân mà không phải xin tiền bố mẹ, Sơ vừa học vừa đi làm thêm đủ thứ nghề, từ rửa bát, bưng bê ở các quán ăn đến làm việc văn phòng. Ngày nào Sơ cũng tất bật đến quá nửa đêm. Tuy thế, việc học hành Sơ không hề bê trễ. Năm học 2019 - 2020, Sơ nhận được giấy khen của Ủy ban Dân tộc cho học sinh, sinh viên dân tộc xuất sắc. Năm 2022, học bổng Hessen của Cộng hòa Liên bang Đức được trao cho sinh viên giàu nghị lực. Không chỉ học, Sơ còn hoạt động tích cực trong Câu lạc bộ sinh viên Mông tình nguyện tại Hà Nội và nhiều chương trình khác. Cuối năm 2023, Sơ đã bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp, hoàn thành chương trình đại học trong ba năm rưỡi thay vì bốn năm.
Ở quê, Sơ là cô gái Mông duy nhất đi học đại học. Và có lẽ Sơ là người phản kháng dữ dằn nhất chống lại tập tục "kéo" vợ ràng buộc người phụ nữ. Sơ thấy mình may mắn vì có bố mẹ luôn yêu thương, ủng hộ. Bố mẹ Sơ tuy không nói, không viết được chữ phổ thông nhưng họ hiểu rằng việc học là cần thiết. Nhà nghèo, bố mẹ vay tiền cho Sơ đi học. Của cải đắt giá nhất của gia đình là con trâu, bố cũng bán đi để phục vụ việc học của Sơ.
Sơ dự định sẽ tiếp tục học để trở thành luật sư, để quay trở về giúp những người phụ nữ, những em bé gái ở quê được học hành, có hiểu biết hơn, mạnh mẽ hơn để thoát khỏi tục "kéo" vợ, làm chủ cuộc đời. Sơ đã đi rất xa khỏi thôn Khe Ron, làm những việc mà người ở thôn hoàn toàn lạ lẫm. Sơ tham gia vào hoạt động của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam. Em cũng là một trong hai đại diện của Việt Nam tham dự Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sơ còn là tham luận viên tham gia vào Quỹ trẻ em toàn cầu khu vực Đông Nam Á…
Nắm bắt những cơ hội ấy, Sơ được đặt chân tới Nepal, Thái Lan, Singapore. Mẹ Sơ - người phụ nữ cả đời chưa ra tới trung tâm tỉnh, đã không hiểu con gái mình đi đến những đất nước khác bằng cách nào. Qua Sơ, mẹ mới biết rằng khi ở thôn Khe Ron đang là đêm thì ở một nơi nào đó đang là ngày và ngược lại. Sơ đã đưa được các em xuống Hà Nội học. Vậy là 4 trong số 5 anh chị em Sơ đều được đi học. Đó là điều cũng chưa từng thấy ở Khe Ron.
Chủ tịch tỉnh Cà Mau đối thoại với thanh niên******
Ngày 6.4, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ban hành kế hoạch tổ chức hội nghị đối thoại với thanh niên trên địa bàn tỉnh năm 2024 bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Chủ đề của hội nghị đối thoại là "Thanh niên Cà Mau xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng". Hội nghị đối thoại được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị đối thoại tại điểm cầu của tỉnh và được kết nối trực tuyến với 9 điểm cầu cấp huyện; 101 điểm cầu cấp xã. Thời gian tổ chức dự kiến trong tháng 6.2024.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, việc tổ chức hội nghị là nhằm cung cấp, phổ biến chính sách pháp luật cho thanh niên; định hướng cho thanh niên thực hiện tốt chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và của tỉnh về thanh niên và chương trình phát triển thanh niên tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 -2025. Đặc biệt, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, đề xuất, nguyện vọng của thanh niên; kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên trong giai đoạn hiện nay; phát huy vai trò xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng trong thanh niên góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nội dung hội nghị tập trung vào kết quả triển khai, thực hiện các phong trào, hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, những phần việc cụ thể của thanh niên trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua; những khó khăn, hạn chế cần phải xử lý, khắc phục. Và vai trò của thanh niên Cà Mau trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp, chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới, tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; tham gia các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, cống hiến cho sự phát triển chung của tỉnh; thông tin đến thanh niên về những cơ chế, chính sách hiện hành của T.Ư của tỉnh liên quan đến chính sách hỗ trợ thanh niên và những nội dung khác có liên quan đến thanh niên.
Sau ồn ào, Khu du lịch thác Prenn ở Đà Lạt được cấp phép môi trường******Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành vừa ký quyết định cấp phép cho Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt (phường 2, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp Khu du lịch Thác Prenn tại phường 3, TP Đà Lạt và xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (công suất 1.000 khách/ngày, gồm khách tham quan và lưu trú).
Doanh nghiệp chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng.
Theo giấy phép (có thời hạn 7 năm, tới tháng 4/2031), Khu du lịch thác Prenn có 4 dòng nước thải, lưu lượng xả thải lớn nhất 206m3/ngày. Nước thải sau xử lý sẽ chảy ra suối Prenn.
Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu vận hành thử nghiệm 3 tháng đối với hệ thống xử lý nước thải. Trong quá trình đó, doanh nghiệp phải giám sát các chất ô nhiễm có trong dòng nước thải và đánh giá hiệu quả xử lý hai hệ thống công suất 30m3/ngày và 160m3/ngày.
Ngoài ra, số liệu quan trắc khí thải phải được lập báo cáo kết quả vận hành gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.
Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt chịu hoàn toàn trách nhiệm khi chất ô nhiễm, tiếng ồn, độ rung không đạt yêu cầu cho phép và xả khí thải không đảm bảo ra môi trường.
Được biết, vào tháng 10/2023 Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng đã thẩm định năng lực tài chính của Dự án mở rộng, nâng cấp Khu du lịch thác Prenn khi doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 267,6 tỷ đồng thành 820 tỷ đồng.
Đầu năm nay (tháng 1/2024), UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản chỉ đạo UBND TP Đà Lạt và huyện Đức Trọng yêu cầu Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt dừng ngay việc thi công các công trình, hạng mục công trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án trên.
Qua kiểm tra, Phòng Quản lý đô thị Đà Lạt lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ thi công 10 công trình vi phạm trật tự xây dựng tại đây. Trong đó có 6 công trình bungalow có giấy phép xây dựng nhưng xây sai vị trí. Các công trình xây dựng không phép đã được chủ đầu tư tự nguyện tháo dỡ.
UBND TP Đà Lạt ban hành hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 240 triệu đồng đối với Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt.
Huyện Đức Trọng cũng phát hiện và đình chỉ thi công nhiều công trình xây dựng sai phép và 14 hạng mục công trình không có giấy phép xây dựng.
Ngày 4/3 vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng Lâm Đồng và UBND huyện Đức Trọng xử lý nghiêm vi phạm hành chính liên quan đến trật tự xây dựng tại dự án mở rộng, nâng cấp Khu du lịch thác Prenn.
Thác Prenn nằm cạnh quốc lộ 20, ở cửa ngõ vào TP Đà Lạt, một trong những khu du lịch sinh thái về rừng, suối nổi tiếng. Thác nằm trong khu rừng nguyên sinh còn sót lại.
Dòng nước từ trên ghềnh đá với độ cao hơn 20m cao đổ xuống trắng xóa như một dải lụa bạch trông tựa mái tóc của nàng Bạch Mao Tiên cô. Có thể vì thế mà một số du khách gọi là thác Tiên Sa.
regista là gì
Cựu học sinh trường chuyên lập kỷ lục châu Á về nâng tạ******
Ở tuổi 19, Khoa có nhiều thành tích trong lĩnh vực thể hình như: huy chương vàng (HCV) hạng mục men's physique dưới 19 tuổi; huy chương bạc (HCB) hạng mục men's sport dưới 19 tuổi; huy chương đồng (HCĐ) hạng mục men's physique dưới 21 tuổi tại giải WFF Muscle Tour Vietnam năm 2022; HCV hạng mục men's sport dưới 19 tuổi; HCB hạng mục men's physique dưới 19 tuổi; HCĐ hạng mục men's sport dưới 21 tuổi tại giải WFF Muscle Tour Vietnam 2023…
Năm 2023, Khoa còn lập kỷ lục châu Á ở bộ môn powerlifting khi deadlift với tạ nặng 251,5 kg (lứa tuổi 18 - 19) tại VPC Warriors 2023 - Liên đoàn Global Powerlifting Alliance công nhận. Hiện tại, trong tập luyện ở bài squat Khoa nâng được 260 kg, bench là 170 kg và phá kỷ lục của chính mình khi deadlift với tạ nặng 300 kg.
Khoa cho biết bắt đầu tập thể hình vào năm lớp 10 cùng với chị gái để cải thiện sức khỏe. Thời gian đầu, nam sinh có gặp khó khăn khi tập sai kỹ thuật, đau cơ… nhưng dần đam mê và quyết tâm theo đuổi bộ môn này.
“Vì học tập rất căng thẳng nên mình luôn cố hoàn thành bài vở sớm nhất có thể. Sau khi tập gym dù rất mệt mỏi nhưng về nhà còn rảnh thời gian là mình học bài tiếp. Nếu có đi chơi xa thì mình cũng sẽ học bài trong thời gian rảnh và tìm những phòng gym gần đó để tập. Cân bằng giữa tập luyện và học tập là rất khó, nhưng nếu đủ kỷ luật và đam mê thì thành quả rất xứng đáng”, Khoa chia sẻ.
Dù học bậc THCS tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) và đã quen với áp lực khi xung quanh có nhiều bạn bè học giỏi, tài năng. Tuy nhiên, lên bậc THPT, Khoa nhận thấy sự cạnh tranh trong học tập càng nhiều khiến chàng trai này phải cố gắng hết khả năng để đạt được điểm số tốt nhất.
“Áp lực đồng trang lứa làm cho mình khá căng thẳng, nhưng xung quanh toàn là những người chăm chỉ và giỏi giang cũng giúp bản thân tiến bộ hơn. Để vượt qua áp lực này thì mình phải cố gắng rất nhiều bằng sự kỷ luật, chăm chỉ và tìm được phương pháp học tập hiệu quả nhất. Mình đã biết cách quản lý thời gian sao cho phù hợp, kể cả là học bài ở phòng gym để đạt được thành tích tốt”, Khoa chia sẻ.
Khoa tham gia giải thể hình đầu tiên khi còn học lớp 12. Để chuẩn bị cho giải này, Khoa phải bắt đầu ăn kiêng trước 4 tháng với mục đích giảm được nhiều mỡ nhất có thể. Và kết quả là khoa đã đoạt HCV tại giải WFF Vietnam 2022.
Hiện tại, Khoa duy trì tập luyện 5 buổi/tuần, mỗi lần từ 3 - 4 tiếng. Sắp tới, Khoa sẽ tham gia giải đấu VPC Planet Power 2024 và đặt mục tiêu đoạt HCV. Với một số quan điểm cho rằng những người tập thể hình thì sẽ không học giỏi, Khoa nói: “Trên thực tế, việc tập thể hình hay duy trì một lối sống năng động có nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho rằng nó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập hay trí tuệ con người. Sự cân bằng giữa việc duy trì sức khỏe thể chất và phát triển trí tuệ là chìa khóa để đạt được thành công trong cả học tập, cuộc sống".
Anh Nguyễn Thiên Lộc, Strength & conditioning coach (huấn luyện viên sức mạnh và điều hòa về hiệu suất thể chất), đang làm việc tại 496 đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM, người trực tiếp huấn luyện Khoa, nhận xét: “Khoa có niềm đam mê rất lớn với bộ môn này. Khi mới bắt đầu làm việc chung với Khoa, mình nhận thấy bạn ấy không có kỹ thuật tập luyện hoàn hảo. Nhưng Khoa tiếp thu nhanh, chủ động đưa ra phản hồi để mình điều chỉnh lại giáo án và tính toán chiến lược tương xứng. Mình nghĩ, Khoa sẽ còn tiến rất xa trong lĩnh vực thể hình”.
Cựu học sinh trường chuyên lập kỷ lục châu Á về nâng tạ******Ở tuổi 19, Khoa có nhiều thành tích trong lĩnh vực thể hình như: huy chương vàng (HCV) hạng mục men's physique dưới 19 tuổi; huy chương bạc (HCB) hạng mục men's sport dưới 19 tuổi; huy chương đồng (HCĐ) hạng mục men's physique dưới 21 tuổi tại giải WFF Muscle Tour Vietnam năm 2022; HCV hạng mục men's sport dưới 19 tuổi; HCB hạng mục men's physique dưới 19 tuổi; HCĐ hạng mục men's sport dưới 21 tuổi tại giải WFF Muscle Tour Vietnam 2023…
Năm 2023, Khoa còn lập kỷ lục châu Á ở bộ môn powerlifting khi deadlift với tạ nặng 251,5 kg (lứa tuổi 18 - 19) tại VPC Warriors 2023 - Liên đoàn Global Powerlifting Alliance công nhận. Hiện tại, trong tập luyện ở bài squat Khoa nâng được 260 kg, bench là 170 kg và phá kỷ lục của chính mình khi deadlift với tạ nặng 300 kg.
Khoa cho biết bắt đầu tập thể hình vào năm lớp 10 cùng với chị gái để cải thiện sức khỏe. Thời gian đầu, nam sinh có gặp khó khăn khi tập sai kỹ thuật, đau cơ… nhưng dần đam mê và quyết tâm theo đuổi bộ môn này.
“Vì học tập rất căng thẳng nên mình luôn cố hoàn thành bài vở sớm nhất có thể. Sau khi tập gym dù rất mệt mỏi nhưng về nhà còn rảnh thời gian là mình học bài tiếp. Nếu có đi chơi xa thì mình cũng sẽ học bài trong thời gian rảnh và tìm những phòng gym gần đó để tập. Cân bằng giữa tập luyện và học tập là rất khó, nhưng nếu đủ kỷ luật và đam mê thì thành quả rất xứng đáng”, Khoa chia sẻ.
Dù học bậc THCS tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) và đã quen với áp lực khi xung quanh có nhiều bạn bè học giỏi, tài năng. Tuy nhiên, lên bậc THPT, Khoa nhận thấy sự cạnh tranh trong học tập càng nhiều khiến chàng trai này phải cố gắng hết khả năng để đạt được điểm số tốt nhất.
“Áp lực đồng trang lứa làm cho mình khá căng thẳng, nhưng xung quanh toàn là những người chăm chỉ và giỏi giang cũng giúp bản thân tiến bộ hơn. Để vượt qua áp lực này thì mình phải cố gắng rất nhiều bằng sự kỷ luật, chăm chỉ và tìm được phương pháp học tập hiệu quả nhất. Mình đã biết cách quản lý thời gian sao cho phù hợp, kể cả là học bài ở phòng gym để đạt được thành tích tốt”, Khoa chia sẻ.
Khoa tham gia giải thể hình đầu tiên khi còn học lớp 12. Để chuẩn bị cho giải này, Khoa phải bắt đầu ăn kiêng trước 4 tháng với mục đích giảm được nhiều mỡ nhất có thể. Và kết quả là khoa đã đoạt HCV tại giải WFF Vietnam 2022.
Hiện tại, Khoa duy trì tập luyện 5 buổi/tuần, mỗi lần từ 3 - 4 tiếng. Sắp tới, Khoa sẽ tham gia giải đấu VPC Planet Power 2024 và đặt mục tiêu đoạt HCV. Với một số quan điểm cho rằng những người tập thể hình thì sẽ không học giỏi, Khoa nói: “Trên thực tế, việc tập thể hình hay duy trì một lối sống năng động có nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho rằng nó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập hay trí tuệ con người. Sự cân bằng giữa việc duy trì sức khỏe thể chất và phát triển trí tuệ là chìa khóa để đạt được thành công trong cả học tập, cuộc sống".
Anh Nguyễn Thiên Lộc, Strength & conditioning coach (huấn luyện viên sức mạnh và điều hòa về hiệu suất thể chất), đang làm việc tại 496 đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM, người trực tiếp huấn luyện Khoa, nhận xét: “Khoa có niềm đam mê rất lớn với bộ môn này. Khi mới bắt đầu làm việc chung với Khoa, mình nhận thấy bạn ấy không có kỹ thuật tập luyện hoàn hảo. Nhưng Khoa tiếp thu nhanh, chủ động đưa ra phản hồi để mình điều chỉnh lại giáo án và tính toán chiến lược tương xứng. Mình nghĩ, Khoa sẽ còn tiến rất xa trong lĩnh vực thể hình”.
5 địa điểm mua sắm tại Campuchia mà bạn không nên bỏ qua******
Trung tâm thương mại Sorya
Trung tâm Thương mại Sorya, tọa lạc ngay trung tâm của Phnom Penh, Campuchia, là điểm đến mua sắm hàng đầu với sự đa dạng của cửa hàng, từ thời trang, điện tử đến đồ gia dụng. Không chỉ là một trung tâm thương mại hiện đại, Sorya còn cung cấp các tiện ích giải trí như rạp chiếu phim, khu ẩm thực, mang đến trải nghiệm mua sắm toàn diện cho mọi lứa tuổi. Sorya là sự lựa chọn lý tưởng để khám phá phong cách mua sắm đô thị tại Campuchia.
Chợ Orussey
Chợ Orussey là một trong những chợ truyền thống sầm uất nhất ở Phnom Penh. Nơi đây cung cấp một loạt các mặt hàng từ thực phẩm, quần áo, đến đồ gia dụng với giá cả phải chăng. Chợ Orussey không chỉ là điểm mua sắm mà còn là nơi để du khách thâm nhập vào cuộc sống địa phương, tận hưởng không khí chợ búa náo nhiệt.
Chợ đêm Campuchia
Chợ đêm Campuchia là một trải nghiệm mua sắm văn hóa đặc sắc mà du khách nên trải nghiệm khi đến với đất nước này. Mở cửa từ hoàng hôn đến khuya, các chợ đêm tại đây tràn ngập ánh đèn, âm nhạc và mùi thơm của ẩm thực đường phố. Nơi đây cung cấp một loạt sản phẩm từ hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, quần áo, đến các loại thực phẩm địa phương. Không khí náo nhiệt và thân thiện tại chợ đêm sẽ mang lại cho bạn một góc nhìn sinh động về cuộc sống về đêm ở Campuchia.
Phsar Thom Thmei
Phsar Thom Thmei, hay chợ Trung tâm, là một biểu tượng mua sắm của thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Với kiến trúc độc đáo theo phong cách Art Deco, chợ này là nơi bạn có thể tìm thấy mọi thứ từ quần áo, trang sức đến đồ lưu niệm và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Không chỉ là điểm đến mua sắm, Phsar Thom Thmei còn là một địa điểm du lịch văn hóa thu hút đông đảo du khách.
Chợ Nga Toul Tompoung
Chợ Nga, hay còn gọi là Toul Tompoung, là một trong những chợ nổi tiếng ở Phnom Penh, được biết đến với sự đa dạng hàng hóa, từ thực phẩm đến hàng thủ công mỹ nghệ. Đây là nơi tuyệt vời để khám phá và mua sắm những món quà lưu niệm có giá trị, thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật và văn hóa Campuchia.
Mỗi điểm mua sắm ở Campuchia không chỉ là nơi để du khách có thể tìm mua những món đồ yêu thích mà còn là cơ hội để khám phá và trải nghiệm văn hóa đặc sắc của đất nước này. Từ những trung tâm thương mại hiện đại đến những khu chợ truyền thống, Campuchia mở ra một thế giới mua sắm phong phú và đầy màu sắc, đáp ứng mọi nhu cầu và sở thích của du khách.
Công ty du lịch Tugo tặng bạn đọc code "DULICHGENZ" trị giá đến 1.000.000 đồng khi đăng ký tour.
Chuyên mục du lịch Gen Z được xây dựng bởi Tugo & Thanh Niên
Người dân Hà Nội đặt hoa, ghi sổ tang tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố ở Nga******Đồng minh Mỹ chuẩn bị cho sự trở lại của ông Trump******
Giới ngoại giao và các quan chức chính phủ ở 5 lục địa đang tất bật thực hiện công tác chuẩn bị trong trường hợp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump quay lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Hôm 17.4, ông Trump gặp Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ở Tòa tháp Trump tại khu Manhattan (TP.New York, Mỹ), theo tờ The New York Times.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết họ đã thảo luận các vấn đề an ninh, trong đó Tổng thống Ba Lan đề xuất các thành viên NATO chi ít nhất 3% GDP cho quốc phòng, thay cho mức 2% như hiện nay.
Các đồng minh của Mỹ chuẩn bị ra sao cho khả năng "Trump 2.0"?
Trước đó, cựu Tổng thống Trump gặp trực tiếp Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 8.3 và Ngoại trưởng Anh David Cameron hôm 8.4 đều ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (bang Florida). Sau đó, tại cuộc họp báo ở Washington D.C hôm 9.4, ông Cameron cho biết đã thảo luận về chiến sự Ukraine, cuộc xung đột ở Gaza và tương lai của NATO, Đài ABC News đưa tin.
Ông Trump cũng điện đàm với Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman. Tokyo cũng có động thái tiếp xúc ông Trump, khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Aso Taro gặp ông Trump ở New York hôm 23.4, theo NBC.
Reuters dẫn lời sử gia Jeremi Suri của Đại học Texas (Mỹ) cho hay việc các ứng viên tổng thống Mỹ gặp các nhà ngoại giao nước khác là chuyện bình thường. Tuy nhiên, ông tỏ ra bất ngờ về các cuộc gặp giữa ông Trump và những nhà lãnh đạo nước ngoài, cũng như về cuộc điện đàm với thái tử Ả Rập Xê Út.
Trong khi thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho rằng không có gì lạ về cuộc gặp giữa ông Trump và ngoại trưởng Anh, bà từ chối trả lời những câu hỏi về cuộc gặp gỡ của cựu tổng thống với thủ tướng Hungary hay cuộc điện đàm với thái tử Ả Rập Xê Út, AFP đưa tin.
Bên cạnh đó, chính phủ Đức tích cực xây dựng các cầu nối với đảng Cộng hòa ở cấp độ tiểu bang, nhắc nhở giới chức đảng này rằng chính quyền Berlin đang đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp Mỹ. Ông Michael Link, điều phối viên Hợp tác Xuyên Đại Tây Dương của Bộ Ngoại giao Đức, đã dẫn đầu phái đoàn đến các tiểu bang Oklahoma, Arkansas, Alabama và Indiana của Mỹ, tiếp xúc với các thống đốc đảng Cộng hòa ở những bang này. Ông Link cũng gặp gỡ giới chức đảng Dân chủ trong chuyến công tác Mỹ, nhưng mục tiêu chuyến đi vẫn là ưu tiên vận động hành lang những nhân vật mà Đức cho rằng có thể ảnh hưởng đến ông Trump.
Mexico cũng có động thái chọn ngoại trưởng kế tiếp dựa trên kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Mexico sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào tháng 6, và người chiến thắng sẽ bắt đầu nhiệm kỳ vào tháng 10, một tháng trước khi cặp đấu Biden - Trump chính thức so tài ở Mỹ.
Tối qua 25.4 (giờ VN), Tòa án Tối cao Mỹ ở Washington D.C nghe trình bày của đoàn luật sư đại diện ông Trump cho rằng cựu lãnh đạo được hưởng quyền miễn truy tố sau khi tìm cách lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 trước ông Joe Biden. Ông Trump không có mặt tại tòa vì lúc đó phải tham gia phiên tòa xét xử cáo buộc chi tiền bịt miệng ở tòa hình sự quận Manhattan (TP.New York). Dựa trên phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ, nhiều khả năng được đưa ra vào cuối tháng 6, các phiên tòa hình sự khác xét xử ông Trump mới được xúc tiến. Cũng trong ngày 25.4, bang Arizona tiến hành truy tố 18 người với cáo buộc âm mưu lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020. Ông Trump bị nêu tên là đồng phạm nhưng không bị truy tố.
Người dân vẫn thả chó chạy rông ở Gia Lai, điểm nóng về bệnh dại******Gia Lai đang là một điểm nóng, đứng đầu cả nước về số ca tử vong do bệnh dại trong năm 2023 với 14 trường hợp. Đầu năm 2024, Gia Lai tiếp tục ghi nhận 2 ca tử vong vì bệnh dại. Bệnh dại đang diễn biến phức tạp nhưng người dân vẫn thờ ơ, thả chó chạy rông ở thành phố Pieku, Gia Lai.
Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng chó thả rông, không rọ mõm xuất hiện rất nhiều trên các tuyến đường, khu vực đông dân cư trên địa bàn thành phố Pleiku. Đặc biệt, chó thả rông cũng xuất hiện gần khu vực trường học và có xu hướng tấn công khi thấy người lạ đi ngang.
Anh N.C. (tổ 5, phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku) bức xúc nói: "Ở khu vực tôi sống thường xuất hiện chó chạy rông trên đường. Nhiều gia đình cũng chủ quan, không xích, rọ mõm chó nên khi thấy người lạ đi qua nhà là tấn công. Chúng tôi đã góp ý nhưng tình hình vẫn không thay đổi".
Tương tự, chị Phạm Thị Hiền (phường Yên Thế, thành phố Pleiku) cho biết: "Nhà tôi có 3 con nhỏ, nên tôi thường nhắc nhở các cháu tránh xa khi thấy chó thả rông. Nhiều lần các con đi học về kể bị chó tấn công bất ngờ nhưng may mắn là chưa bị cắn".
Trước tình trạng trên, nhiều phường đã ra quân quyết liệt xử lý tình trạng chó thả rông, chó không đeo rọ mõm khi ra đường hoặc để chó phóng uế nơi công cộng, gây mất trật tự mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên địa bàn.
Ông Đào Trung Ánh, Chủ tịch UBND phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, cho biết: "Nhận thấy tính nguy hiểm khi bệnh dại đang tăng mạnh, phường đã chỉ đạo thành lập nhiều tổ ra quân xử lý chó thả rông, xử lý các trường hợp nuôi chó thả rông không có biện pháp đảm bảo an toàn cho người xung quanh.
Trong một tuần, cơ quan chức năng đã bắt hàng chục con chó thả rông trên đường, tại các nơi công cộng. Đồng thời, phối hợp với người dân nếu phát hiện chó thả rông không rọ mõm dùng điện thoại ghi hình, xác định chủ vật nuôi để báo cáo về cơ quan có thẩm quyền xử lý. Sau 48h không có chủ vật nuôi đến nhận thì tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật".
Riêng tại huyện Chư Sê và Đức Cơ có hơn 26.000 con chó, mèo. Các địa phương này đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh dại.
Theo đại diện UBND xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, trên địa bàn xã có khoảng hơn 600 con chó, khó khăn nhất là kinh phí để hỗ trợ phòng, chống bệnh dại.
Trong khi đó, ý thức người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số về bệnh dại còn hạn chế. Dù chính quyền đã tuyên truyền trên các trang mạng xã hội cũng như phương tiện truyền thông đại chúng nhưng người dân vẫn không thực hiện.
Mặt khác, kinh tế của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn nên khi bị chó cắn cũng còn ngại hoặc không dám bỏ tiền đi tiêm vaccine, huyết thanh dại. Chính vì vậy mà khi người dân bị chó cắn, chính quyền cũng không nắm được.
Theo báo cáo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, cả nước có 82 người chết vì bệnh dại, gần 700.000 người bị chó, mèo cắn phải tiêm phòng, tổn thất kinh tế gần 1.000 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn quốc ghi nhận 27 ca tử vong do bệnh dại, 100.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.
Tỉnh Gia Lai là một điểm nóng, đứng đầu cả nước về số ca tử vong do bệnh dại trong năm 2023 với 14 trường hợp tử vong.
Trong đầu năm 2024, Gia Lai tiếp tục ghi nhận 2 ca tử vong vì bệnh dại.
Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.