Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

gnbet bao lô_bong da kq hom nay

2024-05-20 11:50:32 tác giả:Anh Hồ nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Tìm thấy người phụ nữ mất tích sau khi đến Cục Sở hữu trí tuệ******

Liên quan vụ người phụ nữ Hà Nội mất tích sau khi đến Cục Sở hữu trí tuệ, Công an TP Hà Nội cho biết gia đình đã tìm thấy chị Nguyễn Thị Phương T. (29 tuổi) vào chiều ngày 1/4.

Theo gia đình, chị T. có vấn đề về tâm lý, bị trầm cảm một thời gian dài. 

Tìm thấy người phụ nữ mất tích sau khi đến Cục Sở hữu trí tuệ - 1

Chị T. đã được tìm thấy sau 4 ngày mất tích.

Trước đó, Công an phường Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) nhận được đơn trình báo mất tích của gia đình chị T.. 

Chị T. đi khỏi nhà từ sáng 29/3. Chiều 29/3, chị T. đến Cục Sở hữu trí tuệ (ở số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân).

Theo đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, khoảng 19h ngày 29/3, chị T. "xông" vào trụ sở Cục và bị lực lượng bảo vệ mời ra ngoài vì đã hết giờ làm việc. Sau đó, nhân viên bảo vệ phát hiện điện thoại của chị T. rơi tại địa điểm trên.

Khi người nhà chị T. gọi vào điện thoại này, bảo vệ đã nghe và thông báo sự việc. Gia đình đã đến Cục nhận lại điện thoại của chị T. 

Vành đai 3 TPHCM thi công cầm chừng chờ cát đắp******

Hơn 9 tháng từ khi khởi công, dự án xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM đạt 10,7% tổng khối lượng. Hiện việc thiếu cát đắp nền khiến nhiều đoạn qua TPHCM của công trường Vành đai 3 thi công cầm chừng, hoặc chưa thể triển khai. 

Theo báo cáo của UBND TPHCM gửi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (hôm 29/3), nguồn vật liệu đất đắp nền đường, đá xây dựng và cát xây dựng đã đảm bảo phục vụ dự án Vành đai 3. Riêng nguồn cát đắp nền (cát san lấp) gặp nhiều khó khăn. 

Vành đai 3 TPHCM thi công cầm chừng chờ cát đắp - 1

Nhiều đoạn thuộc dự án Vành đai 3 thi công cầm chừng chờ cát đắp (Ảnh: Nam Anh).

Tổng nhu cầu cát đắp nền đường cho toàn dự án trong năm nay là hơn 6 triệu m3 (chưa bao gồm dự án thành phần 1A). Riêng TPHCM cần 4,7 triệu m3 dàn trải từ quý II đến quý IV.

Tại cuộc họp hồi tháng 12/2023, các địa phương thống nhất chủ trương cung cấp một phần trữ lượng các mỏ cát cho dự án Vành đai 3, nếu kết quả thí nghiệm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Riêng tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang cần xin ý kiến của Thường trực tỉnh ủy, do những địa phương này đang khó khăn về nguồn cung phục vụ dự án cao tốc trên địa bàn cùng các công trình của tỉnh. 

Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang thống nhất tham mưu tỉnh này hỗ trợ, chia sẻ cho dự án Vành đai 3 TPHCM khoảng 6,3 triệu m3 cát. Còn tỉnh Bến Tre đang chuẩn bị thủ tục đấu giá quyền khai thác các mỏ cát. Sau khi có đơn vị trúng thầu, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre sẽ tham mưu UBND tỉnh Bến Tre hỗ trợ một phần cát cho Vành đai 3.

Riêng tỉnh Vĩnh Long chưa có chủ trương chấp thuận cung cấp cát cho dự án Vành đai 3. 

Vành đai 3 TPHCM thi công cầm chừng chờ cát đắp - 2

Công trường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua TP Thủ Đức, gói thầu xây lắp 3 (Ảnh: Thư Trần).

UBND TP cũng đã kiến nghị Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì tổ chức buổi làm việc với Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tỉnh để điều phối nguồn cát cho dự án Vành đai 3. Trong đó, TPHCM kiến nghị Phó Thủ tướng đề nghị các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang thống nhất chủ trương dành một phần trữ lượng cát của địa phương để cung cấp cho dự án Vành đai 3; đồng thời các tỉnh đẩy nhanh thủ tục để kịp thời cung cấp cát cho dự án từ quý II/2024. 

TPHCM cũng kiến nghị Bộ GTVT cân đối, điều phối linh hoạt nguồn cát đắp nền đã được các địa phương trên cam kết cấp cho những dự án cao tốc (cao tốc Bắc Nam, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng…) và dự án Vành đai 3: Theo hướng dự án nào có tiến độ cấp thiết hơn, nhu cầu tới trước sẽ cung cấp vật liệu trước. 

Dự án Vành đai 3 đoạn qua TPHCM có 14 gói thầu xây lắp, trong đó 10 gói thầu xây lắp chính, 4 gói thầu phụ trợ phục vụ khai thác vận hành. Đến nay, có 4 gói thầu xây lắp chính (XL3, XL6, XL8, XL9) đang triển khai thi công. 6 gói thầu xây lắp chính khác (XL1, XL2, XL4, XL5, XL7, XL10) đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật, đang lựa chọn nhà thầu.

Vành đai 3 TPHCM thi công cầm chừng chờ cát đắp - 3

Hướng tuyến Vành đai 3 TPHCM (Đồ họa: Ngà Trịnh).

Trưởng Ban Nội chính Trung ương tiếp Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc******

Chiều 19/4, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc tiếp Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Trung Quốc do Bộ trưởng Tư pháp Hạ Vinh dẫn đầu, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ông Phan Đình Trạc hoan nghênh chuyến thăm của Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Trung Quốc đến Việt Nam với mục tiêu cụ thể hóa nhận thức chung giữa Tổng Bí thư của hai Đảng và các nội dung về hợp tác trong lĩnh vực tư pháp, pháp luật, được nêu trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 và năm 2023.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương tiếp Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc - 1

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc tiếp Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh (Ảnh: Đặng Phước).

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước thời gian qua và cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Tư pháp hai nước, nhất là những phương hướng, biện pháp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Ông Trạc nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, sẵn sàng cùng phía Trung Quốc phát huy tầm cao mới của quan hệ song phương, thực hiện tốt nhận thức chung cấp cao, các Tuyên bố chung và văn kiện hợp tác đã ký kết giữa hai bên.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị hai bên tăng cường chia sẻ thành quả nghiên cứu trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, kiểm soát quyền lực, chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật.

Ông đồng thời đánh giá cao việc hai bên nhất trí thiết lập cơ chế Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương tiếp Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc - 2

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc hoan nghênh chuyến thăm của Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Trung Quốc đến Việt Nam(Ảnh: Đặng Phước).

Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nhất trí với các đề xuất của Việt Nam.

Ông cho rằng việc tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp nói riêng và trong lĩnh vực tư pháp, pháp luật nói chung là nội dung quan trọng trong hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là sau khi hai bên nhất trí làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Ông Hạ Vinh khẳng định, Bộ Tư pháp Trung Quốc sẵn sàng cùng Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan liên quan của Việt Nam quán triệt thực hiện tốt nhận thức chung cấp cao và các văn kiện đã ký kết, đưa hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực tư pháp, pháp luật đạt nhiều kết quả tích cực, thực chất hơn nữa.

Ông cũng thống nhất với định hướng hai bên tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực như quản lý đất nước theo pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên******

Đám cưới đặc biệt của cặp đôi Việt - Mỹ được chia sẻ ào ạt và nhận về "mưa tim" từ cư dân mạng vì mang đậm bản sắc văn hóa của người Thái Đen.

Đám cưới "hot" nhất mạng xã hội

Theo đó, hình ảnh đám cưới đặc biệt của cô dâu Việt Nam và chú rể người Mỹ, với sự tham gia của gia đình 2 bên cùng nghi thức hôn lễ mang đậm truyền thống của người Thái, được anh Đạt Key (ngụ Sơn La) chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận về sự quan tâm lớn và chia sẻ ào ạt của mạng xã hội.

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 1.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 2.

Đám cưới Việt - Mỹ theo phong tục truyền thống của người dân tộc Thái

ĐẠT KEY

Anh Đạt Key cho biết đám cưới diễn ra ở xã Nà Bó, H.Mai Sơn (Sơn La) vào ngày 19.3 vừa qua, còn anh là thợ chụp ảnh chính của đám cưới. Chàng trai cho biết bản thân vô cùng bất ngờ và hạnh phúc khi bộ ảnh do mình chụp nhận được sự quan tâm quá lớn từ mọi người.

“4 năm làm nghề này, mình đã chụp rất nhiều bộ ảnh cưới, bộ ảnh nào với mình cũng đặc biệt hết. Tuy nhiên, lần này ấn tượng với mình ở chỗ có sự giao lưu văn hóa dân tộc thiểu số của Việt Nam mình với người nước ngoài. Mình vô cùng ấn tượng với hình ảnh nhà trai người Mỹ mặc trang phục truyền thống của dân tộc Thái, nhập gia tùy tục", anh Đạt Key nói thêm.

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 3.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 4.

Các thành viên trong gia đình anh Henry từ Mỹ sang Việt Nam tham dự hôn lễ

ĐẠT KEY

Người thợ chụp ảnh gửi lời chúc đặc biệt tới cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc, sớm sinh quý tử. Với anh, được lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt trong ngày vui của các cặp đôi và nhận được sự hài lòng từ họ là một niềm hạnh phúc rất lớn.

Chuyện tình đặc biệt

Liên lạc với chị Thúy, cô dâu trong bộ ảnh được chia sẻ rần rần mạng xã hội những ngày vừa qua, cô gái cho biết bản thân bất ngờ, không nghĩ chuyện tình và đám cưới của 2 vợ chồng nhận được sự quan tâm, chúc phúc của nhiều người đến vậy. Điều đó làm cho hạnh phúc mà cặp đôi đang có thêm phần trọn vẹn hơn.

Chị kể mình gặp anh hồi 5 năm trước. Khi đó, chị đang học tiếng Anh, có ra Hồ Gươm (Hà Nội) để tìm người nước ngoài trò chuyện, giao lưu phát triển khả năng của mình. Duyên số đã đưa chị gặp anh chàng người Mỹ, Henry kém chị 2 tuổi đến từ thủ đô Washington DC, trong những ngày anh đang du lịch ở Việt Nam.

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 5.

Sau 5 năm kể từ lần đầu gặp mặt, họ nên duyên vợ chồng

ĐẠT KEY

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 6.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 7.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 8.

Ngày hạnh phúc của cô gái Thái nhận được lời chúc phúc của cư dân mạng

ĐẠT KEY

“Anh cũng có mong muốn được học tiếng Việt, Tụi mình giữ liên lạc, kết nối. Trong 1 tháng anh du lịch ở Việt Nam, tụi mình cũng có gặp gỡ thêm, mình giới thiệu cho anh ấy về văn hóa Việt", chị nhớ lại.

Anh Henry trở về Mỹ, vì cảm mến mà họ giữ liên lạc với nhau. Dù gặp nhiều trở ngại về khoảng cách địa lý, thậm chí có thời gian dài không thể gặp nhau vì dịch Covid-19, nhưng họ vẫn vượt qua và gắn bó cùng nhau.

Sau dịch, anh Henry về Việt Nam định cư, cũng từ đây, mối quan hệ của họ ngày càng gắn kết. Sau 5 năm quen biết, tìm hiểu, yêu nhau, giờ đây, họ cảm thấy tình cảm chín muồi và quyết định về chung một nhà trong sự chúc phúc và ủng hộ của gia đình 2 bên.

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 9.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 10.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 11.

Chiếc khăn Piêu truyền thống của người Thái do chính tay chị Thúy làm gửi tặng cho gia đình nhà chồng

ĐẠT KEY

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 12.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 13.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 14.

Gia đình chồng chị Thúy gây thích thú khi mặc trang phục truyền thống của người Thái

ĐẠT KEY

Trước khi đám cưới, trong cuộc gọi online giữa 2 bên gia đình, mọi người bàn bạc với nhau về cách tiến hành hôn lễ. Cuối cùng, gia đình thống nhất hôn lễ diễn ra ở Việt Nam sẽ được tiến hành theo nghi thức truyền thống của người Thái. Chị Thúy tâm sự bản thân may mắn vì gia đình chồng rất tôn trọng văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Đám cưới diễn ra trong niềm hạnh phúc của cặp đôi. Với anh chị, đó là ngày đặc biệt mà mình không thể quên trong đời. Vợ chồng son cho biết họ sẽ tiếp tục sống và làm việc ở Hà Nội, đắp xây tổ ấm.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư******

3 lần trốn thoát cảnh bắt vợ

Cô gái trong câu chuyện trên là Sùng Thị Sơ, (22 tuổi, dân tộc Mông, ở xã Hồng Ca, H.Trấn Yên, Yên Bái). Cô đang là sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 1.

Ít ai biết, Sơ (ngoài cùng bên trái) này từng 3 lần thoát khỏi cảnh bắt vợ

NVCC

Tục bắt hay kéo vợ của người H'Mông là nghi lễ trước khi kết hôn của các cặp đôi yêu nhau. Tuy nhiên, không ít người đã lợi dụng phong tục này để "bắt" cô gái về làm vợ khi chưa có sự đồng ý. Cô gái này đã 3 lần trở thành nạn nhân của tục lệ này.

Năm cô học lớp 8, khi đang đi chơi tết với em gái bỗng bị kéo về nhà người ta. Chuyện này xảy ra quá nhanh nên Sơ không kịp phản ứng. May mắn, em gái khóc lên nên mọi người xung quanh đã can ngăn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 2.

Cô gái luôn lạc quan vượt qua khó khăn

NVCC

Lần thứ hai, khi cô học lớp 10, cô tiếp tục bị bắt bởi một người không quen biết trước hôm nhập học một ngày.

Lần thứ ba, khi chuẩn bị thi THPT Quốc gia cũng là lúc nhiều địa phương giãn cách do dịch Covid-19. Do ôn thi nên Sơ đã ở nhà một mình thay vì đi làm nương cùng bố mẹ. Chiều tối, hai người lạ ở làng khác đã đến rủ đi chơi nhưng cô đã từ chối. Không được đồng ý, họ liền cưỡng chế kéo cô đi. Bị kẹp giữa trên xe, cô gái không thể vùng vẫy, phản kháng.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 3.

Cô gái đạt nhiều thành tích cao trong học tập

NVCC

Ngay tối hôm đó, cô đã bị cưỡng ép, bắt ngủ với đối phương. Sơ biết rằng bị bắt rồi sẽ khó trốn về nhà nhưng vẫn quyết tâm trốn, không thể ở với người khác.

"Sáng hôm sau, mình lấy cớ gọi điện cho trường lấy lịch thi và lén gọi điện cầu cứu bố mẹ. May mắn, bố mình đã thuyết phục được người ta đưa về. Dù đã về nhà an toàn nhưng gia đình đối phương và những người xung quanh vẫn bàn tán, mong được cưới họ. Mình rất biết ơn bố mẹ vì đã mặc kệ những lời góp ý xung quanh", cô chia sẻ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 4.

Cô luôn khát khao được đi học, được thay đổi cuộc sống

NCC

Từ nhỏ, Sơ đã chứng kiến nhiều gia đình không hạnh phúc. Khi lớn lên, cô chứng kiến nhiều bạn trẻ lấy chồng rất sớm đều bỏ chồng hoặc ngược lại. Nuôi thêm 2 - 3 người con khiến cuộc sống của những bạn đó rất cực khổ. Dù muốn tìm được sự giúp đỡ của người khác nhưng họ không có ai để chia sẻ, thậm chí không nói được tiếng phổ thông. Hành trình thoát khỏi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc dường như không có lối thoát.

Cô quyết tâm trở thành luật sư vì bản thân muốn được bảo vệ chính mình. Cô từng 3 lần bị bắt vợ nên đủ nhận thức rằng đó không phải là mong muốn của mình. Cô sẽ không thể lay chuyển được ai nếu chính mình không thay đổi, không chịu học hỏi và không có ước mơ.

Hiện cô đã bảo vệ xong khóa luận và đang trong quá trình xét tốt nghiệp. Cô tin một khi đã trở thành luật sư, việc giúp mọi người nhận thức đầy đủ về việc được học tập và theo đuổi những gì mình muốn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 5.

Sơ hiện đã bảo vệ xong khóa luận tốt nghiệp đại học

NVCC

Vượt khó khăn, đạt thành tích cao

Bố mẹ Sơ là nông dân, chủ yếu trồng trọt chăn nuôi ở quê. Họ đều không được đi học. Cô là con thứ 2 trong gia đình có 5 chị em. Chị gái đã đi lấy chồng, em gái mới tốt nghiệp trung cấp còn hai em trai đang đi học. Gia đình không có thu nhập ổn định, phụ thuộc vào nương rẫy.

Dù gặp khó khăn về tài chính nhưng cô vẫn thuyết phục bố mẹ được đi học sau khi tốt nghiệp THPT và hứa sẽ tự lo học phí. Có lúc, gia đình khó khăn đến mức không có dép đi, không có áo ấm mặc lúc mùa đông dù phải đi bộ khoảng 3 km đi học.

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt ở thủ đô, Sơ thường làm giúp việc gia đình, phục vụ ở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê và làm các công việc văn phòng khác. Có những thời điểm cô làm nhiều việc một lúc để có tiền ở lại Hà Nội và tiếp tục đi học.

"Đến tận năm 2020, mình cũng không mua nổi áo ấm. Lúc đó, mình từ Hà Nội lên Thái Nguyên thăm em gái ốm vì bạn ấy chỉ có một chiếc áo khoác mỏng nên đã nhường chiếc áo ấm duy nhất đó. Cả đoạn đường trở về Hà Nội, mình đã khóc rất nhiều. Khóc vì thương mình, thương em và thương cho sự vất vả của đấng sinh thành", cô gái xúc động.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 6.

Bạn bè cũng tự hào về thành tích của Sơ (thứ 4 từ phải qua)

NVCC

Khác với những lời dị nghị, chê bai từ hàng xóm vì cho rằng: "Con gái chỉ là con gái thôi", bố mẹ Sơ luôn động viên con hết mình. Mỗi lần Sơ cầm giấy khen về nhà, ánh mắt của họ luôn chan chứa sự tự hào, sự tin tưởng và tình thương con vô bờ.

Với quyết tâm thay đổi cuộc sống của bản thân và những em gái xung quanh sau câu chuyện 3 lần là nạn nhân của tục bắt vợ, Sơ được lựa chọn là 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong tham luận trình bày tại hội thảo, cô đã nêu tình trạng tảo hôn chung tại Việt Nam và cộng đồng người H'mông nói riêng."Không có gì là không thể thay đổi cả, nếu mình sẽ có cơ hội để làm điều đó. Và mình tin sẽ có người sẵn sàng đứng lên để bảo vệ nên nếu gặp phải những trường hợp như vậy các em gái hãy kêu cứu. Chúng ta nên kết hôn khi đã đủ tuổi theo quy định của pháp luật, đủ lớn về cả nhận thức, có tri thức và có đủ sức để bảo vệ bản thân an toàn",cô viết trong bài tham luận.

Ngoài ra, cô cũng là một trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu. Tại đây, cô mong muốn sẽ có nhiều quyền lợi hơn cho những người yếu thế (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật hay LGBT), không giới hạn ngôn ngữ để thêm nhiều cơ hội học tập cho các bạn trẻ, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 7.

Cô gái luôn mong các bạn ở vùng sâu, vùng xa được tự do lựa chọn cuộc sống

NVCC

Ông Sùng Công Của (43 tuổi), bố của Sơ nói rằng rất tôn trọng quyết định của con. Khi nghe tin con bị kéo đi làm vợ, người đàn ông rất đau lòng vì luôn thấy khao khát được đi học của con.

"Tôi xem việc đứng ra bảo vệ con là trách nhiệm của đấng sinh thành. Tôi mất ngủ nhiều đêm vì thương con, lo con gái sẽ không chịu được sau nhiều lần bị bắt. Tôi luôn nói với con rằng: "Hình hài là bố mẹ cho con nhưng cuộc sống này là của con, con muốn làm gì hãy nỗ lực giành lấy". ông Của bày tỏ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 8.

Thời gian tới, cô sẽ tiếp tục kiên trì với ngành luật

NVCC

Người cha cũng rất tự hào vì con là người đầu tiên trong làng học đại học thậm chí còn được đi nhiều nước trong khu vực. Gia đình luôn mong Sơ khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được nhiều mục tiêu đề ra.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 9.

Hai em của Sơ cũng đang đi học và cô sẽ cố gắng lo học phí cho cả hai em

NVCC

Anh Cháng A Vàng, Bí thư Đoàn xã Hồng Ca đánh giá cao thành tích học tập của Sơ. Đoàn xã xem cô là tấm gương điển hình trong việc vươn lên trong học tập, mong các đoàn viên khác noi gương.

"Đối với cộng đồng người H'Mông ở địa phương, tỷ lệ các bạn đi học sau chương trình phổ thông không nhiều. Ngoài ra, tục bắt vợ ở địa phương dù đã giảm hơn so với nhiều năm trước nhưng vẫn chưa hết hẳn. Mình tin với nhận thức và sự nỗ lực của Sơ, bạn ấy sẽ lan tỏa được đến với mọi người", anh Vàng chia sẻ.

- Nhận bằng khen của Ủy ban Dân Tộc tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 - 2020

- Giải Bạc cuộc thi viết "Tinh thần sắt - Phụ nữ sắt" và Giải Nhất cuộc thi viết "Nhà - Nơi trú tâm hồn"

- Phó ban nhân sự, thành viên quốc gia Ban tham vấn Thanh Niên của Tổ chức Plan International Việt Nam

- 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương

- 1 trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu

- Đại biểu các hội nghị như: Sáng kiến thanh niên tiên phong của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, bàn tròn Thanh Niên về phát triển số 16 của Liên Hợp Quốc

Bạc Liêu xác minh tài sản, thu nhập của 29 cán bộ******

Ngày 2/4, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết, theo định hướng của Thanh tra Chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2024 tỉnh này xác minh tài sản, thu nhập của 29 cán bộ thuộc 11 sở, ngành, địa phương.

Bạc Liêu xác minh tài sản, thu nhập của 29 cán bộ - 1

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu là một trong những đơn vị có 3 cán bộ được xác minh tài sản, thu nhập (Ảnh: H.H).

Cụ thể, Văn Phòng UBND tỉnh (1 người), UBND huyện Đông Hải (3 người), Trung tâm phát triển nhà và đất tỉnh (1 người), Sở Nội vụ (2 người), Sở Tài chính (1 người), Sở Xây dựng (2 người), Sở Kế hoạch và Đầu tư (2 người), Sở Tài nguyên và Môi trường (3 người), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (8 người), Sở Giao thông vận tải (4 người), Sở Công thương (2 người).

"Những người được xác minh tài sản được bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên. Hầu hết những người này là phó, trưởng phòng thuộc các sở, ngành, địa phương", nguồn tin của phóng viên Dân trícho biết.

Thanh tra dự kiến có kết quả xác minh trước tháng 11.

Theo Thanh tra tỉnh Bạc Liêu, việc xác minh tài sản, thu nhập của những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực, rõ ràng nội dung kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.

Việc xác minh cũng nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng (nếu có) đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư