WESET English Center tham gia Lễ hội Thanh niên******
Ký kết giữa WESET và Thành đoàn TP.HCM về việc phối hợp tổ chức các chương trình đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên, trung tâm đã mang đến nhiều hoạt động nâng cao nhận biết và định hướng học ngoại ngữ dành cho người tham dự.
Tại đây, người tham gia được kiểm tra khả năng tiếng Anh với giáo viên tại WESET, sau đó được nhận tư vấn lộ trình học ngoại ngữ hoàn toàn miễn phí.
Những hoạt động minigame tại booth của WESET mang lại giây phút được giải trí và ứng dụng tiếng Anh trong cuộc sống vô cùng náo nhiệt.
Đóng góp trong diễn đàn "Khi người trẻ sẵn sàng" tại Youth Fest 2024, đại diện WESET thầy Nguyễn Hoàng - giáo viên IELTS - nêu những khó khăn mà học sinh, sinh viên đang gặp phải và đưa ra gợi ý giúp học sinh, sinh viên vượt qua khó khăn.
Để tiếp sức cho sinh viên, thanh niên công nhân trong giải chạy bộ "Bước chân xanh" năm 2024. Đại diện WESET đã có mặt để cổ vũ tinh thần cho các bạn trên đường đua và hỗ trợ những phần quà cho các thanh niên với tinh thần đam mê thể thao.
Thông tin liên hệ
Yêu cầu này được đề cập trong Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (Trưởng ban Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia), tại phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc triển khai đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Ông nhấn mạnh một quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải đầu tư đường sắt tốc độ cao để giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Để hoàn thiện Đề án đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ trình Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ, kỹ lưỡng ý kiến của các đại biểu (ý kiến góp ý, phản biện của các chuyên gia, nhà khoa học, bao gồm ý kiến của GS.TSKH Lã Ngọc Khuê).
Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý cần đánh giá toàn diện các yếu tố: công nghệ, kỹ thuật, an toàn, tổ chức vận tải khai thác, năng lực vận tải (hàng hóa và hành khách) của đường sắt trên trục Bắc - Nam (gồm đường sắt tốc độ cao và đường sắt khổ 1.000mm hiện hữu.
Bên cạnh đó, theo ông, phải đánh giá tính khả thi, phương án huy động vốn, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế… để lựa chọn kịch bản tối ưu.
Phương án triển khai đường sắt cao tốc, theo Phó Thủ tướng, phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất về tiêu chuẩn thiết kế, hạ tầng, tín hiệu, thiết bị, toa xe, đầu máy….
Đối với các ga tại Hà Nội và TPHCM, cần bố trí ở trung tâm, kết hợp đi ngầm, trên cao… bảo đảm thuận tiện cho hành khách.
Về tốc độ thiết kế, lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo tiếp tục làm rõ hơn dựa trên phân tích, nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư, vận hành, khai thác hành khách kết hợp hàng hóa của các nước trên thế giới như Bộ Giao thông vận tải báo cáo (làm rõ tiêu chuẩn, tổ chức khai thác vận tải, cách làm của từng nước).
Ông cũng yêu cầu phân tích, chứng minh về hiệu quả kinh tế, tài chính đối với trường hợp chỉ vận tải hành khách, hoặc vận tải hành khách kết hợp vận tài hàng hóa.
Về chuyển giao công nghệ, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu đề xuất lập Đề án riêng để phân tích, chọn đối tác chuyển giao công nghệ; lựa chọn tổ chức tiếp nhận công nghệ để làm chủ công nghệ (thành lập mới một tập đoàn Nhà nước, giao doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân, đơn vị quân đội…).
Về phân kỳ đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phương án phân kỳ đầu tư phù hợp, có thể kiến nghị đầu tư đồng thời, một lần để giảm thời gian, chi phí…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước) nghiên cứu, phản biện độc lập để lựa phương án tối ưu, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.
Kết luận số 49 năm 2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định mục tiêu "phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao".
Giải pháp được Bộ Chính trị nêu rõ là nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để lựa chọn phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị hiện đại, đồng bộ, khả thi, hiệu quả, có tầm nhìn chiến lược.
Hồi cuối năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải đã xin ý kiến về ba kịch bản đường sắt Bắc - Nam.
Kịch bản 1 là đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, dài 1.545km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách. Tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỷ USD.
Kịch bản 2, xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ thiết kế 200-250 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h. Tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỷ USD.
Kịch bản 3là đầu tư tuyến đường sắt Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu. Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỷ USD. Nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc - Nam, vốn đầu tư dự án khoảng 71,69 tỷ USD.
Tôi rất phấn khởi, cảm phục trước sự sáng tạo của cán bộ Đoàn******Từng là người tham gia công tác Đoàn, với vai trò là Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên VN, ông có ấn tượng như thế nào về Tháng Thanh niên?
Tháng Thanh niên bây giờ có quy mô lớn hơn rất nhiều, phong trào đa dạng phong phú, hiệu quả và có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với thanh thiếu nhi và các đối tượng khác trong xã hội, kể cả người cao tuổi. Trước đây, phong trào có chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, sau đã có cả Tình nguyện mùa đông, Xuân tình nguyện…
Trong những năm qua, phong trào thanh niên tình nguyện lớn mạnh, bên cạnh sự khát khao dâng hiến của tuổi trẻ, thì có sự trợ sức của toàn xã hội. Các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các cơ quan truyền thông đã góp phần tiếp sức, cổ vũ, tôn vinh và thúc đẩy phong trào tình nguyện lên những bước cao hơn, tạo ra mặt trận đoàn kết tập hợp rộng rãi trong thanh thiếu nhi, để chung tay góp sức cùng cộng đồng.
Theo ông, phong trào tình nguyện của thanh niên bây giờ có gì khác so với thời ông làm công tác Đoàn?
Có thể khẳng định phong trào tình nguyện của thanh niên là tiếp nối truyền thống của cả dân tộc và các thế hệ cha anh, bởi tình nguyện là thuộc tính của tuổi trẻ, họ luôn sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì đất nước. Tuy nhiên, trước đây thanh niên tình nguyện chủ yếu đi vùng sâu, vùng xa; nhưng bây giờ phong trào tình nguyện diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và khắp các đối tượng thanh niên: công chức, viên chức, công nhân, thanh niên tôn giáo, thanh niên dân tộc thiểu số… Đặc biệt có cả những hoạt động tình nguyện của thanh niên VN ở nước ngoài. Nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ số giúp cho phong trào tình nguyện đa dạng hơn, trên mọi lĩnh vực.
Tổ chức Đoàn, Hội, Đội đã triển khai được nhiều hoạt động như: việc phối hợp tổ chức Quốc hội trẻ em; Ngày hội thanh niên công nhân; Chạy bộ gây quỹ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng cho đồng bào dân tộc ít người; cuộc vận động Tự hào một dải non sông; Đại hội Hội Sinh viên VN… Tất cả những hoạt động đó góp phần tạo nên hình ảnh, bức tranh hoạt động tình nguyện rất phong phú, sinh động, ấn tượng. Tôi rất phấn khởi, cảm phục trước sự sáng tạo của cán bộ Đoàn, Hội trong hoạt động bây giờ và mong muốn trong giai đoạn tới, phong trào tiếp tục được đẩy mạnh, phát triển đi lên một cách tốt nhất.
Đặc biệt, trước đây phong trào tình nguyện chưa được thể chế hóa như bây giờ. Hiện nay chúng ta có luật Thanh niên, trong đó điều 9 quy định về Tháng thanh niên, điều 23 quy định về thanh niên tình nguyện. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với công tác tình nguyện của thanh niên ngày càng sâu sắc.
Với 3 khóa là đại biểu Quốc hội và từng đảm nhận vai trò là Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông đánh giá như thế nào về việc thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thanh niên?
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và ban hành nhiều chính sách với thanh niên. Cụ thể là năm 2020, Quốc hội đã thông qua luật Thanh niên số 57 (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1.1.2021. Có thể nói, luật đã góp phần tạo dựng cơ sở pháp lý rất cụ thể cho các hoạt động của thanh niên; của tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên VN; Hội Sinh viên VN. Tuy nhiên, điều tôi lo lắng là sau 3 năm luật có hiệu lực, thì những văn bản dưới luật và áp dụng vào thực tế vẫn còn hạn chế.
Ví dụ: Trong điều 9 về Tháng Thanh niên có các nội dung quy định về trách nhiệm của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp hỗ trợ, tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên và thanh niên. Đặc biệt Nghị định số 13/2021 của Chính phủ ban hành ngày 1.3.2021 có quy định về đối thoại với thanh niên. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, hiện chính quyền ở các địa phương còn ít đối thoại với thanh niên. Làm sao để thanh niên được gặp gỡ chính quyền, nói ra mong muốn của mình thì luật mới trực tiếp đi vào đời sống của thanh niên.
Trong luật Thanh niên quy định 11 chính sách cụ thể đối với thanh niên, nhưng chưa nhiều nội dung đi vào đời sống. Vì vậy, những chính sách này cần được cụ thể hóa trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm ở các cấp chính quyền, như: chính sách về học tập, nghiên cứu khoa học; lao động việc làm, nâng cao sức khỏe cho thanh niên… Hiện thanh niên đang rất thiếu nơi vui chơi, giải trí và các thiết chế để hoạt động.
Tôi cho rằng thanh niên dâng hiến sức trẻ, nhưng cần được pháp luật bảo vệ, ủng hộ; cần tạo được cơ chế để phát huy tốt nhất sức sáng tạo của tuổi trẻ.
Đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên, có điều gì khiến ông còn trăn trở?
Điều tôi trăn trở là cùng với hoạt động tình nguyện hiện nay, cần có những hoạt động tình nguyện có tính chất chuyên sâu như trước đây chúng tôi đã từng làm. Ví dụ việc đưa 500 tri thức trẻ tình nguyện về vùng sâu, vùng xa, các xã 135; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện chương trình y bác sĩ trẻ tình nguyện; phối hợp với Bộ Nội vụ đưa thanh niên về làm các phó chủ tịch xã… Theo tôi, những hoạt động đó cần phải được liên tục tổ chức, để hoạt động tình nguyện có chiều sâu hơn nữa.
Điều tôi trăn trở nữa là một số mất mát, hy sinh của thanh niên tình nguyện lại chưa được ghi nhận, đền đáp xứng đáng.
Ví dụ, có những sinh viên tham gia đi tình nguyện ở vùng sâu, vùng xa, trên đường về bị lũ cuốn trôi; hay có những thanh niên tình nguyện tham gia thức đêm chống dịch Covid -19, trên đường về bị tai nạn giao thông. Họ đã hy sinh tính mạng của mình vì cộng đồng. Những trường hợp như vậy rất xứng đáng được phong tặng danh hiệu liệt sĩ. Theo quy định hiện hành thì phải là hành động dũng cảm trong chiến đấu, lao động, công tác. Theo tôi, việc thanh niên tham gia những hoạt động đó đã là hành động dũng cảm rồi.
Lúc tôi làm Bí thư T.Ư Đoàn, có một trường hợp tôi vẫn băn khoăn day dứt đến tận bây giờ. Đó là một trí thức trẻ tình nguyện đi hướng dẫn bà con trồng cây, không may cuốc phải tổ ong, bị đốt và không cứu được, nhưng vẫn không được truy tặng là liệt sĩ. Theo tôi, phải có quy định cụ thể để đánh giá đúng, ghi nhận, thấu hiểu, tôn vinh đối với thanh niên tình nguyện.
Nhân dịp Tháng Thanh niên, ông có điều gì gửi gắm tới người trẻ?
Tôi luôn mong muốn thanh niên nêu cao trách nhiệm với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, trong đó người trẻ bây giờ cần có trách nhiệm với mạng xã hội, bởi mỗi thông tin đưa ra nếu không chuẩn mực sẽ gây hậu quả rất lớn.
Nhân dịp này, tôi muốn gửi tặng các bạn trẻ những vần thơ của nhà thơ Phan Cung Việt: "Tuổi trẻ là gì, hãy mãi là hoa. Dù ai đó ghét màu hoa thắm sắc. Phải biết nở trên đỉnh cao chót vót. Dưới thung sâu hay ở tận lòng người. Tuổi trẻ là gì, là phù sa đỏ tươi. Phải là máu, đừng vũng bùn ủ dột. Giấu những mưu toan, cơ hội, lọc lừa. Tuổi trẻ là gì, hãy mãi là hoa!".
Xin cảm ơn ông!
Kỳ 100: Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người******
Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành "Cà Phê Triết Đạo".
Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!
Người Nhật đã làm được!
NgườiViệtmìnhcũnglàmđượcvàlàmtốthơn!
Từ thời văn minh cổ đại Hy Lạp, Trung Quốc, thông qua các hình thức suy nghiệm, quan sát, đối thoại, truy vấn được ghi chép và thực hiện bởi các nhà triết học, tư tưởng cổ đại, con người đã nhận thấy, sống không chỉ để thỏa mãn các nhu cầu bản năng mà cần tìm kiếm và thực hành những giá trị tốt đẹp để cuộc sống hạnh phúc hơn.
Cha đẻ của triết học Hy Lạp cổ đại - triết gia Socrates (470 - 399 TCN) đã khuyến khích giới học giả đương thời quan tâm nhiều hơn đến chân lý bản chất con người, thay vì nghiên cứu thế giới tự nhiên, khởi nguồn cho tư tưởng đạo đức học của người Hy Lạp cổ đại. Với những truy vấn về mối tương quan giữa tri thức và đức hạnh, ông cho rằng, tri thức phải gắn liền với khả năng nhận thức và thực hành điều thiện hảo, nhằm mang lại hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh.
Các triết gia sơ khai như Plato (428 - 347 TCN), Aristotle (384 - 322 TCN), Epicurus (341 - 270 TCN)… cũng đi sâu tìm tòi và giải đáp những vấn đề liên quan đến đức hạnh, hành vi, cách cư xử đúng đắn của con người. Đây là các mô hình nền tảng, đóng góp sự phát triển rực rỡ của đạo đức học phương Tây về sau.
Từ những buổi trình bày quan điểm, tranh luận, biện chứng, các triết gia sơ khai đã định hình nên chiều hướng "đạo đức chuẩn mực" (Prescriptive Ethics), thống trị triết học đạo đức suốt hơn hai kỷ nguyên. Đạo đức chuẩn mựcnghiên cứu về các giá trị, nguyên tắc và tiêu chuẩn luân lý, tìm cách phân biệt thật - giả, thiện - ác, đúng - sai, để giúp chọn lựa hành vi phù hợp với mục tiêu mang lại hạnh phúc cho con người. Đặc biệt, không dừng lại ở hạnh phúc con người, sự truy vấn đạo đức được các triết gia gắn liền với sự tồn tại, thịnh vượng của nhà nước và trật tự xã hội.
Đến thế kỷ 16 - 17, một tầng lớp trí thức mới hình thành, giành lại quyền tự do tư tưởng, quyền tự chủ trong quyết định để thay đổi vận mệnh bản thân, xã hội. Con người nhận thức được sức mạnh sáng tạo, tri thức của chính mình và trở thành trung tâm của mọi hoạt động. Triết học theo đó không còn chịu sự chi phối của thần học, mà trở về chức năng tìm kiếm, khám phá chân lý và hướng đến mục đích tối cao của con người là truy cầu cuộc sống hạnh phúc, hoàn hảo. Bên cạnh các học thuyết về chính trị, kinh tế, hay triết học tự nhiên, đạo đức học trở thành vấn đề nghiên cứu nổi bật của triết học trong giai đoạn này. Đạo đức học từ nghiên cứu đức hạnh và tính cách đúng đắn của bản tính con người, đã chuyển sang nghiên cứu cách mỗi cá nhân phải sống đời mình như thế nào, với các quy chuẩn, nguyên tắc cần thiết trong cách cư xử và tính cách, để đạt được cuộc sống hạnh phúc.
Với khát vọng khám phá về bản chất và vai trò của con người, cách sống để đạt được hạnh phúc, các triết gia như Jeremy Bentham (1748 - 1832), John Stuart Mill (1806 - 1873), Immanuel Kant (1724 - 1804), Arthur Schopenhauer (1788 - 1860)… thời bấy giờ đã nỗ lực giải mã về các khía cạnh xoay quanh bản chất, hành vi con người. Từ đây, nhiều học thuyết đạo đức mới đã được khai sinh, dẫn hướng con người truy cầu hạnh phúc từ năng lực tự nhận thức, xác lập hành vi đúng đắn với cộng đồng.
Thế kỷ 17 - 18, xã hội châu Âu có sự chuyển hóa mạnh mẽ về tâm thức con người, đề cao sức mạnh tri thức, tinh thần sáng tạo và khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp. Đây cũng là giai đoạn cà phê và hàng quán cà phê hiện diện khắp châu Âu, đóng vai trò năng lượng xúc tác, thăng hoa trí tuệ trong kỷ nguyên khai sáng, làm nền tảng cho sự thay đổi toàn diện của châu Âu và thế giới.
Được ví như thần dược cho não, tác động trực tiếp đến khả năng tập trung quan sát, tư duy, phân tích và suy luận, cà phê trở thành thức uống khai sáng và song hành với nhiều trí thức nhiều lĩnh vực triết học, khoa học, nghệ thuật, kinh tế, văn học… Các nhà trí thức đều hiển dương cà phê như nguồn năng lượng thức tỉnh và sáng tạo vô hạn. Đặc biệt, phần lớn các triết gia có ảnh hưởng chủ chốt trong sự ra đời của những trường phái đạo đức học đã luôn xem cà phê là thức uống cần thiết, như: Immanuel Kant (1724 - 1804), Jeremy Bentham (1748 - 1832), Arthur Schopenhauer (1788 - 1860)…
Triết gia Immanuel Kant (1724 - 1804), một trong những người có ảnh hưởng nhất trong triết học phương Tây, cha đẻ của chủ nghĩa đạo đức Kant, đã luôn yêu cầu phải có cà phê đúng giờ để tỉnh thức thực hiện các công việc trong ngày. Sở thích uống cà phê của Kant cũng được nhấn mạnh nhiều lần trong tiểu luận Những ngày cuối cùng của Immanuel Kant(1827) của Thomas de Quincey. Chủ nghĩa đạo đức của Kant đã chỉ ra ý thức đạo đức của phương Tây đã thay đổi rất nhiều kể từ thời của các triết gia sơ khai Socrates, Plato và Aristotle. Không còn xem xét đức hạnh, cách cư xử và tính đúng đắn của con người mà nghiên cứu về các quy chuẩn đánh giá hành vi đạo đức. Các phạm trù đạo đức học mới cũng được hình thành như "hậu quả hành vi", "ý định hành vi", "nghĩa vụ", "thiện chí"… Đóng góp nổi bật nhất của Kant cho đạo đức học là nhấn mạnh rằng hành động của một người chỉ có giá trị đạo đức khi hoàn toàn xuất phát từ nghĩa vụ của bản thân. Kant cũng đưa ra lập luận rằng, điều tuyệt đối tốt duy nhất là thiện chí và yếu tố quyết định một hành động đúng về mặt đạo đức là ý chí và động cơ của người thực hiện.
Trong tiến trình hình thành và phát triển của triết học, các trường phái, tư tưởng mới đã được định hình khi các triết gia liên tục công khai trình bày, biện chứng xung quanh các quan điểm để lý giải và tìm chân lý. Với đặc điểm là không gian đón nhận mọi đối tượng và tự do tranh luận, hàng quán cà phê trở thành địa điểm đáng tin cậy, nơi hội tụ giới trí thức nghiên cứu, tranh luận để khám phá bản chất, tâm lý con người trong xã hội, tạo điều kiện cho sự khai sinh các học thuyết đạo đức học ảnh hưởng đến tận ngày nay.
Tại Queen's Lane Coffee House, Oxford (Anh), triết gia Jeremy Bentham (1748 - 1832) đã thường xuyên lui đến và lần đầu tiên phát hiện ra chủ nghĩa vị lợi. Đây là lý thuyết đạo đức lập luận rằng các hành động nên được đánh giá là đúng hay sai tùy theo mức độ chúng làm tăng hoặc giảm phúc lợi hay lợi ích của con người. Jeremy Bentham biến nguyên tắc vị lợi trở thành nền tảng cho một hệ thống đạo đức thống nhất và toàn diện, có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực của đời sống. Đồng thời, đặt nền móng cho đạo đức hiện đại và định hình các cuộc tranh luận đương thời về đạo đức và nhân quyền ngày nay.
Hàng quán cà phê ở Oxford cũng là nơi triết gia Thomas Hobbes (1588 - 1679) tham gia các cuộc thảo luận để thiết lập khế ước xã hội, giúp đưa ra những kết luận vững chắc về đạo đức và chính trị. Luận chứng khế ước xã hội của Hobbes đã ảnh hưởng đến lý luận của nhiều nhà triết học, tiêu biểu là John Locke, Jean-Jacques Rousseau và Immanuel Kant. Tại Pháp, không gian Café Procope cũng chính là nơi chốn đối thoại, tranh luận của những triết gia vĩ đại như Voltaire, Immanuel Kant, Jean-Jacques Rousseau…
Triết gia người Đức Arthur Schopenhauer (1788 - 1860), trong thời gian sinh sống tại Ý đã thường xuyên lui đến quán cà phê Caffè Greco, nơi được xem là trung tâm của người Đức tại Rome. Nơi đây, cùng với các học giả, triết gia, Arthur Schopenhauer đã thảo luận về những ý tưởng triết học chủ trương tối đa hóa hạnh phúc và giảm thiểu đau khổ trong xã hội. Cùng với việc chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của Immanuel Kant, Arthur Schopenhauer đã nghiên cứu, phản biện chủ nghĩa đạo đức Kant và vạch ra một quan điểm khác biệt về đạo đức. Ông cho rằng đạo đức bắt nguồn từ lòng trắc ẩn và thể hiện rõ trong các tác phẩmUeber die Grundlage der Moral(Trên cơ sở đạo đức), The Two Main Problems of Ethical Science(Hai vấn đề chính của khoa học đạo đức). Quan điểm của Schopenhauer về đạo đức không nhằm mục đích thiết lập các quy tắc hay luật lệ nghiêm ngặt để con người phải tuân theo, mà tập trung vào việc nghĩ đến hạnh phúc, duy trì hạnh phúc và không làm hại người khác. Tư tưởng của ông đã đã có ảnh hưởng lớn đến các trí thức từ nhiều lĩnh vực như nhà tâm lý học Sigmund Freud, triết gia Ludwig Wittgenstein, triết gia Friedrich Nietzsche, nhà vật lý Erwin Schrödinger...
Với công năng thức tỉnh và sáng tạo, cà phê cùng hàng quán cà phê đã trở thành năng lượng xúc tác và nơi chốn thúc đẩy việc tìm kiếm lời giải đáp về bản chất con người, cũng như con đường đi đến cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Với tình yêu, niềm đam mê với cà phê, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã nghiên cứu toàn diện lịch sử của cà phê, sự ảnh hưởng của cà phê đối với sự tiến bộ văn minh của nhân loại, tạo tác nên ba nền văn minh cà phê Ottoman - Roman - Thiền. Trong đó, cà phê Thiền được sáng tạo trên nền tảng triết lý nhân sinh phổ quát của phương Đông - một nền văn minh cà phê đến từ phương Đông, có thể ảnh hưởng và thay đổi tích cực hơn trong thế giới đầy biến động và phức tạp hiện nay. Đây là triết lý cà phê do Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ sáng tạo nên, hướng đến sự tỉnh thức trong hiện tại, nhận ra được mục đích sống của mình trong tương quan với cộng đồng, hướng tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ với những nguyên tắc ứng xử Minh Triết Hòa - Kính - Thanh - Tịnh - Trách Nhiệm và Tôn tạo.
Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://bit.ly/caphetrietdao
Đón đọc kỳ sau: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao
'Mỹ nhân 4.000 năm có một' Cúc Tịnh Y bị nữ phụ lấn át trong phim mới******Hơn một tháng sau Tiên kiếm kỳ hiệp 4, Cúc Tịnh Y trở lại màn ảnh nhỏ với phim Hoa gian lệnh. Ở lần tái xuất này, người đẹp được kỳ vọng sẽ có bước "lột xác" bởi cô cùng lúc thể hiện hai vai có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau trên phim: Thượng Quan Chỉ điên tình lẫn tàn nhẫn và Dương Thái Vi ngọt ngào, thiện lương.
Tuy nhiên, màn thể hiện của Cúc Tịnh Y ở Hoa gian lệnhlại không được đánh giá cao như mong đợi. Thậm chí, "mỹ nhân 4.000 năm có một" của Trung Quốc bị nữ phụ Trịnh Hợp Huệ Tử lấn át.
Trong Hoa gian lệnh, Trịnh Hợp Huệ Tử đảm nhận vai Dương Thái Vi trước khi đổi dung nhan và chỉ xuất hiện hai tập phim. Mặc cho đất diễn ít ỏi và tạo hình xấu xí, Trịnh Hợp Huệ Tử vẫn kịp ghi dấu ấn nhờ diễn xuất linh động cùng biểu cảm gương mặt nhiều cảm xúc.
Mạng xã hội Weibo tràn ngập bình luận tích cực về Trịnh Hợp Huệ Tử trong Hoa gian lệnh. Trên trang đánh giá phimDouban(Trung Quốc), khán giả cũng dành nhiều lời tán thưởng cho Trịnh Hợp Huệ Tử, nhận xét cô bộc lộ tinh tế nỗi tự ti và đau đớn của nhân vật với các vết sẹo trên gương mặt, nhưng vẫn giữ tinh thần lạc quan mạnh mẽ.
"Trịnh Hợp Huệ Tử đóng vai Dương Thái Vi hay đó. Nhân vật này được cô ấy xây dựng ở hai tập đầu phim rất sống động", "Tôi sẵn sàng xem Trịnh Hợp Huệ Tử với vết sẹo lớn trên gương mặt trong toàn bộ tập phim còn lại", "Nếu Trịnh Hợp Huệ Tử được diễn hết phim với khuôn mặt đầy sẹo này thì có lẽ Hoa gian lệnhsẽ thành công hơn", "Trong tập 1 và 2, Trịnh Hợp Huệ Tử đã thể hiện tốt Dương Thái Vi, một cô gái thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội có tính cách kiên quyết, thông minh và cẩn thận"… là những bình luận khen ngợi Trịnh Hợp Huệ Tử nhận hàng ngàn lượt thích trên Douban của phim Hoa gian lệnh.
Đồng thời, "phản ứng hóa học" giữa Trịnh Hợp Huệ Tử và nam chính Lưu Học Nghĩa (vai Phan Việt) cũng được ủng hộ nhiều hơn, dù cho cả hai chỉ có vài cảnh quay chung.
Vẫn có không ít người xem cho rằng Cúc Tịnh Y vẫn hoàn thành tốt cả hai vai diễn, có bước đột phá khi thể hiện khí chất riêng biệt của "ác nữ" Thượng Quan Chỉ và "thục nữ" Dương Thái Vi. Song, tạo hình cùng biểu cảm của mỹ nhân 9X này một lần nữa bị chê là "một màu", giống các phim cổ trang trước mà cô tham gia.
Sau 20 tậpHoa gian lệnhphát sóng, diễn xuất của Cúc Tịnh Y trong phim vẫn gây tranh cãi. Dù vậy, tác phẩm vẫn có độ "hot" cao. Trên Weibo, phim hiện đang đứng thứ 50 trong danh sách tìm kiếm nóng, có 3,2 tỉ lượt đọc, hơn 12,9 triệu lượt thảo luận, 31,7 triệu lượt tương tác (tính đến ngày 25.3). Trên VieON, Hoa gian lệnhđược phát sóng bản phụ đề và thuyết minh, được đông đảo khán giả quan tâm với gần 400.000 lượt xem cùng 4,3/5 điểm đánh giá.
Hoa gian lệnhxoay quanh câu chuyện tình yêu và thù hận giữa huyện lệnh Phan Việt (Lưu Học Nghĩa đóng) và "ác nữ" Dương Thái Vi (Cúc Tịnh Y). Phan Việt được ví như thiên hạ đệ nhất mỹ nam được vô số các cô gái yêu mến. Chàng được hứa hôn với Dương Thái Vi. Biến cố xảy ra khi gia tộc của Dương Thái Vi chịu hàm oan, cả nhà đều bị giết sạch.
Xa cách nhiều năm, cả hai có dịp trùng phùng và nên duyên vợ chồng. Đáng tiếc, Dương Thái Vi nghi ngờ Phan Việt chính là kẻ thủ ác giết chết mình vào đêm tân hôn. Nàng bắt đầu thay đổi thân phận thành Thượng Quan Chỉ để điều tra chân tướng đằng sau nỗi oan của gia tộc, lột mặt nạ sát nhân của Phan Việt. Phan Việt lại cho rằng Thượng Quan Chỉ mới chính là kẻ thủ ác, đã tàn độc giết ý trung nhân của hắn vì lòng đố kỵ.
Miền Bắc hết mưa phùn nhưng tăng ô nhiễm không khí******Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 12/4, miền Bắc kết thúc tình trạng mưa phùn. Sương mù nhẹ còn tái diễn vào sáng sớm khiến ô nhiễm không khí gia tăng tại nhiều đô thị, trời nắng về trưa và chiều.
Đồng thời, nền nhiệt tại Đông Bắc Bộ cũng tăng nhanh và chạm ngưỡng cao nhất 30-32 độ C, tăng 2-4 độ C so với một ngày trước. Tại Tây Bắc, khu vực duy trì oi nóng, có nơi nắng nóng khi nhiệt độ tăng cao trên 35 độ C.
Tại Nam Bộ, nhiều nơi đã ghi nhận nắng nóng gay gắt trong ngày 11/4 với nhiệt độ cao nhất lên đến 39 độ C, tập trung ở Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Trạng thái này còn duy trì trong ngày 12-13/4, những nơi khác nắng nóng phổ biến 35-38 độ C.
Dự báo dài ngày cho thấy từ nay đến ngày 21/4, nắng nóng vẫn chưa thể chấm dứt ở Nam Bộ. Hiện tượng này kéo dài bất thường, khiến hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long khả năng gia tăng.
Cơ quan khí tượng cho biết mùa mưa ở Nam Bộ nhiều khả năng đến muộn một tháng so với trung bình nhiều năm, cuối tháng 5 mới có thể bắt đầu.
Dự báo thời tiết ngày 12/4 tại các vùng trên cả nước:
- Hà Nội:Sáng sớm sương mù, sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C, cao nhất 30-32 độ C.
- Phía Tây Bắc Bộ:Ngày nắng, riêng Tây Bắc có nơi nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 31-34 độ C, riêng khu Tây Bắc 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.
- Phía Đông Bắc Bộ:Sáng sớm sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 28-31 độ C.
- Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Sáng sớm sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây, trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất phía bắc 29-32 độ C, có nơi trên 32 độ C.
- Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Chiều tối và đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 32-35 độ C.
- Tây Nguyên: Ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C; cao nhất 32-35 độ C.
- Nam Bộ: Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.