Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

fb88 húp lớn_thong ke xo so kon tum

2024-06-03 06:56:04 tác giả:Duy Phan nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Thúc đẩy thương mại Việt Nam******

Phát biểu khai mạc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông cho biết, doanh nhân Việt Nam tại Canada đã có những nỗ lực đóng góp trực tiếp vào việc củng cố và tăng cường mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada trên tất cả các lĩnh vực, nhất là khi hai nước cùng là thành viên của Hiệp định CPTPP. 

Trong đó, Hiệp hội VCBA mới thành lập vào tháng 10.2022 nhưng đã tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, kết nối hiệu quả tại Canada và tại Việt Nam.

Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Canada trong khuôn khổ CPTPP- Ảnh 1.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông phát biểu khai mạc tại diễn đàn

THẢO PHẠM

Đánh giá cao chủ đề của diễn đàn lần này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông hy vọng đây sẽ là cơ hội để đóng góp trực tiếp vào việc hiện thực hóa các tiềm năng và mục tiêu của hai nước trong khuôn khổ Đối tác toàn diện cũng như Hiệp định CPTPP.

Do đó, diễn đàn không chỉ thúc đẩy hợp tác kinh tế và các cơ hội kết nối, giao thương giữa doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam - Canada mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp hai bên trong chia sẻ những thông tin thực tế về tình hình Việt Nam để chuyển tải tới cộng đồng người Việt Nam ở Canada và bạn bè đối tác Canada.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận, giới thiệu những tiềm năng và cơ hội lớn trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Canada và Bắc Mỹ thông qua cửa ngõ Canada. Một số đại biểu đã chia sẻ những cơ hội hợp tác, thúc đẩy xuất khẩu từ Việt Nam sang Canada trong các lĩnh vực như: xây dựng, hàng may mặc, giày dép, nội thất, đồ gỗ, sắt thép, máy móc, thiết bị điện...

Với thế mạnh hai nước đều là thành viên của Hiệp định CPTPP, các đại biểu nhận định, hiện Việt Nam đã khai thác rất hiệu quả hiệp định này để tăng tốc hàng hóa xuất khẩu sang Canada, do hàng xuất khẩu của Việt Nam còn được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và Hệ thống ưu đãi thuế quan thống nhất (GSP)…

Tuy nhiên, đại diện một số doanh nghiệp, đại biểu cũng chỉ rõ những thách thức từ yêu cầu khắt khe và các "hàng rào" thương mại doanh nghiệp xuất khẩu Việt phải đối mặt khi vào thị trường Canada và thị trường Bắc Mỹ thông qua Canada.

Hội VCBA thành lập vào tháng 10.2022 dưới sự chỉ đạo và đồng hành của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver - Canada nhằm tập hợp, kết nối mạng lưới các doanh nhân Việt Nam và Canada có chung nguyện vọng kinh doanh, đầu tư tại hai nước và góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương.

19 người Hà Nội lên Hòa Bình thuê tàu ra giữa lòng hồ đánh bạc******

Ngày 8/4, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết đang điều tra vụ tổ chức đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa trên địa bàn huyện Cao Phong.

19 người Hà Nội lên Hòa Bình thuê tàu ra giữa lòng hồ đánh bạc - 1

Các đối tượng đang sát phạt nhau bằng hình thức xóc đĩa ăn tiền trên tàu bị công an bắt giữ (Ảnh: Công an Hòa Bình).

Trước đó, khoảng 16h30 ngày 6/4, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Phòng CSGT và Công an huyện Cao Phong kiểm tra tàu chở khách do ông P.C.T. (SN 1975, trú phường Trung Minh, TP Hòa Bình) điều khiển, di chuyển trên hồ sông Đà, thuộc địa bàn xã Thung Nai, huyện Cao Phong.

Thời điểm kiểm tra, công an phát hiện trong khoang tàu có 20 đối tượng (19 người trú huyện Chương Mỹ, Hà Nội; 1 người trú huyện Lương Sơn, Hòa Bình) đang thực hiện hành vi đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa, ăn thua bằng tiền mặt.

19 người Hà Nội lên Hòa Bình thuê tàu ra giữa lòng hồ đánh bạc - 2

Tang vật công an thu giữ được (Ảnh: Công an Hòa Bình).

Cơ quan công an đã thu giữ số tiền hơn 100 triệu đồng trên chiếu bạc và gần 16 triệu đồng tiền "thu phế" của các đối tượng tham gia đánh bạc; 1 bát sứ, 1 đĩa sứ, 4 quân vị hình tròn, 3 bộ đàm và chiếc tàu.

Tại cơ quan công an, các đối tượng thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình.

Phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch mang bản sắc Việt Nam, tầm cỡ quốc tế******
Phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch mang bản sắc Việt Nam, tầm cỡ quốc tế - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Kiên Giang (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Sau khi khảo sát tình hình thực tế, chiều 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và lãnh đạo thành phố Phú Quốc về tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố và giải quyết các đề xuất để Phú Quốc phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương.

Với diện tích 593km, có hơn 40 hòn đảo, dân số gần 150 ngàn người, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh, là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực và quốc tế.

Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ thành phố, Phú Quốc có 13/30 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội. Riêng năm 2023, giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản đạt 4.530 tỷ đồng, đạt 102,95% so kế hoạch; giá trị Công nghiệp - Xây dựng 21.077 tỷ đồng, đạt 99,39% so kế hoạch. Đặc biệt, Phú Quốc thu hút được 2,84 triệu lượt khách, tăng 23,03% so với cùng kỳ. Thu ngân sách 7.812 tỷ đồng, tăng 44,54% so cùng kỳ.

Về thu hút đầu tư, Thành phố hiện có 322 dự án đang triển khai, trong đó có 52 dự án được đưa vào hoạt động với diện tích 1.182,74ha, tổng vốn đầu tư 17.389 tỷ đồng; 78 dự án đang triển khai xây dựng với diện tích 4.367ha, tổng vốn đầu tư khoảng 198.308 tỷ đồng và có 181 dự án đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư với diện tích khoảng 4.626,39ha, tổng vốn đăng ký khoảng 168.092,3 tỷ đồng.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, các chính sách an sinh xã hội, lao động việc làm được quan tâm, triển khai thực hiện tốt; quốc phòng, an ninh được đảm bảo; công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được tăng cường, đạt kết quả quan trọng.

Phát biểu tại buổi làm việc, các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng thời gian qua Phú Quốc phát triển khá "nóng". Do đó, công tác quản lý hành chính, quản lý quy hoạch; quản lý, sử dụng đất đai, đất rừng; quản lý trật tự xây dựng, đô thị, môi trường, tài nguyên khoáng sản, tội phạm, tệ nạn xã hội, bồi thường, giải quyết khiếu nại… có lúc còn hạn chế.

Phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch mang bản sắc Việt Nam, tầm cỡ quốc tế - 2

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Các đại biểu cũng cho rằng, với định hướng xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ, thương mại lớn, song hạ tầng ở thành phố còn hạn chế, nguồn lực dành cho phát triển Phú Quốc còn ít. Do đó cần có cơ chế đặc biệt để huy động nguồn lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của Phú Quốc.

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Phú Quốc có vị trí chiến lược, nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh về phát triển dịch vụ, du lịch so với nhiều địa phương khác.

Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều nghị quyết, quyết định, quy hoạch để phát triển Phú Quốc nhanh, bền vững, trở thành trung tâm du lịch hiện đại, trung tâm văn hóa, dịch vụ, logistics, phát triển kinh tế biển, công nghiệp văn hóa; đồng thời yêu cầu có các chính sách huy động nguồn lực để phát triển Phú Quốc theo mục tiêu đề ra, nhất là nguồn lực ngoài nhà nước.

Nghị quyết 78/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ: Tập trung xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực và thành tựu mà thành phố Phú Quốc đã đạt được; đồng thời chỉ rõ, Phú Quốc phải giải bài toán phát triển nóng, chưa thực sự bền vững và chưa dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nước, vệ sinh môi trường…

Nhấn mạnh cần xây dựng thành phố đảo Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, sinh thái, trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ hiện đại, phát triển mạnh kinh tế biển, công nghiệp văn hóa mang tầm cỡ quốc tế, Thủ tướng chỉ rõ các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thời gian tới để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Theo đó, cần tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quy hoạch đã được phê duyệt để có lộ trình thực hiện phù hợp, hiệu quả, bám sát, khai thác và phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.

Theo Thủ tướng, Phú Quốc phải huy động và khơi thông mọi nguồn lực phát triển, lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, kết hợp hài hòa, hiệu quả với nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, thường xuyên; kết hợp giữa nguồn lực Trung ương, ngân sách địa phương, vốn vay, vốn tài trợ và nguồn vốn xã hội, nhất là cơ chế hợp tác công tư.

Với quan điểm "quy hoạch tổng thể, lâu dài, chiến lược, còn thực hiện có thể phân kỳ, phù hợp điều kiện nguồn lực" và "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", Thủ tướng chỉ đạo Phú Quốc tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại về cả về hạ tầng giao thông, đô thị, xã hội, du lịch, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, chuyển đổi số, công nghệ thông tin và hạ tầng môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu…

Cùng với đó, chú trọng thực hiện đột phá đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo đảm nhân lực cho nhu cầu phát triển, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; có chính sách phù hợp, khuyến khích, đa dạng hóa các loại hình đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển thành phố.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tập trung xây dựng hệ thống y tế hiện đại để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân và du khách, nhất là với những trường hợp khẩn cấp; làm tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sinh thái trên cơ sở huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và nâng cao ý thức người dân; chú trọng công tác bảo vệ rừng, sinh thái biển để phát triển du lịch sinh thái,  du lịch nghỉ dưỡng; phát huy truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng, bản sắc của Phú Quốc và Kiên Giang; kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, trong nước và quốc tế; tạo điều kiện, khuyến khích cho các hoạt động để phát triển xanh, bền vững như phát triển công nghiệp văn hóa, tổ chức các hội nghị lớn…

Thủ tướng cũng chỉ rõ, Phú Quốc phải đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà, hỗ trợ tối đa cho người dân và doanh nghiệp, đặt mình vào địa vị của người dân và doanh nghiệp để giải quyết trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển.

Phú Quốc phải làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan tới đất đai; thực hiện nghiêm quy hoạch được duyệt, kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm; tránh tình trạng manh mún; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo, bảo đảm an sinh xã hội, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, không để ai bị bỏ lại phía sau, bảo đảm sự bình yên cho người dân và du khách, không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, du lịch Phú Quốc sẽ phát triển theo hướng xanh, bền vững, có bản sắc riêng trong tổng thể bản sắc du lịch Việt Nam; góp phần khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Tân Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc sẽ tiếp công dân hàng tháng******

Nội dung đó vừa được Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thống nhất trong quy trình tiếp nhận, xử lý đơn thư và tiếp công dân của lãnh đạo địa phương này.

Việc tiếp dân hàng tháng của Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An nhằm cụ thể hóa Quy định số 11-QĐ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của người dân.

Tân Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc sẽ tiếp công dân hàng tháng - 1

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An phát biểu chỉ đạo hội nghị giao ban công tác nội chính quý I và triển khai nhiệm vụ quý II, sáng 4/4 (Ảnh: Thanh Nga).

Theo thông báo của tỉnh Vĩnh Phúc, công dân gửi đơn hoặc trực tiếp đăng ký tại Trụ sở Ban Tiếp công dân tỉnh từ ngày 1-15 hàng tháng (gửi kèm địa chỉ, số điện thoại liên hệ và hồ sơ có liên quan đến nội dung kiến nghị, phản ánh, tố cáo…).

Nếu người dân gửi đơn hoặc đăng ký sau ngày 15 hàng tháng thì sẽ được chuyển tiếp sang tháng kế tiếp.

Từ ngày 16-20 hàng tháng, Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chủ trì, phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan tiến hành phân loại đơn, tóm tắt nội dung đơn và đề xuất hướng giải quyết để báo cáo Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An.

Đối với trường hợp đủ điều kiện giải quyết, Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Phúc sẽ chủ trì, phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh gửi giấy mời đến công dân tham gia buổi tiếp dân của Bí thư Tỉnh ủy.

Đối với những đơn không đủ điều kiện, Ban Tiếp công dân tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn công dân theo quy định.

"Chỉ những công dân có giấy mời mới được tham gia buổi tiếp dân", thông báo của tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ.

Vĩnh Phúc yêu cầu các sở ngành, địa phương thông báo rộng rãi về quy trình tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn và tiếp dân của Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An để người dân chủ động chấp hành, không tụ tập đông người.

Các sở ngành, địa phương khi được mời tham gia tiếp dân hoặc giao trả lời các kiến nghị của người dân phải có trách nhiệm thu thập hồ sơ, tài liệu và trả lời đúng trọng tâm nội dung, kiến nghị; đồng thời chịu trách nhiệm về nội dung, thời gian trả lời theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Ông Dương Văn An nhận quyết định làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025 vào sáng 18/3 vừa qua.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông hứa sẽ luôn gương mẫu, trách nhiệm, nỗ lực hết mình làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.

ặt vào vị trí của người dân để giải quyếtthấu tình, hợp lý"

Sáng 4/4, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị giao ban công tác nội chính quý I và triển khai nhiệm vụ quý II.

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An yêu cầu các cơ quan khối nội chính rà soát, thống kê, phân loại các vấn đề còn khó khăn, bất cập để đề xuất Tỉnh ủy giải pháp tháo gỡ.

Về việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân, ông An yêu cầu "cần đặt vào vị trí của người dân để giải quyết, bảo đảm thấu tình, hợp lý".

Bí thư Vĩnh Phúc chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chủ động xử lý kịp thời mọi tình huống không để bị động, bất ngờ. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan khối nội chính, hỗ trợ tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên******

CẦU GỖ PHÁ THẾ CÔ LẬP

Phía bên kia sông Mỹ, thôn Pà Ong (xã Cà Dy, H.Nam Giang, Quảng Nam), là cụm dân cư Pà Căng với những căn nhà mới vừa được dựng lên theo chủ trương tái định cư. Nơi đây có hơn 30 hộ đồng bào Cơ Tu đang sinh sống. Vì nằm cách sông nên thời gian đầu khi cụm dân cư mới hình thành, để đi lại, người dân phải ngược đường mòn đến cầu Xơi (thôn Pà Dá) cách làng nhiều cây số trong điều kiện địa hình hiểm trở. Để đôi chân của đồng bào "khỏe" hơn, hàng chục đoàn viên, thanh niên H.Nam Giang bắt tay làm cầu gỗ dài hơn 30 m qua sông Mỹ.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên- Ảnh 1.

Đoàn viên, thanh niên lắp điện mặt trời

NAM THỊNH

Anh Bờ Nướch Hiệu, Bí thư Chi đoàn thôn Pà Ong, cho biết do đoạn sông Mỹ qua cụm dân cư Pà Căng khá rộng, đất đá gồ ghề nên địa phương huy động rất đông thanh niên tham gia làm cầu. Nguyên vật liệu chính để làm cầu là tre nứa và gỗ; sau gần một ngày, cây cầu được hoàn thiện trong niềm vui của người dân.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên- Ảnh 2.

Trồng 200 cây giống bưởi da xanh cho 10 hộ khó khăn

Theo anh Hiệu, vào mùa mưa gió, nước sông Mỹ thường dâng cao, người dân phải đi vòng theo đường núi. Học sinh cụm dân cư Pà Căng cũng đi lại vất vả như vậy. "Có cầu rồi, người dân rút ngắn được quãng đường đi, lại không phải lo bị cô lập khi mùa mưa lũ đến", anh Hiệu nói.

Già làng Alăng Trới cho hay lâu nay ông cũng "sợ" sông Mỹ nhất vì mỗi mùa mưa lũ, nước sông dâng cao chia cắt hoàn toàn. Nay có cầu rồi, nỗi sợ vơi đi… "Không chỉ làm cầu giúp dân, trước đó hàng chục bạn trẻ cũng góp công san lấp mặt bằng cụm dân cư Pà Căng này. Người dân chúng tôi rất biết ơn và cảm kích trước tinh thần của người trẻ. Có cầu, đường đến trường của các cháu nhỏ an toàn và gần hơn rồi", già Trới nói.

Anh Kaphu Ngứu, Phó bí thư Đoàn xã Cà Dy, cho hay hằng năm Đoàn xã đều tổ chức các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, như xây dựng nhà mới, di dời nhà cửa khỏi vùng nguy hiểm, hỗ trợ mô hình sinh kế, san lấp mặt bằng cho người dân và thanh niên khó khăn, mở đường về khu sản xuất… Năm nay, theo nguyện vọng của người dân ở cụm dân cư Pà Căng, Đoàn xã huy động lực lượng hỗ trợ dựng một cây cầu tạm bắc qua sông Mỹ.

TRAO SINH KẾ

Những ngày qua, gần 100 đoàn viên, thanh niên vùng cao Quảng Nam miệt mài giúp dân dựng cổng chào trước ngõ, trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường ở khu dân cư kiểu mẫu. Ở thôn Đắc Chờ Đây, thôn biên giới đầu tiên của xã La Dêê đăng ký triển khai và đặt mục tiêu hoàn thiện mô hình khu dân cư kiểu mẫu trong năm 2024, các bạn trẻ chia nhau xây dựng tường rào, cổng ngõ, biển khẩu hiệu... cho 32 hộ đồng bào Tà Riềng. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình "Tháng ba biên giới" do Huyện đoàn Nam Giang tổ chức.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên- Ảnh 3.

Hàng loạt cổng chào được dựng lên tại xã vùng biên

Trong chuỗi hoạt động này, Huyện đoàn Nam Giang lắp đặt 12 bóng đèn năng lượng mặt trời và trồng 200 cây giống bưởi da xanh cho 10 hộ khó khăn. Ngoài ra, trao 5 mô hình sinh kế nuôi dúi cho thanh niên và trồng 40 cây lim xanh, tạo cảnh quan tại khuôn viên văn hóa của thôn bản.

Anh Bùi Thế Anh, Bí thư Huyện đoàn Nam Giang, cho biết với tinh thần thanh niên và người dân cùng làm, Huyện đoàn phối hợp chỉnh trang, cải tạo đất vườn để trồng hoa dọc tuyến đường dân cư, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Đồng thời, trao nhiều suất quà hỗ trợ các hộ dân khó khăn (tổng trị giá hơn 120 triệu đồng). Chương trình nhằm cụ thể hóa công tác phối hợp giữa các đơn vị trong việc đẩy nhanh hoạt động giúp dân, chung tay góp sức cho mục tiêu xây dựng mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

Trước đó, Huyện đoàn đã kêu gọi kinh phí, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho người dân. Một ngôi nhà ở làng Pêtapot, xã Đắc Pring, nằm sâu trong thung lũng đã "mọc" lên như thế, với sức trẻ của khoảng 70 bạn trẻ. Họ đã vượt 18 km đường rừng, băng qua nhiều ngầm sông, suối nước chảy xiết để vận chuyển 40 tấm tôn, 2 tấn xi măng, 6.500 viên gạch, 2 thùng sơn và hơn 1 tấn thép vào làng Pêtapot. "Hành trình xây dựng mái ấm vùng biên mang ý nghĩa rất lớn, phát huy vai trò của tuổi trẻ vượt khó đến mọi miền xa xôi. Từ đó, vùng biên viễn mới thật sự "thay da đổi thịt" từng ngày", anh Thế Anh chia sẻ.

Tính đến tháng 3 này, Huyện đoàn Nam Giang đã triển khai lắp đặt gần 50 trụ đèn năng lượng mặt trời tại các xã. Trong hơn 5 năm qua, từ các nguồn kinh phí kêu gọi, vận động, Huyện đoàn Nam Giang lắp đặt hơn 300 công trình đèn năng lượng mặt trời trên địa bàn, bình quân

2,5 triệu đồng/công trình. Chương trình thắp sáng này được triển khai trên tất cả 12 xã, thị trấn, trong đó ưu tiên các xã vùng cao, biên giới. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc chuyến thăm chính thức Trung Quốc******

Chiều tối 12/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là chuyến thăm cấp cao đầu tiên sau khi hai nước tuyên bố nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược Việt Nam - Trung Quốc vào tháng 12/2023.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc chuyến thăm chính thức Trung Quốc - 1

Phó Ủy viên Trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Vương Đông Minh tiễn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Sân bay quốc tế Trường Thủy Côn Minh (Ảnh: TTXVN).

Với hơn 40 hoạt động chính thức cấp cao và nhiều hoạt động bên lề phong phú, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh chuyến thăm thể hiện thông điệp rõ ràng về đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là coi trọng quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc.

Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc cụ thể hóa, triển khai các nhận thức chung, các cam kết và thỏa thuận của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, đóng góp tích cực cho sự phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, vì lợi ích của nhân dân hai nước và vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc chuyến thăm chính thức Trung Quốc - 2

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Sân bay quốc tế Trường Thủy Côn Minh (Ảnh: TTXVN).

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội không chỉ góp phần vào mối quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp mà còn cho tổng thể chung của quan hệ hai Đảng, hai nước trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, an ninh - quốc phòng, đến kinh tế - thương mại, đầu tư, kết nối giao thông...

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có các cuộc hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; hội đàm với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.

Chủ tịch Quốc hội đã cùng ông Triệu Lạc Tế ký Thỏa thuận hợp tác mới giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, lần đầu tiên thiết lập cơ chế Ủy ban hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước do Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc làm đồng Chủ tịch; hội kiến với Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh. 

Chủ tịch Quốc hội cũng đã tham dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc; thăm thành phố Thượng Hải và tỉnh Vân Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc chuyến thăm chính thức Trung Quốc - 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc (Ảnh: TTXVN).

Tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Vân Nam, Chủ tịch Quốc hội đã tiếp Bí thư Thành ủy thành phố Thượng Hải và Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Vân Nam.

Ông đã tham dự hai Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư giữa hai nước, thu hút đông đảo các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước tham dự, chứng kiến các doanh nghiệp hai nước trao các bản ghi nhớ hợp tác, thỏa thuận hợp tác...

Chủ tịch Quốc hội cũng đã dành thời gian tiếp các doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ mới, xây dựng hạ tầng, giao thông, đường sắt, năng lượng...

Với nhiều thành quả phong phú, thực chất, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước, thể hiện sự đóng góp quan trọng, thiết thực của cơ quan lập pháp đối với sự phát triển tổng thể của quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư