2024-09-11 23:36:43
来源: Lưới sứa
Lưới sứa2024-09-11 23:36:43Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Phúc Bùi)Cận cảnh món ngon vùng miền: thực khách ‘quên lối về’ ở lễ hội ẩm thực Việt******
Từ 16 giờ ngày 28.3, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 mở cửa đón khách tại khu du lịch Văn Thánh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Ngay từ cổng vào, không gian chợ quê thân thuộc giữa lòng phố thị vừa chân chất, vừa mộc mạc khiến ai nấy đều cảm thấy gần gũi.
Lễ hội năm nay tiếp tục là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực 3 miền được trình diễn và phục vụ bởi các thương hiệu ẩm thực nổi tiếng đến từ các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng 4 - 5 sao thuộc Saigontourist Group cùng các đối tác.
Các đầu bếp giàu kinh nghiệm từ hơn 40 đơn vị thành viên thuộc hệ thống Saigontourist Group giới thiệu với công chúng hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng vùng miền tại hơn 40 gian hàng ẩm thực được bố trí thành 3 khu vực Bắc, Trung, Nam.
Ngay từ khi lễ hội mở bán vé, chị Minh Thy (ngụ Q.Bình Thạnh) đã mua trước cho cả gia đình để lấy ưu đãi. Thực khách này nhận xét, chất lượng món ăn ở lễ hội ngon y hệt ăn trong khách sạn 5 sao nhưng giá rất bình dân, các món ăn đa dạng từ Bắc tới Nam. "Năm trước, nhà tôi đi 2 tối với những món ăn khác nhau. Năm nay cả nhà vừa ăn xong thì qua khu làm bánh, trò chơi dân gian. Ngay trung tâm mà có lễ hội hoành tráng nhưng đậm màu bản sắc quê hương như thế này thiệt quá đã", chị bày tỏ.
Nhiều bàn ghế được kê ở các khu ẩm thực để phục vụ thực khách. Điểm cộng của lễ hội ẩm thực này là không gian rộng rãi, thoáng mát, lộng gió, có nhân viên vệ sinh luôn túc trực thu dọn rác, lau bàn ghế để khách có trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Vùng đất Tổ Phú Thọ có món mì cọ Sài Gòn - Phú Thọ, kết hợp giữa mì gạo ở làng nghề Hùng Lô nổi tiếng cùng gà đồi Phong Châu, chả nướng truyền thống và quả cọ ỏm chỉ có ở vùng trung du Phú Thọ.
Cụm gian hàng ẩm thực miền Trung sẽ gọi mời thực khách bằng nhiều món ngon, đậm vị miền Trung.
Món cơm muối Hoàng cung, món "cơm tiến Vua" thời xưa. Đây là món ăn được làm từ những nguyên liệu dân dã, các quan "ngự trù" (đầu bếp nấu ăn cho Vua) xưa kia đã tạo nên món cơm muối Huế độc đáo, nổi tiếng bởi sự cầu kỳ trong việc lựa chọn nguyên liệu cũng như hương vị đặc trưng, và từ thời vua Minh Mạng đã được xếp vào các món mỹ thực cung đình. Cơm muối Huế sử dụng đến 9 loại muối khác nhau, các đĩa muối được sắp xếp thành một vòng tròn hoặc hình đóa hoa, thể hiện vẻ đẹp tinh tế và nghệ thuật của nền văn hóa ẩm thực Huế.
Thực khách được chứng kiến và trải nghiệm nấu cơm chạy - tức là vừa đi vừa nấu cho đến khi cơm chín và thưởng thức tại chỗ niêu cơm nóng hổi. Đoàn nấu cơm đi tới đâu, sự chú ý của thực khách lại đổ dồn tới đó để theo dõi hoạt động thú vị này.
Món bánh xèo hải sản Ninh Chữ, đổ trên khuôn làm bằng đất sét xuất xứ từ làng gốm Bàu Trúc, làng nghề truyền thống cổ xưa nhất Đông Nam Á, ăn kèm gồm nhiều loại nước chấm như mắm đậu phộng, mắm cà chua, mắm tỏi ớt... khi ăn chan mắm ngập, thấm đều và ăn khi vừa vớt ra khuôn còn nóng hổi, giòn tan.
Lễ hội ẩm thực với thiên đường món ngon được đầu tư về cả hình thức lẫn chất lượng làm hài lòng các nhóm khách đủ độ tuổi khác nhau. Chị Hoàng Lan (ngụ Q.Phú Nhuận) chia sẻ: "Cách đầu bếp chăm chút cho món ăn, nhân viên tận tình và các hoạt động tương tác rất thú vị, cả nhà tôi tới từ 18 giờ, ăn đủ món ngon ở khắp nơi".
Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 mở cửa đón khách từ 16 - 22 giờ liên tục từ ngày 28 - 31.3.2024. Lễ hội được tổ chức vào các năm 2022 và 2023 đã thu hút hơn 80.000 lượt khách đến tham dự và cũng là lễ hội vinh dự nhận giải thưởng Lễ hội Ẩm thực đặc sắc nhất Thế giới 2023.
Sự cố trớ trêu trên sân Mỹ Đình không còn nguy cơ tái diễn, mọi thứ đang rất ổn******
Còn nhớ ở trận giao hữu giữa đội tuyển Việt Nam và CLB Dortmund trên sân Mỹ Đình vào cuối tháng 11.2022, một sự cố trớ trêu đã xảy ra. Ở những phút cuối trận, khi Tuấn Hải đang đứng trên chấm phạt đền, xà ngang và cột dọc khung thành đối phương đã bị bung khớp nối do tác động của thủ môn CLB Dortmund. Tình huống hy hữu này khiến trận đấu phải gián đoạn hơn 5 phút.
Ngay sau trận đấu này, tình trạng này đã được khắc phục để phục vụ cho các trận đấu sân nhà của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2022. Khung thành đã được lắp lại ốc vít cho chắc chắn hơn. Vào lúc này, đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tái đấu với Indonesia ở lượt trận 4, vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á. Chắc chắn rằng, sự cố trớ trêu về khung thành sẽ không còn cơ hội để tái diễn.
Khung cảnh sân Mỹ Đình vào chiều 25.3 - một ngày trước trận đội tuyển Việt Nam - đội tuyển Indonesia
Trong quá trình đàm phán với Khu liên hợp thể thao quốc gia để thuê sân (với giá 800 triệu đồng), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã yêu cầu đối tác phải đảm bảo cơ sở vật chất ở mức tốt nhất, đặc biệt là về mặt cỏ và khung thành. VFF sẽ kiểm tra lại cơ sở vật chất. Cuối cùng, các giám sát của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) cũng sẽ có mặt để "soi" các hạng mục tại sân Mỹ Đình, trước khi trận đấu diễn ra.
Mặt cỏ sân Mỹ Đình hiện tại xanh mướt, đảm bảo đáp ứng được yếu tố chuyên môn cho trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia. Sân Mỹ Đình trong trạng thái hoàn hảo nhất sẽ là điểm tựa lớn cho đội tuyển Việt Nam "lấy lại vị thế" trước người Indonesia. Mặt cỏ đẹp, bằng phẳng sẽ giúp cho các cầu thủ của HLV Troussier gặp thuận lợi trong khâu kiểm soát và chuyền bóng. Người hâm mộ đang chờ đợi đội bóng của HLV Troussier "đòi nợ" trước Indonesia. Trong 2 trận đấu gần nhất gặp nhau, các cầu thủ Việt Nam đều nhận thất bại với cùng tỷ số 0-1.
Hiện tại, đội tuyển Việt Nam đã bị chính Indonesia qua mặt trên bảng xếp hạng bảng F, vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á. Sau trận thua vừa rồi, đội bóng của ông Troussier tụt xuống đứng 3 với 3 điểm, còn đoàn quân của HLV Shin Tae-yong vươn lên vị trí thứ 2 với 4 điểm. Trận tái đấu trên sân Mỹ Đình vào 19 giờ ngày 26.3 là cơ hội lớn để đội tuyển Việt Nam khôi phục lại cách biệt 2 điểm với Indonesia.
Nhận định lượt về Việt Nam - Indonesia: Bắt buộc phải thắng
Sân Mỹ Đình tươm tất trước giờ G:
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất, quý 1/2024, Vingroup đạt tổng doanh thu thuần hợp nhất 21.739 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.335 tỉ đồng. Tại ngày 31.3, tổng tài sản Vingroup đạt 693.949 tỉ đồng, tăng nhẹ 3,9% so với cuối năm 2023.
Với trụ cột Công nghệ – Công nghiệp, VinFast bám sát lộ trình tăng trưởng với việc ra mắt thương hiệu tại Indonesia và Thái Lan, thiết lập hiện diện ở khu vực Trung Đông, khởi công xây dựng nhà máy tại Ấn Độ và mở rộng mạng lưới bán hàng quốc tế trong quý đầu năm nay. Đồng thời, VinFast đã ký hợp đồng phân phối với 10 đại lý mới, nâng tổng số đối tác đại lý lên 16 ở 7 bang tại Mỹ, bao gồm North Carolina, New York, Texas, Florida, Kansas, Connecticut, và Kentucky. Các đại lý ký mới sẽ mở bán từ quý 2/2024.
VinFast bàn giao tổng cộng 9.689 ô tô điện trong quý I, tăng 444% so với cùng kỳ năm 2023. Thị trường nội địa tiếp tục đóng góp phần lớn vào doanh số bán hàng trong quý 1/2024. Song song với đó, VinFast cũng đã bắt đầu ghi nhận mức tăng trưởng đáng khích lệ tại thị trường Mỹ và một số đại lý mới đã bắt đầu ghi nhận doanh số.
Trong bối cảnh vĩ mô biến động, VinFast đã đặt ra các kế hoạch rõ ràng và giữ mục tiêu giao 100.000 ô tô điện trong năm 2024 với doanh số chủ yếu được ghi nhận vào nửa cuối năm nhờ mạng lưới bán lẻ đang mở rộng nhanh chóng, các mẫu xe mới hướng đến tệp khách hàng đông đảo hơn và việc thâm nhập vào những thị trường mới.
Ở khối thương mại dịch vụ, quý 1/2024, Vinhomes chính thức ra mắt dự án Thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island quy mô 877 ha nằm trên đảo Vũ Yên (Hải Phòng), tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, hoạt động của Vinpearl tiếp tục đà phục hồi với nhiều sự kiện đặc sắc trong dịp Tết Nguyên đán và Ngày lễ Tình nhân. Cũng trong dịp này, Vinpearl khai trương khu phố thương mại Vinpearl Harbour tại Nha Trang, gồm 300 gian hàng và hàng loạt hoạt động hoạt náo và minishow, thu hút hơn 25.000 lượt khách mỗi ngày trong dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán. Tổng số đêm phòng bán trong quý 1/2024 đạt gần 452.000 phòng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong đà hồi phục, doanh thu của VinWonders và Vinpearl Golf quý đầu năm nay cũng tăng trưởng lần lượt 55% và 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở lĩnh vực bất động sản bán lẻ, Vincom Retail ghi nhận tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước, với tổng doanh thu hợp nhất tăng 16% so với cùng kỳ nhờ bàn giao bất động sản đúng tiến độ tại các dự án Quảng Trị và hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại ổn định và lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng trưởng 6%.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vừa diễn ra, Vingroup đã được thông qua kế hoạch kinh doanh 2024 với mục tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 200.000 tỉ đồng và 4.500 tỉ đồng. Trong thời gian tới, với việc các chỉ dấu kinh tế vĩ mô tiếp tục có nhiều dấu hiệu hồi phục dưới sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, cũng như các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu của tập đoàn có động lực tăng trưởng khả quan, Vingroup kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ diễn biến tích cực trong những quý tiếp theo.
Nghị viện châu Âu vừa loại trừ được ‘gián điệp’ Trung Quốc khỏi nội bộ?******AFP dẫn lời phía công tố Đức xác định đối tượng bị bắt là Jian Guo, trợ lý của nghị sĩ Maximilian Krah (Đức) từ năm 2019, và xác định người này là "thành viên cơ quan mật vụ Trung Quốc".
Người họ Guo, quốc tịch Đức, bị nghi ngờ chuyển thông tin của Nghị viện châu Âu cho Trung Quốc và "theo dõi các thành viên phản đối chính quyền Bắc Kinh cho cơ quan tình báo nước này", theo phía công tố Đức
Trong khi đó, nghị sĩ Krah là ứng viên hàng đầu của đảng cực hữu Đức là AfD cho nỗ lực ứng cử vào Nghị viện châu Âu, diễn ra từ ngày 6-9.6.
Vụ bắt giữ diễn ra một ngày sau khi Đức bắt giữ 3 kẻ tình nghi là gián điệp Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ trước các vụ bắt giữ, mà theo nước này là tìm cách "bôi nhọ và đàn áp" Trung Quốc.
Những gì vừa xảy ra cũng giáng đòn đau cho AfD, trong lúc đảng cực hữu Đức đang đối mặt một loạt các vụ bê bối, bao gồm các cáo buộc một số thành viên của đảng có liên hệ với Nga.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser gọi cáo buộc đối với trợ lý Guo là "vô cùng nghiêm trọng" và yêu cầu phía giới hữu trách phải mở cuộc điều tra rốt ráo về vấn đề này.
"Nếu kết quả điều tra xác nhận hành vi làm gián điệp cho Trung Quốc đã diễn ra trong lòng Nghị viện châu Âu, đó là âm mưu tấn công vào nền dân chủ châu Âu từ bên trong", AFP dẫn lời Bộ trưởng Faeser.
NASA cảnh báo bước tiến ‘vượt bậc mà bí mật’ của Trung Quốc trong không gian
Sở Y tế Hà Nội có người phụ trách mới******Chiều 29.3, UBND TP.Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định điều động công chức và giao phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội.
Tại buổi lễ, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã công bố quyết định của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh về việc điều động bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế TP.Hà Nội, đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cũng công bố quyết định của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội về việc giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội.
Thay mặt lãnh đạo TP.Hà Nội, ông Trần Sỹ Thanh bày tỏ mong muốn bà Trần Thị Nhị Hà tiếp tục phát huy kinh nghiệm, năng lực, sở trường để giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm tốt công tác dân nguyện, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân.
Đồng thời, ông Trần Sỹ Thanh đề nghị Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng phát huy kinh nghiệm, năng lực, duy trì đoàn kết trong đơn vị, đưa ngành y tế thành phố phát triển, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân thủ đô.
Cũng trong chiều 29.3, tại kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP.Hà Nội, các đại biểu đã quyết nghị miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND thành phố và thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố đối với bà Trần Thị Nhị Hà.
Trước đó, ngày 20.3, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành nghị quyết về bổ nhiệm bà Trần Thị Nhị Hà giữ chức vụ Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ưu tiên khởi công đường sắt tốc độ cao Việt******
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Trong đó, Thường trực Chính phủ lưu ý cần ưu tiên chuẩn bị và khởi công trước năm 2030 tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội kết nối với Trung Quốc.
Hiện, Việt Nam vẫn duy trì 2 tuyến đường sắt từ Hà Nội kết nối với Lào Cai và Lạng Sơn (được thiết kế từ thời Pháp). Tuy nhiên, khổ đường khác nhau và kết cấu hạ tầng xuống cấp khiến việc chở hàng liên vận từ Việt Nam sang Trung Quốc chưa được thuận tiện.
Năm 2023, Bộ GTVT đã giao Ban Quản lý dự án (PMU) Đường sắt tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngày 30/11/2023, trong buổi tiếp Thư ký trưởng Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy khẳng định lãnh đạo cấp cao hai nước đều có nhận thức chung rất rõ ràng và cùng ra thông báo chung về hợp tác thúc đẩy triển khai một số tuyến đường sắt ở phía Bắc Việt Nam có kết nối với Trung Quốc.
Bên cạnh quy hoạch đường sắt, Thường trực Chính phủ cũng xác định vùng đồng bằng sông Hồng cần nghiên cứu vị trí sân bay thứ 2 với chức năng trung chuyển lớn để dự phòng cho sân bay Nội Bài; cần lựa chọn khu vực phù hợp, tiết kiệm đất đai; rà soát không gian phát triển giao thông phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch chuyên ngành lĩnh vực giao thông.
Thường trực Chính phủ cho rằng quy hoạch vùng có tính đột phá nhằm giải quyết tắc nghẽn trong khu vực; đẩy mạnh quy hoạch đường sắt và tàu điện ngầm tại thủ đô Hà Nội; đồng thời cũng phải khôi phục và làm "sống" các dòng sông, gắn kết văn hóa lưu vực các dòng sông trong khu vực; phát triển giao thông thủy nội địa, phát huy các lợi thế của du lịch dọc theo tuyến đường thủy.
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người******Ngôn ngữ - Phát minh vĩ đại nhất của loài người
Với hơn 7.000 ngôn ngữ trên thế giới, việc tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển của chúng vẫn là điều bí ẩn và thú vị đối với nhiều nhà khoa học. Dựa trên gần 40 năm nghiên cứu thực địa, nhà nhân học, ngôn ngữ học nổi tiếng người Mỹ Daniel Leonard Everett đã đưa ra góc nhìn độc đáo của riêng mình về vấn đề này trong cuốn sách "Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người".
Cuốn sách được chia thành bốn phần. Phần một "Những tông Hominini đầu tiên", ông tập trung vào chủ đề sự ra đời của ngôn ngữ. Phần hai "Những thích nghi về mặt sinh học dành cho ngôn ngữ" phân tích các đặc điểm tiến hóa sinh học ở loài người để có được khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Phần ba "Sự tiến hóa của hình thức ngôn ngữ" là câu chuyện về sự hoàn thiện của ngôn ngữ từ thể sơ khai nhất - ngôn ngữ nói - tới chỗ trở thành một phương tiện tư duy, giao tiếp ngày càng phức tạp. Phần cuối cùng của cuốn sách - "Sự tiến hóa về văn hóa của ngôn ngữ" nhìn nhận ngôn ngữ trong vai trò tạo dựng văn hóa.
Tác giả Daniel Everett bắt đầu cuốn sách bằng cách xem xét sự xuất hiện của ngôn ngữ trong bối cảnh lịch sử của loài người. Không giống như hầu hết các nhà ngôn ngữ học hiện đại, Everett tin rằng sự phát triển của ngôn ngữ bắt đầu sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, ông lập luận rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ Homo erectus (Người đứng thẳng) từ khoảng hai triệu năm trước. Homo sapiens (người tinh khôn) hay các loài người hậu duệ khác đều kế thừa ngôn ngữ mà thôi. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ loài người đã tiến hóa tương đương 60.000 thế hệ.
Theo Everett, yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển và sử dụng ngôn ngữ chính là bộ não. Đặc biệt, ông nhận thấy ngôn ngữ không phải là một đặc điểm bẩm sinh của con người, mà là một phát minh. Ngôn ngữ phát triển như một kết quả tất yếu của sự tiến hóa văn hóa - xã hội chứ không đơn thuần do bộ não con người chi phối. Mỗi ngôn ngữ đều phản ánh lịch sử, môi trường và nhu cầu giao tiếp của cộng đồng sử dụng nó.
Sự tiến hóa của ngôn ngữ
Ngôn ngữ đã phát triển dần dần trong quá trình tiến hóa của loài người, bắt đầu từ những nỗ lực biểu ý đơn giản bằng lời nói và cử chỉ. Everett dành phần lớn cuốn sách để phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ và cách thức ngôn ngữ phát triển theo thời gian. Ông đã đưa ra nhiều ví dụ từ các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới để minh họa cho các luận điểm của mình.
Từ hơn 60.000 thế hệ trước, Homo erectus phát minh ra ngôn ngữ, lúc đầu còn đơn giản, được tiến hóa tuần tự và dần trở nên phức tạp, đa dạng, được bản địa hóa và được sử dụng trong từng cộng đồng cụ thể, ở mọi nơi trên Trái đất. Ngôn ngữ đã bắt nguồn từ biểu tượng (hay ký hiệu) văn hóa, được sáng tạo và định hình dựa trên văn hoá, sau đó trở nên khả dụng và ngày càng hiệu quả nhờ vào bộ não lớn, dày đặc các tế bào thần kinh. Loài người và hệ thống sinh lý - thần kinh, bộ máy phát âm thanh... đã liên tục và đồng thời cùng ràng buộc nhau, bổ sung cho nhau để tiến hóa, nâng cấp và phát triển.
Ngôn ngữ không phải là một hệ thống cố định, mà luôn luôn biến đổi theo thời gian dưới tác động của xã hội. Các ngôn ngữ có thể thay đổi về mặt ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm theo thời gian. Điều này được giải thích bởi ngôn ngữ là một sản phẩm của quá trình giao tiếp giữa con người. Sự giao thoa văn hóa khiến ngôn ngữ học thêm từ mới, mất đi từ cũ, không còn phù hợp. Đặc biệt, công nghệ hiện đại đã khiến nhiều từ ngữ ra đời để miêu tả các khái niệm mới. Ngôn ngữ phát triển liên tục để phục vụ nhu cầu giao tiếp ngày càng cao của con người.
Tác giả cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống quy tắc phức tạp cho phép con người giao tiếp với nhau. Không chỉ là một công cụ để truyền đạt thông tin, mà ngôn ngữ còn là phương tiện tư duy để con người thể hiện bản thân, tạo ra những ý tưởng mới và xây dựng văn hóa. Ông cũng chỉ ra rằng ngôn ngữ có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và là một công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để thay đổi thế giới.
"Lược sử ngôn ngữ" là một cuốn sách khoa học phổ thông, hấp dẫn và dễ đọc, cung cấp cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ. Qua cuốn sách, tác giả Everett muốn nhấn mạnh rằng, mỗi ngôn ngữ đều mang dấu ấn đặc trưng của lịch sử, môi trường sống và văn hóa của cộng đồng sử dụng nó. Chính sự đa dạng và phong phú về ngôn ngữ đã tạo nên bản sắc con người. Điều đó, thôi thúc chúng ta trân trọng và bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ trên thế giới.
Cuốn sách được Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ học trong Tủ sách Nền tảng đổi đời. Độc giả có thể dễ dàng tìm đọc và chọn mua sách tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend.
"Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người"
TRI THỨC LÀ ÁNH SÁNG!
TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC!
(Đón đọc kỳ sau: "Sự hình thành và bản chất của tâm lý đám đông")
Thả diều gần sân bay Tân Sơn Nhất ảnh hưởng đến an toàn bay******Những ngày qua, báo Dân trínhận được phản ánh của người dân sống gần sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) về hiện tượng thả diều gần luồng cất hạ cánh của sân bay.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Tổng công ty Quản lý bay (VATM) cho biết sân bay Tân Sơn Nhất có vùng an toàn không lưu rộng 5km, dài 15km.
Theo phản ánh của người dân, hoạt động thả diều chỉ cách đường hạ cánh của máy bay khoảng 2km.
Qua quan sát hình ảnh do người dân phản ánh, vị này đánh giá những chiếc diều do người dân thả đã ở trong khu vực hạn chế, cần cảnh báo ngay để tránh những rủi do liên quan đến an toàn bay.
"Trường hợp phát hiện diều gần luồng cất hạ cánh, kiểm soát viên không lưu sẽ phải báo ngay cho phi hành đoàn và lệnh cho máy bay bay chờ, thậm chí chuyển sang sân bay dự bị", đại diện VATM chia sẻ.
Vị này cho biết trách nhiệm quản lý diều hay các phương tiện bay siêu nhẹ trước hết được giao cho chính quyền địa phương, lực lượng quân đội, công an nơi có hoạt động bay. Bên cạnh đó, cảng vụ hàng không cũng có trách nhiệm kiểm soát tình trạng này.
biên tập:Luân Vương
Tuyên bố về bản quyền Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311
- Bố chồng cũ đâm chết con dâu vì quyền nuôi con, lại bị chính vợ cũ đâm chết.
- Gia đình người phụ nữ liên quan đến vụ chặt xác ở Nam Kinh: Cô ấy có tấm lòng nhân hậu và tôi chưa từng nghe nói giữa hai vợ chồng có bất kỳ mâu thuẫn nào.
- Một học sinh tiểu học nói dối về việc bị bắt cóc và đánh đập trước khi làm bài tập về nhà, cha cậu đã gọi cảnh sát và tiết lộ sự thật.
- Người đàn ông đã chuyển hơn 580.000 nhân dân tệ cho đối tác hẹn hò trực tuyến của mình và gọi cảnh sát sau khi bị từ chối sau nhiều lần yêu cầu gặp anh ta
- Giang Tây: Nghiên cứu và đưa ra ý kiến thúc đẩy phát triển ngành đất hiếm chất lượng cao/a>
- Cảnh tượng một thời thật xấu hổ! Chủ nhà G20 Abe đưa tay nhưng Trump lại làm điều này/a>
- Sau gần 30 năm, NASA lên kế hoạch gửi thêm tàu thăm dò tới mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ
- Sau khi Bộ Công an cải cách tổ chức, Cục Điều tra Thực phẩm và Dược phẩm ra mắt và có ba trách nhiệm chính
- Phạm Băng Băng và Lý Thần tuyên bố chia tay Netizen: Đã nộp hết tiền phạt trốn thuế chưa?
- Giang Tây: Nghiên cứu và đưa ra ý kiến thúc đẩy phát triển ngành đất hiếm chất lượng cao
- Peng Dan tông phải Rolls-Royce trên chiếc Maybach và bị phạt 128.000 nhân dân tệ sau gần nửa năm.
- Putin trả lời phỏng vấn trước thượng đỉnh G20: Chính sách tị nạn của Merkel là sai lầm lớn
- Đối mặt với gần một trăm bí thư huyện ủy, Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô đã hỏi hơn chục người rằng họ có
- Phạm Băng Băng và Lý Thần tuyên bố chia tay Netizen: Đã nộp hết tiền phạt trốn thuế chưa?
- Trump gặp Abe, "chào" con gái, con rể và chụp ảnh chung