dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
w388 dự đoán kết quả_ty so m7

2024-09-12 00:40:42

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Phong Hùng



Lưới sứa2024-09-12 00:40:42Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Hào Không)MC gốc Việt Jeannie Mai cáo buộc chồng cũ bạo hành, bỏ bê con******

Đơn kiện ra tòa của Jeannie Mai được đưa ra sau khi Jeezy yêu cầu quyền nuôi con chung đối với con gái Monaco của cặp đôi vào đầu tháng 4.2024.

Trong hồ sơ tòa án mới mà Peoplecó được, MC Jeannie Mai (45 tuổi) đã cáo buộc rapper Jeezy (tên khai sinh là Jay Wayne Jenkins, 46 tuổi) gây ra một số vụ bạo hành gia đình và bỏ bê con. Cô khẳng định Jeezy "bùng nổ cơn điên, uống rượu quá mức và bạo lực gia đình".

MC gốc Việt Jeannie Mai cáo buộc chồng cũ bạo hành, bỏ bê con- Ảnh 1.

Jeannie Mai và rapper Jeezy

PEOPLE

Đáp lại những cáo buộc, Jeezy chia sẻ một tuyên bố trên Instagram vào ngày 25.4, phủ nhận các cáo buộc.

"Những cáo buộc đó không chỉ sai sự thật mà còn vô cùng đáng lo ngại, đặc biệt là đến từ người tôi yêu thương. Nỗ lực ác ý nhằm làm hoen ố nhân cách của tôi và phá hoại gia đình, thật là nực cười. Quá nản lòng khi chứng kiến sự thao túng và lừa dối đang diễn ra. Lúc này mối quan tâm chính của tôi là trở thành một người cha tốt cho con gái và tôi tiếp tục đấu tranh để giành quyền nuôi con chung theo tuyên bố của tòa án. Hãy yên tâm, sự thật sẽ thắng thế thông qua các kênh pháp lý phù hợp", Jeezy viết.

Theo đơn khiếu nại, Jeannie Mai cáo buộc vào ngày 18.1.2022, tại Miami, Florida (Mỹ), chồng cô khi đó đã "bắt đầu mắng mỏ" trong chiếc ô tô sau khi yêu cầu tài xế bước ra khỏi xe.

"Anh ấy đã đưa ra những lời lăng mạ như 'đồ khốn nạn!' và 'tôi nóng lòng muốn ly hôn với cô'", tài liệu tòa án nêu rõ. Jeannie Mai cũng khẳng định cô bị giữ "trái ý muốn" và Jeezy đã đánh cô "bằng nắm đấm vào gò má và mắt, gây xuất huyết dưới kết mạc".

Ba tháng sau, Jeannie Mai cáo buộc trong hồ sơ tòa án rằng một vụ việc khác xảy ra tại Ritz Carlton ở San Francisco, trong đó nữ MC khẳng định cô bị bóp cổ "từ phía sau khi đang lên cầu thang" và bị Jeezy "đẩy xuống cầu thang".

Sau đó, Jeezy được cho là đã "tiến hành tấn công bằng lời nói", gọi cô là "đồ khốn nạn". An ninh khách sạn sau đó đã can thiệp và bảo vệ Jeannie Mai sau khi cô tuyên bố cảm thấy "không an toàn".

Vào tháng 12 năm đó, Mai tố Jeezy "nổi điên" trong buổi vũ hội đeo mặt nạ do Thị trưởng Atlanta tổ chức lần thứ 39 khi anh không thấy cô trong 25 phút sau khi cô đi vệ sinh với bạn gái.

MC gốc Việt Jeannie Mai cáo buộc chồng cũ bạo hành, bỏ bê con- Ảnh 2.

Jeannie Mai là MC kiêm chuyên gia thời trang tại Mỹ

PEOPLE

Sau sự việc, Jeannie Mai khẳng định Jeezy đã "yêu cầu" cả hai rời khỏi bữa tiệc. Sau khi yêu cầu tài xế rời khỏi xe, Jeezy được cho là "bắt đầu chửi bới" Mai và cô đã cố gắng rời khỏi xe hai lần. Sau đó nữ MC khẳng định Jeezy túm lấy váy của cô khiến chiếc váy bị rách và có nhiều vết xước trên ngực phải của cô do móng tay của Jeezy cào cấu.

Jeannie Mai tuyên bố đã báo vụ việc với một nhà trị liệu có sự hiện diện của Jeezy và cũng "nói với người bạn thân nhất của mình".

Các tài liệu nộp tòa án dẫn chứng Jeannie Mai "đã nhầm tưởng khi Jeezy thuyết phục cô trước cuộc hôn nhân rằng anh là một người đàn ông thay đổi và quá khứ mãi là quá khứ. Nhưng mọi người đều thấy sự ngược đãi mà mẹ con Mai phải chịu đựng trong cuộc hôn nhân".

Ngoài ra, Mai cho biết cô lo lắng cho sự an toàn của con gái 2 tuổi Monaco sau sự cố được cho là vào tháng 10.2023. Khi đó Mai chứng kiến con gái mới biết đi ở cùng bố và khẩu súng AK-47 bên trong nhà của cặp đôi. Đơn gửi tòa án Jeannie Mai nêu rõ cô đã yêu cầu Jeezy không để súng trong nhà nhưng rapper không thực hiện.

Cặp đôi dần xa cách và Jeezy đệ đơn ly hôn Jeannie Mai vào tháng 9.2023. Cả hai đều đấu tranh liên quan đến tính hợp lệ của thỏa thuận tiền hôn nhân và quyền nuôi con gái. Đầu tháng này, Jeezy đảo ngược quyết định và yêu cầu quyền nuôi con chung về vật chất và pháp lý đối với con gái Monaco.

Vệ sinh Hưng Thuận mang đến giải pháp giặt thảm văn phòng chuyên nghiệp tại Hà Nội******

Nhu cầu giặt thảm văn phòng ngày càng cao

Thảm trải sàn là một phần không thể thiếu trong các văn phòng hiện đại. Tuy nhiên, thảm trải sàn cũng là nơi dễ bám bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và hình ảnh của công ty. Do đó, việc giặt thảm văn phòng định kỳ là vô cùng cần thiết.

Vệ sinh Hưng Thuận mang đến giải pháp giặt thảm văn phòng chuyên nghiệp tại Hà Nội- Ảnh 1.

Vệ Sinh Hưng Thuận cung cấp dịch vụ giặt thảm văn phòng với nhiều ưu điểm:

  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Vệ sinh Hưng Thuận sở hữu đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm trong việc giặt thảm văn phòng.
  • Công nghệ hiện đại: Vệ sinh Hưng Thuận sử dụng công nghệ giặt thảm hiện đại nhất hiện nay, giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc trên thảm.
  • Hóa chất an toàn: Vệ sinh Hưng Thuận sử dụng hóa chất giặt thảm an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
  • Giá cả cạnh tranh: Vệ sinh Hưng Thuận cung cấp dịch vụ giặt thảm văn phòng với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.
Vệ sinh Hưng Thuận mang đến giải pháp giặt thảm văn phòng chuyên nghiệp tại Hà Nội- Ảnh 2.

Quy trình giặt thảm văn phòng chuyên nghiệp bao gồm các bước sau:

1. Kiểm tra và đánh giá:

● Kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể tình trạng thảm, xác định vị trí vết bẩn, khu vực cần xử lý đặc biệt.

● Việc đánh giá kỹ lưỡng giúp lựa chọn phương pháp giặt phù hợp, đảm bảo hiệu quả tối ưu và an toàn cho chất liệu thảm.

2. Loại bỏ bụi bẩn và rác thải:

● Thảm được hút bụi kỹ lưỡng bằng máy hút chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất bám trên bề mặt.

● Bước này giúp giảm thiểu nguy cơ gây hỏng thảm trong quá trình giặt, đồng thời tạo điều kiện cho việc làm sạch sâu hiệu quả hơn.

3. Xử lý vết bẩn và khu vực bẩn:

● Các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, thức ăn, mực... sẽ được xử lý trước bằng dung dịch tẩy rửa chuyên biệt hoặc phương pháp làm sạch riêng.

● Việc xử lý chuyên biệt giúp loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn, trả lại vẻ đẹp nguyên bản cho tấm thảm.

4. Lựa chọn phương pháp giặt phù hợp:

● Dựa trên loại thảm (len, nỉ, tổng hợp...) và mức độ bẩn, kỹ thuật viên sẽ lựa chọn phương pháp giặt phù hợp: giặt bằng nước, giặt hơi nước (steam cleaning) hoặc phương pháp khác.

● Việc lựa chọn phương pháp phù hợp giúp đảm bảo hiệu quả giặt sạch tối ưu, đồng thời bảo quản tuổi thọ cho thảm.

5. Giặt thảm:

● Sử dụng máy giặt thảm chuyên dụng cùng dung dịch tẩy rửa an toàn, thảm được giặt sạch toàn bộ bụi bẩn, vi khuẩn ẩn sâu trong sợi thảm.

● Quá trình giặt được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đảm bảo hiệu quả làm sạch tối ưu.

6. Hút nước và làm khô:

● Sau khi giặt, thảm được hút nước kỹ lưỡng bằng máy hút chuyên dụng để loại bỏ nước thừa, hạn chế nấm mốc phát triển.

● Sử dụng máy sấy thảm hoặc quạt công nghiệp để làm khô thảm nhanh chóng, giúp thảm sẵn sàng để sử dụng.

7. Kiểm tra kỹ thuật và sửa chữa (nếu cần):

● Kỹ thuật viên kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng thảm sau khi giặt, đảm bảo không còn bụi bẩn, vết bẩn hay mùi hôi.

8. Bảo quản và làm mới:

● Thảm được phủ lớp bảo vệ chuyên dụng để giữ màu sắc tươi mới, chống bám bụi bẩn và nấm mốc.

9. Trình bày lại thảm:

● Thảm được đặt lại vị trí ban đầu, đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho người sử dụng.

10. Kiểm tra cuối cùng và đánh giá:

● Kỹ thuật viên kiểm tra lại toàn bộ khu vực giặt thảm, đảm bảo không còn bụi bẩn hay dung dịch tẩy rửa sót lại.

● Khách hàng được nghiệm thu và đánh giá chất lượng dịch vụ.

Lưu ý: Quy trình giặt thảm văn phòng có thể thay đổi tùy theo loại thảm, chất liệu và mức độ bẩn. Việc sử dụng dịch vụ giặt thảm chuyên nghiệp sẽ đảm bảo hiệu quả làm sạch tối ưu, an toàn cho sức khỏe và bảo quản tuổi thọ cho thảm.

Ngoài ra, Vệ sinh Hưng Thuận còn cung cấp các dịch vụ khác như:

  • Vệ sinh công nghiệp
  • Vệ sinh nhà ở
  • Vệ sinh nhà xưởng
  • Vệ sinh trường học
  • Vệ sinh bệnh viện
  • Giặt thảm văn phòng, căn hộ
  • Giặt ghế sofa cho công ty, hộ dân
  • Giặt đệm văn phòng và nhà ở
  • Chăm sóc y tế tại nhà
  • Thu mua phế liệu, đồ cũ giá cao.

Vệ sinh Hưng Thuận cam kết:

  • Mang đến dịch vụ giặt thảm văn phòng chuyên nghiệp, chất lượng cao.
  • Giá cả cạnh tranh, hợp lý.
  • Phục vụ khách hàng nhanh chóng, 24/7.

Hãy liên hệ ngay với Vệ sinh Hưng Thuận để được tư vấn và sử dụng dịch vụ giặt thảm văn phòng chuyên nghiệp:

VỆ SINH HƯNG THUẬN

  • Website: https://vesinhhungthuan.com
  • Hotline: 037.866.8666
  • Email: [email protected]
  • Hà Nội : 126 Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
  • TP.HCM: 53 Đ. Lê Văn Sỹ, phường 13, quận 3, TP.HCM
  • Bắc Ninh: 57 Phố Bồ Sơn, Võ Cường, TP Bắc Ninh.

Vệ sinh Hưng Thuận – Đồng hành cùng bạn kiến tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp!

Quảng Nam kiến nghị Trung ương hỗ trợ 800 tỷ đồng xây kè chống sạt bờ biển******

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã ký văn bản gửi Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và các bộ liên quan, xin hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư xây dựng dự án kè chống sạt lở bờ biển Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ).

Xã Tam Thanh có 6,5km bờ biển. Dự án kè bảo vệ bờ biển Tam Thanh có chiều dài khoảng 3,2km và được đầu tư xây dựng từ năm 2000.

Quảng Nam kiến nghị Trung ương hỗ trợ 800 tỷ đồng xây kè chống sạt bờ biển - 1

Dự án kè biển Tam Thanh xuất hiện một số vị trí bị sụt lún (Ảnh: Đức Thanh).

Hơn 20 năm qua, kè bảo vệ đã phát huy tác dụng chống sạt lở bờ biển, đảm bảo ổn định cuộc sống của hơn 3.000 hộ dân thuộc các thôn Hòa Hạ, Hòa Trung, Hòa Thượng (xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ). 

Tuy nhiên, qua thời gian, kè đã xuất hiện một số vị trí bị sụt lún cần được khắc phục, sửa chữa.

Tỉnh Quảng Nam mong muốn đầu tư xây dựng đồng bộ 3km kè còn lại nhằm đảm bảo phòng, chống sạt lở khu vực bờ biển Tam Thanh, ổn định đời sống nhân dân khu vực và hoàn thiện hệ thống hạ tầng, góp phần phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu.

Do đó, địa phương kiến nghị được hỗ trợ 800 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng khẩn cấp dự án kè chống sạt lở bờ biển Tam Thanh.

Chiều dài tuyến kè khoảng 6,5km, bao gồm sửa chữa, gia cố 3,5km kè hiện trạng và đầu tư mới 3km; đồng thời đầu tư kết nối giao thông đỉnh kè với các tuyến hiện trạng. Thời gian thực hiện dự án năm 2024-2025.

"Đây là một trong những dự án quan trọng, cấp bách của tỉnh nhằm kịp thời khắc phục, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của địa phương", văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam nêu.

Hà Nội sẽ có phường Văn Miếu******

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, quận Đống Đa (Hà Nội)cho biết địa phương sẽ sáp nhập 6 phường thành 4 phường trong giai đoạn tới. 

Cụ thể, hai phường Khâm Thiên và Trung Phụng sáp nhập thành phường Khâm Thiên; một phần phường Ngã Tư Sở nhập vào Khương Thượng và phần còn lại vào phường Thịnh Quang, được giữ tên gọi của hai phường Khương Thượng và Thịnh Quang.

Đồng thời một phần phường Trung Tự nhập vào phường Phương Liên thành phường Phương Liên - Trung Tự, phần còn lại của phường Trung Tự nhập vào Kim Liên được giữ tên phường Kim Liên. 

Đáng lưu ý, quận có hai phường thuộc diện khuyến khích sắp xếp là Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Địa phương lên kế hoạch sáp nhập hai phường này thành phường mới Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngay giai đoạn này. 

Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, quận Đống Đa giảm từ 21 phường xuống còn 17 phường. 

Hà Nội sẽ có phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 1

Phường Quốc Tử Giám và phường Văn Miếu (quận Đống Đa, Hà Nội) có cụm Di tích Quốc gia đặc biệt khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Ảnh: Hữu Nghị).

Ngoài quận Đống Đa, nhiều địa phương tại Hà Nội công bố cụ thể phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025. 

Tại quận Hai Bà Trưng, địa phương sắp xếp 7 phường thành 4 phường, giảm 3 phường.

Trong đó, hai phường Đồng Nhân và Đống Mác sau khi sáp nhập có tên là Đồng Nhân. Một phần phường Cầu Dền sáp nhập vào phường Bách Khoa có tên mới là phường Bách Khoa, phần còn lại vào phường Thanh Nhàn. Hai phường Quỳnh Lôi và Bạch Mai sau khi sáp nhập lấy tên phường Bạch Mai. 

Tại quận Long Biên, một phần phường Sài Đồng vào phường Phúc Đồng và phần còn lại vào phường Phúc Lợi, giữ tên gọi của hai phường Phúc Đồng và Phúc Lợi. 

Quận Thanh Xuân, địa phương sáp nhập phường Thanh Xuân Nam vào Thanh Xuân Bắc, giữ tên gọi của phường mới là Thanh Xuân Bắc. Hai phường Kim Giang và Hạ Đình sau khi sáp nhập có tên gọi là phường Hạ Đình.

Quận Hà Đông có ba phường được sáp nhập là Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung sẽ thành đơn vị hành chính mới dự kiến tên là phường Quang Trung. Nơi đặt trụ sở làm việc mới tại UBND phường Quang Trung và Nguyễn Trãi hiện tại.

Thị xã Sơn Tâycũng có ba phường được sáp nhập là Lê Lợi, Quang Trung và Ngô Quyền. Sau khi sắp xếp, phường mới có tên là Ngô Quyền. Địa phương lý giải lấy tên gọi này vì liên quan yếu tố lịch sử, vua Ngô Quyền sinh ra tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.

Các địa phương cho biết sau khi sáp nhập, việc giữ lại một trong các tên gọi cũ cũng nhằm giảm thiểu công tác điều chỉnh, đính chính lại nội dung giấy tờ, văn bản hành chính, tư pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan. 

Hà Nội sẽ có phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 2

Sau khi niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở UBND các phường, xã ở Hà Nội thuộc diện sắp xếp lại, địa phương sẽ lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp (Ảnh: Hà Mỹ).

Tại huyện Mê Linh, xã Vạn Yên sáp nhập vào xã Liên Mạc, giữ tên xã Liên Mạc. 

Với huyện Phúc Thọ, xã Thọ Lộc và xã Tích Giang được sáp nhập lấy tên xã mới là Tích Lộc; xã Thượng Cốc sáp nhập vào Long Xuyên có tên mới là xã Long Thượng; xã Vân Hà sáp nhập vào xã Vân Nam thành xã Nam Hà. Đồng thời, xã Phúc Hòa sẽ sáp nhập vào thị trấn Phúc Thọ và giữ nguyên tên thị trấn. 

Tại huyện Ứng Hòa, 14 xã dự kiến được sắp xếp lại thành 5 xã. Trong đó, các xã Viên Nội, Viên An, Hoa Sơn được sáp nhập thành tên gọi mới là xã Hoa Viên; 3 xã Cao Thành, Sơn Công, Đồng Tiến thành xã Cao Sơn Tiến; xã Hòa Xá, Vạn thái, Hòa Nam thành xã Thái Hòa; xã Lưu Hoàng, Hồng Quang, Đội Bình thành xã Bình Lưu Quang; xã Trầm Lộng, Hòa Lâm thành xã Trầm Lộng.

Tại huyện Thạch Thất, xã Dị Nậu và Canh Nậu sáp nhập thành tên mới là xã Lam Sơn; xã Chàng Sơn sáp nhập với Thạch Xá giữ tên gọi cho xã mới là Thạch Xá; hai xã Hữu Bằng và Bình Phú thành xã mới tên Quang Trung. 

Huyện Chương Mỹ,xã Đồng Phú sáp nhập với xã Hồng Phong thành tên mới là xã Hồng Phú; hai xã Phú Nam An và Hòa Chính sau khi sáp nhập có tên gọi mới là xã Hòa Phú. 

Với các huyện là Hoài Đức, Đan Phượng và Gia Lâm, UBND TP Hà Nội cho biết các địa phương này dự kiến lên quận nên được ủy quyền lập hồ sơ đề án thành lập quận và các phường thuộc quận. Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cũng được các huyện trình trong đề án này. 

Hiện, nhiều quận, huyện đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp trên. 

Theo lộ trình, các địa phương sẽ lấy ý kiến cử tri về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường xong trước ngày 10/4. Sau đó, Sở Nội vụ Hà Nội tổng hợp, lập hồ sơ đề án để báo cáo UBND TP xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và trình HĐND TP Hà Nội cho ý kiến, thông qua. 

Hồ sơ hoàn chỉnh sau đó sẽ được gửi Bộ Nội vụ, thời gian trước ngày 31/5. 

Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 579 đơn vị hành chính cấp xã. Trong giai đoạn 2023-2025, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí, thành phố dự kiến có 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.

Quy hoạch TP.Nha Trang bao gồm 14 phân khu nào?******

Ngày 31.3, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ đã ký Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040. Theo đó, quy mô lập quy hoạch có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 26.736 ha. Cụ thể, TP.Nha Trang có diện tích khoảng 25.422 ha và một phần H.Diên Khánh có diện tích khoảng 1.314 ha.

Quy hoạch TP.Nha Trang bao gồm 14 phân khu nào?- Ảnh 1.

Quang cảnh TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhìn từ biển

THẾ QUANG

Mục tiêu, phát huy thương hiệu thành phố du lịch nghỉ dưỡng biển đối với quốc gia và quốc tế, thông qua nâng cấp chất lượng không gian và du lịch đô thị, hấp dẫn các nhà đầu tư du lịch đẳng cấp quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác bền vững tài nguyên du lịch hiện có, với nét nổi bật đặc hữu là chuỗi không gian ven biển, không gian đảo và không gian sinh thái; hỗ trợ phát triển dịch vụ hậu cần hàng hải, thương mại - dịch vụ du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường.

Về quy mô dân số, đến năm 2030, TP.Nha Trang có khoảng 630.000 - 640.000 người; đến năm 2040 khoảng 750.000 - 780.000 người.

Về định hướng phát triển, TP.Nha Trang gồm 14 khu vực như sau: 

Khu 1: Khu vực trung tâm ven biển và phía nam sông Cái, diện tích khoảng 676 ha, dân số dự kiến khoảng 140.000 người; là trung tâm du lịch cả nước; trung tâm hành chính - văn hóa - thương mại cấp tỉnh và thành phố.

Quy hoạch TP.Nha Trang bao gồm 14 phân khu nào?- Ảnh 2.

Xây dựng Nha Trang trở thành một thành phố thương mại tài chính tầm vóc quốc gia và khu vực Đông Nam Á

THẾ QUANG

Khu 2: Khu vực sân bay Nha Trang cũ và vùng phụ cận, diện tích khoảng 263 ha, dân số dự kiến khoảng 23.200 người; là trung tâm dịch vụ du lịch, văn phòng, thương mại - tài chính vùng nam Trung bộ.

Khu 3: Khu vực phường Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, diện tích khoảng 640 ha, dân số dự kiến khoảng 60.500 người; là trung tâm dịch vụ du lịch biển, dịch vụ cảng biển du lịch vùng Nam Trung bộ.

Khu 4: Khu vực phía tây đường Lê Hồng Phong, diện tích khoảng 501 ha, dân số dự kiến khoảng 70.000 người; là khu đô thị mới đan xen khu dân cư hiện trạng cải tạo chỉnh trang.

Khu 5: Khu đô thị ven biển, phía đông đường sắt - từ bắc sông Cái đến mũi Kê Gà, diện tích khoảng 1.212 ha, dân số dự kiến khoảng 108.800 người; là khu trung tâm đô thị hiện hữu, dịch vụ du lịch ven biển.

Khu 6: Khu vực từ phía nam núi Cô Tiên (nhỏ) đến phía bắc núi Hòn Ngang (núi Cô Tiên lớn), diện tích khoảng 1.631 ha, dân số dự kiến khoảng 16.100 người; là khu trung tâm đô thị hiện hữu, dịch vụ du lịch ven biển.

Khu 7: Khu vực đô thị phía bắc sông Cái và khu vực Hòn Nghê, diện tích khoảng 1.316 ha, dân số dự kiến khoảng 47.600 người; là trung tâm giáo dục, y tế, dịch vụ nước khoáng nóng.

khu 8: Khu vực đô thị phía tây Nha Trang, diện tích khoảng 1.584 ha, dân số dự kiến khoảng 109.300 người; là trung tâm khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, đào tạo mới.

Khu 9: Khu vực phía nam đường Phong Châu và khu vực núi phía tây sông Tắc, diện tích khoảng 1.966 ha, dân số dự kiến khoảng 82.300 người; là khu đô thị - trung tâm hành chính mới, dịch vụ du lịch sinh thái núi, dịch vụ y tế vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên.

Khu 10: Khu vực Phước Đồng - Hòn Rớ - phía bắc núi Cù Hin, diện tích khoảng 4.626 ha, dân số dự kiến khoảng 64.100 người; là trung tâm giáo dục, thể dục thể thao và dịch vụ du lịch sinh thái.

Khu 11: Khu vực Đồng Bò - Trảng É, diện tích khoảng 810 ha, dân số dự kiến khoảng 11.000 người; là khu công nghiệp và dịch vụ logistics.

Khu 12: Khu vực phía tây bắc quốc lộ 1 - thuộc xã Vĩnh Phương, diện tích khoảng 2.522 ha, dân số dự kiến khoảng 8.900 người; là khu vực làng xóm hiện trạng cải tạo, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Khu 13: Khu vực xã Vĩnh Lương - phía bắc núi Hòn Ngang, diện tích khoảng 3.828 ha, dân số dự kiến khoảng 28.200 người; là khu dân cư hiện hữu, cải tạo, chỉnh trang kết hợp du lịch sinh thái núi.

Khu 14: Khu vực biển thuộc vịnh Nha Trang, biển ven bờ xã Vĩnh Lương và các đảo thuộc TP.Nha Trang, diện tích khoảng 3.848 ha, dân số dự kiến khoảng 10.000 người; là trung tâm dịch vụ du lịch biển đảo quốc gia và quốc tế kết hợp an ninh quốc phòng.

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau******

Hiện nay hai cụ đang sống tại xã An Lục Long, H.Châu Thành, tỉnh Long An. Tuy tuổi cao nhưng hai cụ luôn sống rất lạc quan và là tấm gương cho con cháu noi theo về tình nghĩa vợ chồng.

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 1.

Âm thanh ngày xuân

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 2.

Phút thư giãn

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 3.

Tình già có nhau

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 4.

Giờ cơm chiều

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 5.

Chăm sóc khi trời trở gió

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 6.

Cùng nhau già đi

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 7.

Thêm một mùa xuân hạnh phúc bên nhau

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 8.
Lỗ hổng an ninh nhìn từ sự cố VNDIRECT******

Sau 5 ngày kể từ cuộc tấn công mạng gây tê liệt hệ thống, hôm nay 29.3, công ty VNDIRECT cho biết dự kiến sẽ hoạt động trở lại từ ngày 1.4. Sự cố không thể truy cập kéo dài tới 7 ngày, cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công, đồng thời dấy lên quan ngại về những rủi ro từ các lỗ hổng an ninh tiềm ẩn, chưa bị phát hiện trong các hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức, doanh nghiệp.

Ông Ngô Tuấn Anh - CEO Công ty an ninh mạng thông minh SCS cho biết dù hình thức tấn công đòi tiền chuộc không phải là mới, nhưng trước nay chỉ xuất hiện tại Việt Nam với quy mô nhỏ lẻ. "Vụ tấn công nhắm vào VNDIRECT có thể xem là cuộc tấn công mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc lớn nhất từng ghi nhận tại Việt Nam, có ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng", ông Tuấn Anh đánh giá.

Không có hệ thống an toàn thông tin nào an toàn 100% trước các vụ tấn công mạng

Không có hệ thống an toàn thông tin nào an toàn 100% trước các vụ tấn công mạng

Chụp màn hình

Vị chuyên gia cũng nhận định hiện nay để nói các hệ thống an toàn thông tin, an ninh mạng đảm bảo 100% là điều "bất khả thi" bởi lỗ hổng bảo mật, điểm yếu có thể xuất hiện hằng ngày. Tin tặc thường xuyên thăm dò, thử nghiệm và sử dụng các công cụ rà quét quy mô toàn cầu để tìm sơ hở tấn công. Chúng sẽ tìm những hệ thống, phần mềm có điểm yếu nhưng chưa được vá lỗ hổng để xâm nhập, từ đó thực hiện hành vi phá hoại hoặc phục vụ mục đích tài chính, chính trị.

"Sự cố lần này là lời cảnh báo cho tất cả chúng ta khi triển khai hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) lớn, chứa nhiều dữ liệu. Để tối đa hiệu quả, chúng ta cần các hệ thống bảo vệ kết hợp với công tác giám sát an toàn thông minh, hệ thống phát hiện bất thường, đặt ưu tiên cao cho an ninh mạng", CEO của SCS nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Giám đốc công nghệ của công ty an ninh mạng NCS - Vũ Ngọc Sơn nhận định những sự cố an ninh mạng nhắm vào các công ty, tổ chức tài chính luôn tạo ra rủi ro lớn đối với người sử dụng lẫn thị trường. Ông nói: "Sự cố lần này là bài học, hồi chuông cảnh báo tới các công ty, tổ chức tài chính cần nhanh chóng rà soát hệ thống để đảm bảo không xảy ra vụ việc đáng tiếc như vậy trong tương lai".

Lãnh đạo NCS lý giải, hiện Việt Nam kết nối với toàn cầu nên chuyện các nhóm hacker nhắm vào doanh nghiệp, tổ chức trong nước không phải mới. Phương thức hoạt động của các nhóm này ngày càng tinh vi, ứng dụng công nghệ rất cao nên theo ông, nếu Việt Nam không có các hệ thống phòng thủ trên không gian mạng mang tiêu chuẩn và đẳng cấp quốc tế thì rất khó để phòng chống.

Ông cho biết các nhóm hacker thường quét lỗ hổng trên hệ thống đích để tìm ra điểm xâm nhập, rồi "trà trộn" vào trong để nằm vùng, nắm bắt thông tin thời gian dài trước khi thực hiện cuộc tấn công gây thiệt hại. "Chúng tôi thống kê phần lớn vụ tấn công, tin tặc đã đột nhập từ trước mà khách hàng không hay biết. Phần lớn trong số này đến từ việc khai thác các điểm yếu trên phần mềm. Khi một cuộc tấn công diễn ra, người ta mới biết có lỗ hổng bảo mật", ông Vũ Ngọc Sơn chia sẻ.

Hai vị chuyên gia an ninh mạng cũng cho rằng doanh nghiệp, tổ chức cần thiết lập các giải pháp bảo vệ an toàn thông tin với bối cảnh hiện nay, trong đó có dự phòng và phản ứng nhanh. Các đơn vị cần dự phòng một hệ thống tương tự với hệ thống chính, cần cách ly để khi có sự cố xảy ra có thể nhanh chóng chuyển dịch với thời gian càng nhanh càng tốt, có thể phải tính bằng phút để giảm thiểu thiệt hại.

Việc giám sát an ninh mạng liên tục cũng luôn cần thiết bởi các lỗ hổng luôn tồn tại mà không dễ bị phát hiện. Khi có xâm nhập trái phép cần phát hiện sớm. Việc phát hiện càng sớm càng tăng tỷ lệ ngăn chặn thành công cuộc tấn công cũng như hạn chế rủi ro, thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn khách hàng, thị trường.

Tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra mô hình phòng thủ 4 lớp. Theo đó, mỗi doanh nghiệp cần tới 4 lớp phòng thủ an ninh gồm: Lực lượng an ninh mạng chuyên trách, túc trực thường xuyên; Thuê đội giám sát độc lập cùng giám sát; Thực hiện rà quét, đánh giá hệ thống thường xuyên; Kết nối với các hệ thống giám sát an ninh mạng quốc gia.

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội******

Ngày 26/4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp tại trụ sở Trung ương Đảng, xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Ban Chấp hành Trung ương đánh giá ông Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở. Ông Huệ được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội - 1

Ông Vương Đình Huệ (Ảnh: Tiến Tuấn).

Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Vương Đình Huệ đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ông Huệ cũng phải chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ, theo Ban Chấp hành Trung ương, đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông.

Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, ông Vương Đình Huệ đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Vương Đình Huệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch Quốc hội là chức danh do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, do đó, quy trình miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ sẽ do Quốc hội tiến hành.

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê ở Nghệ An. Ông là giáo sư, tiến sĩ Kinh tế.

Ông là Ủy viên Trung ương bốn khóa (X, XI, XII, XIII); Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV và XV.

Trải qua 22 năm công tác ở Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính), ông Huệ sau đó được bổ nhiệm làm Phó tổng Kiểm toán Nhà nước rồi Tổng kiểm toán Nhà nước, năm 2006.

Ông giữ chức Bộ Trưởng Tài chính từ tháng 8/2011, đến tháng 12/2012 được phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương (kiêm nhiệm Bộ trưởng Tài chính đến tháng 5/2013). Từ tháng 4/2016, ông là Phó Thủ tướng.

Bốn năm sau, ông Huệ được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội, sau đó được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng.

Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV (tháng 3/2021), ông Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Ba tháng sau đó, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV, ông Vương Đình Huệ tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

biên tập:Hồng Phạm

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn