dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
vn6 quaythu_daknong online

2024-09-12 00:42:38

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Lâm Loan



Lưới sứa2024-09-12 00:42:38Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Hiệp Trương)Loạt vấn đề phát sinh khi cải cách tiền lương, bãi bỏ mức lương cơ sở******

Báo cáo các đại biểu Quốc hội chuyên trách về một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật BHXH sửa đổi, Ủy ban Xã hội phân tích rõ tác động của việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đến quy định trong dự thảo Luật.

Cơ quan thẩm tra cho biết khi Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật đã chưa tính đến thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương, nên chưa dự liệu hết được tác động của việc thay đổi này đến các quy định có liên quan trong dự thảo Luật.

Những vấn đề phát sinh khi bỏ mức lương cơ sở

Theo tinh thần Nghị quyết số 27 của Trung ương, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương sẽ "bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng chế độ tiền lương mới, theo đó mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới".

Như vậy, từ ngày 1/7, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương sẽ phát sinh một số vấn đề liên quan đến dự thảo Luật.

Loạt vấn đề phát sinh khi cải cách tiền lương, bãi bỏ mức lương cơ sở - 1

Việc cải cách chính sách tiền lương sẽ được thực hiện từ 1/7 (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Trước hết, Ủy ban Xã hội chỉ rõ, do bãi bỏ "mức lương cơ sở" nên không còn căn cứ thực hiện được việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH để tính lương hưu; không còn căn cứ để tính hưởng một số chế độ BHXH và một số chế độ quy định ở các luật khác.

Bên cạnh đó, theo cơ quan thẩm tra, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của nhóm đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định sẽ tăng lên so với hiện hành, dẫn đến tiền đóng BHXH cũng tăng lên đáng kể. Điều này sẽ làm tăng phần chi ngân sách Nhà nước đóng cho những đối tượng này.

Việc cải cách tiền lương cũng sẽ làm phát sinh chênh lệch khá lớn về lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024, nếu không thực hiện điều chỉnh cho đối tượng nghỉ hưu trước thời điểm này khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Theo đó, nếu nghỉ hưu sau thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương (1/7/2024) từ 4 đến 6 năm, lương hưu của người nghỉ hưu sau khi thực hiện chính sách tiền lương đã tăng 40-50% so với những người nghỉ hưu trước khi thực hiện chính sách tiền lương mới.

Làm rõ căn cứ để tính và điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Từ thực tế những tác động này, Thường trực Ủy ban Xã hội nhận định còn nhiều vấn đề Chính phủ cần phải làm rõ.

Cơ quan thẩm tra cho rằng Chính phủ cần làm rõ căn cứ để tính quy đổi thành mức tiền tuyệt đối khi chuyển xếp lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số), mức sàn an sinh xã hội tối thiểu và căn cứ tính.

Loạt vấn đề phát sinh khi cải cách tiền lương, bãi bỏ mức lương cơ sở - 2

Toàn cảnh Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 (Ảnh: Phạm Thắng).

Bên cạnh đó, làm rõ căn cứ để tính và điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với mức lương cơ sở khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương.

Cơ cấu tiền lương làm căn cứ để đóng BHXH đối với các đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định, theo cơ quan thẩm tra, cũng cần làm rõ bao gồm các khoản phụ cấp nào.

Thường trực Ủy ban Xã hội cũng đề nghị Chính phủ làm rõ những vấn đề phát sinh cụ thể về lương hưu, các chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng đối với lực lượng vũ trang (công an, quân đội), do nhóm đối tượng này có những đặc thù khác hệ dân sự (hệ số lương 1,8; tuổi nghỉ hưu thấp hơn...) và biện pháp xử lý.

Theo đề nghị của Thường trực Ủy ban Xã hội, Chính phủ cần rà soát đầy đủ và báo cáo, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, bao gồm cả quy định việc thay thế "mức lương cơ sở" hiện hữu trong nhiều văn bản luật, nghị định, thông tư có liên quan.

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Xã hội tán thành sự cần thiết phải sửa đổi những quy định về cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần; việc điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và các quy định liên quan đến "mức lương cơ sở" trong dự thảo Luật.

Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đề xuất phương án sửa đổi cụ thể trên cơ sở giải quyết thấu đáo những vấn đề đặt ra và báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thường trực Ủy ban Xã hội cho biết đã nhiều lần đề nghị các bộ, ngành liên quan và có văn bản gửi Chính phủ (từ cuối tháng 1) nhưng đến nay vẫn chưa nhận được văn bản chính thức từ phía Chính phủ.

Trong khi Chính phủ chưa có văn bản chính thức về vấn đề này và chưa xin ý kiến các cấp có thẩm quyền, trước mắt, Thường trực Ủy ban Xã hội dự kiến các quy định có liên quan đến mức lương cơ sở được quy định theo hướng "mức hưởng không thấp hơn mức hiện hưởng gần nhất trước khi Luật này có hiệu lực".

"Cải cách tiền lương là vấn đề lớn và khó, tác động đến nhiều đối tượng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết các chế độ cụ thể của BHXH", Thường trực Ủy ban Xã hội nêu ý kiến.

Dự án Luật BHXH sửa đổi đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6, sẽ được cho ý kiến tại đại biểu Quốc hội chuyên trách lần này để trình Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp thứ 7 tới.

Sacombank bác thông tin ông Dương Công Minh bị cấm xuất cảnh******

Trên trang Facebook mang tên "THANG DANG" có đăng tin về việc ông Dương Công Minh Chủ tịch HĐQT Sacombank bị cấm xuất cảnh vì tham gia rửa tiền cho bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Thịnh Phát và một số thông tin khác.

Sacombank bác thông tin ông Dương Công Minh bị cấm xuất cảnh

Ngân hàng Sacombank khẳng định thông tin nêu trên hoàn toàn bịa đặt và vu khống để bôi xấu lãnh đạo Sacombank. Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank hoàn toàn không liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát, không bị cấm xuất cảnh theo như thông tin Facebook mang tên "THANG DANG" đã lan truyền.

Sacombank bác thông tin ông Dương Công Minh bị cấm xuất cảnh- Ảnh 1.

Sacombank gửi công văn đến các cơ quan chức năng

Ảnh chụp

Ngân hàng Sacombank cho hay, Facebook mang tên "THANG DANG" đã nhiều lần đăng tin bịa đặt và vu khống lãnh đạo Sacombank.

Bùng nổ ca bệnh nhiễm giun lây từ thú cưng: Người nuôi cần làm gì?******

Hiện tại đang nuôi 2 con mèo để làm thú cưng, Võ Thị Phương (24 tuổi), ngụ ở đường Quách Xân, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng), chia sẻ bắt đầu chăm sóc chúng từ năm 2019. “Ban đầu mình nuôi 5 con nhưng hiện tại chỉ còn có 2. Mình thương tụi nó nên xem như người thân, gọi con và xưng mẹ. Thời gian rảnh mình đều quấn quýt bên tụi nó, vuốt ve, ôm ấp và thậm chí là cho ngủ chung”, Phương chia sẻ.

Bùng nổ ca bệnh nhiễm giun lây từ thú cưng: Người nuôi cần làm gì?- Ảnh 1.

Những con mèo mà Phương nuôi

NVCC

Để phòng bệnh cho thú cưng cũng như tránh lây nhiễm sang người, Phương cho biết đã tiêm vắc xin đầy đủ cho vật nuôi khi chúng còn nhỏ. Ngoài ra, cô nàng còn tiêm 3 mũi phòng bệnh, cứ 3 tháng tiêm nhắc lại 1 lần và xổ giun định kỳ cho mèo. Và bản thân cô nàng gen Z cũng xổ giun định kỳ mỗi năm 2 lần.

Bên cạnh việc tiêm phòng, xổ giun đầy đủ Phương còn thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho các con mèo. “2 tuần mình sẽ tắm cho tụi nó 1 lần, còn phân thì bỏ vào 1 chỗ rồi ngày nào cũng dọn và xịt khử mùi hôi”, Phương cho biết.

Xổ giun theo định kỳ cho thú cưng và cả bản thân cũng là cách mà Nguyễn Thị Thu Hương, làm việc ở đường Ngô Gia Tự, P.9, Q.5 (TP.HCM) đang áp dụng. “Mình có nuôi 1 con chó gần 3 năm nay. Thời gian gần đây, các ca bệnh nhiễm giun đũa chó, mèo đang gia tăng nên cũng khá lo, mặc dù mình đã cho xổ giun, sán định kỳ. Mình cũng có tìm hiểu về những con đường lây nhiễm giun, sán từ thú cưng sang người nên kỹ hơn trong khâu ăn uống như: rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi tiếp xúc với chó. Mình cũng hạn chế để nó liếm vào mặt hay lên giường ngủ cùng”, Hương cho hay.

Bùng nổ ca bệnh nhiễm giun lây từ thú cưng: Người nuôi cần làm gì?- Ảnh 2.

Chó là vật nuôi quen thuộc, chúng trở thành thú cưng của nhiều người

THẢO PHƯƠNG

Cũng đang nuôi mèo làm thú cưng nhiều năm nay, Trần Thị Đức Tâm (23 tuổi), ngụ tại kiệt 325 Hùng Vương, P.Vĩnh Trung, Q.Thanh Khê (TP.Đà Nẵng) cho rằng khả năng lây nhiễm sán, giun sang người sẽ rất khó nếu tiêm phòng đầy đủ. 

“Mình nghĩ nếu tiêm phòng đầy đủ, xổ giun cho vật nuôi đều đặn theo định kỳ thì sẽ không sao. Khi mới 1 - 2 tháng tuổi mình đã cho mèo đi tiêm phòng và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Có sổ theo dõi lịch tiêm đàng hoàng. Mình cũng chú trọng dọn dẹp vệ sinh phòng sạch sẽ, cho tụi nó đi vệ sinh đúng nơi”, Tâm cho biết.

Trước khi nuôi thú cưng, Tâm cũng đã tìm hiểu kỹ về các con đường lây nhiễm giun, sán từ vật nuôi sang người. Do vậy, hiện tại chưa có bất cứ vấn đề nào xảy ra với cô nàng và vật nuôi.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Bệnh viện Thú y Kim Sơn, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), cho biết bệnh giun, sán ở chó và mèo lây sang người qua nhiều con đường khác nhau. “Ấu trùng có trong phân của thú cưng thải ra ngoài môi trường không may lây nhiễm vào các nguồn nước, thực phẩm như rau củ quả. Nếu người nào có thói quen ăn rau sống, đồ chưa qua nấu chín sẽ rất dễ bị lây nhiễm giun, sán chó, mèo. Hoặc khi lông của chó, mèo bay vào đồ ăn của người cũng rất dễ bị nhiễm giun, sán", bác sĩ Nhung chia sẻ.

Bùng nổ ca bệnh nhiễm giun lây từ thú cưng: Người nuôi cần làm gì?- Ảnh 3.

Có nhiều cách để người nuôi chung sống an toàn với thú cưng

THẢO PHƯƠNG

Để phòng nhiễm giun, sán bác sĩ Nhung cho biết người nuôi cần xổ giun định kỳ, diệt bọ chét cho thú cưng. Bác sĩ Nhung thông tin: “Vật nuôi nào ăn thịt sống thì cần tăng tần số xổ giun lên 2 tháng/lần và người nuôi cũng cần xổ giun định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra, còn phải thường xuyên vệ sinh, tắm rửa cho thú cưng, xử lý phân của chúng cẩn thận, sạch sẽ. Mọi người cũng cần ăn chín uống sôi, hạn chế dùng rau sống, thịt chưa được nấu chín kỹ. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với thú cưng”.

Bác sĩ Nhung cho biết thêm muốn ngủ chung hay ôm ấp, vuốt ve thú cưng thì phải tắm rửa cho chúng sạch sẽ, xổ giun sán đều đặn theo định kỳ để tránh bị lây nhiễm.

Cảnh sát dùng thang cứu nguời phụ nữ rơi tầng cao xuống mái tôn ở TPHCM******

Ngày 5/4, lực lượng chức năng quận 5 (TPHCM) vừa giải cứu người phụ nữ ngã từ tầng 3 xuống mái tôn tầng 1.

Khoảng 4h40 cùng ngày, người dân phát hiện người phụ nữ rơi từ tầng 3 xuống mau tôn tầng 1 tại căn nhà trên đường Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5. Nạn nhân là chị L.T.K.L. (55 tuổi).

Cảnh sát dùng thang cứu nguời phụ nữ rơi tầng cao xuống mái tôn ở TPHCM - 1

Cảnh sát dùng thang tiếp cận, đưa nạn nhân xuống mặt đất an toàn (Ảnh: Công an cung cấp).

Nhận tin báo, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn Công an quận 5 cùng các đơn vị liên quan đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, triển khai công tác cứu hộ.

Tại đây, lực lượng chức năng dùng thang nhanh chóng tiếp cận đưa chị L. từ mái tôn xuống đất an toàn rồi chuyển vào bệnh viện cấp cứu.

Người dân TP.HCM khấp khởi chờ đi metro******

Ngóng lịch metro để… chọn trường

Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 vừa gửi Sở GTVT cập nhật kế hoạch vận hành tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp từ Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM và Trung tâm quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT).

Cụ thể, giai đoạn 1 (3 tháng đầu, từ ngày 1.7 - 30.9), TP.HCM sẽ vận hành 7 đoàn tàu loại 3 toa, chạy xuyên suốt từ 5 - 22 giờ. Thời gian giãn cách là 12 phút/chuyến, khung giờ cao điểm chạy tăng tần suất, giảm còn 8 phút/chuyến. Giai đoạn 2 (từ ngày 1.10 - 31.12), tuyến metro số 1 sẽ vận hành 12 đoàn tàu loại 3 toa vào các ngày trong tuần, từ 5 - 22 giờ 30, tần suất chạy tàu 8 - 10 phút/chuyến. 

Việt kiều trải nghiệm metro số 1: 'Không nghĩ là mình đang ở TP.HCM'

Các ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, tết, tuyến sẽ vận hành 9 đoàn tàu loại 3 toa, cùng khung giờ và tần suất chạy tàu. Giai đoạn 3 (từ ngày 1.1.2025 trở đi), kế hoạch vận hành tàu sẽ được xác định trên cơ sở thực tế công tác vận hành tàu trong năm 2024, khi có các dữ liệu về lưu lượng hành khách (theo giờ cao điểm, giờ bình thường, giờ thấp điểm, theo mùa, kỳ nghỉ lễ, tết...), tốc độ lưu chuyển hành khách, tốc độ giải phóng lưu lượng hành khách ra khỏi tuyến, kết nối với các phương tiện vận tải...

Người dân TP.HCM khấp khởi chờ đi metro- Ảnh 1.

Tàu metro số 1 tuyến Bến Thành - Suối Tiên chạy thử nghiệm

Nhật Thịnh

Thông tin các đơn vị lên kế hoạch chạy tàu chưa thu phí ngay từ tháng 7 khiến người dân TP háo hức vui mừng. Trong công văn gửi UBND TP.HCM hồi tháng 3, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR - chủ đầu tư) cho biết trong quý 3, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên cần được triển khai nhiều phần việc, gồm: rà soát đánh giá an toàn hệ thống; thực hiện nghiệm thu phòng cháy chữa cháy; hoàn tất đào tạo nhân sự lái tàu, vận hành, quản lý nhà ga, điều độ, bảo dưỡng... 

Do đó, tuyến tàu điện đầu tiên của TP chưa thể chở khách thương mại trong thời gian này. Dự kiến đến quý 4, chủ đầu tư mới có thể hoàn tất công tác nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, cấp chứng chỉ và thẩm định an toàn hệ thống cho các nhà ga. Sau đó, Hội đồng kiểm tra nhà nước sẽ tiến hành nghiệm thu các hạng mục còn lại và vận hành thương mại toàn tuyến.

"Lúc nghe tin metro số 1 lùi tới tận cuối năm, tôi hụt hẫng lắm. Số là em trai tôi chuẩn bị thi đại học, theo định hướng từ đầu thì thằng bé sẽ thi vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, học dưới làng đại học ở TP.Thủ Đức, cách nhà 20 km lận. Tôi bảo bố mẹ cứ yên tâm vì tháng 7 metro số 1 sẽ hoạt động, chỉ cần đi xe máy hoặc xe buýt ra ga Bến Thành rồi đi metro xuống Thủ Đức, khỏe re. Nếu metro tới cuối năm mới khai thác hoặc muộn hơn nữa thì nhà tôi sẽ phải tính toán phương án thi trường khác gần nhà hoặc thuê ký túc xá phòng trường hợp học tối muộn hoặc sáng sớm. Metro có thể chạy ngay từ tháng 7 thì tốt quá rồi", chị Minh Thư (ngụ H.Nhà Bè, TP.HCM) chia sẻ.

Trong khi đó, anh Trần Minh (ngụ Q.3) cũng không khỏi tự hào giới thiệu với người bạn mới từ Hà Nội vào du lịch rằng TP.HCM sắp có tuyến tàu điện đi ngầm đầu tiên của cả nước. "Bạn tôi nói khi nào metro số 1 khánh thành, nhất định sẽ phải vào trải nghiệm. Sinh ra và lớn lên ở TP.HCM, với tôi, metro không đơn thuần là phương tiện giao thông, mà còn là nơi gửi gắm ước mơ về một TP chuyển mình và không ngừng phát triển. Từ khi còn học đại học, lúc dự án mới dựng loạt cọc lớn dọc xa lộ Hà Nội là tôi đã háo hức chờ đi metro. Chúng tôi đã phải chờ đợi quá lâu rồi", anh Minh nói.

Năm 2024, metro số 2 ở TP.HCM sẽ được thực hiện tới đâu?

Nhanh nhất tháng 10 mới phục vụ người dân

Chính thức khởi công vào tháng 8.2012, tuyến metro số 1 là giấc mơ nhưng đồng thời cũng là những tiếng thở dài của người dân TP.HCM. Cụm từ "metro số 1 lùi đích" đã dần trở thành quen thuộc bởi cứ thỉnh thoảng, người dân TP lại thấy các đơn vị lên dự kiến, cam kết, quyết tâm đưa metro số 1 vào vận hành trong tháng này, năm nọ nhưng tới gần giờ G lại có đủ lý do để gia hạn. Vì thế, dù đã có kế hoạch chi tiết tần suất, thời gian chạy tàu nhưng thông tin tuyến metro số 1 có thể lăn bánh ngay từ tháng 7 vẫn khiến nhiều người bán tín bán nghi.

Người dân TP.HCM khấp khởi chờ đi metro- Ảnh 2.

Đã có nhiều đoàn khách đặc biệt tham gia các đoàn tàu chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1

Nhật Thịnh

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị, cho biết chắc chắn tháng 7, đơn vị này sẽ vận hành 7 đoàn tàu loại 3 toa theo đúng kế hoạch vừa gửi Sở GTVT. Tuy nhiên, việc chạy tàu này vẫn nằm trong công tác thử nghiệm (như thật) nên dù có hành khách nhưng vẫn chưa phải khai thác thương mại bình thường.

Cụ thể, sau khi hoàn thành thi công, tuyến metro số 1 phải trải qua 3 bước thử nghiệm. Đầu tiên là thử nghiệm đơn lẻ vật tư, máy móc, tích hợp 11 hệ thống để đảm bảo tàu chạy hoàn toàn tự động. Tiếp theo là thử nghiệm tàu dưới sự vận hành của con người - có người điều khiển ở ga, ở phòng điều hành, nhân viên bán vé thế nào, nếu có sự cố thì phản ứng ra sao... Sau đó mới tới thử nghiệm tàu có hành khách. Ở bước này, chủ đầu tư sẽ mở đăng ký cho một số lượng hành khách giới hạn, chưa phải tất cả người dân. Có thể là đối tượng sinh viên, các bạn trẻ, trong quá trình đi tàu cũng tạo các tình huống để đánh giá thử nghiệm, như khi tàu dừng thì thoát hiểm thế nào, hành khách chạy bên trái hay bên phải… Cụ thể cách thức đăng ký thế nào, số lượng ra sao thì phía MAUR vẫn đang tính toán sao cho hợp lý.

Lý giải thêm về việc chậm trễ khai thác thương mại dự án, lãnh đạo MAUR thông tin: Việc thử nghiệm và đánh giá an toàn hệ thống sẽ được thực hiện bởi đơn vị tư vấn độc lập (Liên danh tư vấn BVT của Pháp) theo các tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu và Nhật Bản cùng quy định của luật Đường sắt VN. Tiêu chuẩn của Nhật Bản khắt khe hàng đầu thế giới và họ yêu cầu phải đảm bảo trình tự bài bản từng bước, từng hạng mục.

Bên cạnh đó, việc đào tạo thực tế sử dụng thiết bị của dự án đang phụ thuộc nhiều vào tiến độ thực hiện của tư vấn chung NJPT và nhà thầu Hitachi. Hiện nay, tư vấn và nhà thầu vẫn đang chưa thể thống nhất cách thức bàn giao các thiết bị và đoàn tàu sử dụng cho công tác đào tạo dẫn đến chậm trễ trong công tác này.

"Một tin vui là công tác đánh giá an toàn hệ thống đến nay đã đạt 50% khối lượng công việc. Tư vấn của Pháp đánh giá chất lượng tuyến metro số 1 rất tốt, tài liệu lưu trữ cẩn thận. Metro số 1 là dự án metro đi ngầm đầu tiên ở VN. Vì thế, công tác thử nghiệm, đánh giá công tác xử lý sự cố, cứu nạn cứu hộ trong hầm ngầm sẽ rất phức tạp, và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối", lãnh đạo MAUR nhấn mạnh. 

Hiện nay, công tác thử nghiệm các hệ thống, chạy rô đai trên toàn tuyến đang được liên tục diễn ra ngày đêm cùng công tác đào tạo nhân sự để phục vụ việc vận hành. Dự kiến cuối tháng 9 tới, metro 1 mới hoàn thành công tác chạy thử. Đến tháng 10, các cơ quan đưa vào nghiệm thu, thẩm định vấn đề an toàn mới có thể chính thức đưa đoàn tàu vào phục vụ người dân.

Ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị

Miền Bắc thu hẹp diện nắng nóng, mưa dông về đêm******

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 20/4, nắng nóng và nắng nóng gay gắt tiếp diễn tại Tây Bắc Bộ, các địa phương từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Nhiệt độ cao nhất ở các khu vực này dao động 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm chỉ ở mức 35-40%. 

Cùng ngày, Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ có xu hướng giảm nhiệt nhẹ so với một ngày trước. Nền nhiệt cao nhất 32-35 độ C, độ ẩm ở mức trung bình 50-55% nên thời tiết không quá khó chịu. 

Cơ quan khí tượng cảnh báo một số nơi ở Đông Bắc Bộ có thể xuất hiện mưa rào kèm dông về chiều tối và đêm. Do ban ngày khu vực hứng chịu nền nhiệt cao, mưa dông có thể đi kèm các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. 

Tại Tây Nguyên và Nam Bộ, thời tiết chưa được cải thiện. Khu vực vẫn duy trì nắng nóng 35-37 độ C và tình trạng này có thể kéo dài đến hết tháng 4. 

Miền Bắc thu hẹp diện nắng nóng, mưa dông về đêm - 1

Nắng nóng gay gắt đang bao trùm nhiều địa phương Trung Bộ do vùng áp thấp nóng phía tây mở rộng kèm theo hiệu ứng gió phơn (Ảnh: Hoàng Lam).

Dự báo thời tiết ngày 20/4 tại các vùng trên cả nước: 

- Hà Nội:Đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C, cao nhất 33-35 độ C.

- Phía Tây Bắc Bộ:Đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất 32-35 độ C, riêng khu Tây Bắc 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C.  

- Phía Đông Bắc Bộ:Đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng, riêng đồng bằng có nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 32-35 độ C, riêng vùng đồng bằng 35-36 độ C. 

- Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Đêm mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. 

- Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng. Từ Đà Nẵng đến Phú Yên nắng nóng, nắng nóng gay gắt và có nơi đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 32-35 độ C, riêng phía bắc 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. 

- Tây Nguyên: Đêm mưa rào kèm dông vài nơi. Ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C; cao nhất 34-37 độ C.  

- Nam Bộ: Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất******

12 giờ trưa, nhiệt độ mặt bê tông đường băng Tân Sơn Nhất hiển thị 51,4oC. Các tổ phục vụ mặt đất, kỹ thuật, an ninh sân bay vẫn miệt mài với công việc dù người đã mướt mồ hôi.

Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 1.

Khi nhiệt độ không khí là 36 độ C thì nhiệt độ trên đường băng lên tới gần 50 độ C, thời điểm nắng nóng lên hơn 50 độ C

Độc Lập

Không một bóng mát

Giữa phi trường rộng lớn với hàng chục "chú chim sắt" khổng lồ, những người làm việc dưới đường băng nhìn từ xa chỉ còn là những chấm nhỏ nhòe mờ vì nắng nóng.

Khi ra sân đỗ bắt đầu công việc bảo dưỡng chiếc Airbus A350 trước giờ khởi hành, anh Đào Anh Tuấn (52 tuổi), kỹ sư cơ giới máy bay bịt khẩu trang, đeo găng tay chống nóng, mặc áo phản quang, đội nón lưỡi trai có dây cột, bịt tai và bắt đầu công việc.

Làm việc ở đường băng Tân Sơn Nhất: Hàng chục năm tập quen với cái nóng 50 độ C

Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 2.

Trên đường băng, sân đỗ không có một bóng mát nào để giảm nhiệt độ

Độc Lập

Mặt trời chiếu thẳng đứng, bóng mát duy nhất khi đó chỉ là phần bụng dưới chiếc máy bay. Anh Tuấn tỉ mỉ kiểm tra tất cả các thông số theo yêu cầu từ phần đầu, lốp, cánh, đuôi, động cơ… nhiều vòng liên tục. Nắng mỗi lúc một gắt gao, mồ hôi bắt đầu lấm tấm trên gương mặt, người đàn ông 30 năm trong nghề vẫn tập trung từng chi tiết nhỏ của máy bay.

Anh Tuấn cho hay, ngày nào nhiệt độ dự báo 35, 36oC thì nhiệt độ trên sân đỗ luôn là trên 40oC, những thời điểm nắng nóng nhất trong ngày nhiệt độ cảm nhận có thể lên trên 50oC.

"Trên đường băng, sân đỗ không có một bóng mát nào để giảm nhiệt độ đi cả, toàn là bê tông và nhựa đường nên nhiệt độ cảm nhận tăng lên rất nhiều so với thực tế", anh chia sẻ.

Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 3.
Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 4.
Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 5.
Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 6.
Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 7.

30 năm làm việc trong đường băng sân bay, anh Tuấn nhận xét, năm nay nắng nóng đến sớm với cường độ nắng nóng không khác gì thời điểm cao điểm

Độc Lập

Theo người đàn ông 30 năm kinh nghiệm, mùa nắng nóng nhất với người làm việc ở đường băng sân bay là khoảng trước Tết Nguyên đán 1 tháng và sau tết từ 1,5 – 2 tháng. Tuy nhiên, năm nay, ngay trong cao điểm tết, nắng nóng đã ập đến.

Anh nhận xét, nắng nóng đến sớm hơn mọi năm và cường độ nắng nóng không thua kém gì so với thời gian cao điểm của mọi năm. Làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt, anh và đồng nghiệp đều trang bị bảo hộ, uống nước mát để duy trì sức khỏe.

Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 8.

Nắng gắt nhất trong đường băng sân bay là từ 12 giờ - 15 giờ

Độc Lập

"Khoảng 1 tuần trở lại đây, buổi sáng nắng nóng có phần bớt gay gắt hơn, nhưng từ 10 giờ đến 15 – 16 giờ chẳng khác gì thời điểm nắng nóng gay gắt, rất nóng là đằng khác", anh nói.

Kỹ sư bảo dưỡng máy bay cho hay, thông thường, thời gian bảo dưỡng, kiểm tra mỗi chiếc máy bay trước giờ khởi hành tùy thuộc vào yêu cầu của từng hãng. Nhưng khi thời tiết nắng nóng, cường độ làm việc của kỹ sư sẽ được bố trí giãn cách để mỗi người có thêm thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.

Xem nhanh 20h ngày 14.3: Làm việc ở đường băng Tân Sơn Nhất

Nguyên tắc đặc biệt trong sân đỗ

Đi máy bay, trước khi khởi hành, hành khách có thể nhìn thấy tiếp viên, phi công hay nhân viên mặt đất ở cửa lên máy bay. Nhưng thực tế, từ trước khi hành khách bước lên máy bay, có rất nhiều bộ phận làm việc trực tiếp dưới đường băng để bảo đảm an toàn cho chuyến bay, bất kể nắng mưa.

Tiếp nhận bảo dưỡng chiếc máy bay chuẩn bị khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất đi sân bay Nội Bài lúc 13 giờ, anh Bùi Vĩnh Hưng (39 tuổi), kỹ sư điện và điện tử máy bay đã có mặt trước 2 tiếng để làm việc.

Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 9.
Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 10.
Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 11.
Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 12.

Làm việc dưới nắng gắt nhưng những người làm việc trên sân đỗ không được mang theo chai nước

Độc Lập

Dưới cái nắng chói chang buổi giữa trưa, anh Hưng chia sẻ, trang bị kỹ càng về thể lực, quần áo, trang bị bảo hộ, chế độ ăn uống rất quan trọng với người làm việc trực tiếp dưới nắng nóng gay gắt.

"Ra đường băng cần có giày bảo hộ chống trượt, chống tích điện và chống nóng; nón phải có dây tránh bị gió thổi bay; kính tránh chói nắng; bịt tai nhằm chống tiếng ồn… Đó là những đồ cơ bản nhất làm trên đường băng cũng phải có", anh tâm sự.

Làm việc dưới nắng gắt gao, cổ họng nhiều lúc khát khô, tuy nhiên, theo các kỹ sư, trên sân đỗ rất hạn chế uống nước vì liên quan đến FOD (tránh vật thể lạ trên đường băng). Vì vậy, mọi người vào làm việc không mang theo chai nước. Ngoài ra, người làm việc trên đường băng không được mang theo hộp quẹt. Đây cũng là 2 nguyên tắc chúng tôi được nhắc kỹ lưỡng trước khi vào khâu kiểm soát an ninh nghiêm ngặt để theo chân đội kỹ sư bảo dưỡng máy bay ra sân đỗ.

Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 13.

Bảo dưỡng máy bay ngoại trường là công việc phải làm bất kể thời tiết thế nào

Độc Lập

Anh Hưng kể: "2 năm trước là thời điểm nắng nóng gắt gao nhất. Mồ hôi nhiều lúc ướt hết đầu tóc, quần áo, tới tay chân. Khi đó, kỹ sư phải dùng khăn lau tay cho khỏi trơn rồi mới làm tiếp. Về đến nhà, tôi cũng chỉ kể cho mọi người nghe là công việc làm dưới nắng nóng, chứ không nói kỹ nắng nóng ra sao vì sợ cả nhà lại lo lắng".

Cùng ca phục vụ mặt đất trước giờ khởi hành chiếc chiếc Airbus A350 với anh Tuấn, anh Nguyễn Hùng Châu Kha (31 tuổi), đội phục vụ kỹ thuật cũng chia sẻ, dù có chuẩn bị tâm lý từ trước, nhưng ngày mới vào nghề anh cũng bị "sốc đột ngột" vì thời tiết trên đường băng quá "gắt gỏng" – lúc thì nắng chói chang, lúc lại mưa nặng hạt. Trong 8 năm làm nghề, đã vài lần anh hứng trọn cơn mưa, sau đó, nắng lên lại, bộ quần áo mặc trên người tự được hong khô ngay trong ca trực.

Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 14.

Chuẩn bị cho mỗi chuyến bay, đội phục vụ kỹ thuật sẽ làm việc kéo dài từ 50 - hơn 60 phút

Độc Lập

Công việc của anh Kha là vận hành xe thang, xe đặc chủng, xe chở trang thiết bị đặc biệt phục vụ cho các chuyến bay. Ca làm việc của đội phục vụ kỹ thuật kéo dài 8 tiếng, mỗi chuyến bay làm trên sân đỗ kéo dài khoảng 50 phút đối với tàu thân nhỏ và hơn 60 phút đối với tàu thân rộng.

"Ca làm việc ban đêm thì mát mẻ khá dễ chịu, còn với ca ban ngày như cả tháng qua thì chúng tôi luôn phải đối mặt với hơi nóng từ động cơ máy bay, bê tông bốc lên, nắng từ trên trời đổ xuống, nhiều ngày không một bóng mây. Giữa sân đỗ rộng lớn, tàu bay cũng rất to, trang thiết bị cồng kềnh, nhiều khi thấy mình thực sự nhỏ bé. Năm nay khác mọi năm, vừa qua tết nắng đã khắc nghiệt", anh nhìn nhận.

Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 15.
Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 16.
Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất- Ảnh 17.

Giữa sân đỗ rộng lớn với các tàu bay to, những người làm việc trên sân trở nên thật nhỏ bé

Độc Lập

Theo anh Kha, từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là thời điểm nắng nóng nhất trong ngày từ tết tới nay, đôi lúc có thể khiến anh hoa mắt, chóng mặt. Sau mỗi ca trực dưới thời tiết nắng nóng, mồ hôi tuôn như tắm, nhưng nhìn các tàu bay chở hàng trăm hành khách cất cánh an toàn, những người làm việc trên đường băng lại thở phào…

Minh Tuấn Mobile mở thêm chi nhánh mới tại TP.HCM******

Chi nhánh mới đặt tại số 323 Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú (TP.HCM). Nhân dịp cửa hàng mới khai trương Minh Tuấn Mobile cũng mang đến hàng loạt ưu đãi cho người dùng thông qua việc giảm giá các sản phẩm công nghệ.

Minh Tuấn Mobile vừa có thêm chi nhánh mới tại TP.HCM

Minh Tuấn Mobile vừa có thêm chi nhánh mới tại TP.HCM

CTV

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc điều hành hệ thống Minh Tuấn Mobile - cho biết: "Minh Tuấn Mobile đang từng bước mở rộng quy mô hệ thống để mang đến những trải nghiệm và sản phẩm chất lượng nhất cho người dùng toàn quốc. Hy vọng rằng với chi nhánh mới khai trương tại quận Tân Phú, Minh Tuấn Mobile sẽ có thêm bước tiến quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này".

Cụ thể, từ ngày 20 - 26.4, người dùng mua hàng tại chi nhánh quận Tân Phú của Minh Tuấn Mobile sẽ nhận được ưu đãi giảm giá lên tới 50%. Trong đó, có thể kể đến hàng loạt sản phẩm giảm mạnh như: iPhone 13 giảm 12 triệu đồng (còn từ 12,99 triệu đồng); Galaxy Z Flip5 giảm hơn 9 triệu đồng (còn từ 16,59 triệu đồng); Galaxy Z Fold5 giảm 13,5 triệu đồng (còn từ 31,49 triệu đồng); AirPods 2 giảm hơn 2 triệu đồng (còn từ 1,99 triệu đồng)...

Với các đơn hàng từ 2 triệu đồng trở lên, khách hàng sẽ được tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng và có cơ hội sở hữu hàng loạt phần thưởng hấp dẫn như: điện thoại Galaxy A05, loa JBL Wind 3S, đế sạc Mophie...

biên tập:Quốc Không

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn