12bet có thật sự xanh chín không_quay thử xổ số miền bắc
Xác minh vụ bé gái lớp 1 nghi bị cô giáo đánh thâm tím 2 mắt ở Yên Bái******
Chiều 21/4, trao đổi với phóng viên Dân trí,lãnh đạo Đảng ủy xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) cho biết, tại trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS La Pán Tẩn vừa xảy ra vụ việc học sinh lớp 1 tố bị cô giáo đánh tím vùng mắt và mặt.
Theo vị lãnh đạo, vào ngày 18/4, chính quyền xã nhận được thông tin về sự việc nêu trên. Sau khi nắm được sự việc, phía chính quyền đang phối hợp với nhà trường tiến hành xác minh cụ thể để có hướng xử lý.
"Qua thăm khám ban đầu tại bệnh viện, bé gái bị thương phần mềm. Học sinh bị đánh đang học lớp 1C và người liên quan đến vụ việc là cô Giàng Thị S., giáo viên tại trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS La Pán Tẩn", lãnh đạo Đảng ủy xã La Pán Tẩn thông tin.
Trước đó, theo phản ánh của phụ huynh bé gái bị đánh, khi thấy con gái về nhà với những vết thương rất nghiêm trọng trên mặt, bố mẹ gặng hỏi thì em bé nói là bị cô giáo đánh. Lập tức, gia đình đã ghi lại hình ảnh và phản ánh lên nhà trường cũng như các cấp chức năng địa phương.
Làm rõ vụ cô giáo lớp mầm non bạo hành bé trai ở TPHCM******Ngày 24/4, mạng xã hội lan truyền 2 đoạn clip ghi lại cảnh bé trai một trường mầm non tư thục ở TPHCM bị người phụ nữ đánh, nhét thức ăn vào miệng.
Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại nhóm lớp mầm non Tí Bo, phường Linh Đông, TP Thủ Đức.
Theo clip, bé trai bị một người phụ nữ là giáo viên nhóm lớp mầm non nói trên ép vào góc tường, dùng đồ vật đánh vào đầu, chỉ tay vào mặt và dọa tát khiến trẻ sợ hãi dùng tay che đầu.
Trong một đoạn clip khác, người phụ nữ đè bé trai xuống nền nhà, ngồi lên người bé trai rồi liên tục nhét thức ăn vào miệng mặc cho trẻ khóc lóc, giãy giụa. Vụ việc diễn ra ngay trước mặt của nhiều trẻ em trong lớp.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Nguyễn Thị Thanh Loan, Chủ tịch UBND phường Linh Đông, cho biết đã nắm được sự việc, sáng nay phường đã phối hợp với các đơn vị mời chủ cơ sở và giáo viên liên quan lên làm việc để có hướng xử lý.
Điều tra vụ nữ sinh bị bạn bắt quỳ và tát liên tục vào mặt******Ngày 29/3, UBND huyện Đăk Glei, Kon Tum thông tin đang phối hợp cùng cơ quan chức năng để điều tra vụ nữ học sinh bị hành hung trong ký túc xá.
Trong những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện clip một nữ sinh bị nhóm bạn bắt quỳ dưới nền đất tại phòng ký túc xá.
Trong clip, nhóm nữ sinh liên tục dùng tay tát vào mặt một nữ sinh đang quỳ. Nạn nhân quỳ gối bị đánh đến mức ngã xuống, nhóm nữ sinh vẫn không tha. Nhiều học sinh chứng kiến vụ việc nhưng không ai có ý định ngăn cản.
Qua xác minh, nữ sinh bị đánh tên M.T., đang học lớp 10 Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đăk Glei.
Đại diện nhà trường cho biết, tối thứ 4 (ngày 27/3) một nhóm nữ sinh ở trường khác đã xông vào khu ký túc xá của nhà trường để nói chuyện với nữ sinh T. Sau đó, nữ sinh T. bị nhóm bạn này hành hung.
Tuy nhiên, các bạn cùng ký túc xá đã không báo cáo cho nhà trường. Đến ngày 28/3, gia đình mới đến trường để phản ánh. Đồng thời, gia đình đã dẫn học sinh T. về để chăm sóc sức khỏe.
Sau khi nắm được thông tin, Trung tâm Giáo dục thường xuyên đã báo với công an huyện nhanh chóng tiến hành xác minh làm rõ.
Được biết, nữ sinh T. có hoàn cảnh khó khăn khi mồ côi bố và mẹ bị bệnh thần kinh.
Michelin Guide gọi cà phê sữa đá là 'viên ngọc', cà phê trứng là 'tuyệt tác'******Theo Michelin Guide, được người Pháp giới thiệu vào giữa thế kỷ 19, cà phê ở Việt Nam đã vượt qua nhiều thăng trầm của lịch sử, trở thành di sản ẩm thực Việt Nam. Ngày nay, cụm từ "đi uống cà phê" không chỉ bao hàm hành động thưởng thức một tách cà phê mà còn là tình bạn thân thiết khi gặp gỡ bạn bè hay trao đổi công việc.
"Ở Việt Nam, cà phê không chỉ đơn thuần là đồ uống mà còn là một nghi lễ xã hội", Michelin Guide nhận định.
Cà phê sữa đá: Cà phê biểu tượng của Việt Nam
Cẩm nang Michelin cho biết cà phê sữa đá của Việt Nam là một "viên ngọc thực sự" trong số các món cà phê Việt Nam. Thức uống cổ điển này được làm bằng cách để cà phê xay từ từ nhỏ giọt qua bộ lọc vào ly chứa đầy sữa đặc và đá.
Sự hòa quyện của các hương vị, giữa vị đắng của cà phê với vị ngọt đậm đà của sữa đặc chính là điều khiến cà phê sữa đá gây ấn tượng với người yêu cà phê.
"Bắt nguồn từ những con phố nhộn nhịp của TP, thức uống mang tính biểu tượng này đã đi từ các quán ven đường để tìm chỗ đứng trong thực đơn của các địa điểm 5 sao. Ngày nay, cà phê sữa đá đã trở thành món uống chủ yếu của các nhà hàng Việt Nam trên toàn thế giới", Michelin Guide nói thêm.
Bạc xỉu: Cà phê hòa quyện từ ba nền văn hóa
Được chế tác bởi những người Hoa sống ở khu phố Tàu Sài Gòn vào đầu thế kỷ 20, bạc xỉu nổi lên như một minh chứng cho nền văn hóa phong phú của Sài Gòn, pha trộn ảnh hưởng từ truyền thống Trung Quốc, Việt Nam và Pháp.
Theo Michelin Guide, vì vị đắng đậm đà của cà phê đen và cà phê sữa là thách thức đối với phụ nữ và trẻ em vốn không quen với hương vị của nó nên người Hoa đã nghĩ ra một giải pháp sáng tạo. Họ sửa đổi công thức cà phê sữa truyền thống, điều chỉnh tỷ lệ cà phê và sữa để ngon miệng hơn.
Cà phê trứng: Tuyệt tác cà phê Hà Nội
"Vào những năm 1940, khi giá đường và sữa tăng vọt, ông Giảng, người sáng lập quán cà phê Giảng ở Hà Nội, đã chuyển sang dùng lòng đỏ trứng, lấy cảm hứng từ những trải nghiệm của ông tại khách sạn Metropole và sức hấp dẫn của cà phê cappuccino", Michelin nói về nguồn gốc của loại cà phê này.
Michelin nhận định chính sự thay thế khéo léo này đã tạo ra một loại kem vàng trên nền cà phê đậm đà, đan xen một chút đắng với vị béo mịn của trứng, được làm ngọt một cách tinh tế bằng mật ong.
Được phục vụ trong những chiếc cốc nhỏ, Michelin Guide đánh giá cà phê trứng của Việt Nam mang đến trải nghiệm đầy cảm giác. Với sự cân bằng của các thành phần, đây là một loại thức uống đầy mê hoặc và quyến rũ.
Cà phê muối: Cuộc phiêu lưu ẩm thực độc đáo
Cà phê muối, theo Michelin Guide là sự hòa quyện giữa truyền thống cà phê lâu đời với sự sáng tạo của thế kỷ 21. Theo đó, cà phê này có nguồn gốc từ cố đô Huế, sự pha trộn sáng tạo này kết hợp hạt cà phê Robusta với một chút muối, tạo nên sự cân bằng tinh tế giữa đắng và ngọt.
"Được phục vụ theo từng lớp, với sữa đặc ở đáy, cà phê ở giữa và lớp kem bên trên, cà phê muối Việt Nam là một cuộc phiêu lưu ẩm thực độc đáo. Nó kết hợp các vị mặn, ngọt, đắng hòa quyện với nhau một cách hài hòa. Khi khuấy tất cả lại với nhau, vị mặn sẽ làm nổi bật hương vị đậm đà của cà phê đồng thời làm dịu đi vị đắng và tăng thêm vị ngọt, béo ngậy của sữa", Michelin Guide mô tả.
Cà phê nước cốt dừa: Bản giao hưởng hương vị
Pha chế cà phê này, theo Michelin Guide chứng tỏ tình yêu của người Việt Nam với các món ngon từ dừa. Cách pha hấp dẫn, hòa quyện giữa hương thơm đậm đà và vị đắng của cà phê nguyên chất với vị ngọt ngào, béo ngậy của nước cốt dừa và sữa đặc, tạo nên một bản giao hưởng hương vị làm say đắm các giác quan.
Pha chế một tách cà phê dừa bao gồm một quá trình tỉ mỉ. Đầu tiên, nước cốt dừa được trộn với sữa đặc và đá viên cho đến khi đạt được độ mịn mượt như nhung. Trong khi đó, cà phê đen được lắc mạnh trong chai cho đến khi hình thành bọt màu nâu nhạt trên bề mặt.
Cuối cùng, cà phê được rót một cách tinh tế vào cốc thủy tinh, sau đó là hỗn hợp nước cốt dừa cô đặc chảy chậm rãi, duyên dáng, tạo nên một loại đồ uống có hương vị tuyệt đẹp và hấp dẫn về mặt thị giác. "Với mỗi ngụm, cà phê dừa đưa người uống đến một thiên đường nhiệt đới…", cẩm nang mô tả.
Cold brew trái cây mới mẻ
Mang đến một nét mới mẻ cho văn hóa cà phê của Việt Nam, cà phê cold brew (cà phê được ngâm lạnh thay vì pha bằng nước sôi) đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của thực khách tại các thành phố nhộn nhịp như TP.HCM và Hà Nội.
Sáng tạo này áp dụng phương pháp pha lạnh truyền thống, giúp cà phê Arabica 100% hòa quyện với hương vị sống động của trái cây hoặc nước trái cây, chẳng hạn như cam, vải thiều hoặc mơ, nâng trải nghiệm với loại thức uống này lên một tầm cao mới.
"Thị trường càng nhiều cơ hội thì càng nhiều lừa đảo"
Chia sẻ tại Diễn đàn tài sản số 2024 diễn ra chiều 28.3 tại Hà Nội, Phó trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc Trần Đắc Trung nhận định, quy mô tài sản ảo trên toàn cầu hiện có giá trị đến hàng nghìn tỉ USD; có nhiều quốc gia đang khai thác tốt hiệu quả từ các hoạt động, giao dịch gắn với tài sản ảo, thu về lợi nhuận rất lớn.
Việt Nam dù không phải là quốc gia đi tiên phong trong vấn đề này nhưng lại đang có lượng người tham gia giao dịch tài sản ảo đông đảo hàng đầu thế giới.
Do đó, việc định hình những cơ hội và thách thức do tài sản ảo mang lại, từ đó tạo ra luật chơi và khuôn khổ cho loại tài sản này là đòi hỏi khách quan, cần thiết.
"Nếu phát triển và khai thác tốt các nền tảng giao dịch tài sản ảo, Việt Nam không chỉ tăng thu cho ngân sách Nhà nước, ngăn chặn thất thoát các nguồn lực về tài chính và trí tuệ ra nước ngoài, mà còn thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo thuận lợi, khuyến khích các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới ra đời, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia", ông Trung nhận định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty cổ phần Công nghệ số SSI (SSI Digital), cho rằng tài sản ảo có nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều rủi ro như rủi ro về pháp lý, rủi ro về cơ chế quản lý ngoại hối và rủi ro lừa đảo.
"Thị trường càng nhiều cơ hội thì càng nhiều lừa đảo. Khi thị trường không phân biệt được là vàng hay thau thì những người càng ít hiểu biết càng khó phân định để quyết định tài sản của mình", ông Hưng nhấn mạnh.
Chủ tịch SSI Digital cho rằng rất cần xây dựng một môi trường đầu tư an toàn, minh bạch. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
"Xây dựng khung pháp lý kiểm soát giao dịch tài sản ảo thúc đẩy kiến tạo môi trường phát triển các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam, phát triển các ứng dụng blockchain và dịch vụ kỹ thuật. Từ đó giúp giữ lại tài năng trong nước, tránh chảy máu chất xám, giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài", ông Hưng nói.
Trước Diễn đàn tài sản số 2024, tại hội thảo góp ý xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo diễn ra ngày 13.3 tại Hà Nội, vấn đề xây dựng khung pháp lý cho loại hình này cũng được đặt ra.
Là người có gần 30 năm tham gia thị trường tài chính, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, cho rằng với quản lý tài sản ảo, hiện nay Việt Nam "muốn thờ ơ, né tránh cũng không được mà phải có sự lựa chọn mang tính chiến lược".
Bộ Tài chính nói gì?
Trả lời câu hỏi của Thanh Niênvề tiến độ xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tài chính chiều nay 29.3, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính), cho biết: Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành chủ động, phối hợp triển khai công tác nghiên cứu, làm rõ bản chất, khái niệm của tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo và kinh nghiệm quốc tế nhằm đề xuất phương án quản lý, xử lý thích hợp với các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo.
Sau khi thống nhất bản chất, khái niệm của tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo, các bộ, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ sẽ hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm này (nếu có).
Ông Sơn nhấn mạnh, tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là những sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm đa dạng các sản phẩm, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo cũng không ngừng biến đổi, phát triển ngày càng đa dạng.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước đang có các cách tiếp cận khác nhau đối với hoạt động này. Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.
Ngoài ra, việc đề xuất phương án quản lý đối với tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo cũng đòi hỏi phải đánh giá kỹ lưỡng khả năng quản lý, giám sát của cơ quan quản lý tại Việt Nam do các sản phẩm này chỉ tồn tại trên môi trường kỹ thuật số. Công tác quản lý, giám sát các hoạt động liên quan cũng đòi hỏi một hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến, trình độ cao.
Trong giai đoạn này, các bộ, ngành đã cảnh báo về rủi ro liên quan đến các hoạt động đầu tư vào tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo, khuyến cáo các nhà đầu tư thận trọng khi tham gia đầu tư các sản phẩm này.
Theo Boston Consulting Group, tổng giá trị tài sản ảo trong năm 2030 dự kiến sẽ lên tới 16.000 tỉ USD, chiếm 10% GDP toàn cầu. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về giao dịch tiền ảo, chỉ sau Ấn Độ và Mỹ.
Ngày 23.2, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 194/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhằm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát tăng cường (còn gọi là danh sách xám) của lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF).
Theo đó, Bộ Tài chính được giao phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo; đồng thời chứng minh việc thực thi các quy định bao gồm các biện pháp đảm bảo tuân thủ. Thời hạn thực hiện là tháng 5.2025.
Sự thật bất ngờ về 2 cậu bé đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ******
Ngày 20/4, Công an huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) cho biết đơn vị đã nhận được liên lạc của người thân hai cháu nhỏ "lạc đường" đang được chăm sóc tại cơ quan.
Qua khai thác thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và phối hợp với công an địa phương, danh tính 2 cháu bé đã được xác minh.
Theo đó, cháu cao lớn hơn tên là Lù A Sùng (15 tuổi), họ tên bố là Lù A Khoa, mẹ là Sùng Thị Di. Cháu thấp nhỏ hơn tên là Lý A Chu (15 tuổi), họ tên bố là Lý A Dia, mẹ là Vàng Thị Sua.
Cả hai đều có hộ khẩu thường trú tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bố mẹ của các cháu đang sinh sống, làm ăn tại nơi thường trú. Gia đình cho biết, hai cháu đã bỏ nhà đi từ ngày 29/3, đến thời điểm Công an huyện Mai Châu phát hiện đã đi được 21 ngày. Từ nơi thường trú đến nơi phát hiện hai cháu bé, khoảng cách đường bộ gần nhất 500km.
Công an huyện Mai Châu cho biết thêm, hai cháu vẫn đang lưu trú tại trụ sở, sức khỏe và tinh thần ổn định. Công an huyện đang phối hợp với gia đình và cơ quan chức năng để đưa các cháu về nơi cư trú.
Trước đó, chiều 18/4, một hộ dân tại huyện Mai Châu phát hiện hai cháu nhỏ dắt xe đạp qua cổng nhà có biểu hiện mệt và đói. Sau đó, gia đình này đã đưa các cháu vào nhà, cho thay quần áo, cắt tóc, tắm và cho ăn cơm.
Nhận được tin báo, Công an huyện Mai Châu đã cử cán bộ trực tiếp lên gặp và làm việc, đưa hai cháu về trụ sở chăm sóc, xác minh, tìm kiếm người thân cho các cháu.
Qua lời khai ban đầu, các cháu không biết thông tin về nhân thân, lai lịch của bản thân và những người thân trong gia đình; không biết địa chỉ quê quán, nơi cư trú.
Hai cháu nói tiếng Mông, bập bẹ tiếng Kinh và cho biết đi từ huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên từ khoảng 2 tuần trước xuống Hà Nội với mục đích tìm mẹ.
Tên bố mẹ lúc đầu cũng được hai cháu khai báo không đúng với xác minh của cơ quan công an.
Ngoài ra, các cháu còn khai là anh em cùng cha khác mẹ, sau khi bố mất, không biết mẹ đang ở đâu, cũng chưa từng thấy mẹ về thăm con, không nhớ mẹ đã đi từ năm nào, hai anh em sống nương tựa vào nhau bằng việc đi lượm phế liệu và sống trong căn lều tạm ven đường...
'Thủ phủ khoai lang' Gia Lai… thất thủ******Tăng diện tích nhưng thiếu đầu ra
Những năm qua tại Gia Lai, nông dân và cả một số nhà đầu tư đã đôn đáo tìm thuê đất, mở rộng diện tích trồng khoai lang do giá ổn định ở mức khá cao. Đến nay, H.Phú Thiện, địa phương được xem là "thủ phủ khoai lang" của tỉnh Gia Lai, diện tích loại cây nông nghiệp này liên tục tăng. Theo thống kê của Phòng NN-PTNT H.Phú Thiện, tổng diện tích trồng khoai lang trên địa bàn trong niên vụ này tăng đột biến với hơn 1.200 ha so với niên vụ trước.
Đến nay, địa phương đã thu hoạch hơn 2.000 ha khoai lang, số còn lại cũng dự kiến thu hoạch trong tháng 4. Song, nhiều nông dân đang "dở khóc dở cười" khi giá khoai lang giảm thê thảm và hàng chục ngàn tấn khoai lang đang chờ thương lái tới mua.
UBND H.Phú Thiện cho biết, tổng diện tích cây khoai lang trên địa bàn là 3.440 ha, hầu hết là giống khoai lang Nhật Bản, trồng luân canh giữa hai vụ lúa, tập trung chủ yếu ở các xã như: Chư A Thai, Ia Sol, Ia Piar. Ước tính năng suất bình quân đạt từ 20 tấn/ha, tổng sản lượng khoai lang vụ đông xuân 2023 - 2024 khoảng 68.800 tấn.
Tuy nhiên, gia bán khoai lang liên tục giảm. Trong 2 tháng đầu năm, giá khoai lang 10.000 đồng/kg, từ ngày 21.2 - 5.3 đã giảm còn 8.000 đồng/kg và đến nay chỉ còn 3.500 đồng/kg. Hiện diện tích khoai lang đang thu hoạch tại H.Phú Thiện khoảng 1.614 ha, sản lượng khoảng 32.280 tấn.
Giá khoai lang giảm, thương lái lại thu mua cầm chừng gây khó khăn cho bà con, trong khi diện tích đang đến kỳ thu hoạch ở H.Phú Thiện rất lớn.
Ngành chức năng huyện đánh giá, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa có các doanh nghiệp chế biến đầu tư trên địa bàn là thực trạng gây khó khăn cho đầu ra của khoai lang.
Cung vượt cầu
Ông Đỗ Văn Năm, Giám đốc HTX Nông sản an toàn Phú Thiện (ở xã Chư A Thai, H.Phú Thiện), cho rằng người dân trồng khoai lang quá nhiều, diện tích tăng đột biến khiến cho giá giảm sâu, tiêu thụ gặp khó khăn.
"Lượng khoai lang sản xuất trên địa bàn quá lớn, lên đến vài chục ngàn tấn, trong khi các doanh nghiệp đến thu mua để chế biến cũng chỉ được vài chục tấn, như vậy vẫn chưa giải quyết ổn thỏa vấn đề tiêu thụ cho người dân…", ông Năm nói.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Phú Thiện, chính quyền và các ngành chức năng đã khuyến cáo người dân không nên ồ ạt tăng diện tích trồng khoai lang. Tuy nhiên, 2 năm vừa qua, người trồng khoai lang thắng lớn nên đã mở rộng diện tích.
"Tình trạng cung vượt cầu dẫn đến giá khoai lang xuống thấp là điều không thể tránh khỏi. Ngay khi huyện có báo cáo gửi lên UBND tỉnh Gia Lai, có 3 hay 4 doanh nghiệp đến đặt vấn đề thu mua khoai lang cho người dân. Số lượng thu mua bao nhiêu thì phải đợi trong vài ngày tới mới biết được", ông Nguyễn Anh Tuấn nói.
Nội dung đó vừa được Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thống nhất trong quy trình tiếp nhận, xử lý đơn thư và tiếp công dân của lãnh đạo địa phương này.
Việc tiếp dân hàng tháng của Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An nhằm cụ thể hóa Quy định số 11-QĐ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của người dân.
Theo thông báo của tỉnh Vĩnh Phúc, công dân gửi đơn hoặc trực tiếp đăng ký tại Trụ sở Ban Tiếp công dân tỉnh từ ngày 1-15 hàng tháng (gửi kèm địa chỉ, số điện thoại liên hệ và hồ sơ có liên quan đến nội dung kiến nghị, phản ánh, tố cáo…).
Nếu người dân gửi đơn hoặc đăng ký sau ngày 15 hàng tháng thì sẽ được chuyển tiếp sang tháng kế tiếp.
Từ ngày 16-20 hàng tháng, Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chủ trì, phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan tiến hành phân loại đơn, tóm tắt nội dung đơn và đề xuất hướng giải quyết để báo cáo Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An.
Đối với trường hợp đủ điều kiện giải quyết, Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Phúc sẽ chủ trì, phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh gửi giấy mời đến công dân tham gia buổi tiếp dân của Bí thư Tỉnh ủy.
Đối với những đơn không đủ điều kiện, Ban Tiếp công dân tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn công dân theo quy định.
"Chỉ những công dân có giấy mời mới được tham gia buổi tiếp dân", thông báo của tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ.
Vĩnh Phúc yêu cầu các sở ngành, địa phương thông báo rộng rãi về quy trình tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn và tiếp dân của Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An để người dân chủ động chấp hành, không tụ tập đông người.
Các sở ngành, địa phương khi được mời tham gia tiếp dân hoặc giao trả lời các kiến nghị của người dân phải có trách nhiệm thu thập hồ sơ, tài liệu và trả lời đúng trọng tâm nội dung, kiến nghị; đồng thời chịu trách nhiệm về nội dung, thời gian trả lời theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Ông Dương Văn An nhận quyết định làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025 vào sáng 18/3 vừa qua.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông hứa sẽ luôn gương mẫu, trách nhiệm, nỗ lực hết mình làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.
"Đặt vào vị trí của người dân để giải quyếtthấu tình, hợp lý"
Sáng 4/4, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị giao ban công tác nội chính quý I và triển khai nhiệm vụ quý II.
Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An yêu cầu các cơ quan khối nội chính rà soát, thống kê, phân loại các vấn đề còn khó khăn, bất cập để đề xuất Tỉnh ủy giải pháp tháo gỡ.
Về việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân, ông An yêu cầu "cần đặt vào vị trí của người dân để giải quyết, bảo đảm thấu tình, hợp lý".
Bí thư Vĩnh Phúc chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chủ động xử lý kịp thời mọi tình huống không để bị động, bất ngờ. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan khối nội chính, hỗ trợ tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Dãy nhà tạm ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt sau cơn mưa lớn******Trao đổi với phóng viên Dân trí tối 20/4, chỉ huy Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết vụ cháy xảy ra vào khoảng 21h, tại khu vực nhà tạm ở phường Phú Diễn.
Theo vị lãnh đạo, đây là khu vực nhà tạm người dân xây dựng trái phép, diện tích cháy khoảng 100m2. Rất may vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người.
Chỉ huy Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Bắc Từ Liêm cho hay sau khi nhận tin báo, đơn vị điều 3 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ tới hiện trường dập lửa.
Trong khoảng 15 phút, cảnh sát cơ bản khống chế đám cháy.
Nguyên nhân vụ hỏa hoạn đang được làm rõ.
Người dân gặp khó khi tiếp cận thông tin giá đất, kế hoạch sử dụng đất******Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023 vừa được công bố cho thấy nhiều vấn đề về công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương.
Chỉ số này gồm 4 chỉ số thành phần: Tiếp cận thông tin; công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo; công khai, minh bạch ngân sách cấp xã; công khai, minh bạch kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất ở địa phương.
"Chỉ số PAPI đo lường hiệu quả của chính quyền các cấp trong việc công khai hóa, minh bạch hóa thông tin nhằm đáp ứng "quyền được biết" của người dân về những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sinh kế của họ", báo cáo cho hay.
Tương tự những năm trước, các tỉnh, thành phố trong nhóm đạt điểm cao vẫn có xu hướng tập trung ở phía Bắc. Trong khi đó, trong số 16 tỉnh, thành phố đạt điểm thấp nhất, có tới 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 3 tỉnh ở Tây Nguyên và 3 tỉnh thuộc Đông Nam Bộ.
Tiếp cận thông tin chính sách, pháp luật của Nhà nước vẫn là chỉ số nội dung đạt điểm thấp nhất trong 4 chỉ số nêu trên.
"Việc tiếp cận thông tin về kế hoạch sử dụng đất thường niên của người dân vẫn còn rất hạn chế ở tất cả các tỉnh, thành phố. Tỷ lệ người dân được biết đến kế hoạch sử dụng đất năm 2023 ở địa phương dao động từ 6-31% ở 59 tỉnh, thành phố có số liệu so sánh được với năm 2021. Trong đó, chỉ có 14 tỉnh, thành phố đạt tỉ lệ cao hơn 20%", báo cáo cho hay.
Một thông tin đất đai quan trọng nữa với người dân là bảng giá đất do chính quyền cấp tỉnh ban hành. Song theo PAPI 2023, tỷ lệ người trả lời biết cần tới đâu để tìm hiểu bảng giá đất chính thức của chính quyền địa phương dao động từ 17-66% ở 61 tỉnh, thành phố (trừ tỉnh Quảng Ninh và Bình Dương không có khảo sát).
Về trách nhiệm giải trình với người dân, báo cáo PAPI đánh giá, tất cả các tỉnh, thành phố đều đạt dưới 4,66 điểm trên thang đo từ 1-10 điểm. Nhìn chung không có sự tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình với người dân qua 2 năm ở 44 địa phương.
Chỉ có 5 tỉnh (Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Sóc Trăng và Sơn La) đạt một số tiến bộ trong năm 2023 so với kết quả năm 2021. Trong khi đó, điểm số của 10 tỉnh (Bến Tre, Cà Mau, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Long An, Quảng Nam và Thanh Hóa) có mức sụt giảm hơn 5% điểm so với kết quả năm 2021.
PAPI 2023 đánh giá hiệu quả tương tác của chính quyền với người dân vẫn ở mức thấp. Trong số 4 vị trí được hỏi (trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ/công chức UBND, cán bộ HĐND và cán bộ đoàn thể cấp xã), trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố tiếp tục là "kênh" thường trực được người dân tin tưởng lựa chọn nhiều nhất khi có sự vụ cần giải quyết.
"Khi có khúc mắc, người dân có xu hướng tiếp cận cán bộ, công chức UBND xã/phường/thị trấn hơn đại biểu dân cử ở HĐND, tương tự với kết quả khảo sát những năm trước. Khoảng cách này rất rõ nét ở tất cả các tỉnh, thành phố", báo cáo nhận định.
Báo cáo PAPI 2023 cũng kết luận, trung bình toàn quốc có gần 50% người trả lời cho biết họ đã gửi đề xuất, khuyến nghị, tố giác tới chính quyền địa phương. Tuy nhiên chưa đến một nửa trong số đó hài lòng với phúc đáp mà họ nhận được.
Những địa phương có hơn 2/3 số người đã gửi đơn thư cho biết "hài lòng với phúc đáp của chính quyền" gồm Quảng Bình và Quảng Trị. Những người đã gửi đơn thư ở An Giang, Hải Phòng, Long An, Tiền Giang và Trà Vinh ít hài lòng nhất với kết quả nhận được.
Báo cáo chỉ số PAPI 2023 đánh dấu chặng đường 15 năm liên tục từ 2009 đến 2023; thể hiện cảm nhận, trải nghiệm, ý kiến và kỳ vọng của 19.536 người trên khắp Việt Nam về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền.
Khảo sát được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11/2023. Những người dân tham gia khảo sát PAPI đại diện cho công dân từ 18 tuổi trở lên, thuộc nhiều thành phần nhân khẩu học khác nhau, được chọn ngẫu nhiên từ các đơn vị thôn/tổ dân phố/buôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã,... được chọn mẫu thông qua phương pháp phân tầng và xác suất theo quy mô dân số (PPS).
(phóng viên nhật báo Quảng Minh Hiệp Đặng Khang Quang Long Thiện)tin tức liên quan
Bản quyền và tuyên bố từ chối trách nhiệm của News Network
1. Văn bản, hình ảnh và các bản thảo khác được in lại trên trang web này nhằm mục đích phổ biến những thông tin hữu ích đến công chúng và không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Việc in lại bản thảo không có nghĩa là đồng ý với quan điểm của nó hoặc xác nhận tính xác thực của nội dung nó . Trang web này không có bất kỳ hình thức đảm bảo khoa học nào về sự an toàn, mức độ nghiêm trọng, v.v. Nếu các phương tiện, mạng hoặc cá nhân khác tải xuống và sử dụng nó từ trang web này, họ sẽ chịu trách nhiệm về bản quyền và các trách nhiệm pháp lý khác.
2. Tất cả các văn bản, hình ảnh, bản thảo âm thanh và video trên trang web này được đánh dấu bằng "Nguồn: Mạng tin tức Nam Xương" là nội dung gốc của trang web này và bản quyền thuộc về "Mạng tin tức Nam Xương". Không có phương tiện truyền thông, trang web hoặc cá nhân nào không được phép sao chép, liên kết, đăng lại hoặc sao chép khác mà không có sự cho phép của thỏa thuận trang web này. Bản quyền nội dung gốc trên trang web này thuộc về trang web này và nội dung này là quan điểm cá nhân của tác giả. Trang web này chỉ mang tính chất tham khảo và không cấu thành bất kỳ mục đích thương mại hoặc gợi ý ứng dụng nào. Các phương tiện truyền thông và trang web đã được thỏa thuận trang web này cho phép phải ghi rõ nguồn gốc của bản thảo khi tải xuống và sử dụng: "Mạng tin tức Nam Xương". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước trang web này.
3. Bản quyền của tất cả các bài viết, hình ảnh, âm thanh, tệp video và các tài liệu khác được sao chép trên trang web này thuộc về chủ sở hữu bản quyền. Các bài viết và hình ảnh không phải là bản gốc được sử dụng trên trang web này không thể được chia sẻ riêng với chủ sở hữu bản quyền. một. Liên hệ với chúng tôi. Nếu tác giả hoặc biên tập viên của bản thảo được sao chép trên trang web này tin rằng tác phẩm của mình không phù hợp để xem trực tuyến hoặc không nên được sử dụng miễn phí, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua email ([email protected]. cn) hoặc điện thoại (0791-86865371, 0791-86865387) thông báo cho website này, website này sẽ nhanh chóng có biện pháp phù hợp để tránh những tổn thất kinh tế không đáng có cho cả hai bên.
4. Đối với các bài viết, hình ảnh và các tài liệu khác đã được chủ sở hữu bản quyền cho phép sử dụng độc quyền các tài liệu được cung cấp cho trang này, nếu bạn cần in lại và sử dụng chúng, bạn phải được sự đồng ý của trang web này và bản quyền người sở hữu.