Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

lucky88 rút số tiền khủng_sunwin khuyến mãi

debet link đăng ký

{time   Tác giả: Minh Loan  Chỉnh sửa: Minh Loan   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Bé gái 9 tuổi cùng anh trai đi lạc cách nhà 33km******

Ngày 1/4, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết vào lúc 15h ngày 31/3, tổ công tác thuộc Trạm CSGT Hàm Yên, Phòng CSGT Công an tỉnh Tuyên Quang khi tuần tra kiểm soát trên tuyến quốc lộ 2 đoạn qua xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên, phát hiện hai cháu bé đi lạc.

Bé gái 9 tuổi cùng anh trai đi lạc cách nhà 33km - 1

2 cháu bé được cán bộ CSGT bàn giao cho gia đình (Ảnh: Công an Tuyên Quang).

Cháu trai là Đặng Văn T. (11 tuổi), cháu gái là Đặng Thị N. (9 tuổi), cùng trú tại xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên. Theo cảnh sát, vị trí phát hiện 2 cháu bé cách nhà các cháu 33km.

Qua tìm hiểu được biết, cháu T. và em gái đi khỏi nhà từ 7h ngày 31/3.

Tổ tuần tra sau đó đã trấn an, động viên 2 cháu, đưa các cháu về Trạm CSGT Hàm Yên cho ăn uống, nghỉ ngơi; tặng mỗi cháu một bộ quần áo mới.

Đến 16h cùng ngày, tổ công tác đã liên lạc và bàn giao các cháu cho gia đình.

  Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt******

Đầu giờ chiều một ngày giữa tháng 4 đỉnh điểm hạn mặn, nắng như đổ lửa, hàng trăm người dân ở xã Tam Hiệp (huyện Bình Đại, Bến Tre) vẫn tập trung chờ đợi giữa sân trụ sở xã chỉ để nhận một bình nước 20 lít.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 1

Người dân vui mừng nhận nước trong cái nắng chói chang (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Mỗi hộ chỉ được nhận một bình thôi. Lần này mạnh thường quân ủng hộ xã hơn 1.000 bình nước", ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp, chia sẻ với phóng viên Dân trí.

Ban tổ chức có chừng chục người, mỗi người một việc. Có người phát phiếu, có người điểm tên, có người phát nước, có người giữ trật tự.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 2

UBND xã Tam Hiệp phát thư mời nhận quà là bình nước lọc tới từng hộ dân (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Phải chi chia người dân làm 2 đợt nhận nước thì đỡ, đông quá", một cán bộ phát nước chia sẻ.

Ban đầu, cán bộ xã còn sắp xếp người dân theo hàng lối, mỗi hộ cử một đại diện lên nhận phiếu để lấy nước. Rồi càng lúc người dân đến càng đông, không còn giữ được hàng lối nào nữa; tuy không xô đẩy nhưng khó tránh khỏi chen lấn.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 3

Các hộ dân cử đại diện cầm giấy mời đến trụ sở xã nhận quà (Ảnh; Nguyễn Cường).

Trời như đổ lửa, mặt sân bê tông nóng hầm hập, ai cũng muốn sớm nhận được nước để về nhà. Có những cụ già không thể chen vào đám đông nên tìm đến gốc cây ngồi đợi.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Thu Thủy (76 tuổi) không có con cái, nhà cũng không gần trụ sở xã. Nghe thông báo xã phát nước nên giữa trưa nắng bà vẫn bộ đến ủy ban để điểm danh.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 4

Mỗi bình nước như thế này là món quà quý giá với người dân nơi đây (Ảnh: Nguyễn Cường).

Đã nhận phiếu nhưng không chen được vào đám đông để lấy nước, bà Thủy đành tìm một góc sân ngồi đợi. Dù biết phần mình vẫn có một bình nhưng nhìn dòng người cứ đến rồi đi không ngớt, bà cụ không khỏi bồn chồn.

"Tôi đau lưng, đau cổ lắm, thoái hóa phải nằm viện rồi, nhưng nghe bảo được phát nước thì mừng nên ra đây từ sớm. Nhà không con cái, ông thì không đi được.

Nước sông bây giờ mặn lắm, tưới chuối chuối còn chết mà. Bình nước này lát tôi nhờ người ta chở về cho, ông bà dùng chắt chiu chắc cũng được ba ngày", bà Thủy nói.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 5

Một ông cụ bê bình nước bước giữa cái nắng chói chang (Ảnh: Nguyễn Cường).

Nghĩ tới bình nước sắp được nhận, mắt bà cụ đỏ hoe vì xúc động. Bà cho biết, số nước quý này ông bà chỉ để ăn uống, tuyệt đối không dùng vào việc gì khác.

Sân ủy ban xã Tam Hiệp dòng người chen nhau chật cứng. Có người vác bình nước, có người ôm, có người dùng xe đẩy, một số người còn trẻ thì nhận chở dùm bình nước cho những người già.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 6

Một ông cụ vui mừng vì được hỗ trợ nước, ông nhận một bình cho gia đình và 2 bình cho 2 hàng xóm (Ảnh: Nguyễn Cường).

Giữa nắng chói chang, bà Cao Thị Nguyệt (69 tuổi) đẩy xe đạp chở bình nước đi gần 2km từ ủy ban xã về nhà, mồ hôi nhễ nhại nhưng gương mặt vẫn toát lên niềm vui sướng. Bà cụ đi bước thấp bước cao nhưng không hề lộ vẻ mệt mỏi.

"Mừng lắm chú ơi, nhiêu đây nước là có ăn uống mấy ngày rồi. Năm nay mặn dữ quá, nước mặn không nấu cơm được", bà Nguyệt nói với phóng viên.

Nhà bà Nguyệt có 6 thành viên. Chồng bà Nguyệt đang bệnh nằm một chỗ, con trai cũng bị bệnh vừa phải nhập viện điều trị, 3 đứa cháu nhỏ đang tuổi ăn học.

Hạn mặn khắc nghiệt, người dân sống giữa sông Tiền vẫn khát thèm nước ngọt - 7

Nước ngọt trở nên khan hiếm và quý giá, một lu nhỏ nhưng gia đình 6 người của bà Nguyệt phải chắt chiu để đủ dùng trong nửa tháng (Ảnh: Nguyễn Cường).

Bà cụ cho biết, hàng năm đến mùa nắng gia đình đều trữ nước trong các bồn bê tông và trong mương vườn. Tuy nhiên năm nay trời quá nắng, mặn cũng đến quá sớm nên số nước dự trữ đã hết sạch.

"Từ mùa nắng đến nay không dám dùng nước nhiều. Như lu nước này phải chia ra dùng đủ hơn nửa tháng, nếu không ngày sau sợ hết nước xài", bà Nguyệt vừa nói vừa mở nắp chiếc lu đựng chừng 50 lít nước cho phóng viên xem.

Lãnh đạo UBND xã Tam Hiệp cho biết, xã có đặc điểm địa lý là cù lao ở gần cửa biển sông Tiền, không tránh khỏi ảnh hưởng hạn mặn. Xã Tam Hiệp có hơn 3.300 nhân khẩu. Mùa hạn mặn năm nay, chính quyền xã bố trí 3 máy lọc nước nhiễm mặn thành nước ngọt với tổng công suất 25m3/ngày để cung cấp cho người dân.

Mới đây, người dân xã cù lao được mạnh thường quân hỗ trợ 800m3 nước sinh hoạt, nên tình hình khó khăn đã giảm đi rất nhiều.

  Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.Đà Nẵng: Thanh niên thành phố 5 không******

Nội dung phong trào “5 xung kích” cũng có sự thay đổi, bên cạnh “xung kích phát triển kinh tế xã hội”, “tình nguyện vì cộng đồng”, “bảo vệ Tổ quốc, an ninh chính trị, an toàn xã hội”, “xây dựng môi trường văn minh đô thị”, Thành đoàn Đà Nẵng tập trung “xung kích thực hiện Chỉ thị 24 Thành ủy” nhằm cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến.

Nổi bật là đại hội đề ra quyết tâm thực hiện đề án “Thanh niên thành phố 5 không”: không có hộ thanh niên nghèo; không có học sinh, sinh viên bỏ học; không có thanh niên dính đến ma túy; không có thanh niên lang thang xin ăn; không có thanh niên giết người, cướp của.

Nguyễn Tú

  Những người chuyên đi bắt chó ở TP.HCM: Người ta mắng mấy ông ác quá nhưng chúng tôi đâu phải robot******

Hơn 15 giờ, nắng còn gắt. Anh Mai Hoàng Tiến (37 tuổi) - quản lý đội bắt chó kiểm tra tin nhắn, khoanh vùng "điểm nóng thả rông chó, mèo" do người dân cung cấp. 

6 người trong đội chuẩn bị vợt, lưới, bộ đàm... rồi lên xe máy xuất phát. 3 thành viên lái xe mang bộ đàm trước ngực chở 3 "tay vợt" rảo quanh những "điểm nóng". Theo sau họ có 2 chiến sĩ công an, nhân viên y tế và xe tải chở chó bắt được về điểm tạm giữ.

Thấy con chó thả rông trong hẻm, anh Ninh Văn Hiếu (50 tuổi) với cây vợt dài, tóm gọn. Ban đầu, vì hoảng sợ nên chú chó sủa lớn, vùng vẫy và tỏ ra hung dữ, sau một hồi đuối sức mới chịu nằm yên. Hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, xe tải không thể vào, thành viên đội phụ nhau khiêng con chó nặng gần 20 kg đi hơn 100 m ra xe tập kết.

Cận cảnh màn cự cãi quyết giữ chó của chủ nuôi với đội bắt chó

Chó thả rông được chuyển vào lồng sắt. Anh Tiến có nhiệm vụ chụp ảnh, đánh số thứ tự từng con. Xong việc, cả nhóm lại lên xe, di chuyển đến từng ngóc ngách trong địa bàn phường cho đến khi trời tối.

Những người chuyên đi bắt chó ở TP.HCM: Người ta mắng mấy ông ác quá nhưng chúng tôi đâu phải robot- Ảnh 1.

Dù chó của mình thả rông, không rọ mõm nhưng người dân vẫn cự cãi, không chịu để đội thực hiện nhiệm vụ.

Phan Diệp

Hơn cả tự nguyện!

Anh Hoàng Tiến vốn là cán bộ môi trường của P.Hiệp Bình Chánh. Từ lâu, trên địa bàn phường thường xảy ra việc người dân phản ánh tình trạng chó thả rông, phóng uế bừa bãi. Anh Tiến và đồng nghiệp nhiều lần vận động người nuôi chó, mèo cam kết không thả rông. Nhưng "vấn đề muôn thuở" ấy chưa có hồi kết. Ý thức của nhiều người nuôi chó, mèo vẫn chưa được nâng lên, ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm.

Vì thế, ngay khi phường thành lập đội bắt chó thả rông hồi tháng 11.2022, anh Tiến lập tức đăng ký ngay. Trước ngày ra quân, đội được trung tâm huấn luyện chó chia sẻ các kỹ năng khi đối mặt với chó thả rông... 

Họ được phường hỗ trợ bảo hiểm y tế, tiêm ngừa vắc – xin bệnh dại, chi phí xăng xe...

P.Hiệp Bình Chánh là địa bàn rộng, mật độ dân số cao nên việc di chuyển, đi lại vất vả. Trong lúc làm nhiệm vụ, khi đối diện với những tình huống cụ thể lại nảy sinh nhiều nguy hiểm khác. Không chỉ cần tinh thần tự nguyện, đội bắt chó cần người có sức khoẻ, gan dạ và thông thạo đường sá, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống bất ngờ.

"Khi thấy chó thả rông, nhóm không có thời gian bàn bạc. Thế nhưng, làm nhiều lần rồi quen, chúng tôi chia ra người chạy lên trước bọc đầu, người vợt, người dùng vợt lùa, người bắt…", anh Tiến cho biết.

Những người chuyên đi bắt chó ở TP.HCM: Người ta mắng mấy ông ác quá nhưng chúng tôi đâu phải robot- Ảnh 2.

Anh Tiến vừa bắt được chú chó thả rông, đang giữ yên tại chỗ chờ xe tải đến chở về.

Phan Diệp

Chiều 4.4, anh Nguyễn Thành Long (42 tuổi), vừa hoàn thành cuốc xe dịch vụ từ An Giang về, đã lập tức có mặt tại trụ sở UBND phường để đi bắt chó cùng đội. 

Anh Long hiện đang là chủ tiệm sửa xe máy và là tài xế chạy xe dịch vụ. Làm tổ phó tổ 18, khu phố 3, anh cũng thường nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình trạng chó thả rông… "Nghĩ mình có thể góp sức để giúp mọi người nâng cao ý thức nên dù bận rộn vẫn cố gắng sắp xếp tham gia đội", anh Long nói.

Anh bày tỏ quan điểm: nhiều người nói xem chó là thành viên gia đình thì phải biết bảo vệ chúng. Nuôi một chú chó bầu bạn cũng như nuôi một đứa con. Mọi người không thể để một em bé vô tư chạy nhảy ngoài đường, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Cũng như khi trẻ đi vệ sinh, mọi người luôn có ý thức dọn dẹp, thì với chó, mèo cũng phải vậy.

Nhiều người nói xem chó là thành viên gia đình thì phải biết bảo vệ chúng. Nuôi một chú chó bầu bạn cũng như nuôi một đứa con. Mọi người không thể để một em bé vô tư chạy nhảy ngoài đường, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Cũng như khi trẻ đi vệ sinh, mọi người luôn có ý thức dọn dẹp, thì với chó, mèo cũng phải vậy.

Anh Nguyễn Thành Long

Ông Hoàng Thanh Bình - cán bộ kinh tế thuộc UBND P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức cho biết: "Sau khi có quyết định của Sở NN và PTNT TP.HCM giao nhiệm vụ thành lập đội bắt chó về địa phương, P.Hiệp Bình Chánh là nơi thành lập đội đầu tiên. Đến nay, chúng tôi đã ra quân nhiều đợt, trung bình mỗi tuần/lần, bắt được hơn 200 con chó thả rông. Để có thể thành lập và duy trì được đội hoạt động tốt, điều quan trọng nhất là nguồn nhân lực, sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm".

Những người chuyên đi bắt chó ở TP.HCM: Người ta mắng mấy ông ác quá nhưng chúng tôi đâu phải robot- Ảnh 3.

Anh Hiếu trấn an chú chó khi bị bắt vùng vẫy.

Phan Diệp


Lý và tình

Đi bắt chó, thành viên trong đội chẳng ngại va chạm với chó dữ. Ai cũng từng nghĩ sẽ bị chó cắn trong quá trình vây bắt, bị rượt đuổi… Tuy nhiên, tất cả đã sai.

"Khi chó đã nằm gọn trong lưới, tôi chuẩn bị đem thả vào lồng sắt thì bất ngờ bị cắn vào cẳng tay, chảy máu", anh Ninh Văn Hiếu - phó ban điều hành khu phố 2, là 1 trong 3 người trực tiếp bắt chó của đội cho biết.

"Còn tôi thì bị cắn khi đã đưa về nơi tạm giữ. Đang loay hoay chụp hình, đánh số thì bất ngờ bị cắn, chảy máu. 'Nhớ đời' nhất vẫn là vào một buổi chiều bắt chó thả rông, cả 3 người cùng bị chó cắn", anh Tiến tiếp lời.

Những người chuyên đi bắt chó ở TP.HCM: Người ta mắng mấy ông ác quá nhưng chúng tôi đâu phải robot- Ảnh 4.

Anh Long vá lại lưới khi bị chú chó cắn rách.

Phan Diệp

Những vết cắn, vết máu chưa bao giờ làm các anh nản lòng. Duy chỉ có đôi lần, khi bắt chó thả rông thì chủ nuôi chạy tới phản đối, cự cãi nhất quyết không cho bắt.

"Mấy ông ác quá!", một người phụ nữ ôm con chó của mình đang nằm trong lưới gào khóc, nhất quyết không để đội mang đi vào chiều 4.4.

Thành viên đội và người dân hiếu kỳ đứng xung quanh bỗng có vài giây lặng người. Tình huống này liệu có phải là quá khó xử, ai đúng, ai sai?

"Mấy ông canh bắt nó hoài, tui mới thả nó ra cho đi đái thôi mà", người phụ nữ nói tiếp.

Chúng tôi đâu phải robot đâu, chúng tôi cũng có tình cảm với loài động vật 4 chân. Nhưng để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, giúp mọi người nâng cao ý thức, chúng tôi phải cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình.

Anh Tiến

Chú chó thả rông lại còn đi phóng uế bừa bãi ngoài đường rồi bị bắt, vậy mà người phụ nữ vẫn chống đối. Anh Tiến nghe vậy, giọng cương quyết: "Chó nhà chị thả rông không xích, không rọ mõm, lại còn phóng uế bừa bãi. Chúng tôi đem về tạm giữ, ngày mai chị có thể lên làm thủ tục đóng phạt rồi nhận về".

Nghe có thể nhận lại chó cưng, đồng thời được người dân và lực lượng công an phân giải, người phụ nữ bình tĩnh lại, để đội bắt chó làm nhiệm vụ.

Qua sự việc, anh Tiến cho biết, hầu hết người dân suy nghĩ chó thả rông là những con chó vô chủ, chó hoang. Vì thế, khi chó của mình thả rông ngoài đường bị bắt, mọi người nhất quyết không nhận sai. Anh em trong đội có duyên gắn bó cùng nhau với nhiều kỷ niệm. Họ từng "đổ máu", bị người dân đánh lén và cả bị kiện vì nghĩ đội chiếm đoạt con chó của họ. 

Những người chuyên đi bắt chó ở TP.HCM: Người ta mắng mấy ông ác quá nhưng chúng tôi đâu phải robot- Ảnh 5.

Người phụ nữ ôm chó của mình vừa bị bắt, thành viên đội phải mất thời gian giải thích.

Phan Diệp

Từ lâu, chó, mèo được nhiều người Việt yêu thương, xem như thành viên trong nhà. Gia đình các thành viên trong đội cũng không ngoại lệ. Nhà ai cũng có nuôi chó, mèo và dành nhiều yêu thương cho chúng.

Hồi đầu mới làm nhiệm vụ, cả đội bắt được chó mẹ mang bầu. Vì không có chủ tới nhận và cũng không đành lòng gửi đến cho đơn vị tiếp theo xử lý nên giữ lại nuôi. Tranh thủ giờ nghỉ, mọi người thay nhau cho ăn, chăm sóc. Thấy chó mẹ nuôi con thiếu sữa, cả đội hùn tiền mua sữa về tẩm bổ. 

Những chú chó con lớn dần, mọi người lại tìm chủ để tặng. Riêng anh Tiến cũng nhận 2 con về nhà nuôi. Cũng từ đó, mọi người để ý hơn, nếu thấy chó mẹ mang bầu, đang nuôi con hay chó con, chó quá già thì không bắt. 

"Chúng tôi đâu phải robot đâu, chúng tôi cũng có tình cảm với loài động vật 4 chân. Nhưng để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, giúp mọi người nâng cao ý thức, chúng tôi phải cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình", anh Tiến nói.


  Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ******

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 1

Bức tượng Đức Linh Lang Đại vương trong miếu Bảo Hà những ngày Xuân Nhâm Dần 2022.

Báu vật của làng

Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) không chỉ nổi tiếng gần xa với nghề múa rối, tạc tượng truyền thống mà còn bởi có một bức tượng Đức Linh Lang Đại vương có thể chuyển động, đứng lên ngồi xuống vô cùng độc đáo thờ trong miếu Bảo Hà.

Ngôi miếu này còn có tên là Tam xã thượng đẳng từ bởi là tài sản chung của người dân 3 thôn: Bảo Động, Hà Cầu và Mai An ở xã Đồng Minh. Bên cạnh thờ Đức Linh Lang Đại vương, miếu còn thờ cụ Nguyễn Công Huệ, ông tổ nghề tạc tượng ở Bảo Hà.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 2

Nhiều người đến miếu Bảo Hà vì tò mò muốn được chiêm ngưỡng bức tượng có thể chuyển động đứng lên, ngồi xuống.

Nhiều du khách thập phương khi ghé thăm nơi đây không bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng độc nhất vô nhị này. Bức tượng tạc nét mặt khôi ngô, có hồn như người thật, vai khoác hoàng bào, tay cầm văn tự ngồi trên ngai, có thể đứng lên nhẹ nhàng rồi lại ngồi xuống từ từ như người thật.

Qua tìm hiểu được biết, bí mật sự chuyển động này nằm ở cánh cửa bên phải điện thờ với hệ thống truyền lực kéo - đẩy nối giữa cánh cửa với tượng. Khi mở cánh cửa thì bức tượng dần đứng lên nhưng khi khép cửa lại thì bức tượng lại trở về tư thế ngồi ban đầu.

Bức tượng là sự sáng tạo tài tình của cha ông, kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật tạc tượng và nghệ thuật múa rối. Những nghệ nhân xưa đã sử dụng cách chuyển động trong múa rối để "thổi hồn" vào bức tượng tạo nên sự kỳ lạ, độc đáo.

Cận cảnh bức tượng đứng lên, ngồi xuống như người thật trong ngôi miếu cổ.

Bức tượng độc đáo này là "của hiếm" ở Việt Nam. Người dân địa phương coi đây là một báu vật và luôn bày tỏ niềm tự hào khi sở hữu một cổ vật là tinh hoa của làng nghề tạc tượng truyền thống.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bức tượng đứng lên, ngồi xuống đầu tiên đã bị phá hỏng khá nặng, hiện được lưu giữ trong hậu cung của miếu nhưng được che vải đỏ, bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ những vị chức sắc quan trọng của địa phương mới được lại gần. Sau này, dân làng quyết định tạc thêm một tượng Đức Linh Lang Đại vương giống với pho tượng cũ để cho mọi người chiêm bái như hiện nay.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 3

Một bức tượng tạc Đức Linh Lang Đại vương thờ ở bên ngoài được đánh giá vô cùng tinh xảo, đẹp mắt.

Theo thần phả, Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông sinh năm Giáp Thìn (1064), được đặt tên là Hoằng Chân. Linh Lang được sinh ra tại làng Trị Chợ, Thủ Lệ (quận Ba Đình, Hà Nội ngày nay). Khi giặc Tống xâm lược nước ta, hoàng tử đã cầm quân chống giặc.

Trong một đợt hành quân, ngài đã tới trang Linh Động (làng Bảo Hà ngày nay) dựng đồn binh, luyện tập binh sĩ, tuyển mộ quân. Lúc ngài mất, dân làng xây miếu thờ ngay trên nền đồn binh xưa. Các triều đại sau như Cảnh Thịnh, Tự Đức, Duy Tân và Khải Định đều phong sắc cho ngài là thượng đẳng thần, còn dân làng Bảo Hà tôn ngài là thành hoàng và tạc tượng thờ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 4

Dân làng Bảo Hà suy tôn Đức Linh Lang Đại vương là thành hoàng làng.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 5

Miếu Bảo Hà còn lưu giữ nhiều cổ vật quý là tinh hoa của làng nghề tạc tượng lâu đời.

Tạc đàn voi từ… 7 hạt gạo nếp

Miếu Bảo Hà là một trong những di tích ở xã Đồng Minh còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc qua nhiều thế hệ của người Linh Động, Hà Cầu xưa. Năm 1991, miếu Bảo Hà được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ngôi miếu do chính bàn tay của những người thợ tài hoa của làng ở thế kỷ 13 chạm trổ có hoa văn tinh xảo, đẽo tạc những bức tượng đẹp được lưu giữ hàng trăm năm qua. Tổ nghề tạc tượng làng Bảo Hà là cụ Nguyễn Công Huệ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 6

Cụ Tổ làng nghề tạc tượng Nguyễn Công Huệ phối thờ trong miếu Bảo Hà.

Tương truyền, cụ Huệ từng bị giặc Minh bắt đi phục dịch ở Quan Xưởng (Trung Quốc). Trong thời gian đó, cụ đã chú tâm học nghề chạm khắc, sơn mài và châm cứu. Đến đời vua Lê Nhân Tông, cụ Huệ trở về quê và dạy nghề tạc tượng cho dân làng.

Những người thợ tạc tượng Bảo Hà xuất sắc như cụ Hoàng Đình Ức, được phong chức Cục phó Cục Tạc tượng, tước Nam vào năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771), Diệu nghệ bá Tô Phú Luật và phải kể đến Kỳ tài hầu Tô Phú Vượng, người gắn liền với giai thoại "7 hạt gạo nếp tạc thành đàn voi".

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 7

Sắc phong cho cụ Tô Phú Vượng, hậu duệ của cụ Tổ Nguyễn Công Huệ.

Tương truyền, vua Lê Cảnh Hưng đã vời ông Vượng vào cung tạc ngai vàng. Sau khi tạc xong ngai vàng, ông sung sướng đã tạo ra một kiệt tác nên ngồi thử. Bị thái giám phát hiện và tâu với nhà vua, ông Vượng bị khép tội "khi quân phạm thượng", nhốt vào ngục tối chờ ngày xử trảm.

Sống trong ngục mấy hôm, ông Vượng cảm thấy buồn tẻ, nhìn những cọng rơm nếp còn sót lại một vài hạt thóc nên đã bóc, chuốt 7 hạt gạo nếp thành 7 con voi với các tư thế khác nhau. Chuyện về đàn voi tí hon truyền đi khắp nơi, nhà vua biết chuyện, cảm phục cái tài của người thợ tạc tượng tài hoa, đã quyết định tha bổng, phong ông Tô Phú Vượng tước Kỳ tài hầu và cho về quê mở mang, lưu truyền nghề nghiệp.

Rất nhiều những bức tượng đẹp trong các ngôi chùa như chùa Mía, chùa Thầy (Hà Nội) tương truyền là do những người thợ tài ba làng Bảo Hà sáng tạo ra. Ngày nay, nhiều hộ dân làng Bảo Hà vẫn lưu giữ nghề tạc tượng, làm con rối mà cha ông để lại.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 8

Các bức tượng do nghệ nhân làng Bảo Hà tạc mang nét riêng biệt rất độc đáo, ấn tượng so với các nơi khác.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 9

Trong miếu còn có một giếng nước hình bán nguyệt được gọi là "mắt rồng". Thời xưa, nếu thả quả bưởi xuống giếng, quả bưởi có thể trôi xa ra tận sông Vĩnh Trinh cách khoảng 500m phía trước miếu. Nhưng hiện nay, do người dân xây nhà nhiều, nên thả quả bưởi chỉ còn trôi xa khoảng 30-40m ra đến cái hồ trước cửa miếu.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 10

Người dân địa phương tự hào và gìn giữ di tích hàng trăm tuổi miếu Bảo Hà.

  Quảng Ngãi: Người dân chặn đoàn xe tải chở đất gây bụi******

Hằng ngày có nhiều lượt xe tải chở đất chạy trên tuyến ĐT628, đoạn qua địa bàn xã Hành Minh, H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) gây bụi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Quảng Ngãi: Người dân chặn đoàn xe tải chở đất gây bụi- Ảnh 1.

Người dân bức xúc vì xe tải chở đất gây bụi nên đã chặn xe

HẢI PHONG

Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (ở xã Hành Minh) cho biết, những ngày gần đây có rất nhiều xe tải trên 10 tấn chở đất chạy qua đường bê tông trước nhà bà gây bụi, ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của gia đình bà. 

"Mỗi lần xe chạy qua, bụi bặm bay vào nhà, bám đầy vào quán làm ảnh hưởng đến buôn bán. Xe chở đất gây bụi, đơn vị vận tải cũng có tưới nước nhưng chỉ tưới cho có", bà Xuyến nói.

Quảng Ngãi: Người dân chặn đoàn xe tải chở đất gây bụi- Ảnh 2.

Người dân dùng ghế nhựa, cây đặt trên đường để xe chạy chậm nhằm bớt bụi

HẢI PHONG

Ông Nguyễn Mạnh Lai (ở xã Hành Minh) cho biết, người dân ở đây dùng ghế đặt ngoài đường, để xe chở đất chạy chậm lại, bớt gây bụi, đỡ ảnh hưởng đến cuộc sống.

"Mong chính quyền địa phương cùng các cơ quan đơn vị xem xét lại tuyến xe chạy, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, tránh gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân", ông Lai nói.

Quảng Ngãi: Người dân chặn đoàn xe tải chở đất gây bụi- Ảnh 3.

Bụi bám trên cây dọc tuyến ĐT628, đoạn qua địa bàn xã Hành Minh

HẢI PHONG

Kiểm tra, xử lý

Chiều 29.3, ghi nhận của PV Thanh Niên, trên tuyến ĐT628, đoạn thuộc địa bàn xã Hành Minh có rất nhiều xe tải chở đất chạy qua lại. Dọc hai bên đường, cây cối bám đầy bụi. Tuyến đường bê tông rộng chỉ 6 m, nhưng "gồng mình" trước hàng đoàn xe tải chở đất mỗi ngày.

Sau khi người dân chặn xe tải chở đất, nhiều tài xế cho dừng xe nối đuôi nhau thành đoàn, gây cản trở, ùn tắc giao thông.

PV Thanh Niên liên hệ với Đội CSGT Công an H.Nghĩa Hành, đại diện đơn vị tiếp nhận thông tin và cử lực lượng đến tuyến đường ĐT628 để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Quảng Ngãi: Người dân chặn đoàn xe tải chở đất gây bụi- Ảnh 4.

Nhiều xe tải chở đất dừng lại khi người dân chặn vì bức xúc

HẢI PHONG

Ông Đinh Xuân Sâm, Chủ tịch UBND H.Nghĩa Hành xác nhận việc xe tải chở đất phục vụ các công trình trên địa bàn huyện gây bụi, khiến người dân bức xúc nên chặn xe. Trước đó, ngày 24.3, người dân cũng chặn xe tải chở đất.

"Nhận được tin báo, UBND H.Nghĩa Hành giao Công an H.Nghĩa Hành kiểm tra xử lý. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị và phương tiện chấp hành nghiêm, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và tưới nước đều đặn khi vận chuyển đất", ông Sâm nói.

Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 29.3

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"xổ số 622bet"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức