dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
nổ hũ fanvin_tra cứu chỉ số fo4

2024-06-03 10:50:45

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Hoàng Thái



Lưới sứa2024-06-03 10:50:45Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Minh Việt)6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1.6, tài xế cần biết******

Bộ Giao thông vận tải mới đây ban hành Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, phương tiện và người lái. Thông tư mới cho phép người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên ứng dụng VneID, ngoài giấy phép lái xe bằng vật liệu PET bản cứng. Trong khi đó, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đang áp dụng chỉ ghi nhận giấy phép lái xe bằng vật liệu PET do cơ quan có thẩm quyền cấp.

6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1.6, tài xế cần biết- Ảnh 1.

Thông tư 05 chính thức có hiệu lực từ ngày 1.6.2024 tới đây quy định rõ 6 trường hợp thu hồi giấy phép lái xe

Bá Hùng

Đáng chú ý, liên quan đến việc cấp đổi, quản lý giấy phép lái xe… Thông tư 05/2024/TT-BGTVT (Thông tư 05) đã bổ sung thêm những trường hợp tài xế sẽ bị thu hồi giấy phép lái. Cụ thể, Thông tư 05 vừa được Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1.6.2024 tới đây quy định rõ 6 trường hợp thu hồi giấy phép lái xe, gồm:

Trường hợp 1:Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe.

Trường hợp 2:Người lái xe tẩy, xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe.

Trường hợp 3: Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình.

Trường hợp 4:Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện.

Trường hợp 5:Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký.

Trường hợp 6: Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (theo quy định mới).

6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1.6, tài xế cần biết- Ảnh 2.

Từ ngày 1.6.2024, tài xế bị thu hồi giấy phép lái xe ô tô nếu cho người khác mượn

Bá Hùng

Về việc xử lý đối với trường hợp giấy phép lái xe bị thu hồi, Thông tư 05 cũng quy định rõ. Theo đó, với các trường hợp 1, 2, 4, 6 khi giấy phép lái xe bị thu hồi sẽ không có giá trị sử dụng. Cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.

Khi nào được yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm bằng hình ảnh?

Hiện tại, quy định về các trường hợp thu hồi giấy phép lái xe đang được áp dụng theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, gồm các trường hợp: Tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; Sử dụng giấy phép lái xe hoặc hồ sơ lái xe giả hoặc hồ sơ lái xe giả; Sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; Có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe.

Như vậy, so với quy định đang được áp dụng, Thông tư 05 vừa được Bộ GTVT ban hành bổ sung thêm trường hợp thu hồi giấy phép lái xe nếu để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình. Với trường hợp này, sau 1 năm kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép lái xe có hiệu lực, cá nhân nếu có nhu cầu cấp giấy phép lái xe thì đăng ký với Sở Giao thông vận tải để sát hạch lại các nội dung quy định tại khoản 4 điều 21 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT.

Trường hợp giấy phép lái xe bị thu hồi do "Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký" sẽ được xử lý theo hai trường hợp. Đầu tiên, nếu giấy phép còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng phải thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp. Nếu giấy phép quá thời hạn sử dụng trên 3 tháng phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe.

Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng******

Công trình hồ chứa nước ngọt được xây dựng tại huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) rộng hơn 100ha, thuộc dự án Chống chịu khí hậu và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.

Hồ có dung tích hơn 3,8 triệu m3, cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 11.000 hộ dân ở huyện U Minh, vùng lân cận và trữ nước phục vụ phòng chữa cháy rừng, sản xuất nông nghiệp,... Đây được xem là một trong những hồ chứa nước ngọt nhân tạo lớn ở miền Tây. 

Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm đội vốn hàng chục tỷ đồng - 1

Toàn cảnh công trình hồ chứa nước ngọt ở tỉnh Cà Mau (Ảnh: CTV).

Dự án hồ chứa nước ngọt được khởi công vào tháng 1/2021 và theo kế hoạch thời gian thi công 22 tháng, hoàn thành cuối năm 2022. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đến nay đã hơn 3 năm nhưng dự án vẫn chưa hoàn thành.

Theo báo cáo mới đây của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, dự án đã 2 lần gia hạn. Việc gia hạn do phải lấy thêm mẫu nước khu vực hồ để thí nghiệm đủ mùa mưa và mùa khô trong năm 2021. Do đó, thời gian thi công công trình bị mất hết một năm làm công tác này.

Ngoài ra, do ảnh hưởng địa chất, thời tiết bất thường, khan hiếm vật tư và phải điều chỉnh thiết kế để phù hợp hiện trường, vận hành khai thác,… nên phải gia hạn kéo dài thời gian thi công.

Cũng theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, đến nay dự án đã có 4 lần điều chỉnh vốn đầu tư, từ hơn 180 tỷ đồng lên trên 248 tỷ đồng (sử dụng toàn bộ bằng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới), nhưng không vượt tổng mức đầu tư được duyệt.

Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm đội vốn hàng chục tỷ đồng - 2

Các công nhân đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án vào tháng 5/2024 (Ảnh: Huỳnh Hải).

"Điều chỉnh thiết kế cho phù hợp yêu cầu khai thác sử dụng như tăng quy mô mặt đường quanh hồ từ 3m lên 5m, phát sinh lát mái bằng rọ đá quanh hồ, điều chỉnh chỉ số giá xây dựng,…", Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau nêu nguyên nhân tăng vốn.

Hiện hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau đã hoàn thành 82% khối lượng, dự kiến hoàn thành trong tháng 5 tới.

Dự án hồ chứa nước ngọt ở huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) do Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư; đơn vị thi công là liên danh Công ty cổ phần xây dựng thương mại Thới Bình và Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Cà Mau; Ban quản lý Dự án ODA và NGO tỉnh Cà Mau là đơn vị giám sát dự án.

Lý giải việc xâm nhập mặn vùng biển Đồng bằng sông Cửu Long gia tăng******

Ngày 25/4, báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong về ĐBSCL đã thay đổi rất lớn về quy luật, do ảnh hưởng của việc vận hành các hồ chứa.

Theo Cục Thủy lợi, tổng lượng dòng chảy trong mùa khô tăng, nhưng dòng chảy đầu mùa khô lại có xu thế giảm, gia tăng vào thời kỳ giữa và cuối mùa.

Việc biến động nguồn nước thượng lưu làm cho tình trạng xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông, ven biển có thay đổi lớn về quy luật.

Trước năm 2012, mặn thường đến từ tháng 2 đến tháng 4, đỉnh mặn vào cuối tháng 3-4, là tháng có dòng chảy kiệt nhất.

Song hiện nay, những năm dòng chảy thượng nguồn về thấp, xâm nhập mặn xuất hiện từ cuối tháng 12 năm trước và đỉnh mặn vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3 năm sau.

Đối với mùa khô 2023-2024, xâm nhập mặn bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 12/2023, sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 33 ngày.

Lý giải việc xâm nhập mặn vùng biển Đồng bằng sông Cửu Long gia tăng - 1

Xâm nhập mặn đã trở thành một vấn đề ngày càng đáng báo động mà người dân vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam - Đồng bằng sông Cửu Long, phải đối mặt (Ảnh: Nguyễn Hành).

Trong đó, từ tháng 4 đến nay, diễn biến xâm nhập mặn vùng ven biển Tây biến động khó lường, một số thời điểm độ mặn tăng cao đột biến, đặc biệt trong các ngày từ 18 đến 22/4.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn vùng biển gia tăng, Cục Thủy lợi cho biết do nguồn nước thượng lưu về Đồng bằng sông Cửu Long tháng 4/2024 ở mức thấp, kết hợp với nắng nóng kéo dài, lượng nước bốc hơi cao.

Ngoài ra, các địa phương đồng loạt xuống giống vụ hè thu làm mực nước nội đồng giảm nhanh; công trình phân ranh nguồn nước nội vùng chưa hoàn thiện...

Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1.580ha lúa (Sóc Trăng 1.530ha, Bến Tre 50ha), 4.640ha chanh và cây ăn trái khác tại Long An có nguy cơ giảm năng suất.

Ngoài ra, 43ha lúa tại tỉnh Sóc Trăng đã bị mất trắng.

Theo thống kê, khoảng 73.900 hộ (2,1% số hộ dân nông thôn) bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt, tập trung tại 7 tỉnh (Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).

Số lượng hộ dân bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt thấp hơn so với năm 2019-2020 (96.000 hộ) và mức độ ảnh hưởng đến các hộ cũng ở mức thấp, thời gian ảnh hưởng ngắn chỉ diễn ra vài ngày cao điểm giữa tháng 3.

Cục Thủy lợi đánh giá, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn đã đạt đỉnh cao nhất của mùa khô từ ngày 10 đến 13/3, các đợt xâm nhập mặn đã xuất hiện vào các ngày 24-28/3, 7-11/4 ở mức thấp hơn đỉnh nhưng vẫn duy trì ở mức tương đối cao.

Dự báo, đợt xâm nhập mặn cao còn lại dự kiến xuất hiện vào các ngày 23-27/4, từ tháng 5 xâm nhập mặn tiếp tục giảm, không còn ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp từ đầu tháng 6.

Lãnh đạo tỉnh Long An sang Hoa Kỳ, Cuba tìm nhà đầu tư******

Ngày 6.11, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Long An cho biết, từ 5 đến 18.11, đoàn công tác của do ông Nguyễn Minh Lâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh, làm trưởng đoàn sang thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Cuba để tìm kiếm thêm nhà đầu tư.

Lãnh đạo tỉnh Long An sang Hoa Kỳ, Cuba tìm nhà đầu tư - Ảnh 1.

Đoàn công tác của tỉnh Long An tại Cuba, do ông Nguyễn Minh Lâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh, làm trưởng đoàn

BẮC BÌNH

Tham gia đoàn có ông Mai Văn Nhiều, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Long An, cùng giám đốc nhiều sở, ngành và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, doanh sản xuất trên địa bàn tỉnh có nhu cầu kết nối hợp tác với thị trường Hoa Kỳ và Cuba. Chuyến công tác do VCCI tổ chức, với sự đồng hành của các Đại sứ quán, Phòng Thương mại và các cơ quan xúc tiến nước ngoài.

Tỉnh Long An cử đoàn công tác này để tận dụng Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 sẽ diễn ra tại TP.San Francisco (Hoa Kỳ) để kêu gọi đầu tư vào tỉnh; đồng thời củng cố, thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các cơ quan, doanh nghiệp Cuba nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.

Theo lịch trình, đoàn sẽ làm việc tại Cuba từ ngày 7 - 10.11, trong đó sẽ tham dự "Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Cuba" do VCCI phối hợp với Phòng Thương mại và các tổ chức xúc tiến đầu tư của Cuba tổ chức tại thủ đô La Habana. Tại Cuba, lãnh đạo tỉnh Long An sẽ có buổi làm việc riêng với Phó thủ tướng Thứ nhất, kiêm Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Ricardo Cabrisas. 

Bên cạnh đó, đoàn sẽ tham dự các hoạt động Hội chợ quốc tế La Habana lần thứ 39 (FIHAV 2023), nơi hội tụ trên 4.500 nhà triển lãm đến từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ; khảo sát cơ hội đầu tư tại Đặc khu kinh tế phát triển Mariel - đặc khu kinh tế đầu tiên và duy nhất tại Cuba với nhiều ưu đãi hấp dẫn về thuế, đất đai, tài chính, lao động; Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam Cuba.

Sau đó, đoàn sẽ làm việc tại Hoa Kỳ với nhiều nội dung như: Tham gia tọa đàm bàn tròn doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ, các sự kiện bên lề diễn ra song song và tham gia chuỗi các hoạt động kết nối doanh nghiệp trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC. Ngoài ra, đoàn công tác tỉnh Long An sẽ tham dự Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ do VCCI phối hợp với các đối tác tổ chức tại Los Angeles. Làm việc với Phòng Thương mại San Francisco; các tập đoàn công nghệ hàng đầu tại thung lũng Silicon; làm việc với một số tổ chức xúc tiến, doanh nghiệp tại Los Angeles, San Jose và San Francisco và khảo sát các dự án công nghiệp, công nghệ cao, cảng biển, logistics…

Xóa tên quê hương Bà Chúa thơ Nôm: Tỉnh chưa thống nhất phương án của huyện******

Ngày 17/4, ông Nguyễn Xuân Dinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, đề xuất phương án về tên gọi của các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập của địa phương này chưa được tỉnh chấp thuận.

Trước đó, UBND huyện Quỳnh Lưu có văn bản gửi Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An, UBND tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An về điều chỉnh tên gọi của đơn vị hành chính sau khi sắp xếp lại.

Cụ thể, sáp nhập xã Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, đề nghị điều chỉnh tên mới từ xã Quỳnh Thuận thành Thuận Long; xã Quỳnh Nghĩa sáp nhập với Tiến Thủy, thành xã Phú Nghĩa thay cho đề xuất tên Quỳnh Nghĩa trước đó.

Xóa tên quê hương Bà Chúa thơ Nôm: Tỉnh chưa thống nhất phương án của huyện - 1

Xã Quỳnh Đôi nổi tiếng là đất học, đỗ đạt tại Nghệ An (Ảnh: Nhật Thanh/quynhdoi.gov.vn)

Tương tự, lấy tên Hải Thọ thay cho xã Sơn Hải khi sáp nhập xã Sơn Hải với Quỳnh Thọ; Bình Sơn thay cho tên gọi Liên Hóa khi sáp nhập Quỳnh Hưng, Quỳnh Bá và Quỳnh Ngọc; Hoa Mỹ thay cho Quỳnh Hoa khi sáp nhập Quỳnh Hoa và Quỳnh Mỹ; Minh Lương thay Quỳnh Phú khi sáp nhập Quỳnh Minh và Quỳnh Lương; xã Đôi Hậu thay cho Quỳnh Đôi khi sáp nhập Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu.

Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc lãnh đạo các địa phương về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.

Theo ông Nguyễn Văn Thông, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An, việc đặt tên đơn vị hành chính mới cần tiếp cận dưới góc độ khoa học, xác định yếu tố văn hóa, truyền thống, lịch sử của các đơn vị liên quan; đồng thời, công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục phải hết sức thận trọng, bài bản.

Lấy lại vỉa hè cho người đi bộ: Có dẹp được hàng rong, quán nhậu?******


Hàng quán chiếm trọn vỉa hè

Buổi tối, quán sinh tố trên đường Hoàng Diệu đoạn giao Vĩnh Khánh (Q.4, TP.HCM) đông nghẹt khách. Phần vỉa hè ngay dưới chân chung cư H1 rộng gần 10 m nhưng bàn ghế nhựa bày kín lối. Gần 2 m phía sát đường là hàng xe máy xếp ngay ngắn, là xe của khách tới ăn sinh tố. Quán sinh tố chỉ thuê một căn shop house nhỏ của chung cư H1 nhưng phục vụ khách trên phần vỉa hè trải tới 3 - 4 căn, chỉ chừa một lối nhỏ ở giữa dành cho cư dân. Sống ở chung cư H1 đã hơn một thập niên, thường xuyên đi bộ trên đường Hoàng Diệu, cô Minh Hồng cho biết trước đây khu vực này rất thoáng đãng. Phía trước chung cư là mấy tiệm vàng, phòng khám nha khoa nên buổi sáng chỉ có một phần nhỏ vỉa hè được trưng dụng làm chỗ đậu tạm xe cho khách, buổi tối gần như chỉ có người đi bộ và một vài cư dân kê ghế ngồi hóng mát, trò chuyện. 

"Quán sinh tố này mới mở khoảng 2 năm trở lại đây thôi. Lúc đầu cũng chỉ là 1 quán nhỏ với ít bàn ghế bày ra, dần dà cứ tối đến là đông nghẹt, chiếm nguyên cái vỉa hè to tướng. Đâu phải chỉ một quán, thấy khách đông nên người ta thi nhau mở thêm mấy quán nữa, rồi thêm mấy xe bánh tráng trộn, cá viên chiên… vây kín hết phần vỉa hè quanh chung cư này. Giờ đến cư dân chạy xe vào cổng chung cư còn khó chứ đừng nói đến mấy bà già đi bộ thể dục như tôi. Mấy tháng trước, bà bạn tôi phải đi dưới lòng đường bị một xe máy va quệt, may chỉ bị thương nhẹ nhưng từ đó đến nay không dám đi nữa," cô Hồng than.

Lấy lại vỉa hè cho người đi bộ: Có dẹp được hàng rong, quán nhậu ? - Ảnh 1.

Hàng quán chiếm hết vỉa hè của người đi bộ

NHẬT THỊNH

Được mệnh danh là "thiên đường ẩm thực", các tuyến đường Vĩnh Khánh, Hoàng Diệu, Đoàn Văn Bơ, Tôn Đản và rất nhiều tuyến đường, con hẻm ở Q.4 bị quán sinh tố, nước ép, ốc, quán nhậu, cơm tấm lấn chiếm hầu như toàn bộ vỉa hè, thậm chí cả lòng đường. Người đi bộ không có lối đi, phải xuống lòng đường; xe cộ thì chen chúc nhau, rất dễ va chạm. Đặc biệt, khi những quán hàng này đóng cửa để lại những vỉa hè bẩn thỉu, nhếch nhác, bốc mùi dầu mỡ, nước thải.

Sau khi UBND TP có những động thái quyết liệt quy hoạch lại vỉa hè, khoảng gần một tuần nay, quán sinh tố tại ngã tư Hoàng Diệu - Vĩnh Khánh đã được thu gọn lại. Một phần phía trước vẫn để xe máy nhưng bàn ghế đã bị đẩy lùi vào bên trong, chừa khoảng gần 2 m đường cho người đi bộ. Tuy nhiên, một số tuyến đường vẫn giữ nguyên hiện trạng bị lấn chiếm, dường như chưa được "động" tới.

Không chỉ khu vực Q.4, tình trạng các quán nhậu, hàng rong bít hết vỉa hè, lòng đường diễn ra ở hầu hết các tuyến đường khắp TP.HCM. Ngay cả vùng trung tâm Q.1 tại đường Đề Thám, Cống Quỳnh, Lê Thánh Tôn... các khu vực tập trung nhiều du khách quốc tế thường xuyên đi bộ cũng không thoát cảnh giành nhau vỉa hè với hàng quán, xe cộ. Dù chính quyền các quận, huyện cũng nhiều lần tổ chức chiến dịch ra quân, xử lý nhưng sau khi rút đi thì tình trạng lấn chiếm lại diễn ra. Cũng có trường hợp, cơ quan chức năng xử lý địa điểm vi phạm này nhưng bỏ qua địa điểm kia khiến công tác xử lý không nghiêm, càng thêm tâm lý chống đối từ phía hộ kinh doanh.

Quản lý minh bạch để giải quyết tận gốc

Mới đây, Sở GTVT TP.HCM đã trình UBND TP về rà soát hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ để xây dựng đề án thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố. Theo đó, những trường hợp sử dụng tạm thời một phần hè phố phải đóng phí như: Điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa; điểm bố trí các công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền sử dụng; điểm lắp đặt các công trình tạm, các trụ quảng cáo tạm; tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội); điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa… Rất nhiều chủ quán chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh bày tỏ ủng hộ phương án quy hoạch này để được quản lý một cách chính quy, ổn định, công bằng, tránh được cảnh phải "đóng hụi" hằng tháng.

Xếp loại cán bộ theo sự chuyển biến lòng đường, vỉa hè

Ngày 22.2, Văn phòng UBND Q.1, TP.HCM thông báo kết luận của Chủ tịch UBND Q.1 Lê Đức Thanh liên quan đến chấn chỉnh trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và phát triển kinh tế đêm. Trong đó yêu cầu các đơn vị như trật tự đô thị, công an phường, chính quyền địa phương cần phối hợp đồng bộ, quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm trật tự đô thị, trật tự giao thông trên địa bàn. Cấp ủy, ban điều hành khu phố, ban công tác mặt trận cũng tham gia vừa vận động tuyên truyền, vừa giám sát các trường hợp vi phạm. Người đứng đầu địa phương để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự đô thị nhưng không có sự chuyển biến sẽ không được xem xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Riêng P.Bến Nghé và P.Nguyễn Thái Bình, đến ngày 30.4 phải tạo sự chuyển biến về tình trạng buôn bán hàng rong, xe đẩy tay tại phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên bến Bạch Đằng. Công an Q.1 chỉ đạo Đội CSGT và công an 10 phường tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng dừng, đỗ xe không đúng quy định, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm, đối phó với việc xử lý của cơ quan chức năng.Sỹ Đông

PGS-TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng Tư vấn khoa học - kỹ thuật - môi trường thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM, nhận định sử dụng vỉa hè đa chức năng sẽ hài hòa nhu cầu của nhiều đối tượng, đồng thời tạo cảnh quan sống động cho tuyến đường, làm nên sức sống và tạo nét văn hóa độc đáo cho thành phố. Đơn cử, trưng bày hàng hóa hay bàn ăn trên vỉa hè là nhu cầu của các cửa hàng mặt tiền. Việc trưng bày hàng hóa, biển quảng cáo trên vỉa hè trong trường hợp không cản trở người đi bộ sẽ giúp cửa hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn, giúp tăng doanh thu. Ở châu Âu có những con phố hẹp, đường rộng, thông thoáng có tổ chức hàng ăn vỉa hè. Ở VN, tại các tuyến phố có vỉa hè rộng từ 4 - 5 m có thể dành khoảng một nửa cho người đi bộ, phần còn lại cho phép người dân thuê lại để tổ chức dịch vụ kinh doanh, trông giữ xe. Người được cấp phép kinh doanh phải có trách nhiệm giữ gìn khu vực được giao, nếu lấn chiếm, sai phạm xử thật nghiêm và rút lại quyền kinh doanh.

"Tuy nhiên, phải có rà soát, nghiên cứu thật kỹ trên địa bàn toàn TP. Tùy từng trường hợp cụ thể, từng khu vực mới được cấp phép kinh doanh. Quan điểm chung là vỉa hè, lòng đường vẫn phải ưu tiên cho giao thông và quá trình cấp phép kinh doanh, thu phí phải tuyệt đối minh bạch. Làm gì cũng phải đặt quyền lợi của nhân dân, xã hội lên hàng đầu", PGS-TS Nguyễn Lê Ninh lưu ý.

Thủ tướng: Việt Nam sẽ cùng ASEAN viết tiếp câu chuyện thành công******

Sáng 23/4, lễ khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm. 

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết bàn về tương lai và hoạch định tương lai trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh thế giới đứng trước bước ngoặt lớn, với ba xu hướng chiến lược.

Một là cạnh tranh phân tách ngày càng gay gắt với các khu vực, đặt ra những thách thức lớn với môi trường hòa bình, đoàn kết, hợp tác, phát triển ở cấp độ khu vực và toàn cầu.

Hai là xu hướng bùng nổ của các xu hướng mới, vừa mở ra cơ hội phát triển đột phá, vừa tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu, nhất là các nước đang phát triển.

Ba là xu hướng phát triển bền vững, bao trùm và kinh tế số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn… vừa là cơ hội, vừa tạo sức ép lớn, đòi hỏi phải có tư duy, cách tiệm cận mới mang tính toàn cầu, toàn diện, toàn dân, vì lợi ích lâu dài.

"Trong bối cảnh đó, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định, chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ khu vực phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói. 

Thủ tướng: Việt Nam sẽ cùng ASEAN viết tiếp câu chuyện thành công - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN, sáng 23/4 (Ảnh: Tiến Đạt).

Nhấn mạnh ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác, phát triển, là tâm điểm của hàng loạt sáng kiến, liên kết ở khu vực nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược gay gắt, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng vai trò trọng tâm của ASEAN đang được thừa nhận rộng rãi, dù có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả.

Theo đó, ASEAN là khối kinh tế lớn thứ 5 thế giới nhưng chênh lệch trình độ còn đáng kể, hợp tác, liên kết nội khối còn chưa thực sự bền chặt. Những thực tế trên đòi hỏi ASEAN cần có tầm nhìn chiến lược, toàn diện và khả năng thích ứng để nắm bắt cơ hội, hóa giải thách thức, phát triển ổn định và bền vững.

Để thực hiện mục tiêu ASEAN đang hướng đến năm 2045 với khát vọng về một cộng đồng năng động, gắn kết, tự cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thực hiện "5 tăng cường".  

Thủ tướng: Việt Nam sẽ cùng ASEAN viết tiếp câu chuyện thành công - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (Ảnh: Tiến Đạt).

Thứ nhất, đoàn kết, hợp tác, thống nhất, nêu cao tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ chiến lược của ASEAN. Đồng thời, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, tôn trọng sự khác biệt, bảo đảm hài hòa lợi ích.

Thứ hai, tăng cường tin cậy chiến lược trong ASEAN trong quan hệ với các đối tác, góp phần ngăn ngừa xung đột, duy trì môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, tăng cường chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Thứ tư, làm mới lại các động lực tăng trưởng truyền thống là tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư.

Thứ năm, tăng cường, huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hợp tác công - tự tạo đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực, hạ tầng và quản trị quốc gia giúp ASEAN phát triển nhanh, bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng ASEAN ngày càng chủ động, tích cực hơn cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới.

"Ngày mai bắt đầu từ hôm nay. Việt Nam sẽ nỗ lực hơn nữa cùng các quốc gia thành viên, đối tác và bạn bè quốc tế, nhất là các đối tác ASEAN chung tay viết tiếp câu chuyện thành công, mở ra tương lai, đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới, lấy con người làm trung tâm, chủ thể cho phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau", Thủ tướng nhấn mạnh. 

ASEAN phải làm chủ vận mệnh của mình

Tại diễn đàn, đại diện cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với vai trò Chủ tịch ASEAN 2024, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhấn mạnh trong bối cảnh khu vực ASEAN tiếp tục gặp vô số thách thức phát sinh từ bối cảnh địa chính trị, địa kinh tế và tài chính ngày càng phức tạp, Lào đã xác định chủ đề của năm là "ASEAN: Tăng cường kết nối và tự cường" nhằm xây dựng một ASEAN gắn kết và kiên cường hơn. 

Việc này được thực hiện thông qua các lĩnh vực ưu tiên của năm Chủ tịch, để giúp ASEAN ứng phó kịp thời với những thách thức đang nổi lên và kịp thời nắm bắt các cơ hội để củng cố Cộng đồng ASEAN, hướng tới sự phát triển nhanh chóng và bền vững của một Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm.

Thủ tướng: Việt Nam sẽ cùng ASEAN viết tiếp câu chuyện thành công - 3

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu với vai trò Lào là nước Chủ tịch ASEAN năm 2024 (Ảnh: Tiến Đạt).

Hướng đến tương lai ASEAN, Thủ tướng Lào nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục đề cao các nguyên tắc cơ bản, đồng thời tăng cường sự gắn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN.

Đồng thời, ASEAN phải làm chủ vận mệnh của mình bằng cách nhất quán duy trì các mục tiêu cơ bản là duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác. Điều này nhằm củng cố cộng đồng và thúc đẩy khả năng cạnh tranh và vai trò của ASEAN. 

Đối mặt với bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới, Thủ tướng Sonexay Siphandone cho rằng ASEAN cần tiếp tục nỗ lực tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và với các đối tác bên ngoài, bao gồm thông qua thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và nâng cao năng lực tranh kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN.

Thủ tướng Lào cũng đề cao sự tăng cường hợp tác của ASEAN để nâng cao năng lực trong mọi lĩnh vực, bao gồm xây dựng năng lực thể chế nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức và nắm bắt các cơ hội do các xu hướng lớn mang lại trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào phát triển khoa học và công nghệ, chung tay giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và môi trường.

Tuyển sinh đầu cấp TP.HCM: Phân tuyến theo nơi ở của học sinh******
Năm học 2024-2025, Sở GD-ĐT TP.HCM áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến và bản đồ GIS trên toàn TP

Năm học 2024-2025, Sở GD-ĐT TP.HCM áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến và bản đồ GIS trên toàn TP

BÍCH THANH

Áp dụng bản đồ GIS trên toàn thành phố 

Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam cho biết, năm học 2024-2025, Sở áp dụng bản đồ GIS (hệ thống thông tin vị trí địa lý) trên toàn thành phố trong tuyển sinh đầu cấp, lớp 1, 6, 10.

Ông Nam nói thêm, tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025 sẽ dựa trên tiêu chí chính là nơi ở của học sinh, thay cho nhiều tiêu chí tuyển sinh năm học trước như nơi ở, địa chỉ thường trú, chỗ học ở bậc học trước đó của học sinh.

Ở tiêu chí "lý do khác", địa phương được giao quyền chủ động thực hiện phù hợp tình hình thực tế. Sở GD-ĐT sẽ có hướng dẫn chung về nguyên tắc tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, còn lại kế hoạch cụ thể sẽ do quận, huyện triển khai thực hiện, ông Nam thông tin.

Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM (đứng), triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025

Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM (đứng), triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025

BÍCH THANH

Từ đó, ông Nam đề nghị TP.Thủ Đức và các quận, huyện chủ động xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, công tác tuyển sinh được thực hiện hoàn toàn theo hình thức trực tuyến. Các địa phương cũng cần quy định rõ tiêu chí thực hiện trong kế hoạch tuyển sinh đầu cấp để phụ huynh nắm thông tin, chủ động theo dõi, không hoang mang và ảnh hưởng quyền lợi của học sinh.

Không nên cứng nhắc quy định "nghiêm cấm tuyển sinh trái tuyến ngoài quận"

Cũng trong buổi họp giao ban với các lãnh đạo phòng GD-ĐT, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, lưu ý TP đang trong quá trình thực hiện sắp xếp lại tổ, khu phố, ấp. Do đó, tùy vào tình hình thực tế, địa phương có thể phân tuyến dựa theo đơn vị hành chính mới hoặc áp dụng theo đơn vị hành chính cũ. Ban chỉ đạo tuyển sinh cần linh hoạt thực hiện theo điều kiện thực tế sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tế của người dân.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu (đứng) chỉ đạo công tác trong giao ban với các phòng GD-ĐT

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu (đứng) chỉ đạo công tác trong giao ban với các phòng GD-ĐT

BÍCH THANH

Bên cạnh đó, ông Hiếu đề nghị các địa phương không nên cứng nhắc quy định "nghiêm cấm tuyển sinh trái tuyến ngoài quận" mà phải căn cứ vào tình huống cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Tuy nhiên, Giám đốc Sở GD-ĐT cũng nhắc nhở phụ huynh cần lưu ý kê khai nơi ở chính xác, không phải nơi ở "tiêu cực" (tình trạng chạy hộ khẩu, học sinh không cư trú thực tế) để được phân bổ chỗ học gần nhà, tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại của học sinh.

Về công tác trọng tâm từ nay đến khi kết thúc năm học, ông Hiếu đề nghị các địa phương chuẩn bị công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp nghiêm túc, đúng quy định; tổ chức tư vấn, hướng dẫn học sinh đăng ký nguyện vọng lớp 10 phù hợp năng lực và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

Khảo sát nhu cầu, lấy ý kiến phụ huynh về các mô hình học tập

Ông Hiếu cũng yêu cầu rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 04 của HĐND TP.HCM về quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024 và tham mưu UBND trình HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024-2025 theo quy định.

Ngoài ra, ông Hiếu nhấn mạnh, trường học cần khảo sát nhu cầu, lấy ý kiến phụ huynh về các mô hình học tập từ cuối năm học này để chủ động sắp xếp, phân bổ lớp cho năm học kế tiếp. Riêng các khối lớp đầu cấp tổ chức họp phụ huynh vào đầu năm học. Việc chủ động đăng ký các mô hình học tập giúp phụ huynh lựa chọn phù hợp điều kiện thực tế, giúp dạy học ổn định, không bị xáo trộn trong suốt năm học.

Tại buổi họp giao ban, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận một số hạn chế như: Công tác phối hợp với địa phương trong việc kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn còn nhiều bất cập. Vẫn còn những trung tâm ngoại ngữ-tin học, giáo dục kỹ năng, tư vấn du học… hoạt động không phép, không đúng quy định nhưng chậm phát hiện, xử lý chưa kiên quyết. Công tác phối hợp kiểm tra, yêu cầu các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài hoạt động đúng theo Nghị định 86/2020/NĐ-CP vẫn còn khó khăn.

Vẫn còn một số trường hợp cá biệt liên quan đến công tác an toàn trường học. Một số cơ sở giáo dục chưa thực hiện tốt công tác công khai, dân chủ cơ sở, chưa phát huy hiệu quả các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường, chưa tạo khối đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ, chưa triển khai tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dẫn đến các hiện tượng khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp.

biên tập:Linh Lê

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn