Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

wstar77 lich tennis_xo so mien bac thu sau

2024-06-03 12:21:04 tác giả:Hoàng Lê nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Xe khách chở 22 người bị lật sau va chạm với ô tô đầu kéo******

Ngày 7/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Phú Yên cho biết vào 4h45 cùng ngày, trên quốc lộ 1 đoạn qua xã An Hiệp, huyện Tuy An (Phú Yên) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và ô tô đầu kéo. 

Vào thời điểm trên, ông Trần Minh Tuấn (40 tuổi, trú ở tỉnh Lâm Đồng) điều khiển xe khách mang biển số 18B-017.12 chạy hướng bắc - nam đến địa điểm trên bất ngờ tông vào xe đầu kéo chạy cùng chiều phía trước.

Xe khách chở 22 người bị lật sau va chạm với ô tô đầu kéo - 1

Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Minh Hằng).

Sau va chạm, xe khách bị lật nghiêng bên lề đường, lái xe Tuấn bị thương, 22 hành khách trên xe may mắn thoát nạn, được người dân hỗ trợ rời khỏi hiện trường.

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã đến hiện trường điều tiết giao thông, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương******

Hàng chục hộ dân khối 11, phường Quán Bàu, thành phố Vinh, Nghệ An gửi đơn "kêu cứu" tới báo Dân trívề việc hệ thống mương thoát nước thải nơi đây nhiều năm chưa được thi công, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân.

Những hộ dân nêu trên trong diện di dời của dự án mở rộng, nâng cấp đường Lê Ninh, được tái định cư tại khu vực Bàu Rối, khối 11, phường Quán Bàu. Tuy nhiên, tại đây hệ thống hạ tầng, đặc biệt là mương tiêu, thoát nước thải chưa được đấu nối đồng bộ. Trong đó khoảng 30m mương thoát nước vì vướng giải phóng mặt bằng nên chưa thể thi công.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương (Video: Nguyễn Phê)

Vì thế, nước thải sinh hoạt của hàng chục hộ dân không có nơi tiêu thoát, dẫn đến ứ đọng, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Chỉ cần một trận mưa lớn, nước ngập, cùng với vô số chất bẩn tràn vào nhà dân.

"Chỉ cần mưa là nước ngập vào nhà. Rác thải, chất bẩn tràn vào nhà, hôi thối.  Thậm chí, nhà vệ sinh không xả được. Chúng tôi phải sống như thế này cả chục năm rồi, khổ lắm", ông Vũ Quốc Lý (SN 1949), trú tại khối 11, phường Quán Bàu bức xúc.

Cũng như ông Lý và nhiều hộ dân khác, ông Lê Xuân Liễu, trú khối 11 bức xúc khi nước thải của hàng chục hộ dân đều đổ ra đoạn mương này, ứ đọng, ô nhiễm, nhiều ruồi muỗi. Người dân nơi đây đã chịu đựng suốt nhiều năm qua.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 1

Đoạn mương nước thải hư hỏng gây ngập úng, ô nhiễm (Ảnh: Nguyễn Duy).

Theo quan sát của phóng viên, một đoạn mương chỉ dài khoảng 30m, nằm giữa 2 dãy nhà dân đang thi công dang dở. Dọc theo đoạn mương thoát nước này có nhiều ống dẫn nước thải sinh hoạt của các hộ dân được đấu nối vào.

Tuy nhiên, đoạn mương này chưa được đấu nối vào hệ thống tiêu, thoát nước nên bị tắc. Nước thải chủ yếu tự ngấm vào đất, số còn lại ứ đọng, lâu ngày đen ngòm, bốc mùi hôi thối.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 2

Đoạn mương nước 30m không thể thông nên cứ mưa là tràn vào nhà dân, gây ô nhiễm nhiều năm liền (Ảnh: Nguyễn Duy).

Ông Cao Xuân Trung, Bí thư chi bộ khối 11, phường Quán Bàu chia sẻ: "Nhân dân đã nhiều lần kiến nghị. Đặc biệt, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân nhiều lần có ý kiến nhưng đến nay chưa được giải quyết".

Cũng theo ông Trung, chỉ vì câu chuyện nước thải người dân nơi đây đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn, cãi vã: "Chỉ cần một hộ bị tắc lại, nước thải của các hộ khác không thoát được, chảy ngược vào nhà. Các hộ dân lại xảy ra mâu thuẫn. Tôi đã nhiều lần đi hòa giải rồi".

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 3

Ông Cao Xuân Trung, Bí thư Chi bộ khối 11 chỉ cho phóng viên đoạn nước ngập mùi hôi thối gây ô nhiễm (Ảnh: Nguyễn Duy).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND phường Quán Bàu, thừa nhận vấn đề nhức nhối này.

Ông Phạm Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Quán Bàu cho biết, khu vực Bàu Rối thuộc dự án tái định cư đường Lê Ninh, được triển khai nhiều năm trước.

Tuy nhiên, trước đó do vướng vấn đề giải phóng mặt bằng nên còn một đoạn mương tiêu thoát nước chưa được thi công, đấu nối. Đây là dự án do Ban quản lý đầu tư và xây dựng thành phố Vinh làm chủ đầu tư.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 4

Để nước không bị ngập, người dân nơi đây phải dùng cuốc, xẻng khơi thông, múc nước đổ lên mảnh đất trống (Ảnh: Nguyễn Duy).

UBND phường cũng đã nhiều lần làm việc với người dân. Có thời điểm UBND phường đã thống nhất được mặt bằng nhưng chủ đầu tư lại không liên lạc được với nhà thầu để thi công, dẫn đến vấn đề kéo dài.

Tồn đọng của dự án khiến hàng chục hộ dân nhiều năm liền sống khổ giữa lòng thành phố trong cảnh ô nhiễm. Nỗi thống khổ của người dân không biết sẽ kéo dài đến bao giờ khi thành phố Vinh chưa có giải pháp triệt để giải quyết "bài toán" 30m mương thoát nước.

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị******

Tại buổi họp báo, vấn đề nguồn vốn và giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) dài 60km, trị giá 11.024 tỷ đồng được nhiều cơ quan báo chí quan tâm.

Ông Nguyễn Quốc Toàn, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn, cho biết trong tổng số vốn ngân sách Nhà nước thực hiện dự án, tỉnh Lạng Sơn bỏ ra 2.000 tỷ đồng.

Nguồn tiền này chủ yếu là từ tăng thu, tiết kiệm chi và tiền sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn.

Trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến nay, hàng năm Lạng Sơn đều có nguồn tăng thu từ 500 đến 700 tỷ đồng. Trong số tiền tăng thu này, Lạng Sơn dành một phần cho đầu tư công.

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 1

Phối cảnh một đoạn cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Ảnh: baodauthau.vn).

"Nguồn thu quan trọng của tỉnh là tiền sử dụng đất, theo dự toán năm 2025 tiền thu sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn là hơn 11.600 tỷ đồng và số tiền này sẽ được ưu tiên cho việc xây dựng cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng.

Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ tạm ứng từ quỹ của nguồn phát triển đất. Hiện nay, số tiền từ nguồn phát triển đất còn khoảng 250 tỷ đồng và cộng thêm số tiền trong các năm 2024 và 2025 sẽ tăng thêm.

Từ các nguồn vốn này, chúng tôi đảm bảo bố trí vốn đủ và đúng tiến độ để thi công dự án", ông Toàn nói.

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 2

Ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc, phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: Nguyễn Hải).

Là một trong những địa phương có tuyến cao tốc đi qua dài nhất, ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc, cho biết để đảm bảo giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án, địa phương đã có những kế hoạch cụ thể.

Trong đó, huyện Cao Lộc đã kiện toàn ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng, phân công cụ thể đến từng cán bộ phụ trách trực tiếp các xã, thị trấn có ảnh hưởng của dự án để tập trung vào công tác tuyên truyền cho người dân.

Theo ông Duy Anh, huyện Cao Lộc đã xây dựng 3 khu tái định cư để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân phải di dời do ảnh hưởng của dự án.

Ông Dương Xuân Huyên, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải phóng mặt bằng của tỉnh là tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận của người dân.

Phó chủ tịch tỉnh Lạng Sơn nhìn nhận, phần lớn người dân Lạng Sơn là đồng bào dân tộc thiểu số nên khi bà con đã tin sẽ triển khai rất tốt.

"Sau khi tuyến đường được hoàn thiện sẽ mở kết nối hành lang phía đông đất nước từ Cao Bằng, Lạng Sơn về thủ đô và kết nối thuận tiện các tỉnh bạn để cùng phát triển.

Về lâu dài, đường bộ, đường sắt được đầu tư, giao thương hàng hóa sẽ tốt, giá cả hàng hóa sẽ tăng theo, phát triển cuộc sống của người dân", ông Huyên nói.

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 3

Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn (Ảnh: Nguyễn Hải).

Quá trình thi công dự án, tỉnh Lạng Sơn sẽ phối hợp với các đơn vị thi công khảo sát, đánh giá hướng tuyến đi phù hợp nếu gặp địa hình khó có thể phải đào hầm xuyên núi.

Ông Huyên cho biết thêm, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt chú trọng đến 2 tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và tuyến quốc lộ 4B nối giữa Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã 2 lần làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và hai bên đưa ra quyết tâm phải hoàn thiện tuyến quốc lộ 4B trong năm 2025.

Bên cạnh đó, đường sắt khổ tiêu chuẩn cũng được chú trọng để triển khai.

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức ký hợp đồng với nhà đầu tư triển khai dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).

Dự án có tổng mức đầu tư 11.024 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước gần 5.500 tỷ đồng.

Thời gian xây dựng công trình hoàn thành trong năm 2026; thời gian hoàn vốn là hơn 25 năm.

Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được thiết kế với vận tốc 100km/h; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam được thiết kế với vận tốc 80km/h.

Trên toàn tuyến sẽ xây dựng 5 trạm thu phí.

Xe Trung Quốc Haima S5 cũ giá 180 triệu đồng, có nên mua?******

Thị trường ô tô cũ tại Việt Nam hiện nay khá đa dạng mẫu mã, bao gồm những chiếc xe nhập khẩu từ Trung Quốc vào khoảng 10 năm trước. Với số tiền dưới 200 triệu đồng, Haima S5 là một trong những lựa chọn. Tuy nhiên, chất lượng của dòng xe này khiến nhiều người e ngại. 

Xe Trung Quốc Haima S5 cũ giá 180 triệu đồng, có nên mua?- Ảnh 1.

Haima S5 đời 2015 rao bán với giá hơn 180 triệu đồng

Haima S5 đưa về Việt Nam vào năm 2015 dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc. Ở thời điểm đó, xe có giá từ 528 triệu đồng với hai phiên bản. Chiếc xe đang rao bán thuộc bản tiêu chuẩn số sàn, không có camera 360 độ với màn hình giải trí trung tâm. Chủ xe còn thay đổi logo sang thương hiệu Mercedes-Benz để phần nào che bớt xuất xứ.

Haima S5 dùng mâm 16 inch, có chiều dài 4.358 mm, chiều dài cơ sở 2.630 mm. Dựa vào kích thước, có thể thấy Haima S5 nằm trong phân khúc SUV hạng B, ngang Hyundai Kona, Kia Seltos. Mẫu xe này có kiểu dáng tròn trịa, thiết kế không theo các mẫu xe phương Tây hay Nhật, Hàn. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ không cao, độ hoàn thiện cũng kém, không tốt như các dòng xe Trung Quốc đời mới hiện tại.

Xe Trung Quốc Haima S5 cũ giá 180 triệu đồng, có nên mua?- Ảnh 2.

Chiếc Haima S5 đời 2015 này đã thay logo sang Mercedes-Benz

Chiếc Haima S5 đời 2015 này còn có thiết kế bất tiện ở các công tắc nâng, hạ kính bố trí ở bệ tì tay giữa nên người lần đầu bước lên xe có thể bỡ ngỡ. Khi cầm lái Haima S5, người lái sẽ không quen thao tác nâng, hạ kính bởi tất cả xe hơi hiện đại ngày nay đều bố trí các nút này ở bên tay trái người lái, rất thuận tiện. Phần bệ tì tay bọc một tấm ốp crôm (tương tự ngoại thất) nhưng dễ bị xước và đã xuống sắc nhiều. Toàn bộ ghế da trong xe có 2 màu đen và nâu nhạt tương phản.

Điều hòa trên xe là loại tự động 2 vùng, không có cửa gió cho hàng ghế sau. Đồng hồ xe thiết kế đơn giản và trực quan, giữa có một màn hình nhỏ hiển thị phần báo nhiên liệu trung bình. Do không có cửa gió điều hòa nên không khí ở hàng ghế sau rất nóng dù chỉ di chuyển quãng đường ngắn.

Xe Trung Quốc Haima S5 cũ giá 180 triệu đồng, có nên mua?- Ảnh 3.

Chiếc SUV Trung Quốc - Haima S5 đời 2015 trang bị tiện nghi chỉ ở mức cơ bản

Theo thông tin từ nhà sản xuất, Haima S5 đời 2015 dùng động cơ tăng áp 1.5 lít, có công suất 120 mã lực và mô-men xoắn 160 Nm. Xe trang bị hệ thống an toàn như chống bó cứng phanh, cân bằng điện tử, phân bố lực phanh điện tử, 2 túi khí. 

Chiếc Haima S5 đời 2015 đã qua sử dụng hiện có giá 180 triệu đồng, chưa thương lượng. Mức giá bán này được cho là khá thấp so với các mẫu xe cùng phân khúc, tuy nhiên xuất xứ xe đến từ Trung Quốc cùng chất lượng hoàn thiện và vận hành không tốt sẽ khiến trải nghiệm người dùng kém, sau này bán lại cũng rất khó. Haima S5 là mẫu xe không phổ biến tại Việt Nam, do vậy việc tìm kiếm phụ tùng cho chiếc xe này cũng gặp nhiều trở ngại, mất nhiều thời gian và tiền bạc, người dùng nên cân nhắc.

Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn mang những công nghệ quốc tế siêu đỉnh về sân bay Cam Ranh******

Hợp đồng quan trọng này là hợp đồng đầu tiên được ký kết trong khuôn khổ hợp tác giữa CAI và Legacy Infrastructure (Legacy). Đồng thời, là thành quả kết hợp từ năng lực chuyên môn quốc tế của CAI với tư cách là nhà tư vấn, quản lý và đầu tư sân bay toàn cầu cùng tầm ảnh hưởng và nguồn lực trong khu vực của Legacy, mục tiêu mang đến các giải pháp sáng tạo, cũng như tăng cường kết nối và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong ngành hàng không Việt Nam.

Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn mang những công nghệ quốc tế siêu đỉnh về sân bay Cam Ranh- Ảnh 1.

Buổi lễ ký kết diễn ra ngày 20.2 tại Singapore

Sân bay quốc tế Cam Ranh (CXR), là sân bay quốc tế sôi động thứ tư tại Việt Nam, phục vụ các du khách quốc tế đến với thành phố Nha Trang, Khánh Hòa - một điểm đến du lịch trọng điểm của Việt Nam. Trong vòng 5 năm tới, CAI sẽ hợp tác với CRTC để đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu và nâng cao trải nghiệm của hành khách tại Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh. Theo thỏa thuận, hợp đồng có thể được gia hạn thêm 5 năm, tạo điều kiện phát triển lâu dài và bền vững cho các bên.

Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh do CRTC sở hữu và khai thác, hiện đang hợp tác với hơn 30 hãng hàng không và kết nối với hơn 80 điểm đến trên khắp thế giới. Thỏa thuận này tạo điều kiện để sân bay mở rộng mạng lưới kết nối với các sân bay, hãng hàng không lớn toàn cầu, thu hút nhiều đối tác quốc tế, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn của CRTC.

Ông Eugene Gan, Tổng giám đốc của CAI, phát biểu tại lễ ký kết: "Sân bay quốc tế Cam Ranh đã đón 6,5 triệu khách quốc tế vào năm 2019 trước khi đại dịch bùng phát và là sân bay quốc tế sôi động thứ tư tại Việt Nam. Chắc chắn đây là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của Nha Trang. Chúng tôi rất hào hứng đưa những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm để cùng với các đối tác quý báu của mình nâng cao trải nghiệm hành khách tại Sân bay quốc tế Cam Ranh, góp phần thúc đẩy tiềm năng phát triển để Sân bay quốc tế Cam Ranh trở thành một trong những sân bay hàng đầu tại Việt Nam".

Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn mang những công nghệ quốc tế siêu đỉnh về sân bay Cam Ranh- Ảnh 2.

Trong vòng 5 năm tới, CAI sẽ hợp tác với CRTC để đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu và nâng cao trải nghiệm của hành khách tại Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT CRTC được biết đến là người có tầm nhìn chiến lược dài hạn trong ngành hàng không Việt Nam, luôn đi đầu trong việc thúc đẩy kết nối quốc tế. Ông đánh giá Sân bay quốc tế Changi là một trong những sân bay hàng đầu thế giới được biết đến với chất lượng dịch vụ hoàn hảo. Sự hợp tác giữa Sân bay quốc tế Changi (CAI) và Nhà ga quốc tế Cam Ranh (CRTC) đánh dấu một cột mốc quan trọng, mang đến nhiều yếu tố để nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa công nghệ hiện đại tiên tiến vào thực tiễn và giúp CRTC nhanh chóng kết nối với các hãng hàng không và sân bay trên thế giới.

"Mô hình hợp tác quản lý thành công giữa CRTC và CAI sẽ là mô hình hợp tác đầu tiên mà CAI triển khai tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho cả hai bên trong lĩnh vực khai thác cảng hàng không. Đồng thời hiện thực hóa tầm nhìn của IPPG về hợp tác chiến lược tại Việt Nam và các nước khác" - tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn nhấn mạnh

Tổng giám đốc của Legacy - ông Hong Dijun chia sẻ: Sau quá trình nghiên cứu kỹ tại khu vực, Legacy Group đã nhận định Việt Nam là một thị trường trọng điểm, chiến lược tại khu vực châu Á. Doanh nghiệp này đặt quyết tâm đóng góp vào quá trình tăng trưởng nhanh của Việt Nam và sẽ có kế hoạch công bố 4 dự án hạ tầng quy mô lớn vào cuối năm nay, với tổng giá trị đầu tư lên đến hơn 2 tỉ USD Mỹ. Cụ thể trong ngành hàng không, thông qua ông Nicholas Duong, Legacy đã lựa chọn IPP Group là đối tác hàng không tin cậy để khởi đầu cho sự hợp tác này.

"Ông Johnathan được biết đến với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành hàng không và sự hỗ trợ mạnh mẽ của ông về các giải pháp cải cách mang tính đột phá. Legacy tự hào khi được tham gia vào sự hợp tác này và khẳng định cam kết trong việc đầu tư cũng như xây dựng mối quan hệ đối tác với những chuyên gia và đối tác chiến lược hàng đầu trên thế giới, để đẩy mạnh hơn nữa bức tranh toàn cảnh của hệ thống cơ sở hạ tầng Việt Nam" - Tổng giám đốc của Legacy nói.

Cao tốc Phan Thiết******

Công ty kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC-E) vừa có công văn đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn trong việc xác định nguồn kinh phí về công tác quản lý, vận hành và bảo trì cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

VEC-E được Ban quản lý dự án Thăng Long giao nhiệm vụ bảo trì cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây từ 29/4/2023 đến khi chọn được cơ quan bảo trì chính thức. 

Tuy nhiên, đến nay, VEC-E chưa được thanh toán hơn 10 tỷ đồng cho việc quản lý, vận hành và bảo trì đường cao tốc. Lý do là Bộ GTVT và Ban quản lý dự án Thăng Long chưa xác định được nguồn kinh phí.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thiếu kinh phí vận hành, bảo trì - 1

Đoạn qua trạm thu phí cuối tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thuộc địa phận Đồng Nai (Ảnh: Hoàng Bình).

Tại buổi làm việc ngày 19/4, Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết sẽ tiếp tục báo cáo Bộ GTVT về việc xác định nguồn kinh phí đối với công tác vận hành, bảo trì tuyến cao tốc trên trước 25/4.

Sau 28/4, nếu chủ đầu tư vẫn chưa xác định được nguồn kinh phí thì VEC-E sẽ xem xét tạm dừng quản lý, vận hành, bảo trì cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khởi công tháng 9/2020, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, quy mô 6 làn xe. Do thuộc diện đầu tư công, việc thu phí cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết phải chờ quy định mới. Hiện, Bộ GTVT và Bộ Tài chính hoàn thiện đề án thu phí sử dụng đường bộ đầu tư công để trình Chính phủ xem xét, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

VEC-E được thành lập năm 2010 có trụ sở tại TPHCM, hoạt động chính trong lĩnh vực giao thông. Công ty đang quản lý bảo trì vận hành cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây nối liền tuyến Dầu Giây - Phan Thiết.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư