Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

bong90 link truy cập không bị chặn_sin88 bao lô

2024-05-20 14:01:55 tác giả:Giang Bùi nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Ba tháng xử lý hơn 275.000 tài xế "dính" cồn******

Ngày 1/4, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết trong quý I/2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 1 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 2.000 tỷ đồng, tước hơn 206.000 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ hơn 373.500 phương tiện các loại.

Đối với lĩnh vực giao thông đường bộ, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 275.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, hơn 1.500 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy; hơn 21.700 trường hợp chở hàng quá tải; hơn 245.700 trường hợp vi phạm quy định về tốc độ.

Ba tháng xử lý hơn 275.000 tài xế dính cồn - 1

CSGT kiểm tra nồng độ cồn với một phụ nữ ở Hà Nội (Ảnh: Trần Thanh).

Cũng theo Cục CSGT, trong quý I/2024, toàn quốc đã xảy ra hơn 6.500 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 2.700 người và bị thương hơn 5.200 người.

"Số vụ tai nạn giao thông tập trung chủ yếu ở lĩnh vực giao thông đường bộ. So với cùng kỳ năm 2023, số người chết do tai nạn giao thông đã giảm 490 người. Tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã giảm cả 3 tiêu chí, so với cùng kỳ năm 2023", đại diện Cục CSGT đưa ra thống kê.

Cục CSGT phân tích, nguyên nhân của phần lớn các vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát, không đi đúng phần đường, làn đường, chuyển hướng không đúng quy định, không giữ khoảng cách và sử dụng rượu bia.

Bổ sung 9 trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc ngay trước lễ******

Cụ thể, đối với đoạn từ cao tốc Pháp Vân đến Cao Bồ đã có 2 trạm dừng nghỉ đang khai thác của VEC và Xuân Khiêm (trạm VEC Km227+000 tỉnh Hà Nam và trạm Xuân Khiêm Km269 tỉnh Ninh Bình). Từ Trạm Xuân Khiêm đến QL46B, nay được bố trí thêm 3 vị trí trạm dừng nghỉ tạm đoạn Mai Sơn - QL45 (Km329+700); đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu tại cửa hầm Trường Vinh (Km386+360); đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt tại cửa hầm Thần Vũ (Km438). Mỗi vị trí bố trí trạm bên trái và bên phải tuyến. Như vậy, từ Hà Nội đến Vinh, trên tuyến cao tốc dài khoảng 280 km đã có 5 trạm dừng nghỉ với khoảng cách trung bình 50 - 60 km bố trí 1 trạm dừng nghỉ.

12 trạm dừng nghỉ sẵn sàng phục vụ người dân đi cao tốc

12 trạm dừng nghỉ sẵn sàng phục vụ người dân đi cao tốc

THÀNH NGUYỄN

Đối với đoạn từ Nha Trang đến TP.HCM, có 3 vị trí trạm dừng nghỉ tạm trên các đoạn Nha Trang - Cam Lâm tại Km33; Cam Lâm - Vĩnh Hảo tại Km113; Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại Km199 bên trái tuyến và 1 điểm chỉ dẫn ra/vào cao tốc tại nút giao ĐT765 trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để đi ra trạm dừng nghỉ Đại Phú; theo hướng từ TP.HCM - Nha Trang có thêm 2 vị trí trạm dừng nghỉ tạm trên các đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo tại Km113; Nha Trang - Cam Lâm tại Km33 và điểm chỉ dẫn ra/vào cao tốc tại nút giao ĐT765 trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây ra trạm dừng nghỉ Đại Phú cùng điểm nút giao Ma Lâm Km208+700 trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết ra trạm dừng nghỉ Hiền Hương.

Theo đó, trên hành trình dài 400 km cao tốc từ Nha Trang đến TP.HCM hiện có 5 trạm dừng nghỉ/nút giao hướng dẫn với khoảng cách trung bình 70 - 80 km có 1 trạm dừng nghỉ. Riêng tuyến Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3 km, cũng đã được bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.


Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy?******

Sáng 2/4, Công an quận 8 (TPHCM) vẫn đang phối hợp các đơn vị liên quan khám nghiệm hiện trường điều tra vụ hỏa hoạn tại khu vực nhà dân trên đường Phạm Thế Hiển.

Theo phóng viên ghi nhận tại hiện trường, nhiều người dân vẫn hiếu kỳ theo dõi vụ cháy, lực lượng chức năng vẫn túc trực, phong tỏa đầu hẻm 124.

Từ miền Tây lên lập nghiệp, bà Hồ Thị Liễu (67 tuổi, quê Đồng Tháp) đã gắn bó với người dân khu đồ gỗ trên đường Phạm Thế Hiển đã gần 20 năm. 

Nhiều năm trước, bà thuê đất, mở cửa hàng ngay bên trong con hẻm xảy ra vụ cháy. Làm được một thời gian, bà trả mặt bằng dọn ra mặt đường Phạm Thế Hiển.

Theo bà Liễu, xóm đồ gỗ bên trong con hẻm 124 chủ yếu là các hộ dân mua đồ gỗ về sửa, các vật dụng trang trí quán cà phê, các mặt hàng bình dân. Tận dụng những cây gỗ, tấm ván cũ đóng thành bàn ghế, tủ đồ,... để bán.

Xóm này còn được gọi là xóm Nhà Đèn, người dân tứ xứ đến đây sinh sống. Trước đây, sát bờ kênh nhộn nhịp, các hộ dân đóng cọc, nới nhà làm điểm đón ghe lên xuống hàng. Sau này, nhiều hộ mở rộng kinh doanh ra mặt đường Phạm Thế Hiển.

Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy? - 1

Bà Liễu kinh doanh đồ gỗ trên đường Phạm Thế Hiển đã gần 20 năm (Ảnh: Hoàng Hướng).

"Các hộ dân bên trong xóm này chủ yếu dựng nhà bằng gỗ, có nhiều xưởng, kho bãi do đó các vật dụng này rất dễ bén lửa gây cháy. Nói chung, khu này bán các dạng đồ bình thường nên cơ sở cũng ít đầu tư", bà Liễu cho hay.

Đứng ngay đầu hẻm xảy ra vụ cháy, ông Tám (50 tuổi, ngụ quận 4), làm công việc đánh nhám cho một cơ sở sản xuất đồ gỗ tại đây cho biết, đã làm ở đây nhiều năm nhưng khu vực này chưa từng xảy ra vụ hỏa hoạn nào.

"Làm đồ gỗ, quan trọng vẫn là phòng cháy chữa cháy, bởi vì các vật liệu gỗ khô, mạt cưa rất dễ cháy nếu như bất cẩn. Khu vực này, lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra phòng cháy chữa cháy, mỗi nhà đều có trang bị bình chữa cháy mini, biển cảnh báo cấm hút thuốc,...", ông Tám nói.

Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy? - 2

Xóm đồ gỗ là nơi người dân tứ xứ đổ về, chủ yếu tận dụng các cây gỗ, tấm ván cũ đóng lại đồ mới để bán (Ảnh: Hoàng Hướng).

Một số người dân khác cho biết, thời điểm xảy ra vụ cháy, nhiều người dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành, đám cháy nhanh chóng lan rộng. Người dân bên trong được lực lượng chức năng kịp thời sơ tán.

Trao đổi với phóng viên, đại diện UBND phường 2 cho biết, khu vực xảy ra cháy là dự án Bờ nam Kênh Đôi của TPHCM, vụ cháy khiến gần 2 hộ dân bị cháy hoàn toàn, 6 hộ dân bị ảnh hưởng.

Người dân xóm đồ gỗ ven kênh Tàu Hủ ở TPHCM nói gì về vụ cháy? - 3

Người phụ nữ bật khóc khi thấy căn nhà bị cháy rụi (Ảnh: Hoàng Hướng).

Sáng nay, UBND phường 2 đã phối hợp với Mặt trận tổ quốc quận và các đoàn thể quận 8 đã đến thăm hỏi các nhà dân ảnh hưởng bởi vụ cháy. Mỗi hộ dân bị cháy được hỗ trợ 30-40 triệu, hộ bị ảnh hưởng được hỗ trợ 10 triệu đồng.

Trước đó, như Dân tríđưa tin, khoảng 19h40 ngày 1/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TPHCM nhận được tin báo cháy bãi chứa vật liệu gỗ cũ, tại địa chỉ số 124/4 đường Phạm Thế Hiển, phường 2, quận 8.

Phòng đã điều động Đội Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận 8, Đội Khu vực 1, Đội Trên sông triển khai lực lượng, phương tiện khống chế đám cháy. 

Đến 20h50 đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Tổng diện tích cháy 470m2, trong đó cháy hoàn toàn 50m2 căn nhà số 206/1/18A, cháy khoảng 100/150m2 diện tích nhà số 206/1/18, cháy khoảng 320m2 diện tích bãi vật liệu gỗ cũ (nằm ở phía sau dãy nhà, ngay bờ sông).

Chất cháy chủ yếu là vật liệu gỗ cũ và đồ dùng trong gia đình. Lực lượng chức năng đã bảo vệ được dãy nhà phía trước khoảng 1.120m2, dãy nhà liền kề phía bên phải của nhà cháy hoàn toàn, may mắn không có người thương vong.

Thừa Thiên Huế không đồng ý cấm xe cỡ lớn lên cao tốc Cam Lộ******

Quốc lộ 1A tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao

Ngày 1/4, Cục Đường bộ Việt Nam đã có quyết định phân luồng lại giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Theo đó, từ 6h ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm và xe tải từ 6 trục trở lên (gọi tắt là xe cỡ lớn) sẽ không đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Theo thông báo của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (chủ đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn), sau khi phân luồng, các phương tiện nói trên sẽ lưu thông trên quốc lộ 1A và các đường khác.

Thừa Thiên Huế không đồng ý cấm xe cỡ lớn lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - 1

Cao tốc cam Lộ - La Sơn (phải) đoạn qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và quốc lộ 1A (trái) đoạn tránh Huế (Ảnh: Vi Thảo).

Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trước khi Cục Đường bộ Việt Nam ban hành quyết định, đơn vị đã có công văn góp ý phương án phân luồng giao thông trên đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Theo công văn, tỉnh Thừa Thiên Huế không đồng ý với phương án phân luồng cho xe cỡ lớn lưu thông xuống quốc lộ 1A.

Thừa Thiên Huế đề nghị đơn vị quản lý tuyến khẩn trương khắc phục các nội dung đoàn khảo sát liên ngành đã kiến nghị để khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn hiệu lực, hiệu quả, góp phần đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông.

Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị bổ sung hệ thống an toàn giao thông và tổ chức giao thông trên tuyến cho phù hợp.

Theo lý giải của Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên Huế, quốc lộ 1A đi qua địa bàn có chiều dài 113,3km với quy mô 4 làn xe, trong đó có làn hỗn hợp. Vào giờ cao điểm, người và lưu lượng phương tiện ở các khu công nghiệp, khu dân cư trung tâm huyện, thị, thành phố tham gia giao thông lớn.

Đồng thời, dọc quốc lộ 1A qua tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 bệnh viện, 8 chợ, 5 thị trấn, 216 đường nhánh đấu nối với quốc lộ 1A nên lưu lượng phương tiện, người đi bộ tại các vị trí này là rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao.

Đặc biệt có 46 trường học tiếp giáp dọc quốc lộ 1A nên lượng học sinh khi đến trường và khi tan trường nhiều, nhất là đối tượng học sinh từ 16 đến dưới 18 tuổi được đi xe dưới 50cc, nhưng chưa được đào tạo, hướng dẫn khi tham gia giao thông để bảo đảm an toàn.

Số liệu chưa được đo đếm, quy đổi đầy đủ

Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, số lượng phương tiện ô tô, mô tô, xe máy, xe đạp lưu thông trên quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh thực tế còn rất nhiều. Số liệu chưa được đo đếm, quy đổi đầy đủ, do Công ty Cổ phần tư vấn Trường Sơn chỉ thu thập số liệu xe tại trạm Đông Hà (Quảng Trị).

Trước đó, đơn vị tư vấn đã tiến hành đếm xe trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn và quốc lộ 1A đoạn qua 2 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Kết quả cho thấy, lưu lượng trung bình trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn là 9.599 xe tiêu chuẩn (PCU)/ngày đêm, chớm ngưỡng mãn tải. Lưu lượng trên quốc lộ 1A khoảng 27.000 PCU (còn dư 6.000 PCU).

Mặt khác, theo Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên Huế, việc quy đổi mô tô, xe gắn máy với ô tô để đánh giá nguy cơ, mức độ phức tạp về trật tự an toàn giao thông còn khía cạnh chưa phù hợp.

Vì mỗi mô tô, xe gắn máy do một cá nhân điều khiển theo ý chí, ý thức chấp hành pháp luật; nhiều thành phần, độ tuổi, ý thức tham gia giao thông khác nhau, dẫn đến khi các phương tiện ô tô tải nặng, ô tô khác lưu thông tăng đột biến sẽ làm tình hình trật tự an toàn giao thông trên quốc lộ 1A phức tạp, khó lường hơn.

Ngoài ra, quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Huế (dài 36km) chỉ có 2 làn xe, giao thông hỗn hợp, không có dải phân cách cứng, không được tổ chức giao thông như tuyến cao tốc và đã khai thác nhiều năm dẫn đến chất lượng đường xuống cấp.

Một cán bộ Cảnh sát giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trên quốc lộ 1A đoạn tránh Huế mùa này có hàng ngàn xe ben chở đất, đá, vật liệu cùng nhiều loại phương tiện khác lưu thông. Tới đây, khi xe cỡ lớn không được lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn mà đi qua quốc lộ 1A sẽ vô cùng phức tạp, gia tăng nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến.

Số liệu thống kê cho thấy đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến các ô tô tải, xe đầu kéo với mô tô, xe gắn máy trên quốc lộ 1A. Trước khi có cao tốc Cam Lộ - La Sơn, số vụ và số người chết hàng năm do tai nạn giao thông trên quốc lộ 1A chiếm 48-50% tại Thừa Thiên Huế .

Sau khi cao tốc đưa vào khai thác, tai nạn giao thông trên quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế giảm, hiện nay số người chết còn chiếm 18-20%.

Trong khi đó, cao tốc Cam Lộ - La Sơn sau khi đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả, lượng phương tiện tham gia là rất lớn và không ngừng gia tăng, góp phần chia sẻ, giảm tải cho quốc lộ 1A cả về lưu lượng lẫn số vụ tai nạn từ 30-50%.

Về 2 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra đầu năm 2024 trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn làm 5 người chết, Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định: ngoài lý do hạ tầng chưa hoàn chỉnh, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp vẫn do ý thức của người tham gia giao thông.

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao******
Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 1.

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành "Cà Phê Triết Đạo".

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

NgườiViệtmìnhcũnglàmđượclàmtốthơn!

Triết học vì con người và cho con người

Thế kỷ 17 - 18, Khai sáng được xem là cuộc cách mạng tư tưởng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đây là thời đại mà năng lực lý trí được con người sử dụng tối đa để mở rộng kiến thức, duy trì quyền tự do cá nhân và đảm bảo hạnh phúc. Con người đã chứng minh được năng lực cải tạo thực tiễn, vươn đến cuộc sống tốt đẹp hơn khi hàng loạt thành tựu kinh tế, công nghệ, khoa học… nở rộ.

Đặc biệt, sự lạc quan về thế giới tốt đẹp hơn cùng năng lực tư duy phát triển mạnh mẽ, đã thúc đẩy các nhà tư tưởng, triết gia liên tục đặt ra những câu hỏi, thách thức những niềm tin được chấp nhận, phản biện quan điểm của nhau, để trả lời cho các vấn đề lâu đời về lối sống, đạo đức và hạnh phúc nhân loại, nhằm hướng đến mục tiêu chung xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong đó, triết gia người Đức Immanuel Kant (1724 - 1804), được xem là một trong 10 nhà tư tưởng khai sáng quan trọng đưa triết học phương Tây lên tầm cao mới. Với hệ thống triết học đồ sộ nghiên cứu con người như một chủ thể nhận thức và một chủ thể hành động, những quan điểm về đạo đức của Immanuel Kant hướng đến những giá trị chung của nhân loại, thể hiện khát vọng của con người hướng tới cái thiện, tới hạnh phúc cho mỗi cá nhân.

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 2.

Xuất thân từ gia đình sùng đạo, tuổi thơ của Immanuel Kant tiếp nhận sự giáo dục từ các mục sư. Năm 16 tuổi, ông vào đại học Königsberg với tư cách là sinh viên thần học, thậm chí còn thuyết giảng ở một vài dịp đặc biệt. Thế nhưng, trưởng thành trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, của nhận thức tư duy về tự nhiên và con người, ông bị thu hút bởi vật lý, toán học. Immanuel Kant bắt đầu nghiên cứu tác phẩm của các triết gia Gottfried Wilhelm Leibniz (1646 - 1716), Christian Wolff (1679 - 1754), Isaac Newton (1643 - 1727) và hoàn thành tác phẩm đầu tiên khi 23 tuổi.

Trải qua một vài biến cố gia đình, Immanuel Kant quyết tâm theo đuổi sự nghiệp học thuật và trở thành giảng viên đại học. Tại đây, vừa giảng dạy, ông vừa duy trì công việc nghiên cứu và sáng tạo các bài luận về chủ đề khoa học tự nhiên. Với tinh thần không ngừng cầu tiến, Kant đảm nhận giảng dạy nhiều môn khác nhau ngoài toán và vật lý, bao gồm địa lý, siêu hình học, triết học đạo đức… thu hút lượng lớn sinh viên kể cả giới học giả theo học.

Đặc biệt, kể từ năm 1770, Immanuel Kant dành toàn bộ thời gian và công sức vào nghiên cứu. Thành quả sau 11 năm là một loạt các tác phẩm vĩ đại ra đời:Phê phán lý tính thuần túy (1781);Phê phán lý tính thực tiễn(1788), Phê phán phán đoán(1790)… Tất cả thể hiện quan điểm triết học của Kant trên ba khía cạnh cơ bản của con người: Con người trong mối quan hệ với tự nhiên; con người trong mối quan hệ với con người, xã hội; con người trong mối quan hệ với chính mình.

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 3.

Quy luật đạo đức hướng đến cái thiện và hạnh phúc

Ảnh hưởng bởi tư duy trí tuệ của thời đại Khai sáng, Immanuel Kant nhìn nhận rằng, nhà tư tưởng phải có bước đột phá trong việc sử dụng phương pháp khoa học, không chỉ khám phá những điều mới về thế giới vật chất, mà còn cải thiện cuộc sống và tổ chức xã hội loài người. Đồng thời, ông khẳng định, mục đích quan trọng của triết học là về vận mệnh con người và nền triết học về vận mệnh con người chính là vấn đề đạo đức. Do đó, Kant đã lấy con người làm trọng tâm nghiên cứu và học thuyết đạo đức của ông luôn đề cập đến giá trị con người và nhân loại.

Kant mang khát vọng xây dựng một nguyên tắc đạo đức tối cao mang tính tuyệt đối, dựa trên lý trí và tách rời khỏi cảm tính, danh lợi, hướng tới thế giới tốt đẹp mà ông gọi là "thế giới của thiên thần". Ông đã nghiên cứu lịch sử tư tưởng nhân loại từ cổ đại đến cận đại trên tinh thần phê phán, và phát triển cấu trúc đạo đức của riêng mình trong 3 tác phẩm: Nền tảng siêu hình học đạo đức(1785), Phê phán lý tính thực tiễn(1788) và Siêu hình học đạo đức(1797).

Theo đó, Kant đã đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực ngày nay, là "mệnh lệnh tuyệt đối". Mệnh lệnh tuyệt đối được Kant xem là chuẩn mực duy nhất và cao nhất để đánh giá hành vi đạo đức của con người. Nó yêu cầu mọi hành vi của con người phải xem người khác là mục đích, hướng tới những giá trị tích cực nhằm làm cho đời sống tốt đẹp, hạnh phúc, chứ không phải lấy người khác làm phương tiện để bản thân đạt được hạnh phúc riêng. Con người cảm thấy có bổn phận và trách nhiệm làm "đúng", làm theo "lẽ phải" dù điều đó có hay không có lợi ích cho mình.

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 4.

Học thuyết đạo đức của Kant còn có giá trị lớn về mặt thực hành. Không chỉ xác lập mối liên hệ giữa đạo đức với các vấn đề xã hội như pháp quyền, tôn giáo, lịch sử, Kant còn đưa ra quan điểm vượt trội về "tự do". Theo Kant, tự do không phải là thỏa mãn sở thích cá nhân, mà phải gắn liền với những nguyên tắc đạo đức, pháp luật và trách nhiệm của cá nhân trước bản thân và cộng đồng. Tự do đòi hỏi con người không ngừng tu dưỡng, rèn luyện theo các nguyên tắc đạo đức để làm chủ chính mình trong mọi tình huống.

Lý luận về tự do của Kant có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục và phát triển nhân cách con người. Đồng thời, Kant đóng góp một bước tiến vượt thời đại, khi dự báo trong tương lai nhân quyền sẽ trở thành một trong nhiều vấn đề cốt yếu của nhân loại. Quả thật, đạo đức học của Kant đã được đưa vào Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948), các Hiệp ước Chính trị và Kinh tế (1966) và Tòa án Hình sự Quốc tế (2002).

Immanuel Kant không chỉ luận giải mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, mà tiến xa hơn với các vấn đề mang tầm nhân loại. Tuy các nguyên tắc đạo đức của Kant ít đề cập đến khía cạnh giai cấp, dân tộc, nhưng lại nhấn mạnh đến giá trị chung, mang tính phổ quát toàn nhân loại, thích dụng cho mọi dân tộc, mọi thời đại. Đặc biệt, học thuyết của Kant nổi bật với ý tưởng xây dựng một nền hòa bình vĩnh cửu cho nhân loại, một nền hòa bình được xây dựng trên cơ sở liên minh của các dân tộc. Trong "Bản phác thảo triết học ngắn về Hòa bình vĩnh viễn" (1795), Kant vạch ra những điều kiện tiên quyết để tạo ra một nền hòa bình lâu dài. Đương thời, đề xuất này được đánh giá là xa rời thực tế, nhưng trong thế kỷ 20, nó nhận được nhiều sự chú ý và được xem là tiền thân của Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc .

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 5.

Trên hành trình xây dựng một nguyên tắc đạo đức phổ quát, nhằm hướng con người đến sự thiện tối cao và lối sống hòa bình, hạnh phúc, cà phê - thức uống thăng hoa trí tuệ được giới tri thức khai sáng yêu thích, đã luôn song hành với triết gia Immanuel Kant. Thưởng thức cà phê trở thành một nếp sinh hoạt trong lịch trình cố định hàng ngày của Kant: thức dậy, uống cà phê, viết lách, giảng bài, đi dạo.

Được xem là một nhà triết học có cuộc sống trật tự, có quy luật, Immanuel Kant đã biến "sự đồng nhất nhất định" trong lối sống của mình từ một thói quen đơn thuần thành một nguyên tắc đạo đức. Đến những ngày cuối đời, Kant vẫn gắn bó với thói quen thưởng thức cà phê và thường xuyên yêu cầu phục vụ cà phê "ngay tại chỗ". Trong tác phẩm Những ngày cuối cùng của Immanuel Kant(1827), Thomas de Quincey mô tả rằng uống cà phê là niềm vui rất quan trọng với Kant mỗi ngày, đến mức Kant phải ghi chú vào giấy để nhắc nhở phải phục vụ cà phê trong các cuộc hẹn có mặt ông sắp tới.

Có thể thấy, triết học của Immanuel Kant là triết học vì con người và cho con người. Trong đó, đạo đức học của Kant đã hướng đến những giá trị chung toàn nhân loại, mang khát vọng của con người hướng tới cái thiện và cuộc sống hạnh phúc. Đồng thời, sự song hành của cà phê trong cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại giúp tái tạo nhận thức con người và kích thích tiến bộ xã hội của Immanuel Kant, cho thấy cà phê một lần nữa gắn liền với tiến trình con người muốn vượt lên số phận để tìm kiếm hạnh phúc từ tư duy minh triết của chính mình.

CÀ PHÊ TRIẾT ĐẠO Cà phê và Sách - Công thức thịnh vượng của người Đức

Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://bit.ly/caphetrietdao

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 6.

Đón đọc kỳ sau: Cà phê - Một nghệ thuật sống

Nhiều trẻ từ Làng trẻ em SOS Đà Nẵng trở thành thạc sĩ, tiến sĩ******

Ngày 26.4, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập. Làng trẻ em SOS Đà Nẵng thành lập năm 1992, nuôi dạy trẻ từ năm 1993, chính thức khánh thành, đưa vào hoạt động nuôi dưỡng trẻ mồ côi các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số tỉnh, thành khác từ năm 1994.

Nơi đây trở thành mái ấm cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa, được nhiều lãnh đạo các cấp quan tâm, nhiều tổ chức trong và ngoài nước tài trợ. Nhờ vậy, các thế hệ trẻ em ở đây đã vượt qua khó khăn, trưởng thành.

Làng trẻ em SOS Đà Nẵng nuôi dưỡng nhiều thế hệ trưởng thành

Làng trẻ em SOS Đà Nẵng nuôi dưỡng nhiều thế hệ trưởng thành

NGUYỄN TÚ

30 năm qua, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng đã chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục 526 trẻ em, trong đó 236 trường hợp đã trưởng thành, lập gia đình và có công việc ổn định.

Hiện Làng trẻ em SOS Đà Nẵng nuôi dạy 186 em, có 71 em đang học đại học (ĐH), cao đẳng, học nghề… Hằng năm, tỷ lệ học sinh giỏi đạt 30-40%, tốt nghiệp THPT 90%.

Bên cạnh nuôi dưỡng các em tại đơn vị, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng còn có chương trình Tăng cường gia đình (FSP), hỗ trợ tài chính cho trẻ mồ côi thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại 17 quận, huyện ở TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Chương trình FSP đã hỗ trợ 1.303 em, trong đó 80% đã học xong và có việc làm ổn định.

Chương trình học bổng SOS của làng đã hỗ trợ 57 trẻ hiếu học, vượt khó. Trong đó, 44 em tốt nghiệp ĐH, có việc làm tốt; một số trường hợp có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước như: tiến sĩ Nguyễn Đình Vũ (ngành toán và khoa học máy tính ĐH Sorbonne Paris Nord, ĐH Paris 13, Pháp), thạc sĩ giáo dục Đỗ Thị Sương công tác tại TP.HCM, chủ doanh nghiệp 2D Furniture Phạm Đức Duy…

Làng trẻ em SOS còn dạy nghề miễn phí cho 114 thanh thiếu niên thuộc diện hộ nghèo giai đoạn 2011-2018. Từ năm học 1995-1996, mỗi năm Trường mẫu giáo SOS đón nhận 150-200 trẻ em của làng và con em người dân P.Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Quý (Q.Ngũ Hành Sơn).

Làng trẻ em SOS Đà Nẵng thuộc Làng trẻ em SOS quốc tế (hoạt động tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ với vai trò tổ chức nhân đạo quốc tế).

Ở tầm quốc gia, Làng trẻ em SOS Việt Nam (thành lập năm 1987) hiện có mặt ở 17 tỉnh, thành, tham gia nuôi dạy trẻ mồ côi, bị bỏ rơi và hoàn cảnh khó khăn.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư