Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

bk8 soi cau dac biet_ket qua xs

2024-06-03 10:17:14 tác giả:Nhật Ngô nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Cuộc đời bi kịch của Martin Greenfield******

Thông tin thợ may Martin Greenfield qua đời được các con trai ông là Jay, Tod và David Greenfield xác nhận.

Martin Greenfield được GQ và nhiều tờ báo khác mệnh danh là "thợ may vĩ đại nhất nước Mỹ". Ông thành lập cửa hàng quần áo nam Martin Greenfield Clothiers ở Brooklyn, New York vào năm 1977 sau 30 năm làm việc trong một xưởng may.

Cuộc đời bi kịch của Martin Greenfield - thợ may cho Tổng thống Mỹ và siêu sao Hollywood- Ảnh 1.

Thợ may lừng danh Martin Greenfield (1928-2024)

CNN

Trong nhiều thập kỷ, những bộ vest may tay theo số đo của ông đã được các nhân vật "nặng ký" của văn hóa Mỹ chọn mặc: Frank Sinatra, Martin Scorsese, Leonardo DiCaprio, LeBron James… Greenfield cũng may trang phục cho 6 Tổng thống Mỹ.

"Rất khó xác định nghề của tôi vì nó có rất nhiều thứ", ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn video năm 2016 với công ty sản xuất phim tài liệu Great Big Story. "Tôi là người sản xuất quần áo. Tôi biết cách đo đạc, biết làm thế nào để phù hợp với mọi người. Rất ít người có thể sánh được với tôi", ông nói tiếp.

Cuộc đời đầy bi kịch của thợ may giỏi nhất nước Mỹ

Martin Greenfield (tên khai sinh Maxmilian Grünfeld) sinh năm 1928 tại làng Pavlovo, khi đó là Tiệp Khắc và nay là một phần phía tây của Ukraine. Năm 1944, Đức Quốc xã buộc ông và gia đình gốc Do Thái phải rời khỏi nhà, lên chuyến tàu đến trại tập trung Auschwitz. Ông bị tách khỏi cha mẹ, các anh chị em của mình và bị giam giữ hơn một năm. Greenfield là người duy nhất sống sót của gia đình. Cha, mẹ, 2 chị gái và anh trai ông đều chết trong trại tập trung.

Cuộc đời bi kịch của Martin Greenfield - thợ may cho Tổng thống Mỹ và siêu sao Hollywood- Ảnh 2.

Greenfield may trang phục cho một số tác phẩm điện ảnh và truyền hình, trong số đó có bộ phim The Great Gatsbynăm 2013 với sự tham gia của Leonardo DiCaprio

CNN

Tuy nhiên nhờ những năm tháng trong trại tập trung khét tiếng, Martin Greenfield tiếp thu những kỹ năng mà sau này làm nên sự nghiệp lừng lẫy của mình.

Khi được giao giặt quân phục cho lính Đức Quốc xã, ông vô tình làm rách áo của một người lính và bị đánh đập dã man. Ông kể lại mọi chuyện trong hồi ký Measure of a Man: From Auschwitz Survivor to Presidents' Tailor (tạm dịch Cách đo đạc của một người đàn ông: từ sống sót ở Auschwitz đến thợ may của tổng thống). Greenfield giữ chiếc áo sơ mi rách và một người bạn tù đã dạy ông cách vá cổ áo. Sau đó ông quyết định mặc áo vá bên dưới bộ đồng phục tù nhân của mình. Ông nhớ lại, mọi người dường như tôn trọng ông vì làm được điều đó.

"Thật kỳ lạ, chiếc áo sơ mi rách nát của Đức Quốc xã đã giúp người Do Thái này xây dựng nên công ty may vest thành công và nổi tiếng nhất nước Mỹ", Martin Greenfield viết trong hồi ký của mình.

Cuộc đời bi kịch của Martin Greenfield - thợ may cho Tổng thống Mỹ và siêu sao Hollywood- Ảnh 3.

Tổng thống Barack Obama mặc bộ vest do Greenfield may

CNN

Năm 1947, ông di cư sang Mỹ và đổi tên thành Martin Greenfield để nghe có vẻ Mỹ hơn. Ông nhận được công việc là nhân viên phục vụ tại một nhà máy quần áo ở Brooklyn, dần dần trở thành giám đốc sản xuất cho đến khi mua lại nhà máy để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.

Greenfield tự nhận là người đã khuyến khích Tổng thống Eisenhower mặc bộ vest xẻ 2 tà: "Từ khi ông ấy mặc bộ vest xẻ 2 tà đầu tiên, không ai thấy Eisenhower mặc gì ngoài bộ vest 2 tà", Greenfield nói với Great Big Story.

Ngoài Tổng thống Eisenhower, Greenfield còn may trang phục cho Tổng thống Gerald Ford, Bill Clinton, Donald Trump và Joe Biden.

Một số mẫu vest nổi tiếng nhất của ông được thiết kế dành cho Tổng thống Barack Obama, người thường xuyên nhận lời khen là Tổng thống ăn mặc tinh tế.

Theo hồi ký của Greenfield, năm 2010, Nhà Trắng đã liên hệ với ông để may một số bộ vest cho Obama. Tuy nhiên, Tổng thống không muốn đo đạc và yêu cầu Greenfield sao chép các chi tiết về kích cỡ một trong những bộ quần áo hiện có của Obama. Ông đã từ chối làm như vậy.

Ông viết: "Martin Greenfield không sao chép trang phục của bất kỳ ai. Mọi người đều sao chép trang phục của Martin Greenfield".

Cuối cùng, Obama đồng ý để Greenfield đo đạc, từ đó bắt đầu một mối quan hệ lâu dài và hiệu quả. Greenfield viết: "Trên thực tế, hầu như mọi bộ vest Obama mặc kể từ tháng 2.2011 đều là của tôi".

Cuộc đời bi kịch của Martin Greenfield - thợ may cho Tổng thống Mỹ và siêu sao Hollywood- Ảnh 4.

Bộ vest màu đỏ và áo gile cam Joaquin Phoenix mặc trong phim Jokernăm 2019

CNN

Ngoài việc cung cấp trang phục cho các chính trị gia và quan chức, Greenfield còn làm việc với những nghệ sĩ nổi tiếng như Frank Sinatra, Denzel Washington... Ông từng mạo hiểm đến Hollywood, may những bộ đồ có phong cách thập niên 1920 cho loạt phim Boardwalk Empire của HBO, cũng như trang phục cho các phim như Argo, The Wolf of Wall Street, The Great Gatsby... Có lẽ, một trong những khoảnh khắc điện ảnh dễ nhận biết nhất của ông là bộ vest màu đỏ tươi và áo gile cam mà Joaquin Phoenix mặc trong bộ phim Joker năm 2019.

Theo trang web Martin Greenfield Clothiers, sau khi Greenfield nghỉ hưu, các con trai của ông là Jay và Tod đã tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Nhưng nỗi ám ảnh của Greenfield về chất lượng và sự chú ý đến từng chi tiết vẫn được duy trì: quần áo luôn được sản xuất thủ công ở Brooklyn.

"Martin Greenfield đã làm việc tại nhà máy trong 71 năm. Ông thích gặp gỡ, may quần áo và kết bạn với các nhà lãnh đạo thế giới, những người nổi tiếng, vận động viên và mọi người khác", các con trai của người thợ may viết trong bài tri ân trên Instagram.

Tìm thấy người phụ nữ mất tích sau khi đến Cục Sở hữu trí tuệ******

Liên quan vụ người phụ nữ Hà Nội mất tích sau khi đến Cục Sở hữu trí tuệ, Công an TP Hà Nội cho biết gia đình đã tìm thấy chị Nguyễn Thị Phương T. (29 tuổi) vào chiều ngày 1/4.

Theo gia đình, chị T. có vấn đề về tâm lý, bị trầm cảm một thời gian dài. 

Tìm thấy người phụ nữ mất tích sau khi đến Cục Sở hữu trí tuệ - 1

Chị T. đã được tìm thấy sau 4 ngày mất tích.

Trước đó, Công an phường Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) nhận được đơn trình báo mất tích của gia đình chị T.. 

Chị T. đi khỏi nhà từ sáng 29/3. Chiều 29/3, chị T. đến Cục Sở hữu trí tuệ (ở số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân).

Theo đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, khoảng 19h ngày 29/3, chị T. "xông" vào trụ sở Cục và bị lực lượng bảo vệ mời ra ngoài vì đã hết giờ làm việc. Sau đó, nhân viên bảo vệ phát hiện điện thoại của chị T. rơi tại địa điểm trên.

Khi người nhà chị T. gọi vào điện thoại này, bảo vệ đã nghe và thông báo sự việc. Gia đình đã đến Cục nhận lại điện thoại của chị T. 

Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước về chỉ số PAPI 2023******

Sáng 2/4, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI)năm 2023.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đứng đầu bảng xếp hạng PAPI 2023 với tổng số điểm trên 46,04 điểm.

Thang điểm này được dựa trên khảo sát sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử.

Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước về chỉ số PAPI 2023 - 1

PAPI 2023 công bố sáng 2/4 cho thấy, Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước với trên 46,04 điểm, tỉnh Đắk Nông đứng cuối bảng xếp hạng với 38,97 điểm (Ảnh: Thế Kha).

Các địa phương đứng kế tiếp trong bảng xếp hạng gồm Thái Nguyên (45,78 điểm), Bắc Ninh (45,70 điểm), Sóc Trăng (45,61 điểm), Bạc Liêu (45,57 điểm), Ninh Thuận (45,50 điểm).

Trong khi đó, Hà Nội chỉ đạt 43,96 điểm và TPHCM đạt trên 41,77 điểm.

Tỉnh Đắk Nông đứng cuối cùng của bảng xếp hạng PAPI 2023 với 38,97 điểm. 2 tỉnh Bình Dương và Quảng Ninh không có dữ liệu.

"Dữ liệu của tỉnh Bình Dương và Quảng Ninh bị khuyết do kết quả khảo sát vượt giá trị sai số cho phép trong thống kê", báo cáo giải thích.

Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước về chỉ số PAPI 2023 - 2

Tỉnh Thừa Thiên Huế đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số PAPI 2023 (Ảnh: TP Huế).

Theo báo cáo đánh giá của PAPI 2023, chất lượng quản trị và hành chính công tại các tỉnh, thành phố phía Bắc và miền Trung có xu hướng được người dân đánh giá cao hơn so với các địa phương phía Nam.

Trong 15 địa phương thuộc nhóm "cao", có 5 địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, 4 địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trong 16 địa phương thuộc nhóm "thấp" có 7 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 3 địa phương thuộc vùng Tây Nguyên.

"Khoảng cách hiệu quả quản trị và hành chính công giữa các tỉnh, thành phố có xu hướng thu hẹp. Mức chênh lệch điểm chỉ số PAPI 2023 tổng hợp giữa điểm thấp nhất (38,97 điểm) và cao nhất (46,04 điểm) là khoảng 7,07 điểm - nhỏ hơn khoảng cách của Chỉ số PAPI 2021 và 2022 (khoảng cách lần lượt là 9,07 điểm và 10,84 điểm)", báo cáo cho hay.

PAPI là khảo sát xã hội học lớn nhất tại Việt Nam tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân, với dữ liệu được thu thập thường niên.

Chỉ số PAPI là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa CECODES và UNDP tại Việt Nam từ năm 2009 cho tới nay, cùng với sự hỗ trợ của nhiều đối tác trong suốt quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu.

Các Ủy ban MTTQ thuộc các tỉnh/thành phố, huyện/quận, xã/phường cũng giúp đỡ tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát tại thực địa.

Trụ sở không lối vào, hơn 100 cán bộ thuế ở Hòa Bình phải nhờ chỗ làm việc******

Tình trạng trụ sở Chi cục Thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc phải bỏ trống vì không có lối vào diễn ra từ tháng 9/2023 đến nay.

Ông Phạm Hồng Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc, cho biết, hơn 100 cán bộ của đơn vị phải chuyển đến Cục thuế tỉnh làm việc.

Trụ sở không lối vào, hơn 100 cán bộ thuế ở Hòa Bình phải nhờ chỗ làm việc - 1

Trụ sở 60 tỷ đồng nhưng không có lối vào (Ảnh: Thanh Bình).

Theo ông Sơn, tại Cục Thuế tỉnh, do không đủ phòng làm việc nên các cán bộ chi cục phải ngồi chung, bên cạnh đó cũng ảnh hưởng đến người dân khi đến giao dịch.

Chi cục trưởng, Chi cục Thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc cho biết thêm, mới đây UBND tỉnh Hòa Bình đã giao UBND thành phố Hòa Bình tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của dự án đường Chi Lăng kéo dài, để mở đường vào trụ sở chi cục.

Đại diện Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Hòa Bình cho hay, UBND thành phố đang xin điều chỉnh chủ trương, để tiếp tục dự án đường Chi Lăng kéo dài. Khi dự án được triển khai sẽ giải quyết xong lối đi vào trụ sở chi cục thuế.

Trụ sở không lối vào, hơn 100 cán bộ thuế ở Hòa Bình phải nhờ chỗ làm việc - 2

Trụ sở chi cục thuế "cửa đóng then cài" nhiều tháng qua (Ảnh: Thanh Bình).

Ghi nhận của phóng viên Dân trí, hiện nay để vào được trụ sở khang trang, hiện đại đang bị bỏ trống này chỉ có một lối đi duy nhất rất nhỏ hẹp, hai bên cỏ dại rậm rạp.

Tòa nhà 7 tầng bên ngoài phủ đầy bụi bẩn, nhiều chỗ lớp sơn ngoại thất đã bắt đầu bong tróc loang lổ. Xung quanh khuôn viên cỏ dại mọc um tùm, các hạng mục không được sử dụng thường xuyên bắt đầu xuống cấp… gây lãng phí.

Trước đó, báo Dân tríphản ánh, trụ sở Chi cục thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc được đầu tư xây dựng 60 tỷ đồng, hoạt động năm 2020. Do không có đường vào nên đơn vị phải mượn một phần đất của Công an tỉnh Hòa Bình để lấy lối ra vào cơ quan.

Sau đó, Công an tỉnh Hòa Bình lấy lại diện tích đất cho mượn, chi cục không còn đường đi vào. Toàn bộ cán bộ thuế chi cục phải chuyển về Cục thuế tỉnh làm việc, bỏ trống trụ sở.

Cây đổ sau trận dông lốc ở Hà Nội, đè trúng 2 xe sang trên phố******

Tối 20/4, trao đổi với phóng viên Dân trí,lãnh đạo Đội CSGT đường bộ số 1 (Phòng CSGT, Công an Hà Nội) cho biết đơn vị vừa phối hợp với lực lượng chức năng xử lý hiện trường cây đổ trúng ô tô trên phố Quán Sứ (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Cây đổ sau trận dông lốc ở Hà Nội, đè trúng 2 xe sang trên phố - 1

Chiếc ô tô Audi bị cây xanh đổ trúng trên phố Quán Sứ (Ảnh: Nguyễn Hùng).

Trước đó, khoảng 20h, dông lốc kèm gió giật mạnh khiến một số cây xanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm bị bật gốc.

Trên phố Quán Sứ, hai chiếc xe sang, gồm một ô tô nhãn hiệu Audi và một ô tô nhãn hiệu Mercedes, bị cây gãy đổ đè trúng.

Cây đổ sau trận dông lốc ở Hà Nội, đè trúng 2 xe sang trên phố - 2

Chiếc ô tô Mercedes bị cây đổ trúng (Ảnh: Nguyễn Hùng).

"Hai chiếc ô tô bị hư hại nhưng rất may không có ai bị thương", lãnh đạo Đội CSGT đường bộ số 1 thông tin thông tin.

Vị này cho biết sau khi nhận được tin báo, đơn vị đã cử cán bộ tới hiện trường phân luồng, điều tiết giao thông, hạn chế các phương tiện đi vào khu vực có cây đổ.

Đến khoảng 21h30, các cây xanh bị đổ đã được di chuyển đi, giao thông trở lại bình thường.

Cây đổ sau trận dông lốc ở Hà Nội, đè trúng 2 xe sang trên phố - 3

CSGT hỗ trợ dọn dẹp đường phố sau trận mưa dông (Ảnh: Nguyễn Hùng).

Theo số liệu đo mưa từ Công ty Thoát nước Hà Nội, mưa lớn trút xuống nhiều quận, huyện của Hà Nội trong vòng 30 phút, từ 20h30 đến 21h. Nơi có lượng mưa lớn nhất là Hà Đông với 31mm, Nam Từ Liêm 27mm, Cầu Giấy 20,7mm. 

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người******
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 1.
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 2.
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 3.

Ngôn ngữ - Phát minh vĩ đại nhất của loài người

Với hơn 7.000 ngôn ngữ trên thế giới, việc tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển của chúng vẫn là điều bí ẩn và thú vị đối với nhiều nhà khoa học. Dựa trên gần 40 năm nghiên cứu thực địa, nhà nhân học, ngôn ngữ học nổi tiếng người Mỹ Daniel Leonard Everett đã đưa ra góc nhìn độc đáo của riêng mình về vấn đề này trong cuốn sách "Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người".

Cuốn sách được chia thành bốn phần. Phần một "Những tông Hominini đầu tiên", ông tập trung vào chủ đề sự ra đời của ngôn ngữ. Phần hai "Những thích nghi về mặt sinh học dành cho ngôn ngữ" phân tích các đặc điểm tiến hóa sinh học ở loài người để có được khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Phần ba "Sự tiến hóa của hình thức ngôn ngữ" là câu chuyện về sự hoàn thiện của ngôn ngữ từ thể sơ khai nhất - ngôn ngữ nói - tới chỗ trở thành một phương tiện tư duy, giao tiếp ngày càng phức tạp. Phần cuối cùng của cuốn sách - "Sự tiến hóa về văn hóa của ngôn ngữ" nhìn nhận ngôn ngữ trong vai trò tạo dựng văn hóa.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 4.

Tác giả Daniel Everett bắt đầu cuốn sách bằng cách xem xét sự xuất hiện của ngôn ngữ trong bối cảnh lịch sử của loài người. Không giống như hầu hết các nhà ngôn ngữ học hiện đại, Everett tin rằng sự phát triển của ngôn ngữ bắt đầu sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, ông lập luận rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ Homo erectus (Người đứng thẳng) từ khoảng hai triệu năm trước. Homo sapiens (người tinh khôn) hay các loài người hậu duệ khác đều kế thừa ngôn ngữ mà thôi. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ loài người đã tiến hóa tương đương 60.000 thế hệ.

Theo Everett, yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển và sử dụng ngôn ngữ chính là bộ não. Đặc biệt, ông nhận thấy ngôn ngữ không phải là một đặc điểm bẩm sinh của con người, mà là một phát minh. Ngôn ngữ phát triển như một kết quả tất yếu của sự tiến hóa văn hóa - xã hội chứ không đơn thuần do bộ não con người chi phối. Mỗi ngôn ngữ đều phản ánh lịch sử, môi trường và nhu cầu giao tiếp của cộng đồng sử dụng nó.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 5.

Sự tiến hóa của ngôn ngữ

Ngôn ngữ đã phát triển dần dần trong quá trình tiến hóa của loài người, bắt đầu từ những nỗ lực biểu ý đơn giản bằng lời nói và cử chỉ. Everett dành phần lớn cuốn sách để phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ và cách thức ngôn ngữ phát triển theo thời gian. Ông đã đưa ra nhiều ví dụ từ các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới để minh họa cho các luận điểm của mình.

Từ hơn 60.000 thế hệ trước, Homo erectus phát minh ra ngôn ngữ, lúc đầu còn đơn giản, được tiến hóa tuần tự và dần trở nên phức tạp, đa dạng, được bản địa hóa và được sử dụng trong từng cộng đồng cụ thể, ở mọi nơi trên Trái đất. Ngôn ngữ đã bắt nguồn từ biểu tượng (hay ký hiệu) văn hóa, được sáng tạo và định hình dựa trên văn hoá, sau đó trở nên khả dụng và ngày càng hiệu quả nhờ vào bộ não lớn, dày đặc các tế bào thần kinh. Loài người và hệ thống sinh lý - thần kinh, bộ máy phát âm thanh... đã liên tục và đồng thời cùng ràng buộc nhau, bổ sung cho nhau để tiến hóa, nâng cấp và phát triển.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 6.

Ngôn ngữ không phải là một hệ thống cố định, mà luôn luôn biến đổi theo thời gian dưới tác động của xã hội. Các ngôn ngữ có thể thay đổi về mặt ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm theo thời gian. Điều này được giải thích bởi ngôn ngữ là một sản phẩm của quá trình giao tiếp giữa con người. Sự giao thoa văn hóa khiến ngôn ngữ học thêm từ mới, mất đi từ cũ, không còn phù hợp. Đặc biệt, công nghệ hiện đại đã khiến nhiều từ ngữ ra đời để miêu tả các khái niệm mới. Ngôn ngữ phát triển liên tục để phục vụ nhu cầu giao tiếp ngày càng cao của con người.

Tác giả cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống quy tắc phức tạp cho phép con người giao tiếp với nhau. Không chỉ là một công cụ để truyền đạt thông tin, mà ngôn ngữ còn là phương tiện tư duy để con người thể hiện bản thân, tạo ra những ý tưởng mới và xây dựng văn hóa. Ông cũng chỉ ra rằng ngôn ngữ có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và là một công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để thay đổi thế giới.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 7.

"Lược sử ngôn ngữ" là một cuốn sách khoa học phổ thông, hấp dẫn và dễ đọc, cung cấp cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ. Qua cuốn sách, tác giả Everett muốn nhấn mạnh rằng, mỗi ngôn ngữ đều mang dấu ấn đặc trưng của lịch sử, môi trường sống và văn hóa của cộng đồng sử dụng nó. Chính sự đa dạng và phong phú về ngôn ngữ đã tạo nên bản sắc con người. Điều đó, thôi thúc chúng ta trân trọng và bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ trên thế giới.

Cuốn sách được Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ học trong Tủ sách Nền tảng đổi đời. Độc giả có thể dễ dàng tìm đọc và chọn mua sách tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 8.

"Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người"


TRI THỨC LÀ ÁNH SÁNG!

TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC!

(Đón đọc kỳ sau: "Sự hình thành và bản chất của tâm lý đám đông")

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư