Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

kết quả xổ số hôm nay miền bắc_ckbet

2024-06-03 09:16:08 tác giả:Hiếu Nguyễn nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Người phụ nữ liệt 2 chân 'tìm được đường sống' nhờ… chiếc điện thoại******

Đủ biến cố và… bất ngờ

Cư dân mạng hay xem livestream có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh chị Nhiên nằm sấp, mặt kê gối ngước lên màn hình điện thoại giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh những bình luận hỏi mua hàng, chị Nhiên cũng nhận được nhiều sự động viên về nghị lực vươn lên sau tai nạn giao thông.

Năm 2017, chị Nhiên bị tai nạn dẫn đến liệt 2 chân. Từ người khỏe mạnh, mọi sinh hoạt của bản thân phải phụ thuộc anh chị em ruột và cha mẹ già, chị cảm thấy bế tắc. Trước tai nạn, chị không dùng điện thoại thông minh, mạng xã hội cũng là điều xa lạ với chị. Thấy chị buồn, người cháu gợi ý mua điện thoại thông minh để chị lên mạng, hy vọng tinh thần dễ chịu hơn. Từ đó, thấy nhiều người bán hàng online nên chị cũng muốn thử sức. Khởi đầu không hề thuận lợi, phải 1 tháng sau chị mới bán hết 5 bộ quần áo đầu tiên. Khách mua là những bà con thấy thương tình nên ủng hộ.

Người phụ nữ liệt 2 chân 'tìm được đường sống' nhờ… chiếc điện thoại- Ảnh 1.

Mẹ chị Nhiên hỗ trợ con gái trong một số sinh hoạt

NVCC

"Tiền kiếm được chẳng bao nhiêu nhưng tôi vẫn muốn bán tiếp. Bán được 5 đơn, tôi ước mơ sẽ bán được 10 đơn…, để có tiền phụng dưỡng cha mẹ", chị Nhiên nói.

Loay hoay đăng hình ảnh, bán đủ thứ hàng hóa với số lượng ít suốt cả năm vẫn không hiệu quả, chị Nhiên bắt đầu học livestream, học cách làm video thu hút khách hàng nhưng mọi chuyện vẫn không dễ dàng.

Bà Nguyễn Thị Tới (72 tuổi), mẹ chị Nhiên, chia sẻ: "Con tôi thấy nhiều người bị liệt nằm và ngồi nhiều dẫn đến loét mông, hoại tử nên chọn cách nằm sấp trong khi ngủ và livestream bán hàng".

Có đêm, chị nằm trước điện thoại nói chuyện, giới thiệu hàng hóa đến khản cổ nhưng chỉ có vài người xem. 2 cùi chỏ chống lên lớp chiếu chai sần chỉ sau vài tháng. Chưa kể, nhiều người thấy chị nằm nói chuyện lại nghĩ chị "làm màu câu view" và để lại những bình luận khiếm nhã. Mới bán online, đơn không nhiều nhưng rủi ro vô vàn khi chị còn bị bom hàng.

Người phụ nữ liệt 2 chân 'tìm được đường sống' nhờ… chiếc điện thoại- Ảnh 2.

Vừa bán hàng, chị vừa tập luyện để cơ thể khỏe hơn

Chật vật mãi thì may mắn xuất hiện. Có lần, khi đăng tải video vừa nói chuyện về cuộc sống vừa đóng gói hàng cho khách, chị Nhiên bất ngờ nhận về "triệu view". Từ đó, hành trình bán hàng "sang trang", chị có thêm nhiều khách, ổn định hơn.

Đã sống thì phải nghĩ tích cực

Chị Nhiên kể "cửa hàng online" của mình bán đủ thứ, nhưng nhiều nhất là mỹ phẩm. Cứ thấy loại nào đang "hot trend", nhiều lượt đánh giá tốt hay đại lý hỗ trợ không thu cọc… chị đều nhập về bán. Vừa bán, chị cũng vừa tập luyện để cơ thể khỏe hơn.

Khi mới gặp biến cố, chị Nhiên thường nghĩ về quá khứ và tiếc nuối. Mỗi lần suy nghĩ, chị lại khóc nức nở, thấy cuộc sống bế tắc. Nhờ chiếc điện thoại, chị Nhiên xem được nhiều video về những người khuyết tật vươn lên, truyền năng lượng tích cực nên dần lạc quan hơn.

"Tôi cảm ơn mạng xã hội, cảm ơn cộng đồng mạng vì đã giúp một người liệt như tôi có "nơi" để kiếm tiền, có bạn bè chia sẻ buồn vui. Đặc biệt là biết đến những người đồng cảnh ngộ truyền cho tôi nhiều động lực, dù chưa từng gặp mặt", chị nói.

Người phụ nữ liệt 2 chân 'tìm được đường sống' nhờ… chiếc điện thoại- Ảnh 3.

Chị Nhiên tự học livestream bán hàng trên điện thoại để có cuộc sống ổn định hơn

Chị Trần Tiền (ở Tiền Giang) cho biết đã mua hàng của chị Nhiên khoảng 3 năm. Một lần lướt mạng thấy video kể về việc bị khách bom hàng nên chị Tiền thấy thương và bắt đầu mua ủng hộ. "Cô ấy nghị lực, làm ăn đàng hoàng nên tôi gắn bó đến bây giờ", chị Tiền chia sẻ.

Bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và chăm chỉ làm ăn, chị Nhiên dần dần có nhiều mối quen như chị Tiền, thu nhập cũng tốt hơn. Từ 5 món hàng đầu tiên, hiện tại khắp gian nhà nhỏ của gia đình chị đã có cả chục chiếc kệ, chất hàng trăm món hàng đủ loại.

"Tôi gặp tai nạn, trải qua nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn sống. Tôi nghĩ, nếu đã sống thì phải nghĩ tích cực, cố gắng làm việc rồi có ngày may mắn sẽ đến với mình", chị Nhiên tâm sự.

Chị Thảo Thảo (ở An Giang), mối bỏ sỉ mỹ phẩm, chia sẻ: "Lâu dần, biết hoàn cảnh của Nhiên, tôi giao hàng nhưng không cần lấy tiền cọc. Mấy năm chứng kiến Nhiên tự học, tự quay clip để bán hàng, tôi rất khâm phục".

Người phụ nữ liệt 2 chân 'tìm được đường sống' nhờ… chiếc điện thoại- Ảnh 4.
"Nhiều người ở Điện Biên và Lai Châu mong được chuyển đến Hà Nội"******

Báo cáo chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023 (PAPI 2023) vừa được Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố, cho thấy trung bình cả nước chỉ có 0,95% số người được hỏi họ dự định di chuyển tới địa phương khác vào năm 2023 (thấp hơn khoảng 0,65% so với năm 2021 và năm 2022).

Số người có ý định di chuyển đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên và Lai Châu, và tỉnh miền Trung là Quảng Bình (nơi từng xảy ra lũ lụt) nhiều hơn so với người đến từ các tỉnh, thành phố khác.

"Nhiều người ở các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên và Lai Châu thường nói rằng họ mong được chuyển đến Hà Nội", PAPI 2023 thông tin kết quả nghiên cứu.

Nhiều người ở Điện Biên và Lai Châu mong được chuyển đến Hà Nội - 1

Tỉnh, thành phố được chọn sẽ chuyển đến sinh sống theo tỷ lệ người dân trả lời khảo sát (Nguồn: PAPI 2023).

Tiếp theo, ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau, Đồng Tháp và các tỉnh Nam Trung Bộ như Bình Thuận và Ninh Thuận, mỗi tỉnh có hơn 2% số người được hỏi bày tỏ mong muốn di cư sang tỉnh/thành phố khác.

Trong số những người muốn di chuyển lâu dài khỏi các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 40% cho biết họ muốn chuyển đến sinh sống ở TPHCM và 20% muốn đến Cần Thơ.

Về lý do muốn di cư, báo cáo PAPI 2023 khẳng định "đoàn tụ gia đình" là yếu tố được nhiều người dân lựa chọn nhất; lý do không có thiên tai là yếu tố ít được lựa chọn nhất.

Đoàn tụ gia đình là động lực chính của 40,68% người trả lời muốn di cư; có việc làm tốt hơn và môi trường tự nhiên tốt hơn là động lực thứ hai và thứ ba. Chỉ có 1,39% số người trả lời rằng có ý định chuyển tới nơi không có thiên tai.

Trong số 5 tỉnh, thành phố mà người dân muốn đến sinh sống nhất, mỗi nơi có các yếu tố thu hút khác nhau. Với TPHCM, đoàn tụ gia đình, có việc làm mới tốt hơn là hai yếu tố được lựa chọn nhiều nhất.

Đoàn tụ gia đình chính là lý do chính khiến 49% người muốn di cư đến 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội và TPHCM; 30% số người sẵn sàng chuyển đến Cần Thơ.

Lâm Đồng và Đà Nẵng là những điểm đến hấp dẫn đối với những người quan tâm đến điều kiện môi trường tự nhiên tốt hơn, với tỉ lệ lựa chọn tương ứng 70% và gần 40%.

Nhiều người ở Điện Biên và Lai Châu mong được chuyển đến Hà Nội - 2

Động lực thúc đẩy di cư giai đoạn 2020-2023 theo báo cáo PAPI 2023 (Nguồn: PAPI 2023).

Ở chiều ngược lại, tỉnh miền núi Lai Châu có nhiều người bày tỏ mong muốn rời đi nhất với hơn 3,5%, tiếp theo là Điện Biên 3%, Quảng Bình, Đồng Tháp.

Đây đều là những tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn: Lai Châu có thu nhập bình quân đầu người năm 2023 hơn 47 triệu đồng; Quảng Bình, Đồng Tháp hơn 60 triệu đồng - cách xa mức trung bình 101 triệu đồng của cả nước.

Thành phố cảng Hải Phòng có ít người mong muốn di cư đến, tỷ lệ chỉ 0,68%. 6 tỉnh Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Yên Bái và Phú Yên không người nào tham gia khảo sát mong muốn di cư.

 PAPI 2023 thể hiện cảm nhận, trải nghiệm, ý kiến và kỳ vọng của 19.536 người trên khắp Việt Nam về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền.

Khảo sát được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11/2023. Những người dân tham gia khảo sát PAPI đại diện cho công dân từ 18 tuổi trở lên, thuộc nhiều thành phần nhân khẩu học khác nhau, được chọn ngẫu nhiên từ các đơn vị thôn/tổ dân phố/buôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã,... được chọn mẫu thông qua phương pháp phân tầng và xác suất theo quy mô dân số (PPS).

U.23 Việt Nam cần bỏ gấp thói quen xấu xí, trọng tài luôn mang theo… ‘100 thẻ đỏ’******

Theo thống kê từ Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), U.23 Việt Nam là một trong những đội bóng phạm lỗi nhiều nhất (38 lần) tính đến trước khi vòng tứ kết bắt đầu tranh tài. Bên cạnh đó, U.23 Việt Nam cũng là đội nhận nhiều thẻ nhất (7 thẻ vàng, 1 thẻ đỏ) sau 3 trận đấu vòng bảng.

Trong đó, có những thẻ vàng và 1 thẻ đỏ xuất phát từ thói quen không tốt hoặc xử lý non nớt của cầu thủ U.23 Việt Nam. Trung vệ Nguyễn Ngọc Thắng là chủ nhân của tấm thẻ đỏ sau tình huống mắc sai lầm trong phòng ngự và phạm lỗi thiếu kinh nghiệm với cầu thủ đối phương.

U.23 Việt Nam cần bỏ gấp thói quen xấu xí, trọng tài luôn mang theo… ‘100 thẻ đỏ’- Ảnh 1.

Các cầu thủ U.23 Việt Nam đã nhận 2 thẻ vàng lãng xẹt ở trận gặp Uzbekistan

AFC

Ở trận đấu gần nhất, khi gặp U.23 Uzbekistan tại lượt cuối vòng bảng, Nguyễn Đức Việt và Nguyễn Hồng Phúc là 2 cái tên đã nhận thẻ vàng. Tuy nhiên, những tình huống ăn thẻ này thực sự rất vô duyên và không đáng có.

Trong một tình huống bình thường ở giữa sân, Đức Việt thoát khỏi sự theo kèm của đối phương nhưng vẫn không quên để lại một "cánh tay thừa". Thậm chí, hành vi giống "đánh nguội" này của Đức Việt còn bị VAR phát hiện và rồi trọng tài chính đã vào cuộc khi đến đường biên tham khảo băng chiếu chậm để xác định có rút thẻ đỏ hay không. Rất nhiều người và cả bản thân Đức Việt chắc hẳn đã thở phào khi chiếc thẻ rút ra là màu vàng.

Nếu cầu thủ không bỏ những hành động thừa, U.23 Việt Nam sẽ có thể phải trả giá đắt ở các trận đấu quan trọng, trước đối thủ được đánh giá mạnh hơn

Nếu cầu thủ không bỏ những hành động thừa, U.23 Việt Nam sẽ có thể phải trả giá đắt ở các trận đấu quan trọng, trước đối thủ được đánh giá mạnh hơn

AFC

Sau đó, Nguyễn Hồng Phúc cũng nhận một thẻ vàng lãng xẹt với tình huống ham bóng và lao vào đẩy ngã thủ môn Uzbekistan. Có thể thấy, không ít cầu thủ của U.23 Việt Nam vẫn chưa giữ được "cái đầu lạnh" và tiết chế hành vi. Đức Việt và Hồng Phúc chắc chắn không có ác ý, nhưng có lẽ những pha bóng tiểu xảo như vậy đã trở thành thói quen của họ.

Nhận định của HLV Hoàng Anh Tuấn từ sau trận ra quân của U.23 Việt Nam càng trở nên chính xác hơn bao giờ hết. Vị HLV người Khánh Hòa từng nói sau tấm thẻ đỏ của Ngọc Thắng: "Tâm lý cầu thủ thi đấu không được tốt nên dễ dẫn đến những sai lầm. Bản chất vấn đề là cần phải giải quyết ở CLB. Rõ ràng trước đó đã có giảng viên, giám sát trọng tài FIFA cùng AFC tới dạy luật và đưa ra những tình huống tương tự thế này. Đây là một thói quen chứ không phải là mắc lỗi. Đã có trọng tài đến hướng dẫn mà vẫn mắc lỗi thì đó là thói quen, là thiếu sự đào tạo từ CLB".

Cầu thủ Việt Nam cần giữ được

Cầu thủ Việt Nam cần giữ được "cái đầu lạnh" và tiết chế hành vi trong những pha xử lý của mình

AFC

Tại một trận đấu "vô thưởng vô phạt" như khi gặp U.23 Uzbekistan, vài cầu thủ của U.23 Việt Nam vẫn chưa thể giữ được sự tỉnh táo để kiềm chế hành động của mình. Người hâm mộ sẽ có lý do để lo lắng, khi tính chất của những trận đấu tới (trước mắt là trận tứ kết với U.23 Iraq) là hoàn toàn khác, căng thẳng hơn rất nhiều.

Trước đối thủ được đánh giá cao hơn, dễ hiểu khi U.23 Việt Nam chọn cách chơi thực dụng, ưu tiên phòng ngự chặt chẽ. Do đó, những tình huống phạm lỗi để phòng ngự là không thể tránh khỏi, thậm chí rất cần thiết. Tuy nhiên, các cầu thủ cần phải xử lý điềm tĩnh hơn trong từng pha xử lý. Trong trường hợp phải phạm lỗi chiến thuật thì cũng nên được thực hiện sớm, ở khoảng cách xa khung thành đội nhà.

Ngoài ra, cầu thủ U.23 Việt Nam cần tập trung cao độ vào việc chơi bóng. Những hành động "thừa" như của Đức Việt hay Hồng Phúc hoàn toàn không nên xuất hiện thêm lần nào nữa. Nên nhớ, VAR xuất hiện ở mọi trận đấu và các trọng tài cũng sẽ rất nghiêm khắc. Trong trận đấu rất quan trọng, bất cứ một sai lầm nào cũng có thể khiến cho U.23 Việt Nam phải trả giá đắt trước U.23 Iraq.

Xem Trực tiếp Thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại: https://fptplay.vn/

'Giá nhà Hà Nội tăng đột biến một số nơi nhưng giao dịch ít'******

Báo cáo quý 1/2024 của Bộ Xây dựng cho biết, thị trường căn hộ chung cư vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhóm đối tượng có nhu cầu ở thực, các nhà đầu tư trung và dài hạn. 

Theo khảo sát của một số tổ chức nghiên cứu thì giá bán trung bình một số dự án tại Hà Nội và TP.HCM dao động khoảng 50 - 70 triệu/m2

Thống kê số lượng dự án trong quý 1/2024

Thống kê số lượng dự án trong quý 1/2024

BỘ XÂY DỰNG

Đáng chú ý, theo ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tình trạng tăng giá tại Hà Nội đột biến tại một số vị trí. "Nhưng thực tế chúng tôi kiểm tra rất ít giao dịch, giao dịch thành công gần như không có", ông Hải nói.

Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng trên cả thị trường sơ cấp (bán từ chủ đầu tư) và thứ cấp (người mua của chủ đầu tư sau đó bán lại). Nhiều dự án ở vị trí khá xa trung tâm mức giá cũng vọt lên rất cao, như dự án Phương Đông Green Home (khu đô thị Việt Hưng, Q.Long Biên, Hà Nội) giá bán dao động trong khoảng từ 35,5 - 48,9 triệu/m².

Dự án Masteri West Heights giá bán dao động trong khoảng từ 58,7 - 75,2 triệu/m²; dự án Heritage West Lake giá bán dao động trong khoảng từ 85,7 - 155,3 triệu đồng/m2.

Theo khảo sát của một số tổ chức nghiên cứu thì trên thị trường có những dự án chung cư đã đi vào sử dụng từ 5 - 10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá khá cao, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đầu năm 2024 tăng khoảng 38% so với năm 2019.

Tại TP.HCM, trên thị trường thứ cấp, giá bán căn hộ chung cư có xu hướng tăng so với quý trước và tăng nhiều ở một số quận, huyện như Q.7, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận. Một số dự án có mức tăng giá bình quân cao, như dự án Garden Gate (Q.Phú Nhuận) giá bán dao động trong khoảng từ 58,8 - 69,5 triệu đồng/m2.

Nhu cầu tìm kiếm nhà ở riêng lẻ, đất nền đã tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Giá bán tại Hà Nội được giao dịch tăng khoảng từ 5 - 15% so với cuối năm 2023, giá bán dao động trong khoảng từ 80 - 220 triệu đồng/m. Tại TP.HCM, giá bán dao động trong khoảng từ 90 - 250 triệu đồng/m2.

Cũng theo số liệu của Bộ Xây dựng, lượng giao dịch trong 3 phân khúc đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong quý 1 có xu hướng tăng so với quý 4/2023, nhưng lại giảm so với cùng kỳ quý 1/2023.

Cụ thể, theo tổng hợp số liệu từ Sở Xây dựng các địa phương có báo cáo, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ có 35.853 giao dịch thành công. Lượng giao dịch đất nền thành công có 97.659 giao dịch.

Lượng giao dịch chung cư và nhà ở riêng lẻ bằng 129,95% so với quý 4/2023, bằng 81,51% so với cùng kỳ năm 2023. Lượng giao dịch đất nền bằng 119,86% so với quý 4/2023 và bằng 145,18% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiềm năng phân khúc căn hộ trong thị trường bất động sản 2024******

Bước chuyển mình của thị trường bất động sản 2024

Không còn mắc kẹt trong giai đoạn khó khăn, thị trường bất động sản được nhận định đã dần có nhiều tín hiệu khởi sắc vào năm 2024. Trong khi nhiều nhà đầu tư vẫn dò xét và im lặng "đợi thời", số lượng giao dịch dần trở nên sôi động với người mua có nhu cầu thiết yếu. Theo báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, có đến 65% người Việt Nam được hỏi cho biết vẫn dự định mua bất động sản trong năm nay. Trong đó, các nhu cầu chính chủ yếu do cần thêm không gian sinh hoạt (48%), mua để sống gần trường học, cơ quan (20%),...

Dữ liệu của Batdongsan cũng cho thấy lượt tìm kiếm và đăng bán bất động sản lần lượt tăng 66% và 52% vào tháng 1.2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, có thể nhận thấy tín hiệu tích cực cho thị trường trong năm 2024.

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Đính, chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), 2024 sẽ là năm đặt những viên gạch đầu tiên cho chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản. Trong đó, chung cư được dự báo là phân khúc dẫn sóng thị trường khi nhu cầu ở thực lớn. Trong năm này, nguồn cung trên thị trường dự kiến tăng đáng kể so với năm 2023, ước tính từ 16.000 đến 18.000 căn. Trong đó, 90% chủ yếu tập trung ở hai khu vực đang chuyển mình mạnh mẽ - phía Đông và phía Tây Hà Nội.

Tiềm năng phân khúc căn hộ trong thị trường bất động sản 2024- Ảnh 1.

Chỉ số giá căn hộ tại Hà Nội năm 2023 tăng khoảng 38% so với năm 2019, và có xu hướng tiếp tục đi lên trong năm 2024 (theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam)

Bên cạnh đó, sự thông qua đối với luật Nhà ở, luật Kinh doanh Bất động sản, luật Đất đai (sửa đổi) cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tăng trưởng giá bất động sản trong giai đoạn từ 2025. Chưa kể, với lãi suất tại các ngân hàng vẫn giữ ở mức thấp, người mua có thể cân nhắc bất động sản như kênh đầu tư và tích lũy an toàn để xuống tiền trong năm 2024, đón đầu chu kỳ mới.

"Bến đỗ an toàn" cho người mua có nhu cầu ở thực

Mặc dù nền kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục, nhiều người không thể trì hoãn việc mua nhà bởi nhu cầu thiết yếu. Do đó, việc giao dịch bất động sản với chủ đầu tư uy tín là vô cùng quan trọng để đảm bảo "khóa an toàn" cho dòng tiền của gia đình.

Là một trong những nhà đầu tư phát triển bất động sản hàng đầu châu Á và có mặt tại thị trường Việt Nam hơn 30 năm, CapitaLand Development (CLD) được biết đến qua những dự án bất động sản chất lượng, mang nhiều giá trị cho cộng đồng tại 2 thành phố trọng điểm - TP.HCM và Hà Nội. Trong số đó, những dự án nổi bật phải kể đến như dự án 88 căn hộ hạng sang - Define với kỷ lục sở hữu tới 45 bể bơi, hay Heritage West Lake với 100% căn hộ có sảnh thang máy riêng.

Trong 30 năm tại Việt Nam, CLD Việt Nam đã đạt gần 60 giải thưởng từ PropertyGuru trên nhiều hạng mục khác nhau, chứng minh độ uy tín và tin cậy trong thị trường bất động sản

Trong 30 năm tại Việt Nam, CLD Việt Nam đã đạt gần 60 giải thưởng từ PropertyGuru trên nhiều hạng mục khác nhau, chứng minh độ uy tín và tin cậy trong thị trường bất động sản

Mới đây nhất, chủ đầu tư CapitaLand Development Việt Nam cho ra mắt phân khu Lumi Signature thuộc "Thành phố ánh sáng" Lumi Hanoi với 5 tòa tháp cung cấp nhiều mô hình căn hộ từ 1PN đến 3PN và duplex với đa dạng diện tích, thiết kế thông minh, tối ưu lượng ánh sáng mặt trời, đáp ứng nhu cầu và khả năng tài chính khác nhau của người mua.

Tiếp giáp hai trục đường huyết mạch gồm Đại lộ Thăng Long và Đường vành đai 3.5, Lumi Signature thừa hưởng tọa độ kết nối thuận lợi. Tại đây, cư dân chỉ mất 20 phút để đến Trung tâm thành phố, chưa đến 10 phút để đến trung tâm hành chính phía Tây, và chỉ 40 phút để đến sân bay Nội Bài. Cùng hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch đồng bộ, Lumi Signature mang lợi thế vị trí đặc biệt, nơi cư dân dễ dàng di chuyển đến các tiện ích kế cận như trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm - giải trí đạt chuẩn chất lượng quốc tế.

Nhằm phục vụ công tác phát triển dự án và đảm bảo tiến độ thi công dự án Lumi Hanoi, chủ đầu tư đã tăng vốn điều lệ thêm 107 tỉ đồng (khoảng 4,4 triệu USD) vào cuối năm 2023

Nhằm phục vụ công tác phát triển dự án và đảm bảo tiến độ thi công dự án Lumi Hanoi, chủ đầu tư đã tăng vốn điều lệ thêm 107 tỉ đồng (khoảng 4,4 triệu USD) vào cuối năm 2023

Thấu hiểu một trong những tiêu chí then chốt khi mua bất động sản căn hộ nằm ở sự tiện nghi, chủ đầu tư cung cấp hệ 80 tiện ích nội khu khép kín, đáp ứng đủ nhu cầu từ làm việc, tập luyện, đến vui chơi, giải trí cho cộng đồng cư dân như khu vực coworking, phòng tập gym, thư viện, phòng sinh hoạt cư dân, sân chơi thể thao đa năng,... Ngoài ra, 2.4ha công viên Lá phổi xanh cùng 5ha công viên quy hoạch gần kề cũng là những yếu tố góp phần nâng cao giá trị dự án, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất ngày càng cạn kiệt và thiếu hụt không gian xanh trong các dự án ở khu vực "lõi đô thị".

Hội tụ đủ yếu tố về bộ 3 tọa độ kết nối - tiện ích - thanh toán linh hoạt, Lumi Signature hứa hẹn là điểm "nóng" trong thị trường bất động sản tại Hà Nội với tiềm năng tăng giá trong nhiều năm tới. Dự án hiện đang triển khai các hạng mục liên quan đến xây dựng phần móng và hầm trong tháng 3.2024 và cam kết hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 3.2026.

Tọa lạc nơi phía Tây Hà Nội với kết nối trực tiếp vào Đại lộ Thăng Long và Đường vành đai 3.5, Lumi Hanoi kiến tạo phong cách sống đầy năng động với bộ sưu tập 80+ tiện ích nội khu độc bản, cùng hệ tiện nghi kế cận, đảm bảo đáp ứng trọn vẹn nhu cầu đa dạng cư dân]

Tìm hiểu thêm thông tin về dự án tại:

Website: www.lumihn.com.vn

Hotline: 1800 400 088

Lumi Hanoi - Bừng chất sống rạng ngời


Từ vụ học sinh ngộ độc nghi ăn giò lụa bán dạo: Mua thức ăn nơi uy tín******

Tốn gần 10 triệu đồng vì ngộ độc thực phẩm

Đã từng rơi vào tình trạng ngộ độc thực phẩm trong một lần thử đồ ăn vặt lề đường, Phan Thượng Khải, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho biết nhớ như in lần đó, khi chi phí tốn gần 10 triệu đồng cho thuốc men và viện phí.

Từ vụ ngộ độc botulinum: Ăn gì, uống gì để không bị ngộ độc? - Ảnh 1.

Nguy hại ngộ độc thực phẩm từ món ăn vặt lề đường

THƯỢNG HẢI

"Hôm đó, mình có ăn xiên bẩn cùng với bạn bè, ngay trong buổi tối mình bị co thắt dạ dày, chướng bụng, cứ ăn vào là ói ra và gây sốt. Mặc dù đã mua thuốc uống nhưng vẫn không thuyên giảm, vì vậy, mẹ mình đã phải mua vé từ quê bay vào Sài Gòn để đưa mình đi bệnh viện Chợ Rẫy nhập viện", Khải kể lại lần bị ngộ độc.

Chàng trai này cho biết sau lần đó đã kiêng cử tất cả các loại món ăn lề đường và luôn ưu tiên ăn ở trong quán ăn sạch sẽ, mặc dù hơi tốn tiền nhưng lại yên tâm về chất lượng thực phẩm. "Hiện tại, mình duy trì uống nghệ mật ong mỗi buổi sáng, ngày ăn đủ ba bữa, ăn đúng giờ và tuyệt đối không bỏ bữa sáng, không ăn đồ dầu mỡ, có cồn hay có ga. Và mình từ chối mọi lời rủ rê ăn vặt lề đường từ bạn bè", Khải chia sẻ.

Cũng từng rơi vào tình trạng nhớ đời này vào năm ngoái, Võ Ngọc Linh (22 tuổi), ngụ tại Tô Vĩnh Diện, P.Đông Hoà, TP.Dĩ An (tỉnh Bình Dương) chia sẻ vì phải ở ký túc xá không được nấu nướng, nếu có chỉ là hâm nóng lại đồ ăn qua bữa, ngoài ra sẽ thường đi ăn ngoài.

Từ vụ ngộ độc botulinum: Ăn gì, uống gì để không bị ngộ độc? - Ảnh 2.

Các món ăn vặt lề đường thường rất dễ có nhiều tác nhân gây độc

THƯỢNG HẢI

Từ vụ ngộ độc botulinum: Ăn gì, uống gì để không bị ngộ độc? - Ảnh 3.

Nhiều người trẻ vì không thể nấu nướng nên chọn đi ăn ngoài và cũng tiềm tàng nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm

THƯỢNG HẢI

"Vì hôm đó còn dư đồ ăn tối nên mình hâm lại để ăn sáng rồi đi học, buổi sáng mình vẫn bình thường nhưng đến chiều là ôm bụng, sau đó bị buồn nôn, mặt mày thì xay xẩm không đứng nổi, cả người đều run rẩy mà lúc đó không mang theo điện thoại nên không gọi bạn giúp được. Mình mệt kinh khủng tưởng như sẽ xỉu trong nhà vệ sinh cũng không ai biết", Ngọc Linh nhớ lại.

"Tối đó, mình uống men tiêu hoá và 2-3 ngày sau chỉ dám ăn cháo trắng cho êm bụng. Kể từ đó, mình rút kinh nghiệm không ăn đồ ăn nấu sẵn để qua đêm nữa, chỉ ăn đồ ăn trong ngày. Đồ ăn từ trưa để tới tối trước khi ăn cũng kiểm tra kỹ", Ngọc Linh bày tỏ.

Khi được hỏi về các vụ ngộ độc gần đây, cô nàng cũng bày tỏ sự lo ngại: "Thời tiết dạo gần đây thay đổi thất thường dễ làm thực phẩm mau hỏng, mình rất sợ vụ việc ngộ độc botulinum vừa rồi nên rất cẩn thận trong việc ăn uống".

Khi có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần bù đủ dịch sớm

Chia sẻ về ngộ độc botulium, bác sĩ chuyên khoa 1 Đinh Trần Ngọc Mai, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết độc tố botulinum do vi khuẩn Clostridium botulinum tiết ra gây ngộ độc thịt. Nguyên nhân thường do quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên rất dễ nhiễm phải vi khuẩn gây độc. Đặc biệt là các loại thịt hộp, rau củ quả, hải sản đóng hộp hay bịt kín trong bao túi, chai, gói…

Từ vụ ngộ độc botulinum: Ăn gì, uống gì để không bị ngộ độc? - Ảnh 4.

Cần nấu nướng sạch sẽ và không ăn lại thực phẩm lâu ngày

THƯỢNG HẢI

"Hầu hết các trường hợp, chất độc có thể lan rộng, ngăn chặn các dẫn truyền của dây thần kinh và chức năng của các cơ. Triệu chứng nhẹ gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, chất độc có thể chặn các dây thần kinh điều khiển hệ hô hấp hoặc tim, dẫn đến tử vong. Chứng ngộ độc thịt có thể khó chẩn đoán, vì có triệu chứng tương tự hội chứng Guillain - Barré, bệnh nhược cơ và đột quỵ", bác sĩ Ngọc Mai bày tỏ.

Theo bác sĩ Mai, không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện thường. Khi chế biến, nên ưu tiên ăn các thực phẩm mới nấu chín do độc tố botulinum không bền với nhiệt, bất hoạt ở 80 độ C và phân hủy ở nhiệt độ 100 độ C trong 15 phút.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Diễm Hà, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm ngoài do vi khuẩn, còn có nhiễm virus hay ký sinh trùng hay do thực phẩm bị nhiễm độc (chất hoá học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra).

Theo bác sĩ Hà, một số biểu hiện của tình trạng ngộ độc thực phẩm như sau: nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sốt. Và khi bị mất nước sẽ mệt mỏi, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ. Ở giai đoạn nặng, các dấu hiệu càng báo động như: tiêu phân lỏng trên 6 lần ngày, đi tiêu ra máu, ói ra máu, sốt trên 38.5 độ không giảm sau 24 giờ, đau bụng dữ dội…

Từ vụ ngộ độc botulinum: Ăn gì, uống gì để không bị ngộ độc? - Ảnh 5.

Cần lựa chọn hàng quán đủ tiêu chuẩn về chất lượng để ăn uống

THƯỢNG HẢI

"Ngay khi có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, người bệnh nên bù đủ dịch sớm (nhất là ở người già và trẻ em) bằng uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời", bác sĩ Hà khuyến cáo.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bác sĩ Hà lưu ý nên lựa chọn thực phẩm tươi sống và đã được kiểm định an toàn vệ sinh. "Đối với thức ăn chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, hợp vệ sinh và còn thời hạn sử dụng. Bên cạnh đó, cần bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh", bác sĩ Hà nói.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư