Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

đá gà_sổ mơ lô đề

2024-05-20 16:28:45 tác giả:Hào Hà nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Xin điều chuyển 220 tỷ đồng vốn từ cao tốc để thi công tỉnh lộ 1.000 tỷ******

Ngày 20/4, một nguồn tin của Dân tríxác nhận, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đắk Lắk vừa tổ chức cuộc họp về việc điều chuyển vốn kế hoạch ngân sách Trung ương năm 2024 để thực hiện Dự án cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1, nối thành phố Buôn Ma Thuột với huyện biên giới Ea Súp.

Cuộc họp do Sở KH&ĐT chủ trì với sự tham gia của đại diện Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Kho bạc Nhà nước tỉnh cùng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh (Ban QLDA, chủ đầu tư của dự án).

Xin điều chuyển 220 tỷ đồng vốn từ cao tốc để thi công tỉnh lộ 1.000 tỷ - 1

Tuyến Tỉnh lộ 1 tại Đắk Lắk với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đang được triển khai (Ảnh: Uy Nguyễn).

Trước đó, Ban QLDA đã có văn bản về việc điều chuyển, bổ sung kế hoạch 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương cho dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 1. Đây là dự án trọng điểm của tỉnh với tổng mức đầu tư 1.053 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự án năm 2021-2025.

Theo Ban QLDA, đến năm 2024, dự án mới được bố trí tổng số vốn là 550 tỷ đồng, số vốn còn thiếu ở năm cuối thực hiện dự án là 503 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2024 bố trí cho dự án là 100 tỷ đồng, đến ngày 31/1 đã giải ngân hết 100% kế hoạch.

Cũng theo chủ đầu tư, tranh thủ thời tiết thuận lợi trước mùa mưa bão năm nay, các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện phần móng, mặt đường với khối lượng và giá trị hoàn thành lớn.

Xin điều chuyển 220 tỷ đồng vốn từ cao tốc để thi công tỉnh lộ 1.000 tỷ - 2

Hiện tại dự án mới được bố trí 550 tỷ đồng và đang thiếu vốn để các nhà thầu tiếp tục thi công (Ảnh: Uy Nguyễn).

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được bố trí bổ sung vốn, nhà thầu thi công cầm chừng chờ thanh toán khối lượng đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ chung của dự án, không đảm bảo kế hoạch đề ra.

Do đó, phía Ban QLDA tỉnh đã đề nghị điều chuyển vốn dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 để tăng vốn cho dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 1.

Phía UBND tỉnh Đắk Lắk giao Sở KH&ĐT phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, báo cáo đề xuất, tham mưu UBND tỉnh điều chuyển, bổ sung vốn cho dự án này.

Tại cuộc họp, trên cơ sở đề nghị của Ban QLDA các sở, ngành thống nhất việc điều chuyển 220 tỷ đồng vốn từ dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 để tăng vốn cho dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ.

Xin điều chuyển 220 tỷ đồng vốn từ cao tốc để thi công tỉnh lộ 1.000 tỷ - 3

Đoạn cuối của tỉnh lộ 1 đã được thảm nhựa, thuận lợi cho việc lưu thông của người dân (Ảnh: Uy Nguyễn).

"Sau cuộc họp, Sở KH&ĐT sẽ tham mưu cho UBND tỉnh quyết định điều chuyển vốn này. Việc điều chuyển sẽ được bàn bạc kỹ lưỡng, đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, việc điều chuyển này sẽ không làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án trọng điểm quốc gia là dự án xây dựng cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột", nguồn tin cho hay.

Theo ghi nhận, một số đoạn trên tuyến tỉnh lộ 1 đã được nhà thầu thi công gần hoàn thiện, một số đoạn khác đang được đơn vị thi công bố trí phương tiện, nhân lực gấp rút triển khai theo đúng tiến độ.

Dự án Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky (thành phố Buôn Ma Thuột) đến Km49+00 nối thành phố Buôn Ma Thuột với huyện Buôn Đôn và huyện biên giới Ea Súp. Tổng mức đầu tư 1.053 tỷ đồng.

Dự án này có 3 gói thầu bao gồm: Gói số 1, xây dựng cầu Buôn Ky (hơn 82 tỷ đồng); gói số 2, thi công từ Km0+00 - Km29+00, hơn 510 tỷ đồng; gói số 3, thi công từ Km29+00 - Km49+00, hơn 340 tỷ đồng.

Giá USD hôm nay 7.4.2024: Đồng loạt tăng cùng chiều yen Nhật và euro******

Sáng 7.4, giá USD tại các ngân hàng thương mại ghi nhận một tuần gia tăng. Chẳng hạn, Vietcombank mua vào 24.750 đồng, bán ra 25.120 đồng, tăng 150 đồng so với cuối tuần trước. Tương tự, Eximbank tăng 170 đồng sau một tuần, đưa giá mua lên 24.750 đồng, bán ra 25.140 đồng...

Đồng yen Nhật cũng tiếp tục tăng như Vietcombank mua vào 160,06 đồng và bán ra 169,41 đồng, cao hơn tuần trước 1,19 đồng. Tương tự, giá euro cũng tăng suốt tuần. Vietcombank hiện mua vào 26.316 đồng và bán ra 27.759 đồng, cộng thêm 312 đồng...

Giá USD hôm nay 7.4.2024: Đồng loạt tăng cùng chiều yen Nhật và euro- Ảnh 1.

Giá USD tăng cao trong suốt tuần

HUY HƯNG

Ngược chiều với trong nước, giá USD thế giới giảm nhẹ trong tuần qua khi chỉ số USD-Index xuống còn sát mức 104 điểm. Báo cáo việc làm của Mỹ trong tháng 3 được công bố hôm 5.4 (giờ Mỹ) cho thấy kinh tế nước này đã tạo ra thêm 303.000 việc làm trong tháng 3, cao hơn so với dự báo tăng 200.000 việc làm từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Sự tăng trưởng việc làm của Mỹ đã hỗ trợ cho kỳ vọng nới lỏng chính sách tiền tệ và đẩy đồng bạc xanh sụt giảm. Trước đó, USD đã có đà tăng tích cực sau khi một số quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể không cần thiết hoặc sẽ thực hiện ở mức ít hơn trong năm nay nếu lạm phát tiếp tục chững lại.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã công bố giữ nguyên lãi suất sau kỳ họp tháng 3 nhưng cũng giữ quan điểm sẽ có 3 đợt giảm trong năm nay. Mặc dù vậy, một số nhà phân tích cho rằng nếu lạm phát tiếp tục dai dẳng thì không loại trừ khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ điều chỉnh giảm số lần hạ lãi suất...

Bất ngờ Công ty chứng khoán VNDIRECT bị đánh sập hệ thống******

Sáng nay (25.3), nhiều nhà đầu tư đang mở tài khoản tại Công ty chứng khoán VNDIRECT (mã chứng khoán VND) không thể truy cập được. Thông báo từ công ty cho biết hệ thống bị tấn công từ ngày 24.3. Đến 9 giờ sáng nay - bắt đầu phiên giao dịch chứng khoán chính thức - hệ thống này vẫn chưa hoạt động trở lại.

Bất ngờ Công ty chứng khoán VNDIRECT bị đánh sập hệ thống- Ảnh 1.

VNDIRECT thông báo hệ thống bị tấn công từ sáng 24.3

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Ngay trang chủ website của công ty, xuất hiện thông báo: "Kính gửi Quý khách hàng. Hệ thống VNDIRECT bị tấn công từ 10 giờ sáng chủ nhật ngày 24.3. Cho đến sáng nay, đội ngũ công nghệ đã xử lý khắc phục được toàn bộ và đang trong quá trình kết nối trở lại để kịp thời gian giao dịch. Tuy nhiên, quá trình hồi phục dự kiến sẽ mất thời gian nên chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật với quý khách hàng. Xin cảm ơn tất cả mọi người đã đồng hành và tin tưởng vào VNDIRECT. Chúng tôi đã có một ngày khó khăn nhưng chúng tôi đã vượt qua với sự đồng hành của quý khách hàng và các đối tác".

Công ty chứng khoán VNDIRECT bị sập hệ thống 

Trước đó, từ đêm 24.3, fanpage của VNDIRECT cũng có thông báo về sự cố này. Theo quy định, nhà đầu tư có thể đặt lệnh trước giờ giao dịch chính thức là 9 giờ và đến 9 giờ 15 phút sẽ khớp lệnh cho đợt giao dịch mở cửa trên sàn HOSE. Riêng sàn HNX và UPCoM hệ thống giao dịch bắt đầu từ 9 giờ và khớp lệnh liên tục đến khi hết giờ. Không truy cập được đồng nghĩa các nhà đầu tư có tài khoản tại VNDIRECT sẽ phải đứng ngoài cuộc chơi trong phiên khớp lệnh mở cửa. VNDIRECT là một trong những công ty chứng khoán lớn có mặt đầu tiên trên thị trường chứng khoán nên số lượng khách hàng cũng rất đông.

Báo cáo chung cả năm 2023 vừa qua, VNDIRECT đạt doanh thu 6.561 tỉ đồng, giảm 6,2% so với năm 2023 nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 2.017 tỉ đồng, tăng 47,7%.

Nhiều tổ công nghệ số cộng đồng ra đời******

"Giờ tôi chỉ cần ngồi nhà click chuột"

Kể từ khi được phổ biến về việc Huyện đoàn Duy Xuyên áp dụng hệ thống chatbox (tư vấn, trả lời tự động) vào Zalo OA và fanpage "Tuổi trẻ Duy Xuyên", chị Thoa không cần ra đến xã hoặc xuống Trung tâm hành chính huyện để giải quyết thủ tục hành chính nữa.

Nhiều tổ công nghệ số cộng đồng ra đời- Ảnh 1.

Thanh niên H.Duy Xuyên (Quảng Nam) hướng dẫn ứng dụng VNeID cho người dân

ảnh: NAM THỊNH

Theo chị Thoa, trên Zalo hay fanpage của Huyện đoàn, khi truy cập là sẽ được gửi những thông tin cần quan tâm. Sau khi click từng mục, sẽ hiện ra nhiều hướng dẫn về thủ tục hành chính khác. Nếu đủ hồ sơ, Zalo hay fanpage này sẽ dẫn nguồn về Cổng hành chính công của huyện và nộp hồ sơ trực tuyến luôn trên đó. "Thay vì đi xuống tận nơi để giải quyết thủ tục hành chính mất nhiều thời gian như trước đây, giờ tôi chỉ cần ngồi nhà click chuột", chị Thoa nói.

Anh Phan Tự, Bí thư Huyện đoàn Duy Xuyên, cho hay hạng mục ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống chatbox tự động của 2 kênh Zalo OA và fanpage "Tuổi trẻ Duy Xuyên" được ra mắt vào tháng 3.2023. Đây là công trình ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) đầu tiên của Huyện đoàn Duy Xuyên có tính phổ biến cao, không chỉ hỗ trợ đối tượng thanh niên mà còn hướng dẫn hiệu quả cho người dân.

Từ lúc ra mắt hệ thống chatbox tư vấn hành chính công trực tuyến đến nay, đã có hơn 5.000 lượt truy cập trên 2 kênh Zalo và Facebook, giúp hỗ trợ kết nối, tư vấn quy trình, hồ sơ giải quyết thủ tục cho nhiều tài khoản trong và ngoài huyện. Mô hình này được Huyện đoàn Lạng Giang (Bắc Giang) và một đơn vị khác ở miền Trung liên hệ, đề nghị hỗ trợ chuyển giao.

Trong hệ thống chatbox của kênh Zalo OA và fanpage "Tuổi trẻ Duy Xuyên", ngoài dịch vụ công trực tuyến còn có danh mục tư vấn các địa điểm du lịch, ăn uống, nghỉ ngơi cho du khách. Trong đó, tích hợp bản đồ số hóa toàn bộ các di tích lịch sử trên địa bàn huyện. Khi click vào bất cứ địa điểm nào, người dùng sẽ nhận được hướng dẫn đường đi, hình ảnh, video và thông tin chi tiết về địa chỉ đó. Ngoài ra, Huyện đoàn Duy Xuyên còn ra mắt 26 kênh Zalo OA cho các cơ sở Đoàn nhằm thông tin, tuyên truyền hoạt động trên nền tảng mạng xã hội…

Theo anh Tự, để hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn người dân về ứng dụng VNeID, trên địa bàn H.Duy Xuyên có 14 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã/thị trấn, 78 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn/khối phố với 346 thành viên, trong đó có 151 thành viên là thanh niên. "Trên mọi nẻo đường, màu áo xanh của tuổi trẻ vẫn luôn xung kích, tình nguyện đến từng hộ gia đình để hướng dẫn đăng ký, kích hoạt, sử dụng ứng dụng VNeID, tài khoản định danh điện tử. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS đã tạo những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong hoạt động phong trào Đoàn và nhiều lĩnh vực khác", anh Tự nói.

"ĐI TỪNG NGÕ, GÕ TỪNG NHÀ"

Chị Lê Vũ Lệ Hằng, Bí thư Đoàn xã Tam Quang (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà", đơn vị cũng thành lập tổ hỗ trợ cộng đồng dân cư để tới từng nhà vận động, hướng dẫn người dân thực hiện xác thực định danh điện tử, kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID, kích hoạt mã định danh điện tử cá nhân để tham gia các dịch vụ công… Các bạn trẻ còn đến các khu chợ, nhà văn hóa thôn để hướng dẫn, hỗ trợ cài đặt ứng dụng VNeID và kích hoạt định danh điện tử. Các hoạt động được thực hiện bài bản đã tạo sự đồng thuận, người dân hưởng ứng tích cực của người dân.

Nhiều tổ công nghệ số cộng đồng ra đời- Ảnh 2.

Đoàn viên, thanh niên khám phá hệ thống dữ liệu địa chỉ đỏ của tuổi trẻ Quảng Nam

Bà Phan Thị Trinh (55 tuổi, ở thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang, H.Núi Thành) từng loay hoay không biết nên bắt đầu từ đâu để kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Nỗi lo của bà đã được giải quyết, khi các bạn trẻ đến tận nhà hướng dẫn. Người thân trong gia đình bà còn được tuyên truyền để hiểu rõ hơn lợi ích của việc thực hiện Ðề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030). "Với việc kích hoạt số định danh cá nhân, người dân có thể thực hiện các giao dịch hay làm thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận lợi mà không cần tới các giấy tờ rườm rà như trước kia", bà Trinh nói.

Anh Hoàng Văn Thanh, Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên VN tỉnh Quảng Nam, cho biết 1.200 tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập để tuyên truyền, vận động người dân sử dụng các ứng dụng thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến. Tỉnh đoàn Quảng Nam cũng tổ chức 6 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp áp dụng hình thức CĐS cho hơn 300 đoàn viên, thanh niên. Quảng Nam cũng đã xây dựng và ra mắt mô hình thư viện số thông minh tại địa chỉ "tinhdoanqnam.vn/thuvienso", chuyên trang "Giới thiệu và quảng bá sản phẩm khởi nghiệp thanh niên Quảng Nam"; xây dựng công trình thanh niên số hóa các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử, các địa danh bằng mã QR, sử dụng trợ lý ảo trong các hoạt động Đoàn…

CEO Tim Cook cân nhắc hoạt động sản xuất của Apple tại Indonesia******

Sau cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo sáng 17.4 tại Jakarta (thủ đô của Indonesia), CEO Apple Tim Cook cho biết đã thảo luận với người đứng đầu "xứ vạn đảo" về mong muốn của tổng thống trong việc thúc đẩy sản xuất của Apple tại đây.

Lãnh đạo Apple cho biết không có giới hạn trong khả năng đầu tư vào Indonesia, đồng thời bày tỏ tin tưởng đầu tư vào đây. "Có rất nhiều điều tuyệt vời để đầu tư và chúng tôi đang triển khai", ông cho biết. Hiện Apple tích cực tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, lắp ráp bên ngoài Trung Quốc. Hãng đã có nhiều hoạt động sản xuất diễn ra tại Ấn Độ và Việt Nam, đặc biệt sau đại dịch Covid-19.

Ông Tim Cook - CEO Apple tại Jakarta (Indonesia) sáng 17.4

Ông Tim Cook - CEO Apple tại Jakarta (Indonesia) sáng 17.4

Reuters

Trung Quốc hiện là công xưởng lắp ráp của nhiều hãng công nghệ, không chỉ riêng Apple. Hiện đa phần iPhone và iPad được hoàn thiện tại đất nước đông dân nhất thế giới.

Theo Phó giáo sư Chris Miller của đại học Tufts (Mỹ), kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại trong khi chính quyền đẩy mạnh hỗ trợ cho doanh nghiệp nội địa là những yếu tố khiến Apple cần có phương án thay thế. Ông nhận định: "Apple đã đầu tư mạnh hơn vào Ấn Độ, Việt Nam nhưng cũng đang xem xét các thị trường đối tác khác tại Đông Nam Á cho hoạt động sản xuất, lắp ráp".

Tuy chưa có nhà máy tại Indonesia, công ty đã triển khai các chương trình đào tạo nhà phát triển ứng dụng tại đây từ năm 2018 thông qua Học viện phát triển Apple. Chuyến thăm lần này của ông Tim Cook cũng nhằm tham dự lễ khánh thành học viện thứ tư đặt tại Indonesia.

Indonesia cũng công khai nhiều nỗ lực thu hút đầu tư sản xuất nước ngoài nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế. Những cố gắng ấy đã thu hút sự quan tâm của các hãng công nghệ hàng đầu tại Mỹ. Hồi đầu tháng 4, nhóm lãnh đạo của hãng sản xuất chip đồ họa Nvidia đã công bố kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại thành phố Surakarta (Trung Java). Tới cuối tháng này, dự kiến CEO Microsoft - ông Satya Nadella cũng sẽ có chuyến thăm tới "xứ vạn đảo", theo lời Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Indonesia.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người******
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 1.
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 2.
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 3.

Ngôn ngữ - Phát minh vĩ đại nhất của loài người

Với hơn 7.000 ngôn ngữ trên thế giới, việc tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển của chúng vẫn là điều bí ẩn và thú vị đối với nhiều nhà khoa học. Dựa trên gần 40 năm nghiên cứu thực địa, nhà nhân học, ngôn ngữ học nổi tiếng người Mỹ Daniel Leonard Everett đã đưa ra góc nhìn độc đáo của riêng mình về vấn đề này trong cuốn sách "Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người".

Cuốn sách được chia thành bốn phần. Phần một "Những tông Hominini đầu tiên", ông tập trung vào chủ đề sự ra đời của ngôn ngữ. Phần hai "Những thích nghi về mặt sinh học dành cho ngôn ngữ" phân tích các đặc điểm tiến hóa sinh học ở loài người để có được khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Phần ba "Sự tiến hóa của hình thức ngôn ngữ" là câu chuyện về sự hoàn thiện của ngôn ngữ từ thể sơ khai nhất - ngôn ngữ nói - tới chỗ trở thành một phương tiện tư duy, giao tiếp ngày càng phức tạp. Phần cuối cùng của cuốn sách - "Sự tiến hóa về văn hóa của ngôn ngữ" nhìn nhận ngôn ngữ trong vai trò tạo dựng văn hóa.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 4.

Tác giả Daniel Everett bắt đầu cuốn sách bằng cách xem xét sự xuất hiện của ngôn ngữ trong bối cảnh lịch sử của loài người. Không giống như hầu hết các nhà ngôn ngữ học hiện đại, Everett tin rằng sự phát triển của ngôn ngữ bắt đầu sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, ông lập luận rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ Homo erectus (Người đứng thẳng) từ khoảng hai triệu năm trước. Homo sapiens (người tinh khôn) hay các loài người hậu duệ khác đều kế thừa ngôn ngữ mà thôi. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ loài người đã tiến hóa tương đương 60.000 thế hệ.

Theo Everett, yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển và sử dụng ngôn ngữ chính là bộ não. Đặc biệt, ông nhận thấy ngôn ngữ không phải là một đặc điểm bẩm sinh của con người, mà là một phát minh. Ngôn ngữ phát triển như một kết quả tất yếu của sự tiến hóa văn hóa - xã hội chứ không đơn thuần do bộ não con người chi phối. Mỗi ngôn ngữ đều phản ánh lịch sử, môi trường và nhu cầu giao tiếp của cộng đồng sử dụng nó.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 5.

Sự tiến hóa của ngôn ngữ

Ngôn ngữ đã phát triển dần dần trong quá trình tiến hóa của loài người, bắt đầu từ những nỗ lực biểu ý đơn giản bằng lời nói và cử chỉ. Everett dành phần lớn cuốn sách để phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ và cách thức ngôn ngữ phát triển theo thời gian. Ông đã đưa ra nhiều ví dụ từ các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới để minh họa cho các luận điểm của mình.

Từ hơn 60.000 thế hệ trước, Homo erectus phát minh ra ngôn ngữ, lúc đầu còn đơn giản, được tiến hóa tuần tự và dần trở nên phức tạp, đa dạng, được bản địa hóa và được sử dụng trong từng cộng đồng cụ thể, ở mọi nơi trên Trái đất. Ngôn ngữ đã bắt nguồn từ biểu tượng (hay ký hiệu) văn hóa, được sáng tạo và định hình dựa trên văn hoá, sau đó trở nên khả dụng và ngày càng hiệu quả nhờ vào bộ não lớn, dày đặc các tế bào thần kinh. Loài người và hệ thống sinh lý - thần kinh, bộ máy phát âm thanh... đã liên tục và đồng thời cùng ràng buộc nhau, bổ sung cho nhau để tiến hóa, nâng cấp và phát triển.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 6.

Ngôn ngữ không phải là một hệ thống cố định, mà luôn luôn biến đổi theo thời gian dưới tác động của xã hội. Các ngôn ngữ có thể thay đổi về mặt ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm theo thời gian. Điều này được giải thích bởi ngôn ngữ là một sản phẩm của quá trình giao tiếp giữa con người. Sự giao thoa văn hóa khiến ngôn ngữ học thêm từ mới, mất đi từ cũ, không còn phù hợp. Đặc biệt, công nghệ hiện đại đã khiến nhiều từ ngữ ra đời để miêu tả các khái niệm mới. Ngôn ngữ phát triển liên tục để phục vụ nhu cầu giao tiếp ngày càng cao của con người.

Tác giả cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống quy tắc phức tạp cho phép con người giao tiếp với nhau. Không chỉ là một công cụ để truyền đạt thông tin, mà ngôn ngữ còn là phương tiện tư duy để con người thể hiện bản thân, tạo ra những ý tưởng mới và xây dựng văn hóa. Ông cũng chỉ ra rằng ngôn ngữ có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và là một công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để thay đổi thế giới.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 7.

"Lược sử ngôn ngữ" là một cuốn sách khoa học phổ thông, hấp dẫn và dễ đọc, cung cấp cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ. Qua cuốn sách, tác giả Everett muốn nhấn mạnh rằng, mỗi ngôn ngữ đều mang dấu ấn đặc trưng của lịch sử, môi trường sống và văn hóa của cộng đồng sử dụng nó. Chính sự đa dạng và phong phú về ngôn ngữ đã tạo nên bản sắc con người. Điều đó, thôi thúc chúng ta trân trọng và bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ trên thế giới.

Cuốn sách được Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ học trong Tủ sách Nền tảng đổi đời. Độc giả có thể dễ dàng tìm đọc và chọn mua sách tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 8.

"Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người"


TRI THỨC LÀ ÁNH SÁNG!

TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC!

(Đón đọc kỳ sau: "Sự hình thành và bản chất của tâm lý đám đông")

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư