Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

leonbet rong bach kim_fabet đặt cược

78win soi cầu

{time   Tác giả: Huy Ngô  Chỉnh sửa: Dương Văn   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Đại tá Công an biệt phái làm Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang******

Chiều 15/4, Sở Y tế tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về công tác cán bộ.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang tiếp nhận biệt phái Đại tá Hồ Văn Dũng - Phó Giám đốc Bệnh viện 30/4 (Bộ Công an) và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.

Thời hạn tiếp nhận biệt phái và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang là 2 năm, kể từ ngày 15/4.

Đại tá Công an biệt phái làm Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang - 1

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho Đại tá Hồ Văn Dũng (bên trái).

Phát biểu tại Lễ công bố quyết định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung thay mặt UBND tỉnh Kiên Giang chúc mừng Đại tá Hồ Văn Dũng.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang mong Đại tá Hồ Văn Dũng cùng tập thể Đảng ủy, Ban giám đốc, cán bộ, nhân viên Sở Y tế và ngành y tế tỉnh Kiên Giang vượt khó, đoàn kết, cùng tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành.

Đại tá Hồ Văn Dũng sinh năm 1972, quê ở Bạc Liêu. Trước khi nhận nhiệm vụ này, Đại tá Hồ Văn Dũng từng công tác tại Trung tâm Y tế huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang; Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, Phó Cục trưởng Cục Y tế (Bộ Công an), Phó Giám đốc Bệnh viện 30/4 (Bộ Công an).

  Hơn chục người xúm vào kéo ô tô đậu cạnh đám cháy ở TPHCM******

Ngày 31/3, Công an quận Tân Phú (TPHCM) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra vụ hỏa hoạn xảy ra tại phường Tân Quý.

Khoảng 11h30 cùng ngày, khói lửa bùng lên tại căn nhà trên đường Tân Hương. Phát hiện vụ việc, một số người dân tìm cách dập lửa nhưng bất thành, đám cháy nhanh chóng lan rộng, lửa cháy lan lên phần mái che.

Thời điểm trên, có một ô tô bán tải đậu cạnh bên. Thấy vậy, khoảng hơn chục người dân đã đến hợp sức đẩy chiếc xe ra khỏi vùng ảnh hưởng vụ cháy.

Hơn chục người xúm vào kéo ô tô đậu cạnh đám cháy ở TPHCM - 1

Hơn chục người dân lao vào đẩy ô tô ra khỏi đám cháy (Ảnh: Cắt từ clip).

Nhận tin báo, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận Tân Phú đã điều động nhiều cán bộ chiến sĩ cùng phương tiện chuyên dụng đến hiện trường dập lửa. Đám cháy được dập tắt ngay sau đó. 

Theo người dân, căn nhà nơi xảy ra vụ hỏa hoạn trước đây là quán cà phê, thời điểm xảy ra vụ việc, nơi đây không có người bên trong.

Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người, tuy nhiên khiến một số tài sản bị thiêu rụi.

  Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh được điều động chức vụ mới******

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 286 điều động, bổ nhiệm ông Bùi Hồng Minh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, giữ chức Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh được điều động chức vụ mới - 1

Ông Bùi Hồng Minh (Ảnh: VGP).

Ông Bùi Hồng Minh sinh năm 1971, quê ở Thanh Hóa.

Trước khi được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Bùi Hồng Minh là Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Ông cũng từng đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam.

Ngày 27/9/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 1140/QĐ-TTg về việc cử thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Trưởng ban.

Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng ban.

Ban có chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện công tác đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh (doanh nghiệp Nhà nước) và phát triển doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng xây dựng chương trình, kế hoạch đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.

Bên cạnh đó, đơn vị này cũng phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức nghiên cứu các mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách phục vụ cho việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và phát triển doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; theo dõi việc thí điểm chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp…

  Giá vàng nhẫn tăng 'không tưởng'******

Tăng gấp đôi vàng miếng

Bất chấp ngày cuối tuần, giá vàng nhẫn 4 số 9 vẫn không ngừng tăng và thiết lập một kỷ lục không ai tưởng tượng nổi, lên 74,5 triệu đồng/lượng. Ngày 7.4, Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vàng nhẫn lên 73,07 triệu đồng, bán ra 74,47 triệu đồng (mức cao nhất trong ngày lên 74,57 triệu đồng). Tập đoàn Doji mua vào 72,9 triệu đồng, bán ra 74,35 triệu đồng. Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mua vào 71,8 triệu đồng, bán ra 73,1 triệu đồng… 

Dù giá ở mức cao nhưng thị trường lại khan hiếm vàng nhẫn. Hôm qua, chúng tôi liên hệ với cửa hàng PNJ Cách Mạng Tháng 8 (Q.3, TP.HCM), nhân viên bán hàng cho biết hiện còn hai nhẫn loại 5 phân. Xem trên hệ thống các cửa hàng khác cùng địa bàn, hầu hết đều hết vàng nhẫn, có 1 - 2 điểm chỉ còn lại một nhẫn loại 1 chỉ. "Mặc dù giá vàng tăng mạnh nhưng nhiều người hỏi mua vàng nhẫn", nhân viên bán hàng giải thích.

Biến động vàng ngày 8.4: Bẫy giảm giá rình rập giá vàng

Như vậy, chỉ trong một tuần, giá vàng nhẫn đã tăng 2,6 triệu đồng/lượng (tương ứng mức tăng 3,7%). Tốc độ tăng giá của vàng nhẫn gấp đôi vàng miếng (chỉ tăng 1,3 triệu đồng - tương ứng 1,6%). Công ty SJC mua vào vàng miếng với giá 79,5 triệu đồng, bán ra 81,9 triệu đồng. Công ty PNJ mua vào 79,5 triệu đồng, bán ra 81,9 triệu đồng. Tập đoàn Doji có giá bán lên 82 triệu đồng, mua vào chỉ 79 triệu đồng. 

Giá vàng miếng SJC có mức thấp nhất thị trường thuộc về Công ty Bảo Tín Minh Châu ở mức 81,65 triệu đồng chiều bán ra, mua vào 79,6 triệu đồng. Với tốc độ tăng giá bất thường của vàng nhẫn, vàng miếng SJC rút ngắn mức cao hơn nhẫn xuống còn 7,5 - 8,9 triệu đồng mỗi lượng, thay vì từ 10 - 12 triệu đồng/lượng trước đó.

Giá vàng nhẫn tăng 'không tưởng'- Ảnh 1.

Vàng nhẫn đang khan hiếm và giá tăng nhanh

Ngọc Thắng

Không chỉ tăng nhanh hơn vàng miếng trong nước, giá vàng nhẫn tăng nhanh hơn cả giá trên thị trường quốc tế. Trong 7 ngày qua, giá vàng thế giới tăng 70 USD/ounce, tương ứng khoảng 2 triệu đồng/lượng, lên 2.330 USD/ounce. Còn giá vàng nhẫn tăng tới 2,6 triệu đồng/lượng và đang cao hơn giá thế giới từ 2,5 - 3,9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tăng quá nhanh khiến nhiều người "tiếc hùi hụi" vì bán quá sớm. Anh C.N (Q.3, TP.HCM) mua 2 lượng vàng nhẫn từ trước tết và bán cách đây khoảng chục ngày ở giá 68 triệu đồng/lượng, thu về 9 triệu tiền lãi. Nếu để đến hiện nay, số lãi đã tăng lên gấp đôi. "Thị trường kháo nhau ngày 31.3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) báo cáo đề xuất giải pháp sửa đổi Nghị định 24 với Chính phủ thì giá vàng sẽ giảm mạnh. Thế nên trước hai ngày, tôi mang vàng đi bán. Bán xong giá vàng giảm thật, lại tưởng mình may mắn. Nào ngờ đến giờ vẫn chưa có thông tin gì về sửa đổi Nghị định 24 còn giá vàng thì tăng phi mã. Chẳng biết đường nào mà lần", anh N. than trời.

Lý giải về cơn tăng giá bất thường của vàng nhẫn, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, cho rằng thị trường đang có xu hướng dịch chuyển sang vàng nhẫn do người mua lo ngại giá vàng miếng SJC ở mức cao. Trong khi đó, thị trường vàng nhẫn không đủ nguồn nguyên liệu nên rơi vào tình cảnh khan hiếm dù không phải là thương hiệu độc quyền, dẫn đến ngày càng trở nên đắt đỏ. 

"Theo một số dự báo của các chuyên gia nước ngoài, giá kim loại quý quốc tế có thể lên 2.500 - 2.600 USD/ounce, lúc này vàng nhẫn cũng có thể sẽ lên 77 - 78 triệu đồng/lượng. Trong bối cảnh giá vàng miếng SJC không biến động nhiều thì khả năng giá vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng có thể rút ngắn còn 1 - 2 triệu đồng/lượng", ông Khánh nói.

Vì sao NHNN im lặng?

Hơn một tuần sau thời hạn Chính phủ yêu cầu NHNN tổng kết, báo cáo về Nghị định 24 nhưng NHNN vẫn chưa chính thức công bố đề xuất xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, phát triển thị trường minh bạch, lành mạnh, hiệu quả và bền vững. Trước đó, Chính phủ liên tục có những công văn, cũng như các cuộc họp liên quan đến nghị định này.

Thực tế, các bất cập trên thị trường vàng không phải đến nay mới được đặt ra. Năm 2017, NHNN được Chính phủ giao nhiệm vụ "quản lý hiệu quả thị trường vàng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án chống vàng hóa, trong đó các giải pháp cần có lộ trình triển khai phù hợp với thực tiễn của VN, nghiên cứu có lộ trình, giải pháp huy động và sử dụng vào sản xuất kinh doanh nguồn lực vàng". 

Tại tờ trình sửa đổi Nghị định 24 lúc bấy giờ, NHNN cho rằng: "Việc quản lý thị trường vàng trong nước thời gian tới sẽ tập trung vào mục tiêu ổn định bền vững thị trường vàng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, thoát ly tác động của giá vàng đến tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối và ổn định kinh tế vĩ mô". Năm 2022, NHNN đã lập đoàn nghiên cứu, đi kiểm tra thực tế, đánh giá thị trường vàng trong nền kinh tế, nhu cầu của người dân… Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơ chế nào đổi mới thị trường vàng trong khi giá vàng trong nước ngày càng đắt đỏ hơn so với giá vàng thế giới.

Giá vàng nhẫn tăng 'không tưởng'- Ảnh 2.

Theo ông Huỳnh Trung Khánh, quan trọng nhất lúc này là nguồn nguyên liệu vàng sản xuất đang cạn đi. Các đơn vị kinh doanh vàng gần như không dám đụng đến những nguồn nguyên liệu trôi nổi bên ngoài vì rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Năm ngoái, hiệp hội đã có kiến nghị NHNN cho phép 3 đơn vị được nhập khẩu mỗi đơn vị 500 kg vàng nguyên liệu. Nếu đề xuất này sớm được thông qua, mỗi đơn vị nhập về hơn 13.300 lượng vàng trong 6 tháng sẽ giải quyết được tình trạng vênh giá vàng nhẫn hiện nay.

Tương tự, TS Nguyễn Hữu Huân (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) cho rằng cơ quan công an, quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý còn nhu cầu vàng nhẫn lại đang tăng cao. Tình trạng khan hiếm vàng nguyên liệu xảy ra nên dẫn đến giá tăng bất thường gần đây. "Cho phép nhập vàng chính ngạch với khối lượng vừa đủ vừa giải quyết được vấn đề giá vàng, tiêu tốn USD nhưng quản lý được. Còn để vàng trôi nổi ngoài thị trường thì cũng phải tiêu tốn ngoại tệ mà lại quản lý không được", ông Huân đề xuất.

Ông Huỳnh Trung Khánh cũng cho rằng bên cạnh cho phép nhập khẩu nguyên liệu, vấn đề bỏ độc quyền vàng miếng cũng đang được thị trường chờ đợi khi sửa đổi Nghị định 24. Những giải pháp này nên sớm được công bố vì nếu tính độ trễ thì cũng mất vài tháng mới có tác dụng lên thị trường. Đồng quan điểm, TS Nguyễn Hữu Huân nói thêm bỏ độc quyền vàng miếng và chuyển sang cạnh tranh hoàn toàn thì mới có thể kéo giá trong nước bám sát giá thế giới. Còn bỏ độc quyền và chuyển sang độc quyền nhóm thì giá có thể giảm nhưng chưa chắc bám sát thế giới bởi các nhà vàng có thể thống nhất với nhau vì một lợi ích chung. Nếu hướng đến mục tiêu kéo giá vàng trong nước sát giá thế giới thì ngoài bỏ độc quyền còn phải thực hiện phát triển sàn vàng vật chất (không phải vàng tài khoản) để người mua bán vàng có thể thực hiện giao nhận thực tế.

Mua vàng nhiều rủi ro

Về mặt kỹ thuật, giá vàng thế giới có khả năng còn tiếp tục tăng trong tuần tới, lên mức kháng cự 2.342 USD/ounce, ngưỡng tâm lý quan trọng ở 2.350 USD/ounce. Lúc đó, có thể giá vàng nhẫn sẽ bị đẩy lên, đắt hơn 5 triệu đồng/lượng so với vàng thế giới. Dù vậy, những người mua vàng thời điểm này chịu nhiều rủi ro, lỗ cao hơn lời bởi chênh lệch giữa giá mua - giá bán ở mức cao, lên hơn 1,3 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia vàng Dương Anh Vũ

  Thủ tướng trao đổi với Tổng thư ký ASEAN về Myanmar và Biển Đông******

Ngày 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn đang có chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam. 

Trao đổi về xây dựng cộng đồng ASEAN, Thủ tướng khẳng định sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Ông nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường và thích ứng trong môi trường khu vực và quốc tế đầy biến động, bảo đảm xây dựng một cộng đồng phát triển nhanh, bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại.

Cho rằng ASEAN cần thúc đẩy quan hệ đối thoại với các nước đối tác, nhất là các nước lớn, theo hướng cân bằng, đa dạng hóa, đa phương hóa, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, gia tăng điểm đồng, Thủ tướng cho biết việc này nhằm giảm thiểu bất đồng vì mục tiêu xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực, vì một ASEAN vững mạnh, độc lập, tự cường và chủ động thích ứng.

Thủ tướng trao đổi với Tổng thư ký ASEAN về Myanmar và Biển Đông - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn ngày 23/4 (Ảnh: TTXVN).

Trước những biến động phức tạp của tình hình khu vực và quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy xử lý các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông và Myanmar.

Đối với vấn đề Biển Đông, Thủ tướng khẳng định ASEAN đang có cách tiếp cận đúng đắn, duy trì vai trò nòng cốt thúc đẩy đối thoại, giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, tránh xảy ra leo thang căng thẳng, xung đột, bảo đảm hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực.

Về tình hình Myanmar, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam và các nước thành viên ASEAN luôn ủng hộ các nỗ lực hỗ trợ nhân đạo của ASEAN và các đối tác tại Myanmar. 

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mong muốn ASEAN tiếp tục kiên định và kiên trì triển khai đồng thuận 5 điểm, hỗ trợ Myanmar - một thành viên của gia đình ASEAN.

Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam ủng hộ nước Chủ tịch ASEAN 2024 Lào và Đặc phái viên của Chủ tịch về Myanmar, cũng như Tổng Thư ký ASEAN trong thúc đẩy triển khai Đồng thuận 5 điểm, nhất là huy động hỗ trợ nhân đạo từ cộng đồng quốc tế cho người dân Myanmar, thông qua Trung tâm AHA, góp phần giúp Myanmar vượt qua giai đoạn khó khăn này.

"Hơn lúc nào hết, ASEAN cần đoàn kết, thúc đẩy cách tiếp cận sáng tạo, đột phá hơn, hỗ trợ Myanmar tìm kiếm giải pháp khả thi, bền vững, vì lợi ích của người dân Myanmar, và vì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực", Thủ tướng nhấn mạnh. 

Thủ tướng trao đổi với Tổng thư ký ASEAN về Myanmar và Biển Đông - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Thư ký ASEAN trao đổi các vấn đề liên quan trong hợp tác ASEAN (Ảnh: TTXVN).

Đánh giá cao sáng kiến về Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định đây là sáng kiến quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng như của Việt Nam trong thúc đẩy hình thành một diễn đàn của riêng ASEAN về chính tương lai của ASEAN. 

Diễn đàn góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm, thích ứng nhanh chóng trước những biến động về địa chính trị cũng như cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực.

Qua tiếp xúc với các đối tác, Tổng Thư ký cho biết các nước đối tác luôn bày tỏ coi trọng quan hệ và vai trò trung tâm của ASEAN, sẵn sàng hỗ trợ ASEAN triển khai các trọng tâm ưu tiên ở từng trụ cột cộng đồng, nhất là về thương mại, đầu tư, đào tạo nguồn lực, giao lưu kết nối nhân dân.

Về tình hình Myanmar, Tổng thư ký cho rằng ASEAN cần tiếp tục thúc đẩy các bên liên quan tại Myanmar tăng cường tiếp xúc, đối thoại vì lợi ích của người dân Myanmar và hòa bình, ổn định khu vực.

Về vấn đề Biển Đông, ông Kao Kim Hourn hoan nghênh và đánh giá cao tư duy chiến lược và cách tiếp cận đúng đắn của Việt Nam; mong muốn các bên thúc đẩy đàm phán, hướng tới hoàn tất một COC thực chất, hiệu quả, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và vì lợi ích của ASEAN.

Nhân dịp này, Thủ tướng và Tổng Thư ký cũng trao đổi các vấn đề liên quan khác trong hợp tác ASEAN như thúc đẩy các nỗ lực của Timor Leste sớm trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN, tăng cường năng lực của Ban Thư ký ASEAN thông qua tuyển dụng cán bộ có năng lực từ các nước, trong đó có Việt Nam.

  Bộ Nông nghiệp đề xuất tạm ngưng công bố hợp quy thuốc thú y******

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) mới có báo cáo Thủ tướng, Phó Thủ tướng về bất cập trong công bố hợp quy thuốc thú y và kiến nghị cho phép bộ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2016 của bộ quy định về quản lý thuốc thú y theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Theo đó, thông tư sửa đổi, bổ sung sẽ quy định việc đánh giá sự phù hợp, công bố hợp quy thuốc thú y được thực hiện theo phương thức 1.

Bộ NN&PTNT đánh giá, việc này vừa bảo đảm thực hiện công bố hợp quy thuốc thú y theo quy định, không phải lấy mẫu giám sát đánh giá chất lượng sản phẩm hằng năm, vừa không phải đánh giá quá trình sản xuất, góp phần giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ có văn bản chỉ đạo, cho tạm ngưng hoặc không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2 cho đến khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và luật có hiệu lực thi hành.

Dài hạn, Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ xem xét, đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo hướng loại trừ thuốc thú y không phải công bố hợp quy.

Trong công văn 2125 gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả xử lý bất cập trong công bố hợp quy thuốc thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, hiện cả nước có tổng cộng 90 cơ sở sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vaccine thú y.

Bộ Nông nghiệp đề xuất tạm ngưng công bố hợp quy thuốc thú y - 1

Một số vaccine dùng để tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm (Ảnh: Lê Ngân).

Tất cả 100% cơ sở này đều đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực, quản lý chất lượng và được cơ quan quản lý nhà nước đánh giá và cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO).

Tính đến tháng 3/2024, cả nước có 18.620 sản phẩm thuốc thú y được đăng ký lưu hành tại Việt Nam, thực tế đang lưu hành khoảng 10.000 sản phẩm.

Với nhiều thông tư liên quan thực hiện quy định của Luật Thú y, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện việc đánh giá chất lượng, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, lập hồ sơ đăng ký lưu hành cho từng sản phẩm thuốc thú y theo đúng quy định.

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"009 liên kết ngân hàng"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức