Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

gi8 chuyên gia dự đoán_betclub368 quaythu

2024-09-11 23:56:34 tác giả:Phúc Mạc nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.Đà Nẵng: Thanh niên thành phố 5 không******

Nội dung phong trào “5 xung kích” cũng có sự thay đổi, bên cạnh “xung kích phát triển kinh tế xã hội”, “tình nguyện vì cộng đồng”, “bảo vệ Tổ quốc, an ninh chính trị, an toàn xã hội”, “xây dựng môi trường văn minh đô thị”, Thành đoàn Đà Nẵng tập trung “xung kích thực hiện Chỉ thị 24 Thành ủy” nhằm cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến.

Nổi bật là đại hội đề ra quyết tâm thực hiện đề án “Thanh niên thành phố 5 không”: không có hộ thanh niên nghèo; không có học sinh, sinh viên bỏ học; không có thanh niên dính đến ma túy; không có thanh niên lang thang xin ăn; không có thanh niên giết người, cướp của.

Nguyễn Tú

Uống 4 lon bia rồi nghỉ ngơi 4 giờ, tài xế ở TPHCM vẫn vi phạm nồng độ cồn******

Tối 21/4, ông V.H.H. (SN 1968, quê Đồng Tháp) từ quận Bình Tân lái xe máy sang quán nhậu trên đường Minh Phụng (quận 11) ăn sinh nhật với 5 người bạn.

Lúc 21h30, sau khi uống hết 1 xị rượu (250ml), ông H. lái xe máy về lại phòng trọ. Đến đường Hòa Bình, người đàn ông bị Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự Công an quận 11 kiểm tra phát hiện nồng độ cồn mức 0,646mg/lít khí thở.

Uống 4 lon bia rồi nghỉ ngơi 4 giờ, tài xế ở TPHCM vẫn vi phạm nồng độ cồn - 1

Ông V.H.H. có nồng độ cồn mức kịch khung (Ảnh: An Huy).

Ông H. bị CSGT lập biên bản xử phạt 7 triệu đồng, tước bằng lái 23 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.

Nam tài xế cho biết, ông làm nghề phụ hồ, công việc bấp bênh. Tối 21/4 ông tính bỏ xe máy lại quán, đón xe ôm về nhưng trong túi chỉ còn 10.000 đồng. Với mức phạt trên, ông nói bỏ luôn xe vì không có tiền nộp.

"Tuần rồi tôi phụ hồ 4 ngày được hơn 1 triệu đồng tiền công, không đủ đóng trọ. Giờ CSGT phạt 7 triệu, tôi lấy gì nộp. Tiền không có, xe bị giam, chắc tôi bỏ về quê luôn", ông H. nói.

Khoảng 15 phút sau, ông P.N.T. (SN 1979, quê Khánh Hòa) lái xe máy vừa về tới cửa nhà trên đường Tống Văn Trân, phường 5 (quận 11) liền bị CSGT ập đến kiểm tra phát hiện nồng độ cồn mức 0,066mg/lít khí thở.

Uống 4 lon bia rồi nghỉ ngơi 4 giờ, tài xế ở TPHCM vẫn vi phạm nồng độ cồn - 2

Ông T. bị CSGT kiểm tra khi lái xe vừa về đến cửa nhà (Ảnh: An Huy).

CSGT đưa ông T. cùng phương tiện đến chốt cách đó 500m lập biên bản, xử phạt 2,5 triệu đồng, tước bằng lái 7 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.

Ông T. cho biết, trưa cùng ngày đến nhà bạn trên đường Trịnh Đình Thảo (quận Tân Phú) nhậu liên hoan và uống chừng 4 lon bia. Sau nhậu, ông hát karaoke 4 giờ rồi mới lái xe về nhà.

"Tôi về đứng trước cửa nhà rồi, các anh CSGT kêu ra kiểm tra. Tôi nhậu xong, nghỉ ngơi 4 giờ mới lái xe, có say xỉn gì đâu. Tôi không ngờ sau cuộc nhậu lâu như vậy mà vẫn còn nồng độ cồn trong hơi thở", ông T. nói rồi ký biên bản.

Cùng lúc, ông N.Q.A. (44 tuổi, ngụ quận 11) lái xe máy trên đường Hòa Bình với khuôn mặt đỏ bừng cũng bị CSGT dừng phương tiện kiểm tra phát hiện vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung.

Uống 4 lon bia rồi nghỉ ngơi 4 giờ, tài xế ở TPHCM vẫn vi phạm nồng độ cồn - 3

Một số tài xế khác vi phạm bị CSGT lập biên bản (Ảnh: An Huy).

"Tôi đang nhậu cùng bạn bè trên đường Bình Long, quận Bình Tân. Uống được 4 lon, thấy bản thân đã ngà ngà say nên tôi trốn về trước, đến gần nhà bị CSGT kiểm tra. Tối nay bạn bè mời quá, tôi từ chối không được", ông A. chia sẻ.

Trong đêm, một số trường hợp tài xế uống rượu bia rồi lái xe cũng bị Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự Công an quận 11 lập biên bản xử phạt. Trong đó, một trường hợp tài xế bỏ phương tiện rời đi, không xuất trình giấy tờ.

Cao tốc Phan Thiết******

Công ty kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC-E) vừa có công văn đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn trong việc xác định nguồn kinh phí về công tác quản lý, vận hành và bảo trì cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

VEC-E được Ban quản lý dự án Thăng Long giao nhiệm vụ bảo trì cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây từ 29/4/2023 đến khi chọn được cơ quan bảo trì chính thức. 

Tuy nhiên, đến nay, VEC-E chưa được thanh toán hơn 10 tỷ đồng cho việc quản lý, vận hành và bảo trì đường cao tốc. Lý do là Bộ GTVT và Ban quản lý dự án Thăng Long chưa xác định được nguồn kinh phí.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thiếu kinh phí vận hành, bảo trì - 1

Đoạn qua trạm thu phí cuối tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thuộc địa phận Đồng Nai (Ảnh: Hoàng Bình).

Tại buổi làm việc ngày 19/4, Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết sẽ tiếp tục báo cáo Bộ GTVT về việc xác định nguồn kinh phí đối với công tác vận hành, bảo trì tuyến cao tốc trên trước 25/4.

Sau 28/4, nếu chủ đầu tư vẫn chưa xác định được nguồn kinh phí thì VEC-E sẽ xem xét tạm dừng quản lý, vận hành, bảo trì cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khởi công tháng 9/2020, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, quy mô 6 làn xe. Do thuộc diện đầu tư công, việc thu phí cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết phải chờ quy định mới. Hiện, Bộ GTVT và Bộ Tài chính hoàn thiện đề án thu phí sử dụng đường bộ đầu tư công để trình Chính phủ xem xét, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

VEC-E được thành lập năm 2010 có trụ sở tại TPHCM, hoạt động chính trong lĩnh vực giao thông. Công ty đang quản lý bảo trì vận hành cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây nối liền tuyến Dầu Giây - Phan Thiết.

Phong trào thanh niên tình nguyện đã làm lay động xã hội******

Phong trào thanh niên tình nguyện đã làm lay động xã hội- Ảnh 1.

Ông Hoàng Bình Quân, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn

BẢO ANH

Hành trình của phong trào tình nguyện

Thưa ông, được coi là "cha đẻ" của Tháng Thanh niên, xin ông cho biết Tháng Thanh niên đã ra đời như thế nào?

Vào thời điểm năm 2003, khi tôi là Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên VN, phong trào thanh niên tình nguyện đã lan rộng trong phạm vi cả nước. Có thể nói, đó là một thực tiễn sinh động để thấy khí thế của một phong trào đang được dấy lên rất tốt và năng lượng của thanh niên, sinh viên rất dồi dào. Điều đó đặt ra một suy nghĩ là làm sao chúng ta có không gian và thời gian rộng hơn nữa, tốt hơn nữa để khơi dậy một cách mạnh mẽ và cao độ tinh thần hành động vì cộng đồng của thanh niên. Tôi và anh chị em trong Ban Bí thư T.Ư Đoàn và Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên VN có suy nghĩ là chúng ta cần có Tháng Thanh niên. Nhưng lúc đó đặt vấn đề này không hề dễ dàng.

Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã quyết định chủ động phát động chương trình Tháng Thanh niên đầu tiên với tinh thần "Thanh niên hành động vì cộng đồng, xã hội chăm lo, bồi dưỡng thanh niên". Tháng Thanh niên đầu tiên mà T.Ư Đoàn phát động nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng và đã thành công tốt đẹp.

Sau đó, T.Ư Đoàn đã có báo cáo gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng, Thường trực Chính phủ về kết quả Tháng Thanh niên và cuối năm 2003, Ban Bí thư T.Ư Đảng và Thường trực Chính phủ đã đồng ý với đề nghị chọn tháng 3 là Tháng Thanh niên, bắt đầu từ năm 2004.

Thưa ông, sau khi Tháng Thanh niên ra đời, phong trào thanh niên tình nguyện đã có gì mới?

Vào những năm 1998 - 1999, phong trào tình nguyện được khởi đầu trong sinh viên với các chương trình Mùa hè xanh, Viên gạch hồng... Đến năm 2000, phong trào thanh niên tình nguyện được phát động trong cả nước. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nội dung hoạt động của phong trào chưa phong phú lắm, chủ yếu thanh niên tình nguyện đi vùng sâu, vùng xa và đảm nhận những việc khó khăn mà cộng đồng xã hội chưa lo được, như: sửa đường, làm cầu, vệ sinh môi trường, sửa sang nghĩa trang liệt sĩ, giúp bà con khó khăn… Từ khi tháng 3 được chọn là Tháng Thanh niên, giá trị của phong trào đã được nhân lên rất lớn. Tổ chức Đoàn đã tổ chức được rất nhiều hoạt động và đội hình tình nguyện như: Trí thức trẻ tình nguyện, Y bác sĩ trẻ tình nguyện…

Phong trào thanh niên tình nguyện đã làm lay động xã hội- Ảnh 2.

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM làm đường trong chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè

ảnh: THANH THÙY

Có thể nói, phong trào tình nguyện đã phát triển cả về chất và lượng, ngày càng đi vào chiều sâu, đóng góp thiết thực cho xã hội.

Ấn tượng sâu đậm trong lòng xã hội

Sau 20 năm hình thành và phát triển, theo ông, Tháng Thanh niên và phong trào thanh niên tình nguyện đã có giá trị như thế nào đối với người trẻ nói riêng và đời sống xã hội nói chung?

Trong 20 năm qua, Tháng Thanh niên đã có rất nhiều giá trị với cộng đồng. Thanh niên đã tình nguyện đi đầu trong nhiều lĩnh vực như: xóa đói, giảm nghèo, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học kỹ thuật nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, y tế, giáo dục, công nghệ… Đó là những vấn đề hết sức thiết thực mà thanh niên đang đóng góp rất hiệu quả cho sự phát triển của cộng đồng.

Hình ảnh của thanh niên, màu áo xanh tình nguyện và những việc làm của họ ngày càng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bà con, trong lòng xã hội. Điều đó là bước chuyển biến rất có ý nghĩa đối với cách nhìn, nhận thức của xã hội về vai trò, sứ mệnh, tính xung kích của thanh niên. Phong trào thanh niên tình nguyện đã làm lay động xã hội. Nội dung là thanh niên tình nguyện nhưng khi làm thì không chỉ có thanh niên. Các lực lượng khác, đối tượng khác, thậm chí "nam phụ lão ấu" trên địa bàn thanh niên tình nguyện đều tham gia. Có nghĩa là tính tập hợp, lôi cuốn của phong trào thanh niên tình nguyện đối với xã hội rất mạnh mẽ.

Đối với tuổi trẻ, phong trào thanh niên tình nguyện là môi trường thực tiễn sinh động để các bạn rèn luyện, trưởng thành về mặt nhận thức, về kiến thức, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, bồi đắp tình thương, tính nhân văn, trách nhiệm công dân của thanh niên.

Thưa ông, ý nghĩa của Tháng Thanh niên không chỉ là để thanh niên hành động vì cộng đồng, mà còn có ý nghĩa để chăm lo, bồi dưỡng thanh niên. Vậy 20 năm qua, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm như thế nào đối với thanh niên?

Với hoạt động của Tháng Thanh niên, với phong trào thanh niên tình nguyện, Đảng và Nhà nước ngày càng thấy vai trò và tầm quan trọng của công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi, thấy được sức mạnh của lực lượng trẻ. Trước đây, nói đến Đoàn thanh niên là nói đến vai trò xung kích. Bắt đầu những năm 2000, bên cạnh vai trò xung kích, chúng ta nói nhiều hơn đến phong trào thanh niên tình nguyện. Có thể thấy, đây là bước phát triển mới cả về lý luận và thực tiễn về sự nhìn nhận của xã hội đối với lực lượng trẻ. Phong trào thanh niên tình nguyện là hoạt động xung kích trong thời kỳ mới.

Sau khi Tháng Thanh niên ra đời và có trải nghiệm thực tiễn tiếp diễn năm này qua năm khác, đến năm 2005, Quốc hội đã thông qua luật Thanh niên. Sau này, chúng ta có Chiến lược phát triển thanh niên VN; Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng có rất nhiều nghị quyết về công tác thanh niên. Như vậy, thực tiễn chứng minh, Tháng Thanh niên đã góp phần nâng cao sự quan tâm của xã hội đối với thanh niên và nâng cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo ngày càng sâu sát, hiệu quả của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đối với thanh niên và công tác thanh niên.

Theo ông, để Tháng Thanh niên và phong trào tình nguyện có sức sống lâu bền, tổ chức Đoàn, Hội cần phải làm gì?

Có thể thấy, Tháng Thanh niên đã đi vào lịch sử và hiệu ứng đến nhanh hơn, hiệu quả hơn trước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải tiếp tục suy nghĩ và tiếp tục khắc phục những mặt hạn chế, bởi tính thiết thực đòi hỏi rất cao. Hành động gì và làm gì cũng phải tính đến hiệu quả thiết thực, thực chất. Phong trào càng thực chất bao nhiêu thì càng có chiều sâu bấy nhiêu. Xã hội cần tính thiết thực. Sức sống lâu bền của phong trào thanh niên tình nguyện là tính thiết thực. Vì thế, theo tôi, nội dung hoạt động của Tháng Thanh niên cần đi vào chiều sâu và hiệu quả là quan trọng nhất. Nếu nâng cao được nội dung và chất lượng hoạt động thì Tháng Thanh niên sẽ có sức sống lâu bền và sẽ ngày càng hiệu quả hơn nữa.

Xin cảm ơn ông!

Sạt lở bịt kín hầm ở Đèo Cả, đường sắt Bắc******

Tối 12/4, ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết tại khu vực Đèo Cả, thuộc xã Đại Lãnh, tỉnh Khánh Hòa xảy ra tình trạng sạt lở hầm đường sắt, khiến tuyến giao thông này bị chia cắt.

"Hiện ngành đường sắt đã huy động ô tô chuyển tải hàng trăm khách từ tàu SE8 sang SE5 và ngược lại, để tiếp tục hành trình. Dự kiến hầm được thông vào 23h hôm nay (12/4)", ông Vinh cho hay.

Sạt lở bịt kín hầm ở Đèo Cả, đường sắt Bắc - Nam bị chia cắt - 1

Đất đá sạt lở chặn kín hầm đường sắt đoạn qua khu vực Đèo Cả (Ảnh: Phú Khánh).

Trước đó, khoảng 12h45 cùng ngày, trần hầm đường sắt Bãi Gió bất ngờ sạt hơn 100m3 đất, đá bịt kín cửa hầm.

Nhận được tin báo, hàng chục cán bộ, công nhân được huy động cùng nhiều máy móc đến hiện trường để đào bới đất đá, thông hầm.

Sự cố khiến tàu SE8, chở 300 khách, xuất phát từ ga Sài Gòn vào sáng nay phải dừng ở ga Giã, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).

Còn tàu SE5, chở 350 khách, xuất phát từ Hà Nội phải dừng ở ga Tuy Hòa (Phú Yên).

Thời điểm trên, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), đang công tác cách đó vài trăm km nên đã di chuyển đến hiện trường để chỉ đạo khắc phục.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Khánh cho biết hầm Bãi Gió có từ thời Pháp, đến nay là một trong các tuyến hầm yếu đang phải tu sửa.

"Chiều dài đoạn sạt lở khoảng hơn 20m. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để thông đường trong đêm nay", ông Khánh chia sẻ.

Sạt lở bịt kín hầm ở Đèo Cả, đường sắt Bắc - Nam bị chia cắt - 2

Hàng chục cán bộ, công nhân được huy động cùng nhiều máy móc đến hiện trường để đào bới đất đá, thông hầm (Ảnh: VNR).

Trong thời gian chờ thông đường, tàu Bắc - Nam lưu thông trên tuyến sẽ phải dừng tại nhà ga 2 đầu là ga Hảo Sơn (Phú Yên) và ga Đại Lãnh (Khánh Hòa). Việc tu sửa hầm Bãi Gió nằm trong dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc trên đoạn Vinh - Nha Trang do Ban quản lý dự án 85 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư.

Liên danh Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô - Công ty cổ phần Tổng công ty Công trình đường sắt - Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 3 là nhà thầu thi công gói thầu trên.

Hàng ngàn tỉ đồng Quỹ bình ổn giá xăng dầu khó thu hồi******

Bộ liên tục "thúc" DOANH NGHIỆP trả quỹ

Bộ Công thương vừa có công văn giục Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) nộp gấp số tiền doanh nghiệp (DN) này nợ Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu về ngân sách với số tiền nợ quỹ và lãi phạt chậm nộp khoảng 612 tỉ đồng.

Hàng ngàn tỉ đồng Quỹ bình ổn giá xăng dầu khó thu hồi- Ảnh 1.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đầu mối vi phạm quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

NHẬT THỊNH

Trước đó khoảng 1 tháng, Bộ Công thương và Bộ Tài chính cũng đã có công văn hối thúc DN này nộp trả số tiền nợ quỹ nhưng không kết quả. Hải Hà Petro là một trong 7 DN đầu mối xăng dầu bị Thanh tra Chính phủ kết luận đã sử dụng quỹ sai mục đích BOG, không kết chuyển về tài khoản quỹ và để lại tài khoản thanh toán của DN thường xuyên trong nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại quỹ với số tiền lên gần 8.000 tỉ đồng. Trong số này, có 3 DN đầu mối đã từng bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần. Số tiền nợ Quỹ BOG xăng dầu của Công ty Hải Hà tính đến cuối tháng 11.2023 là 612 tỉ đồng. Đơn vị này cũng khai thiếu, nợ thuế bảo vệ môi trường hàng nghìn tỉ đồng và bị Bộ Công thương rút giấy phép đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối xăng dầu.

Ngoài Hải Hà Petro, một DN đầu mối xăng dầu khác là Xuyên Việt Oil cũng đã bị Bộ Công thương thu hồi giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu từ tháng 8.2023. Tổng cục Hải quan cũng đã có công văn dừng thông quan sản phẩm xuất nhập khẩu của 2 DN này từ cuối tháng 1 vừa qua. Đến nay, nhiều lãnh đạo cao cấp của 2 DN này bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam để điều tra tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát…

Trong văn bản gửi Hải Hà Petro, Bộ Công thương dẫn quy định cho biết Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đầu mối xăng dầu trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ BOG xăng dầu. Bộ này đồng thời là đơn vị kiểm tra, kiểm soát nguồn nộp, cũng như chấp hành quy định về thu nộp và xử lý theo thẩm quyền hành vi vi phạm về thuế, phí, các khoản thu khác. Còn Bộ Tài chính khẳng định cơ quan này có các biện pháp để cưỡng chế, thu hồi tiền chiếm dụng của DN. Tuy nhiên, do vụ án đang điều tra nên cần phối hợp, chờ phán quyết từ phía cơ quan công an. Như vậy, việc thu hồi tiền Quỹ BOG xăng dầu từ các DN sai phạm này khá gian nan, chưa biết đến bao giờ.

Theo quy định tại Nghị định 95/2021 về kinh doanh xăng dầu, Quỹ BOG xăng dầu được lập tại DN khi Bộ Công thương cấp giấy phép kinh doanh cho DN đầu mối. Quỹ chỉ được sử dụng trong trường hợp khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc trích và chi sử dụng quỹ này không đúng mục đích trong thời gian dài.

Nên có đơn vị trung gian giữ quỹ

Luật sư Trương Thanh Đức, Trưởng ban Tư vấn và phản biện chính sách thuộc Hội Các nhà quản trị DN VN, cho rằng việc để Quỹ BOG xăng dầu tại tài khoản các DN đầu mối ngay từ đầu đã sai vì quỹ chỉ được sử dụng khi cơ quan quản lý cho phép. Nay DN bị rút giấy phép rồi, làm thế nào để hối thúc họ chuyển tiền về? "DN sử dụng tiền này cho việc khác và vi phạm bị xử phạt nhiều lần trước khi bị bắt, bị rút giấy phép kinh doanh cơ mà", ông Đức nói.

Phải quy định một cơ quan trung gian quản lý quỹ này hoặc tối thiểu phải quy định bắt buộc phong tỏa quỹ này. Quan trọng nhất là quỹ nhằm bình ổn giá xăng dầu nhưng không bình ổn được thị trường đúng bản chất.


—Luật sư Trương Thanh Đức (Trưởng ban Tư vấn và phản biện chính sách thuộc Hội Các nhà quản trị DN VN)

"Nghị định 83 quy định thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc lựa chọn ngân hàng, quản lý và đảm bảo bảo toàn số dư Quỹ BOG xăng dầu; tại Thông tư liên tịch 39/2014 và thông tư 103/2021 quy định Quỹ BOG xăng dầu được thương nhân đầu mối hạch toán và theo dõi riêng bằng một tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng thương mại, nghiêm cấm sử dụng quỹ để cấp vốn kinh doanh hoặc cho các mục đích khác ngoài việc để bình ổn giá xăng dầu. Tuy nhiên, các quy định trên chỉ có giá trị khuyến nghị vì không hề có cơ chế, biện pháp cụ thể cần thiết để bảo đảm rằng nó phải được giữ nguyên trên thực tế", luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh.

Tại kết luận thanh tra vào đầu tháng 1 vừa qua, Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng cơ quan quản lý Quỹ BOG xăng dầu có sự đùn đẩy trách nhiệm; thiếu quy định, quy chế phối hợp và phân công nhiệm vụ giữa Bộ Tài chính (đơn vị chủ trì) và Bộ Công thương (đơn vị phối hợp quản lý), trong quá trình kiểm tra, giám sát thương nhân xăng dầu đầu mối. Ngân hàng Nhà nước chưa ban hành văn bản hướng dẫn cho ngân hàng thương mại về quản lý Quỹ BOG xăng dầu, gây ra tình trạng 7 DN sử dụng quỹ sai mục đích với tổng số tiền là hơn 7.927 tỉ đồng. Số tiền này đã được giữ trong tài khoản thanh toán trong nhiều kỳ mà không được chuyển về tài khoản quỹ.

Từ đó, luật sư Đức kiến nghị: "Phải quy định một cơ quan trung gian quản lý quỹ này hoặc tối thiểu phải quy định bắt buộc phong tỏa quỹ này. Quan trọng nhất là quỹ nhằm BOG xăng dầu nhưng không bình ổn được thị trường đúng bản chất. Nếu muốn giữ Quỹ BOG xăng dầu trong bối cảnh hiện nay, nên sửa đổi quy định về quỹ là với mức giá thế giới thế nào, sẽ được chi bình ổn bao nhiêu. Ví dụ, giá dầu từ 70 - 80 USD/thùng sẽ không được nhận quỹ; giá dầu thế giới tăng lên 90 USD/thùng, được chi quỹ cho 5 USD; lên 100 USD/thùng, được chi

7 USD… Không thể lập quỹ kiểu giá dầu tăng thì chi ồ ạt; giá tăng nữa, hết tiền rồi, lấy gì mà chi? Đó là chưa nói giá tăng liên tục, nhưng vì sợ biến động, không cho chi đồng nào như trong thời gian qua".

Trao đổi với Thanh Niên, nhiều chuyên gia kinh tế tài chính cũng cho rằng, việc thu hồi số tiền Quỹ BOG xăng dầu tại các DN hoàn toàn có thể thực hiện được, thông qua các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc thu hồi sớm khá khó khăn.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nêu quan điểm, việc Bộ Công thương liên tục phát công văn hối thúc DN nộp quỹ do DN tuy bị rút giấy phép hoạt động đầu mối xăng dầu, nhưng các dòng tiền của DN vẫn còn luân chuyển nơi này nơi kia, nên vẫn có thể chuyển về để trả ngân sách được. Thậm chí, ngay cả khi DN tuyên bố phá sản, từ khoản định giá tài sản của DN, cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể tính toán, ưu tiên thu hồi tiền nhà nước trước. Số nợ tiền Quỹ BOG xăng dầu có thể thu về được, nhưng chắc phải có thời gian…

Ngoài ra, theo ông Thịnh, quản lý Quỹ BOG xăng dầu có nhiều vấn đề trong công tác giám sát. Việc trích lập và xả Quỹ BOG xăng dầu không được chú ý, do diễn biến giá không tăng quá đột biến, nên có thể việc kiểm tra, giám sát bị lơi lỏng. Nguy cơ chiếm dụng quỹ rất dễ tiếp diễn khi chúng ta vẫn để quỹ lưu tại tài khoản của DN lập ra, trong khi có nhiều đơn vị khó khăn kinh doanh. Cần thay đổi cách quản lý và có công tác kiểm tra, giám sát quỹ theo từng kỳ điều chỉnh giá.

Bộ Công thương trong vai trò quản lý hàng hóa, xuất nhập khẩu, biết nguồn hàng của DN bán ra, mua về bao nhiêu, sẽ nắm số dư quỹ rất chi tiết. Thế nên, nên chăng xác định trách nhiệm quản lý quỹ này cho một cơ quan nhất định và chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố.


PGS-TS Đinh Trọng Thịnh


Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư