Trang chủ

kimsa88 cho số chuẩn_mu88 có thật sự xanh chín không

大字 日期:2024-05-20 14:36:01 nguồn:Quảng Minh hàng ngày

  Hàng thủ Thanh Hóa lúng túng, CLB CAHN cùng HLV Kiatisak thở phào vì được 'tặng quà'******

Màn chạm trán giữa giữa Thanh Hóa và CLB (CAHN) ảnh hưởng rất nhiều đến cục diện ở tốp đầu V-League. Hai đội đang so kè nhau trên bảng xếp hạng và đều không có kết quả không tốt gần đây. Chính vì thế, 1 chiến thắng là điều mà cả Thanh Hóa và CLB CAHN hướng đến.

Trong 3 trận gần nhất ở V-League, CLB Thanh Hóa chỉ có 1 điểm. Sự thiếu vắng trung vệ Gustavo vì chấn thương đã ảnh hưởng rất nhất đến đội bóng xứ Thanh. HLV Popov đã mang về trung vệ Benjamin van Meurs để trám vào vị trí này và cầu thủ người Úc tiếp tục xuất phát ở trung tâm hàng phòng ngự, làm chỗ dựa vững chắc cho các đồng đội. Dù vậy, hàng tiền vệ của CLB Thanh Hóa vẫn tỏ ra mỏng manh khi trụ cột quan trọng là Thái Sơn vắng mặt do thẻ phạt.

Mọi thứ tại CLB CAHN cũng không khá hơn khi “tuần trăng mật” của HLV Kiatisak đã kết thúc. Quang Hải cùng các đồng đội chỉ giành được 1 điểm trong 2 trận gần nhất ở V-League và đã bị loại khỏi Cúp quốc gia. Đội khách cũng không có sự phục vụ của Janio, Văn Toản vì thẻ phạt. Điều tích cực với HLV Kiatisak là Phan Văn Đức đã trở lại trên băng ghế dự bị. Trước đó, cựu cầu thủ của SLNA đã bị đứt dây chằng từ tháng 4.2023 và phải ngồi ngoài gần 1 năm.

Hàng thủ Thanh Hóa lúng túng, CLB CAHN cùng HLV Kiatisak thở phào vì được 'tặng quà'- Ảnh 1.

Phan Văn Đức (số 20) trở lại sau thời gian dài chấn thương

CLB CAHN

Tính chất quan trọng của trận đấu khiến hai đội nhập cuộc thận trọng và tỷ số hòa 0-0 sau hiệp 1 phản ánh đúng những gì diễn ra trên sân. Khoảng 20 phút đầu, CLB Thanh Hóa là đội kiểm soát bóng tốt hơn nhưng cũng không dám đẩy cao đội hình tấn công.

Bắt đầu từ phút 21, HLV Kiatisak thay đổi chiến thuật và CLB CAHN đẩy cao nhịp độ trận đấu. Cơ hội cũng liên tục đến với Geovane và Quang Hải. Ở phút 21, Geovane có tình huống băng xuống, nhận đường chuyền ngang của Jeferson nhưng bóng đi lập bập khiến tiền đạo của CLB CAHN dứt điểm hụt đáng tiếc. Tình huống tương tự cũng đến với Quang Hải 2 phút sau đó khi từ đường chuyền từ cánh trái thuận lợi của tân binh Ngọc Long, Quang Hải cũng dứt điểm không trúng bóng trong tình huống sở trường.

Hàng thủ Thanh Hóa lúng túng, CLB CAHN cùng HLV Kiatisak thở phào vì được 'tặng quà'- Ảnh 2.

Geovane (phải) bỏ lỡ cơ hội ghi bàn trong hiệp 1

CLB CAHN

Trong ngày Thái Sơn vắng mặt hàng tiền vệ của CLB Thanh Hóa gần như bị “bóp nghẹt”. Lối đá ban bật tốc độ ở trung lộ không còn xuất hiện mà thay vào đó đội chủ nhà chủ trương đẩy bóng sang hai biên hoặc chơi bóng dài. Đội trưởng Rimario thi đấu tích cực trong hiệp 1 và tỏ ra quá đơn độc trên hàng công. Những điểm nhấn mà cầu thủ mang áo số 11 để lại là liên tiếp các tình huống va chạm với Bùi Hoàng Việt Anh. Chơi cạnh Rimario, cựu binh Lê Văn Thắng cũng không để lại pha bóng nào đáng chú ý. Chính vì thế, hiệp 1 khép lại với đội chủ nhà khi họ không có bất kỳ 1 cú sút trúng đích nào.

Hàng thủ Thanh Hóa lúng túng, CLB CAHN cùng HLV Kiatisak thở phào vì được 'tặng quà'- Ảnh 3.

CLB Thanh Hóa (áo vàng) cũng bế tắc trong hiệp 1

CLB THANH HÓA

Sang hiệp 2, thế trận diễn ra cởi mở hơn khi hai đội chủ trương chơi ăn miếng trả miếng. Thanh Hóa bất ngờ dồn ép CLB CAHN trong khoảng 10 phút đầu với liên tiếp các tình huống bóng bổng. Trong đó, Rimario vẫn là “hạt nhân” chính của những đường lên bóng. Tuy nhiên, sự chắc chắn chắn của thủ thành Nguyễn Filip vẫn được thể hiện và khiến tiền đạo đối phương nản lòng.

Giữa lúc thế trận đang tốt lên, CLB Thanh Hóa bất ngờ rơi vào tình huống hú vía. Phút 59, Đinh Viết Tú phán đoán tình huống không tốt để Jeferson băng xuống đối mặt với Thanh Thắng, sau đó ngã trong vòng cấm. Trọng tài không ngần ngại chỉ tay vào chấm phạt đền. Rất may cho CLB Thanh Hóa là VAR đã vào cuộc, xác định thủ thành của đội chủ nhà không phạm lỗi.

Kể từ pha bóng này, sự chủ động của trận đấu hoàn toàn thuộc về CLB CAHN. Đội khách cũng nhanh chóng có bàn mở tỷ số 5 phút sau đó. Hàng phòng ngự dày đặc của Thanh Hóa thi đấu lúng túng và không thể cản tình huống đi bóng của Geovane, giúp tiền đạo của CLB CAHN đưa bóng vào vòng cấm và Jeferson dễ dàng sút tung lưới Thanh Thắng.

Hàng thủ Thanh Hóa lúng túng, CLB CAHN cùng HLV Kiatisak thở phào vì được 'tặng quà'- Ảnh 4.

Jeferson có bàn thắng dễ dàng nhất trong sự nghiệp

CLB CAHN

Bị dẫn bàn, những cầu thủ có thiên hướng tấn công như Nguyên Hoàng, Lâm Ti Phông được HLV Popov tung vào sân nhưng đều thi đấu không tốt. 

Không những vậy, hàng thủ của đội chủ nhà vẫn thi đấu thiếu tập trung và vất vả khi đối mặt với những cầu thủ tốc độ của CLB CAHN. Ở những phút bù giờ, CLB Thanh Hóa còn nhận liên tiếp 2 thẻ đỏ của Quốc Phương và Lê Văn Thắng. "Niềm đau" của CLB Thanh Hóa khép lại bằng việc để Phan Văn Đức chọc thủng lưới ở phút 90+6, ấn định chiến thắng 2-0 cho CLB CAHN.

Hàng thủ Thanh Hóa lúng túng, CLB CAHN cùng HLV Kiatisak thở phào vì được 'tặng quà'- Ảnh 5.

Ngày trở lại ngọt ngào của Phan Văn Đức

CLB CAHN

“Phơi áo” trên sân nhà, CLB Thanh Hóa đã rơi xuống vị trí thứ 5 với 22 điểm. Trong khi đó, CLB CAHN có 25 điểm, tiếp tục đứng thứ 3. HLV Kiatisak cũng có thể thở phào khi họ đã chấm dứt chuỗi 3 trận không thắng liên tiếp và cuộc đua vô địch của CLB CAHN cũng dần trở lại.

Xem Night Wolf V.League 1 - 2023/24 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn

Xem giải hạng nhất quốc gia Bia Sao Vàng V.League 2 - 2023/24 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn

Xem Cúp quốc gia Casper 2023/24 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn

Tải ngay ứng dụng FPT Play tại https://fptplay.vn/ung-dung/download để xem V.League 1 đỉnh nhất trên FPT Play.

Giá xăng dầu, chỉ doanh nghiệp đầu mối được quyết******

Doanh nghiệp bán lẻ vẫn bị bỏ quên?

Cụ thể, Bộ Công thương đề xuất nhà nước không điều hành giá xăng dầu, mà công bố giá thế giới bình quân 15 ngày và một số chi phí cố định như tỷ giá ngoại tệ, các loại thuế, phí, chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp (DN).

Dựa trên các dữ liệu đó, các DN đầu mối sẽ tự đưa ra giá bán tối đa và giá bán lẻ tới người tiêu dùng không được cao hơn mức tối đa này. Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối có trách nhiệm công bố giá bán lẻ trên trang thông tin điện tử của DN hoặc trên các phương tiện thông tin giá bán lẻ ngay sau khi điều chỉnh giá, niêm yết công khai tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu. "Quy định này nhằm giảm sự can thiệp của nhà nước vào quyết định giá bán của DN", Bộ Công thương nhấn mạnh và cho rằng chính việc để cho DN đầu mối tự quyết giá bán sẽ giúp họ cạnh tranh về chi phí, loại bỏ việc áp dụng giá xăng dầu chia hai vùng kiểu xa cảng, xa kho, xa nhà máy như hiện nay.

Giá xăng dầu, chỉ doanh nghiệp đầu mối được quyết- Ảnh 1.

Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu mới cho phép doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối quyết giá bán lẻ xăng dầu

Đào Ngọc Thạch

Bà Nguyễn Thị Sinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chiến Thắng (Yên Bái), nói việc để DN tự tính toán các chi phí, rồi quyết giá bán, nhưng quy định DN đầu mối tự tính toán đưa ra mức giá tối đa, rồi giá bán lẻ cũng do đầu mối và phân phối quyết và không được cao hơn mức tối đa này… cho thấy đề xuất mới chỉ bảo đảm cho DN đầu mối, thương nhân phân phối đủ các chi phí, lợi nhuận còn với DN bán lẻ lại không có quy định nào cụ thể. Như vậy, bổn cũ vẫn soạn lại, mức thù lao bán hàng của DN bán lẻ vẫn dựa vào tính toán của DN đầu mối và phân phối. Nên nếu nói sự cạnh tranh bình đẳng trên thương trường thì DN bán lẻ dường như bị bỏ quên quyền lợi trong dự thảo nghị định này. Họ vẫn không có quyền tự quyết được giá bán ra cho người tiêu dùng và vẫn phụ thuộc giá bán lẻ từ đầu mối.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Công ty xăng dầu Hải Âu Phát, cho rằng: "Nên có một định nghĩa là thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: thương nhân đầu mối kinh doanh, thương nhân sản xuất xăng dầu, phân phối, bán lẻ, kinh doanh dịch vụ xăng dầu. Thương nhân đầu mối khi đã được trao quyền định giá bán lẻ, phải có sự thỏa thuận với thương nhân bán lẻ, đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí cho từng khâu trong hệ thống phân phối của mình và phù hợp với tỷ lệ phần trăm chi phí lợi nhuận dự thảo hoạch định. Ngoài ra, thương nhân phân phối phải có trách nhiệm công khai và tính toán tỷ lệ phù hợp. Khi các khâu có rõ ràng tỷ lệ về chi phí và lợi nhuận thì thị trường xăng dầu mới ổn định và quan trọng hơn, tạo động lực phát triển cho DN nói chung".

Ngoài ra, các DN cũng cho rằng ưu điểm của việc tự tính toán chi phí sẽ bỏ quy định giá vùng 1 và vùng 2 là tốt cho người tiêu dùng. Hiện nay, có đến 46 tỉnh thành đang mua xăng dầu theo giá vùng 2, do phải cộng thêm chi phí vận chuyển, nên cao hơn vùng 1 (gần kho, gần cảng, gần nhà máy lọc dầu…) từ 500 - 600 đồng/lít. Tuy nhiên, các quy định này cũng lỗi thời nên trong thực tế, người dân tại "thủ phủ" xăng dầu, có nhà máy lọc dầu như Thanh Hóa, lại phải mua xăng dầu bằng giá của vùng 2, theo quy định cũ được áp trước đây.

Giảm tầng nấc và giảm sự can thiệp của nhà nước thực sự

Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Chủ tịch Chi hội Xăng dầu, Hiệp hội DN nhỏ và vừa VN, nói hoàn toàn ủng hộ chính sách để DN kinh doanh tự quyết giá cả. Tuy nhiên, các quy định khác trong dự thảo lại vô hình trung khiến đề xuất mới không đạt như kỳ vọng là tiến tới một thị trường kinh doanh có tính cạnh tranh, bình đẳng. Bà góp ý: Nghị định sửa đổi nên giảm tầng nấc trung gian nhiều nhất có thể. Thị trường nên có 2 tầng kinh doanh trong hệ thống. Đó là DN đầu mối chịu trách nhiệm tạo nguồn, nhập khẩu, sản xuất; DN phân phối, bao gồm cả bán buôn và bán lẻ. 

Bà Hường nói: "Trong thực tế, thương nhân phân phối cũng như DN bán lẻ, mua hàng từ đầu mối về bán, tại sao lại phân biệt cho họ có quyền ra giá cho bán lẻ và lại có hệ thống bán lẻ. Trong khi đó, bán lẻ là không được phép bán buôn. Hiện tại, quy định cho thấy DN bán lẻ chỉ được bán lẻ cho người tiêu dùng qua cột bơm, còn bán cho DN vận tải, nhà máy sản xuất là bán buôn, nhà bán lẻ muốn bán giá tốt hơn cho khách hàng đó cũng không được. Trong khi một cửa hàng xăng dầu có xe bồn, nằm bên cạnh công ty vận tải, hay nhà máy sản xuất, họ có thể mua hàng từ đầu mối về bán sỉ cho DN kinh doanh dịch vụ vận tải, sản xuất này với giá cạnh tranh, rẻ hơn vẫn được chứ. Theo tôi, quy định thương nhân phân phối có đặc quyền bán sỉ, ra giá cho DN bán lẻ là chưa công bằng".

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú phân tích: DN đầu mối được trao quyền quyết định giá bán, nhưng kiểm soát chi phí, lợi nhuận định mức vẫn thuộc nhà nước quản lý. Như vậy, cách điều hành giá xăng dầu vẫn còn lấn cấn ở việc "cho bơi, nhưng trói bớt 1 chân lại". Đã gọi là cơ chế thị trường thì phải xác định lời ăn lỗ chịu. Mỗi DN sẽ có cách quản lý riêng, cách bán hàng riêng, bảo đảm tối đa bán được nhiều hàng, bảo đảm duy trì hoạt động của DN. Muốn vậy, nghị định mới hãy có sự cởi trói đột phá hơn. Hãy để DN tự quyết giá mà không phải chỉ DN bán buôn. Bán buôn đưa ra giá bán buôn, bán lẻ phải có giá bán lẻ, đủ để cạnh tranh và bán được hàng nhiều hơn. 

Cơ quan quản lý chỉ nên có những quy định về tiêu chuẩn hàng hóa. Còn lại, việc DN bán lẻ mua về bán, mua đầu mối nào, thì các DN tự đàm phán với nhau. Đặc biệt, nên cho DN bán lẻ mua hàng trực tiếp từ nhà máy, không phải cứ qua ông đầu mối mà thôi. Hiện 2 nhà máy lọc hóa dầu đang cung cấp 70% nguồn hàng trong nước. Chính các nhà máy cũng phải cạnh tranh với nhau để giữ chân bạn hàng. 

Giá cơ sở xăng dầu tại mỗi kỳ điều chỉnh nên mang tính định hướng, còn lại để DN được quyết định theo cung cầu thị trường. Chi phí định mức cũng vậy, chỉ nên định hướng và để DN quyết định cụ thể. Hiện trong quản lý giá xăng dầu, chúng ta đang lạm dụng công tác bình ổn và tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu, rồi tỷ lệ chi phí, lợi nhuận… là không nên. Mọi thứ chỉ mang tính định hướng để DN cạnh tranh, tạo môi trường phát triển bền vững và thị trường ổn định hơn.

Chuyên gia về giá, Chủ tịch Hội Thẩm định giá VNNguyễn Tiến Thỏa

Lửa ngùn ngụt bao trùm nhà kho 1.000m2******

Theo thông tin ban đầu, lúc 21h ngày 16/4, người dân trông thấy ngọn lửa bùng lên từ nhà kho của hộ kinh doanh xoài sấy trên địa bàn xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nên nhanh chóng thông báo cho lực lượng chức năng.

Lửa ngùn ngụt bao trùm nhà kho 1.000m2 - 1

Nhà kho rộng 1.000m2 bị thiêu rụi (Ảnh: Chụp màn hình từ clip).

Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh điều động 8 xe chữa cháy cùng 39 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường phối hợp Công an huyện Cái Bè tiến hành chữa cháy.

Khói lửa dữ dội ở nhà kho rộng 1.000m2 (Clip: Mạng xã hội).

Hiện trường vụ hỏa hoạn là kho đóng gói trái cây đã ngưng hoạt động. Chất cháy bên trong chủ yếu là giấy bìa nên lửa lan nhanh, diện tích cháy khoảng 1.000m2.

Cảnh sát triển khai đội hình phun nước dập tắt đám cháy, điều tiết giao thông, ổn định tình hình an ninh trật tự xung quanh khu vực.

Gần 23h cùng ngày, đám cháy cơ bản được dập tắt, không gây thiệt hại về người. 

Lửa ngùn ngụt bao trùm nhà kho 1.000m2 - 2

Lực lượng chức năng triển khai đội hình dập lửa (Ảnh: CTV).

Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra.

Nhiệm kỳ 2023******

Ngày 29.3, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Hội nghị diễn ra bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 5.000 cán bộ Hội, hội viên, sinh viên tại 410 điểm cầu trực tuyến ở các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài. Anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, chủ trì hội nghị.

Nhiệm kỳ 2023 - 2028 là giai đoạn quan trọng của Hội Sinh viên Việt Nam- Ảnh 1.

Anh Nguyễn Minh Triết phát biểu tại hội nghị

BẢO ANH

Phát biểu khai mạc, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI diễn ra trong bối cảnh xã hội tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2030, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Chính vì vậy, đại hội với khẩu hiệu hành động"Sinh viên Việt Nam - vững bản sắc - giàu khát vọng - kiến tạo tương lai - dựng xây đất nước" đã thể hiện rõ sứ mệnh, mục tiêu của hội viên, sinh viên Việt Nam trong việc thực hiện hóa khát vọng, kiến tạo tương lai, giữ gìn bản sắc dân tộc; ý chí của sinh viên Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

Theo anh Triết, để thực hiện được các mục tiêu đó, đại hội cũng đưa ra 11 chỉ tiêu trọng tâm, phân bổ đều trên các mặt công tác Hội và phong trào sinh viên, đảm bảo tính toàn diện, để từ đó các cấp bộ Hội bám sát và cụ thể hóa bằng những chỉ tiêu riêng của đơn vị mình.

Đưa nghị quyết đi vào cuộc sống

Anh Triết cho biết, nhiệm kỳ 2023 - 2028 là giai đoạn quan trọng của Hội Sinh viên Việt Nam, là giai đoạn mà các cấp bộ Hội, cán bộ Hội, hội viên, sinh viên cần phải nỗ lực để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

"Thế hệ sinh viên nhiệm kỳ 2023 - 2028 là lớp kế cận cho mục tiêu 2030. Với vai trò xung kích của mình, mỗi cán bộ, hội viên, sinh viên ý thức tầm quan trọng của việc học tập, quán triệt nghị quyết lần này và đặt mục tiêu cao hơn cho sự phát triển mà Đại hội Sinh viên toàn quốc lần thứ XI đã đề ra", anh Triết mong muốn.

Nhiệm kỳ 2023 - 2028 là giai đoạn quan trọng của Hội Sinh viên Việt Nam- Ảnh 2.

Sinh viên và cán bộ Hội tham gia hội nghị trực tiếp tại điểm cầu T.Ư Đoàn

BẢO ANH

Theo anh Triết, hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 được triển khai với tinh thần khẩn trương nhằm sớm đưa nghị quyết đi vào cuộc sống.

Nhấn mạnh đặc thù sinh viên có sự thay đổi rất nhanh, anh Triết đề nghị, các cấp bộ Hội học tập, quán triệt nghị quyết song song với xây dựng chương trình hành động nhằm xác lập luôn các nhiệm vụ thực hiện từng năm và cả nhiệm kỳ nhằm đạt hiệu quả cao nhất Nghị quyết Đại hội Sinh viên toàn quốc lần thứ XI.

Ngay sau khai mạc, các đại biểu được nghe báo cáo với 3 chuyên đề trọng tâm gắn với 1 phong trào và 2 chương trình của Hội Sinh viên Việt Nam, gồm: Phong trào "Sinh viên 5 tốt" nhiệm kỳ 2023 - 2028; Xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh, góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị; Đồng hành, tư vấn hỗ trợ sinh viên Việt Nam.

Trình Quốc hội chuyên đề giám sát tối cao trong năm 2025******

Dự kiến Chương trình giám sát năm 2025 của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội được cho ý kiến tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 23/4.

Báo cáo nội dung này, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nêu bối cảnh năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là năm các địa phương sẽ tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kì 2026-2031. Đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại khác của đất nước.

Trình Quốc hội chuyên đề giám sát tối cao trong năm 2025 - 1

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường (Ảnh: Phạm Thắng).

Vì là năm cuối nhiệm kỳ, theo ông Cường, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề trong cả nhiệm kỳ.

Tổng Thư ký Quốc hội kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội giám sát tối cao 1 chuyên đề tại kỳ họp thứ 9 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 1 chuyên đề tại phiên họp tháng 8/2025.

Cụ thể, có 3 chuyên đề được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, để lựa chọn 2 chuyên đề trình xin ý kiến Quốc hội.

Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chuyên đề 2: Việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Chuyên đề 3: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và phát triển du lịch.

Trình Quốc hội chuyên đề giám sát tối cao trong năm 2025 - 2

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương (Ảnh: Phạm Thắng).

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết sau khi xem xét, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bỏ phiếu, quyết định chọn chuyên đề 1 và chuyên đề 2 để trình Quốc hội.

Trên cơ sở này, Quốc hội sẽ lựa chọn một chuyên đề giám sát tối cao và một chuyên đề giám sát do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện, trong năm 2025.

Theo dự kiến, Quốc hội bấm nút thông qua chương trình giám sát năm 2025 tại kỳ họp thứ 7, diễn ra tháng 5 tới.

Báo cáo trước đó về hoạt động giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh nhiều kết quả quan trọng.

Trong đó, ông cho biết hoạt động lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành cẩn trọng, bảo đảm nghiêm túc, theo quy định của pháp luật.

"Kết quả lấy phiếu tín nhiệm giúp cho những người được lấy phiếu tín nhiệm thấy rõ mức độ tín nhiệm của mình để có phương hướng tiếp tục rèn luyện, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác, phấn đấu hoàn thành tốt hơn trọng trách được Đảng, nhân dân và Quốc hội tin tưởng giao phó", ông Cường nói.

Theo ông, đây là một kênh thông tin quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá cán bộ.

Bên cạnh đó, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo đúng quy định, sát thực tiễn với nhiều đổi mới.

Trình Quốc hội chuyên đề giám sát tối cao trong năm 2025 - 3

Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 23/4 (Ảnh: Phạm Thắng).

Các vấn đề chất vấn được lựa chọn bám sát thực tiễn, "đúng", "trúng" những vấn đề "nóng", bức xúc nổi lên, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

Một trong những điểm mới trong hoạt động giám sát chuyên đề cũng được ông Cường đề cập, là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện giám sát đồng thời 3 chương trình mục tiêu quốc gia ngay trong giai đoạn triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Trên cơ sở kết quả giám sát, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại kỳ họp bất thường lần thứ 5.

  Cân nhắc 'nới' quyền tăng giá điện cho EVN******

1 NĂM CÓ THỂ ĐIỀU CHỈNH 4 LẦN

Dự thảo mới về quyết định thay thế Quyết định 24/2027 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Bộ Công thương soạn thảo trình mới đây có nhiều điểm mới. Trong đó, dự thảo đưa ra thẩm quyền điều chỉnh giá điện của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) được nới rộng hơn lên tới 5%, với chu kỳ 3 tháng/lần (quy định hiện hành là 6 tháng/lần). Tức là mỗi năm sẽ có 4 đợt thay đổi và giá được cập nhật hằng quý theo chi phí phát điện.

Đặc biệt, EVN cũng sẽ được thực hiện việc tăng giá điện ở mức trên 5% và 10% sau khi có sự đồng ý của Bộ Công thương và Thủ tướng Chính phủ. Tại Quyết định 24, EVN chỉ có quyền tăng giá ở mức từ 3 - 5%. Trường hợp giá điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với mức hiện nay, có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, Bộ Công thương sẽ chủ trì, kiểm tra rà soát lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan…

Cân nhắc 'nới' quyền tăng giá điện cho EVN- Ảnh 1.

Theo quy định mới tại dự thảo, giá điện bình quân có thể được điều chỉnh hằng quý

N.Nga

Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng dự thảo đã mở rộng thẩm quyền tương đối lớn cho EVN khi vừa có quyền tăng giá ở mức cao hơn, vừa giảm thời gian điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống 3 tháng. Việc này cần được cân nhắc thật kỹ lưỡng bởi một ngành kinh doanh độc quyền như điện, tránh trường hợp liên tục điều chỉnh.

"Giá điện cần có cơ quan độc lập giám sát, hội đủ các yếu tố quy định mới được điều chỉnh. Chứ nếu cứ để doanh nghiệp (DN) báo cáo chi phí đầu vào sản xuất tăng 3%, 5% là tăng thì không ổn. Ngoài ra, EVN là đơn vị đang sản xuất, kinh doanh điện; nên nếu giao quyền tự quyết giá điện cho DN sẽ nảy sinh tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi". Thế nên, trong bối cảnh này, Nhà nước vẫn phải định giá hoặc quy định giá trần nhưng theo cơ chế thị trường", PGS-TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Theo chuyên gia về giá Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá VN, đã đến lúc sử dụng "nguyên tắc thị trường" để tính toán giá điện. Quy định 3 tháng điều chỉnh giá 1 lần không mới, đã đề xuất từ năm 2011. Nhưng thời gian không phải là yếu tố quyết định giá tăng hay giảm mà là các yếu tố đầu vào.

"Trong thực tế, quy định 6 tháng xem xét điều chỉnh giá một lần đã không thực hiện được, nay bảo 3 tháng, tôi e là khó thực hiện. Có thể hiểu là động thái rà soát lại các chi phí sản xuất điện trong 3 tháng 1 lần", ông Thỏa lo ngại và nhận định: Không phải tự nhiên mà dự thảo "kéo" bộ, ngành khác vào cùng kiểm tra, rà soát giá do EVN đề xuất. Vì rà soát hằng quý, có gì biến động phải tính tiếp trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Chứ cứ mỗi năm tăng giá điện 4 lần, chắc chắn nền kinh tế khó chống chịu nổi. "Ngoài ra, phần chênh lệch tỷ giá cần được đánh giá lại, tính toán đưa vào hằng năm nhưng tránh gây sốc cho giá cả hàng hóa, ảnh hưởng đến lạm phát", ông Thỏa khuyến nghị.

HƯỚNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH

Từ đó, chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh cần có thị trường bán lẻ cạnh tranh thì giá điện mới có thể lên xuống linh hoạt theo tín hiệu thị trường được. Giá điện hiện nay không thiếu cơ chế quản lý, chỉ làm đúng các quy định, ngành điện không đến nỗi phải chật vật lỗ chồng lỗ bế tắc vậy.

"Tại sao tôi nhấn mạnh yếu tố rà soát, tính đúng, tính đủ sớm? Vì trong lịch sử, khi thủy điện cạn kiệt, chúng ta phải dùng dầu để phát điện. Trong khi nếu tính đúng thì khi sử dụng dầu sản xuất điện, giá thành điện có thể vượt trên mốc 5.000 đồng/kWh; điện than khoảng trên 2.500 đồng/kWh… Chúng ta không thể duy trì một mức giá điện bao cấp được. Thực tế cho thấy, giá điện chưa hợp lý đã khiến ngành điện không có nguồn để đầu tư, phát triển, không thu hút được nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành này", ông Thỏa nói.

Trong khi đó, quan điểm của Bộ Công thương khi trình dự thảo này với mong muốn giá điện được điều chỉnh, tránh giật cục, giảm thiểu tác động đến kinh tế vĩ mô và khách hàng sử dụng điện bằng cách rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá. Tuy vậy, việc đề xuất một năm 4 lần điều chỉnh giá, theo các chuyên gia, mới dễ "giật cục", gây ảnh hưởng cho DN sản xuất kinh doanh.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế tài chính, phân tích: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, giá bán của DN được xây dựng từ cuối năm trước, chỉ có thể đàm phán lại trong năm 1 - 2 lần là tối đa. Nếu giá điện cứ thay đổi liên tục, rất khó cho DN tính toán sản xuất.

"Lâu nay chúng ta hay đề cập đến một thị trường điện cạnh tranh, thay vì Nhà nước điều tiết giá bán lẻ như hiện nay. Trong đó, đơn vị bán lẻ và khách hàng có thể thỏa thuận theo hợp đồng. Đơn cử với điện mặt trời mái nhà, nhiều kiến nghị cho mua bán điện với nhau giữa nhà sản xuất và đơn vị có nhu cầu nhưng vẫn chưa triển khai; trong khi việc đó là giải pháp tốt nhất để giảm tải cho đường truyền, giảm áp lực thiếu điện. Thế nên vấn đề không phải ở các mức điều chỉnh tăng bao nhiêu phần trăm mà quan trọng là xây dựng thị trường điện cạnh tranh, không thể chậm trễ hơn", ông Thịnh nói và nhấn mạnh: "Khi có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, EVN sẽ không còn độc quyền ở khâu bán lẻ điện, người dân sẽ được mua điện của nhiều nhà cung cấp với giá đàm phán. Nhà bán lẻ điện cũng sẽ phải tự cân đối, cạnh tranh về giá, chất lượng phục vụ có lợi nhất để thu hút khách hàng".

Đề xuất nhập khẩu 250 MW điện gió từ Lào

Trước nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc đến năm 2025 và các năm tiếp theo, Bộ Công thương cũng vừa trình Thủ tướng Chính phủ đánh giá nhập khẩu điện từ dự án điện gió Trường Sơn (Lào) với công suất 250 MW.

Theo EVN, tổng công suất nguồn điện tại Lào được duyệt chủ trương nhập khẩu đến năm 2025 khoảng 1.977 MW, thấp hơn quy mô 3.000 MW theo hiệp định đã ký. Việc nhập khẩu và đấu nối đường dây 220 kV cũng được Bộ Công thương nhìn nhận là phù hợp với Quy hoạch điện 8.

Theo Quy hoạch, tổng công suất nhập khẩu điện từ Lào có thể lên tới 5.000 - 8.000 MW vào năm 2030, tăng lên 11.000 MW vào năm 2050.

Ngoài dự án Trường Sơn, mới đây EVN cho biết đã nhận được đề xuất từ 7 dự án điện gió của Lào, tổng công suất gần 4.150 MW, muốn bán điện cho VN. Trong số này, công suất nhà đầu tư Lào đề nghị bán trước năm 2025 là hơn 682 MW, số còn lại là để sau thời gian này.

Người dân TPHCM tiếp tục chịu nắng nóng gay gắt đến cuối tuần******

Ngày 19/4, ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, từ trưa đến chiều nay, vùng áp thấp nóng phía tây phát triển mạnh và mở rộng về phía đông - đông nam. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới qua Nam Trung Bộ - Nam Bộ.

Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng diễn ra diện rộng, ở miền Đông Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt. Chiều tối có khả năng xuất hiện mưa dông cục bộ (khả năng cao ở Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau), đề phòng lốc, sét, gió giật mạnh trong dông.

Người dân TPHCM tiếp tục chịu nắng nóng gay gắt đến cuối tuần - 1

Nắng nóng tiếp tục xảy ra ở Nam Bộ những ngày tới (Ảnh: Nam Anh).

Nhiệt độ cao nhất ở miền Đông phổ biến 36-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; TPHCM 35-36 độ C; miền Tây 34-36 độ, có nơi trên 36 độ C.

Trong 48-72 giờ tới, vùng áp thấp nóng phía tây tiếp tục phát triển mạnh và mở rộng về phía đông - đông nam. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục qua Nam Trung Bộ - Nam Bộ lấn nhẹ về phía tây.

Nam Bộ có mưa dông cục bộ về chiều tối ngày 20/4, cần đề phòng sấm sét, gió giật mạnh và lốc xoáy. Nắng nóng diện rộng tiếp tục xảy ra trên khu vực, miền đông có nơi nắng nóng gay gắt; cường độ ít thay đổi.

Một ngày trước, khu vực hồ Trị An (Đồng Nai) có mưa nhưng rất ít (khoảng 1mm).

Bà Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng thủy văn, cho biết, từ đầu tháng 4 đến nay, TPHCM thỉnh thoảng có một vài buổi sáng trời mát đến gần trưa.

Nguyên nhân do bầu trời xuất hiện một số lớp mây tầng. Khi nắng lên cao, lớp mây này tan và có nắng gắt vào buổi trưa.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, mưa xuất hiện tại TPHCM vào khoảng 3h ngày 17/4. Lượng mưa nhỏ kéo dài khoảng 5 phút. Đến sáng, nắng nóng xuất hiện trở lại từ sáng sớm.

Dân sống khổ giữa thành phố nhiều năm vì... 30m mương: TP Vinh phản hồi******

UBND thành phố Vinh, Nghệ An đã có văn bản trả lời nội dung báo Dân tríphản ánh tại bài viết: "Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương".

Nội dung bài viết phản ánh dự án mở rộng, nâng cấp đường Lê Ninh, được tái định cư tại khu vực Bàu Rối, khối 11, phường Quán Bàu, thành phố Vinh nhưng hệ thống hạ tầng, đặc biệt là mương tiêu, thoát nước thải chưa được đấu nối đồng bộ.

Dân sống khổ giữa thành phố nhiều năm vì... 30m mương: TP Vinh phản hồi - 1

Ông Cao Xuân Trung, Bí thư Chi bộ khối 11 chỉ cho phóng viên đoạn nước ngập mùi hôi thối gây ô nhiễm (Ảnh: Nguyễn Duy).

Trong đó khoảng 30m mương thoát nước vì vướng giải phóng mặt bằng nên chưa thể thi công. Chỉ vì 30m mương thoát nước khiến người dân địa phương phải sống khổ giữa lòng thành phố suốt nhiều năm qua.

Trong nội dung văn bản trả lời của UBND thành phố Vinh nêu, dự án hạ tầng kỹ thuật khu quy hoạch tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng đường Lê Ninh, thành phố Vinh do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng (BQLDAĐTXD) thành phố quản lý, điều hành.

Dự án được UBND thành phố Vinh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật năm 2010. Trong đó có hạng mục mương thoát nước đã được đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.

Tuy nhiên, do không giải phóng mặt bằng được 5 hộ gia đình cơi nới, lấn chiếm nên đến nay còn 30m chưa thực hiện được và không đấu nối đồng bộ hệ thống thoát nước.

Dân sống khổ giữa thành phố nhiều năm vì... 30m mương: TP Vinh phản hồi - 2

Một trận mưa nhỏ đầu tháng 4 đã gây ngập cho các hộ dân tại đây (Ảnh: Nguyễn Duy).

Để xử lý tồn tại nêu trên, năm 2023 UBND thành phố Vinh đã điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực lô đất N-61 và N-62 thuộc Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng đường Lê Ninh. Trong đó có nội dung điều chỉnh hướng tuyến và điểm đấu nối của mương thoát nước thải nói trên cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.

Ngày 18/8/2023, UBND thành phố Vinh đã có công văn giao BQLDAĐTXD thành phố Vinh chỉ đạo đơn vị thi công công trình hạ tầng kỹ thuật khu quy hoạch tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng đường Lê Ninh tiếp tục hoàn thiện phần còn lại của dự án này để đảm bảo việc tiêu thoát nước của khu vực, thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân.

Đến nay, BQLDAĐTXD thành phố Vinh đang thực hiện các quy trình để thực hiện nhiệm vụ được giao. 

Mặc dù UBND thành phố Vinh đã có những điều chỉnh, giao nhiệm vụ cho BQLDAĐTXD thành phố Vinh nhưng đến nay, sau hơn 7 tháng đơn vị này vẫn chưa giải xong bài toán 30m mương thoát nước.

Chỉ vì khoảng 30m mương chưa được hoàn thiện, đấu nối khiến hàng chục hộ dân phải sống khổ giữa lòng thành phố.

HDBank chia cổ tức lên 30%******

Đại hội đồng cổ đông HDBank đã đồng thuận tăng tỷ lệ chi trả cổ tức cho năm 2023 từ 25% lên 30%, trên cơ sở kết quả kinh doanh đạt được năm qua. Cụ thể, trong năm 2023, thị phần của HDBank đã gia tăng với tổng tài sản đạt 602.315 tỉ đồng, tăng trưởng 44,7% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 13.017 tỉ đồng, tăng trưởng 26,8%. Kết quả này tiếp tục đưa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng lên mức 24,2% và giữ vị thế hiệu quả ở top dẫn đầu thị trường. Các chỉ tiêu về an toàn hoạt động được củng cố; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức thấp chỉ 1,5%; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 12,6%, ở nhóm cao nhất ngành; triển khai toàn diện chuẩn mực Basel III.

HDBank chia cổ tức lên 30%- Ảnh 1.

HDBank tăng cổ tức từ 25% lên 30%

T.Xuân

Tại đại hội, ông Phạm Quốc Thanh - Tổng giám đốc HDBank cho biết, lợi nhuận trước thuế trong quý 1/2024 đã đạt trên 4.000 tỉ đồng, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ. Với kết quả này, HDBank tiếp tục duy trì vị thế ngân hàng hiệu quả đầu ngành, với ROE đạt tới 26,2%. Tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 đạt 6,2%; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở 1,68%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II đạt trên 13,7%. Những cân đối này tạo lợi thế lớn cho HDBank chủ động và sẵn sàng thực hiện các mục tiêu tăng trưởng mà Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Đại hội đồng cổ đông HDBank đã thông qua các nội dung kế hoạch kinh doanh năm 2024 với các chỉ tiêu như tổng tài sản đạt trên 700.000 tỉ đồng, tăng trưởng 16% so với năm 2023. Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 624.000 tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2023; tổng dư nợ dự kiến vượt 438.000 tỉ đồng, phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 15.852 tỉ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2023, qua đó tiếp tục nâng các chỉ tiêu sinh lời ROE với 24,6%. Chỉ tiêu cổ tức năm 2024 ở mức 30%. Tăng vốn điều lệ từ 29.076 tỉ đồng lên thêm 5%, tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng vốn, tạo đà cho mục tiêu phát triển bền vững những năm tiếp theo.

Chủ chó ở TPHCM mếu máo khóc khi thú cưng bị cán bộ phường bắt giữ******

Khoảng 15h30 ngày 11/4, bà T. ngụ khu phố 2, phường Hiệp Bình Chánh (TP Thủ Đức) nhốt chó trong nhà rồi đi công việc. Tuy nhiên, con vật thoát ra ngoài, chạy rông trong khu dân cư.

Lúc này, Tổ bắt chó chạy rông gồm 6 thành viên thuộc UBND phường Hiệp Bình Chánh đi tuần tra, phát hiện thú cưng bà T. lang thang trước số nhà 14/10 đường số 4 liền dùng vợt lưới bắt giữ.

Chủ chó ở TPHCM mếu máo khóc khi thú cưng bị cán bộ phường bắt giữ - 1

Con chó của bà T. bị lực lượng chức năng bắt (Ảnh: An Huy).

Khi tổ công tác rời đi, bà T. hay tin liền đuổi theo. Thấy chó của mình nhốt trong lồng sắt trên xe tải, người phụ nữ mếu máo bật khóc.

"Cho tôi đóng tiền tại chỗ nhận lại con chó mấy anh ơi. Tôi nhốt trong nhà rồi mà nó sổng ra ngoài. Tội nghiệp con chó của tôi quá mấy anh ơi, nó hiền lắm, có cắn ai đâu", bà T. vừa nói vừa khóc.

Một cán bộ phường trấn an: "Chị yên tâm, con chó được chăm sóc cẩn thận, không ai làm hại nó. Mời chị ngày mai lên phòng kinh tế UBND phường Hiệp Bình Chánh nhận quyết định đóng phạt, đem chó về".

Lúc này, bà T. mới ngưng khóc và nhìn con chó bị các cán bộ đưa đi.

Chủ chó ở TPHCM mếu máo khóc khi thú cưng bị cán bộ phường bắt giữ - 2

Người phụ nữ khóc mếu máo bên cạnh thú cưng bị nhốt trong lồng sắt (Ảnh: An Huy).

Cách địa chỉ này 200m, 2 con chó đang đùa giỡn tại bãi rác liền bị tổ công tác áp sát. Các cán bộ chỉ bắt được một con, con còn lại được chủ nhà lùa vào nhà đóng cửa.

Lúc 16h, tổ công tác tuần tra trên đường số 8, khu phố 2 (phường Hiệp Bình Chánh) phát hiện con chó đang nằm bên lề đường, vung vợt lưới bắt gọn.

Người đàn ông tên Sơn (khoảng 55 tuổi, chủ con vật) từ trong nhà lao ra xin tổ công tác thả chó.

"Con chó này 15 tuổi rồi, nó già sắp chết, răng rụng gần hết, không thể cắn ai. Mấy anh bắt thì tôi bỏ chó luôn vì không có tiền nộp phạt, muốn làm gì làm", ông Sơn nói.

Lúc 17h, tổ công tác chuyển hướng tuần tra sang đường Kha Vạn Cân (khu phố 6, phường Hiệp Bình Chánh). Đây là khu vực lực lượng chức năng phường nhận nhiều tin trình báo việc chó chạy rông, phóng uế bừa bãi.

Chủ chó ở TPHCM mếu máo khóc khi thú cưng bị cán bộ phường bắt giữ - 3

Cán bộ phường bắt một con chó trong hẻm đường Kha Vạn Cân (Ảnh: An Huy).

Tại hẻm 132 Kha Vạn Cân, lực lượng chức năng phát hiện 4 con chó đang đùa giỡn, liền tiếp cận vây bắt. Tuy nhiên, Lực lượng chỉ bắt được một con, 3 con còn lại chạy vào lùm cây và được chủ bồng vào nhà.

Tại khu phố 6, tổ công tác phường cũng bắt được thêm 3 con chó khác. Không ít trường hợp người dân thấy lực lượng bắt chó tuần tra, vội vã lùa con vật vào nhà.

Đến 18h30, Tổ bắt chó chạy rông phường Hiệp Bình Chánh kết thúc buổi làm việc, bắt giữ được 9 con chó. Các con vật được tổ công tác nhốt vào từng lồng chăm sóc cẩn thận đợi chủ lên phường làm việc để nhận lại.

"Trong vòng 48 giờ không có chủ đến nhận, chó sẽ được gửi đến Chi cục Thú y TPHCM xử lý theo quy định. Dù lực lượng ra quân bắt chó chạy rông thường xuyên nhưng nhiều người vẫn còn lơ là trong việc quản lý thú cưng, ảnh hưởng đến người khác", một cán bộ phường nói.

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM gửi tờ trình lên UBND TPHCM về việc quản lý chó, mèo trong khu dân cư.

Cụ thể, người dân muốn nuôi chó, mèo phải đăng ký với UBND cấp xã, phường. Khuyến khích các hộ nuôi gắn chip điện tử hay một phần mềm mạch vi xử lý trên vật nuôi. Việc này giúp quản lý thông tin phối giống, tiêm phòng, kiểm dịch vận chuyển...

Việc kê khai được thực hiện định kỳ hai lần trong năm. Ngoài ra, người dân phải kê khai đột xuất trong thời hạn ba ngày kể từ khi nhập về nuôi mới, hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Chủ nuôi phải tiêm phòng bắt buộc bệnh dại của chó, mèo, chấp hành các quy định về phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Khi đưa chó ra nơi công cộng, chủ phải mang đủ dụng cụ đựng chất thải và dọn dẹp chất thải do chó thải ra nơi công cộng. Vật nuôi phải được xích giữ, đeo rọ mõm và có người dắt…

(phóng viên nhật báo Quảng Minh Hào Phùng Kiệt Ninh Bảo Thiện)

[Biên tập viên:Kiệt Trương]

Bản quyền và tuyên bố từ chối trách nhiệm của News Network

1. Văn bản, hình ảnh và các bản thảo khác được in lại trên trang web này nhằm mục đích phổ biến những thông tin hữu ích đến công chúng và không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Việc in lại bản thảo không có nghĩa là đồng ý với quan điểm của nó hoặc xác nhận tính xác thực của nội dung nó . Trang web này không có bất kỳ hình thức đảm bảo khoa học nào về sự an toàn, mức độ nghiêm trọng, v.v. Nếu các phương tiện, mạng hoặc cá nhân khác tải xuống và sử dụng nó từ trang web này, họ sẽ chịu trách nhiệm về bản quyền và các trách nhiệm pháp lý khác.

2. Tất cả các văn bản, hình ảnh, bản thảo âm thanh và video trên trang web này được đánh dấu bằng "Nguồn: Mạng tin tức Nam Xương" là nội dung gốc của trang web này và bản quyền thuộc về "Mạng tin tức Nam Xương". Không có phương tiện truyền thông, trang web hoặc cá nhân nào không được phép sao chép, liên kết, đăng lại hoặc sao chép khác mà không có sự cho phép của thỏa thuận trang web này. Bản quyền nội dung gốc trên trang web này thuộc về trang web này và nội dung này là quan điểm cá nhân của tác giả. Trang web này chỉ mang tính chất tham khảo và không cấu thành bất kỳ mục đích thương mại hoặc gợi ý ứng dụng nào. Các phương tiện truyền thông và trang web đã được thỏa thuận trang web này cho phép phải ghi rõ nguồn gốc của bản thảo khi tải xuống và sử dụng: "Mạng tin tức Nam Xương". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước trang web này.

3. Bản quyền của tất cả các bài viết, hình ảnh, âm thanh, tệp video và các tài liệu khác được sao chép trên trang web này thuộc về chủ sở hữu bản quyền. Các bài viết và hình ảnh không phải là bản gốc được sử dụng trên trang web này không thể được chia sẻ riêng với chủ sở hữu bản quyền. một. Liên hệ với chúng tôi. Nếu tác giả hoặc biên tập viên của bản thảo được sao chép trên trang web này tin rằng tác phẩm của mình không phù hợp để xem trực tuyến hoặc không nên được sử dụng miễn phí, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua email ([email protected]. cn) hoặc điện thoại (0791-86865371, 0791-86865387) thông báo cho website này, website này sẽ nhanh chóng có biện pháp phù hợp để tránh những tổn thất kinh tế không đáng có cho cả hai bên.

4. Đối với các bài viết, hình ảnh và các tài liệu khác đã được chủ sở hữu bản quyền cho phép sử dụng độc quyền các tài liệu được cung cấp cho trang này, nếu bạn cần in lại và sử dụng chúng, bạn phải được sự đồng ý của trang web này và bản quyền người sở hữu.

< cài đặt
+ - 正文字号