Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

casino bet 123F_king88 bao lô

2024-05-20 11:50:28 tác giả:Tài Thanh nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Mới đầu hè, miền Bắc đã nắng nóng đỉnh điểm, có nơi trên 40 độ C******

Miền Bắc và các tỉnh Trung Bộ vừa trải qua ngày đầu tiên của đợt nắng nóng diện rộng, nhưng nhiều nơi đã ghi nhận mức nhiệt cao nhất 37-40 độ C.

Nơi nóng nhất trong ngày 1/4 là Phù Yên (Sơn La) với nhiệt độ lên đến 41,6 độ C. Một số nơi khác trên 40 độ C như: Vinh (Nghệ An), TP Hà Tĩnh, Ba Đồn (Quảng Bình), Đông Hà (Quảng Trị).

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 2-3/4, các khu vực bước vào cao điểm của đợt nắng nóng lần này. Tại Sơn La, Hòa Bình và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế tiếp diễn nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, có nơi tiếp tục trên 40 độ C. 

Đồng thời, vùng áp thấp phía tây mở rộng khiến từ Đà Nẵng đến Phú Yên cũng hứng chịu nền nhiệt cao lên đến 36-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. 

Tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố Đông Bắc Bộ, thời tiết duy trì quang mây, nắng nóng về trưa và chiều với mức nhiệt cao phổ biến 34-37 độ C. Thời gian ghi nhận nền nhiệt cao rơi vào khung giờ 11h-16h và giảm nhiệt dần vào cuối ngày, trời chuyển mát về đêm. 

Trong khi đó, Tây Nguyên khả năng xuất hiện mưa trái mùa vào chiều tối sau một ngày oi nóng. Tại Nam Bộ, nắng nóng vẫn duy trì với mức nhiệt cao nhất 34-37 độ C. 

Mới đầu hè, miền Bắc đã nắng nóng đỉnh điểm, có nơi trên 40 độ C - 1

Miền Bắc trải qua những ngày đầu tháng 4 với thời tiết nắng nóng, có nơi trên 40 độ C (Ảnh: Hữu Nghị).

Trước diễn biến nắng nóng và nắng nóng gay gắt phủ rộng khắp cả nước, người dân cần lưu ý có các biện pháp che chắn cơ thể khi hoạt động ngoài trời để tránh tác hại trực tiếp từ tia cực tím.

Đồng thời, người dân đề phòng nắng nóng có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Trong bản tin dự báo xu hướng thời tiết tháng 4, cơ quan khí tượng cho biết nền nhiệt trên cả nước khả năng cao hơn 1-2 độ C so với cùng kỳ nhiều năm. Thời gian tới, không khí lạnh vẫn có thể hoạt động ở miền Bắc nhưng cường độ yếu và lệch đông. 

Đồng thời, nắng nóng xuất hiện và gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Mùa mưa tại Tây Nguyên và Nam Bộ chưa có dấu hiệu bắt đầu, khu vực tiếp tục xuất hiện nhiều ngày nắng nóng diện rộng làm kéo dài thêm tình trạng khô hạn, thiếu nước và tiềm ẩn các nguy cơ cháy nổ. 

Mới đầu hè, miền Bắc đã nắng nóng đỉnh điểm, có nơi trên 40 độ C - 2

Bản đồ dự báo cho thấy Hà Nội có thể tạm chấm dứt nắng nóng sau ngày 4/4 (Ảnh: NCHMF).

Dự báo thời tiết ngày 2/4 tại các vùng trên cả nước: 

- Hà Nội:Đêm không mưa, ngày nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C, cao nhất 34-36 độ C.

- Phía Tây Bắc Bộ:Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C; cao nhất 34-37 độ C, riêng khu vực Sơn La và Hòa Bình nắng nóng cực kỳ gay gắt 38-40 độ C, có nơi trên 40 độ C. 

- Phía Đông Bắc Bộ:Đêm không mưa, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất 34-37 độ C.

- Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 37-40 độ C, có nơi trên 40 độ C.

- Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Ngày nắng, riêng phía bắc có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất phía bắc 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C; phía nam 31-34 độ C.  

-Tây Nguyên: Đêm mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C. Chiều tối mưa rào và dông rải rác. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C; cao nhất 31-34 độ C.  

- Nam Bộ:Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

Tin tức đặc biệt trên báo in Thanh Niên 27.3.2024******

Dự kiến mức lương tối thiểu từ ngày 1.7

Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu theo tháng và theo giờ với lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7, cùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực nhà nước.

Tin tức đặc biệt trên báo in Thanh Niên 27.3.2024- Ảnh 1.

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7

Ngọc Thắng

Xăng tăng giá, quỹ bình ổn ở đâu ?

Từ đầu năm đến nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước liên tục tăng với tổng mức tăng gần 4.000 đồng/lít xăng. Trong khi tồn dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu gần 6.700 tỉ đồng lại không được sử dụng…

Tin tức đặc biệt trên báo in Thanh Niên 27.3.2024- Ảnh 2.

Từ đầu năm đến nay, Quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa được sử dụng đồng nào

Đ.N.Thạch

Kế hoạch phá vỡ "thế độc tôn" của NVIDIA về AI

Các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ thế giới đang tìm cách vô hiệu hóa những lợi thế phần mềm cho phép NVIDIA thống trị nền tảng phát triển trí thông minh nhân tạo (AI) toàn cầu.

Tin tức đặc biệt trên báo in Thanh Niên 27.3.2024- Ảnh 3.

Nvidia đang chiếm ưu thế về phát triển AI

Reuters

 

TPHCM tìm cách mở thêm trạm sạc cho xe điện******

Sáng 11/4, Sở GTVT TPHCM chủ trì hội thảo bàn về tiêu chuẩn trạm sạc cho ô tô điện tại TPHCM. Buổi làm việc có sự tham gia của nhiều đơn vị, cùng chuyên gia trong và ngoài nước. 

Buổi thảo luận nhằm xây dựng các phương án bố trí, thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật, công suất nguồn điện lẫn vấn đề quản lý trạm sạc cho xe điện khi phương tiện này được chuyển đổi đại trà trong tương lai. 

Xe điện tăng vượt kỳ vọng

Theo ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT, TPHCM là một trong 10 thành phố có lượng phương tiện lớn nhất châu Á. TPHCM đang thực hiện đề án Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông.

"Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của TPHCM trong việc giảm phát thải", ông Bùi Hòa An nói.

TPHCM tìm cách mở thêm trạm sạc cho xe điện - 1

Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Hòa An tại buổi hội thảo sáng 11/4 (Ảnh: Thư Trần).

TPHCM cũng đang triển khai Quyết định 876 của Thủ tướng - phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải carbon và metan của TPHCM theo lộ trình 2030 đến 2050. 

TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng xe điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải. Giai đoạn đến năm 2050, TP thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050. 

Theo ông An, tốc độ phát triển xe điện thời gian qua tại TPHCM là vượt mong đợi. Số lượng phương tiện điện được người dân lựa chọn có xu hướng tăng, thậm chí bứt xa so với kỳ vọng vào cuối năm 2023, đầu năm 2024.

"Tuy nhiên, chúng ta chưa có quy chuẩn về trạm sạc và cần bàn bạc để chuẩn bị cho lộ trình chuyển đổi phương tiện điện thời gian tới", ông An nói thêm.

Ông Patrick Haverman (Phó Đại diện thường trú của Liên hợp quốc - UNDP) nhận định TPHCM đóng vai trò đầu mối giao thông quan trọng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Lượng phương tiện cá nhân tại TPHCM đóng vai trò chủ đạo, chiếm 90% nhu cầu đi lại của người dân. 

Điều này góp phần đáng kể vào lượng phát thải nhà kính và chất gây ô nhiễm không khí cao cho thành phố. Trong khi đó, thị phần giao thông công cộng như xe buýt lại chiếm tỷ lệ thấp. 

"Việt Nam đặt mục tiêu hướng đến 100% phương tiện giao thông đường bộ dùng điện, năng lượng xanh và TPHCM đang đóng vai trò chủ đạo trong việc hiện thực hóa các mục tiêu này", ông Patrick nói.

Kết nối trạm sạc với nhiều hãng xe điện

Góp ý tại hội thảo, PGS. TS Vũ Anh Tuấn, Đại học Việt Đức, nhận định, những chính sách tiêu chuẩn về trạm sạc, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về quản lý hoạt động đo lường của trạm sạc của Bộ Khoa học Công Nghệ ban hành trước đó chưa tập trung trực tiếp vào hệ thống trạm sạc cho xe điện.

Theo ông Tuấn, tính tham khảo của những tiêu chuẩn này chưa cao, quá trình triển khai thực tế sẽ không như kỳ vọng. Để ứng dụng, ông Tuấn cho rằng cần có báo cáo đánh giá về tiêu chuẩn này đã được tiếp thu, ứng dụng đến đâu, hạn chế là gì để cập nhật đến hiện tại. 

TPHCM tìm cách mở thêm trạm sạc cho xe điện - 2

PGS. TS Vũ Anh Tuấn, Đại học Việt Đức góp ý tại hội thảo bàn về tiêu chuẩn trạm sạc cho ô tô điện tại TPHCM (Ảnh: Thư Trần).

"Nếu không xây dựng tiêu chuẩn có tính mở, kết nối, cập nhật xu hướng sẽ làm giảm hiệu quả, lãng phí trong tương lai", ông Vũ Anh Tuấn gợi ý.

Ông Nguyễn Văn Khôi, Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nhìn nhận, để đấu nối hệ thống trạm sạc xe điện chung vào hệ thống điện quốc gia sẽ cần nguồn tiêu thụ rất lớn. Vấn đề TCVN không giải quyết được bài toán trạm sạc và kết nối mà chỉ giải quyết vấn đề kỹ thuật của từng địa phương khi áp dụng. 

"Bên cạnh vấn đề an toàn, làm sao các dòng xe của các hãng khác nhau có thể dùng chung trạm sạc. Vấn đề quản lý kỹ thuật của địa phương thế nào, nguyên tắc cơ bản là phải có quy tắc quy phạm pháp lý cho các nhà khai thác, rút kinh nghiệm ở Hà Nội đang vướng quy định pháp lý về quản lý", ông Khôi góp ý. 

Phản hồi nhiều ý kiến, TS Đàm Hồng Phúc, Giám đốc Chương trình Đào tạo kỹ thuật ô tô Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho hay hệ thống sạc chia làm hai loại, dùng cho xe con và xe buýt. Việc đầu tư trạm sạc hiện phải đảm bảo tiết kiệm kinh phí nhưng phù hợp, hiệu quả. Công suất phải được hoạch định từ lúc thiết kế, quy hoạch. 

TPHCM tìm cách mở thêm trạm sạc cho xe điện - 3

TS Đàm Hồng Phúc, Giám đốc chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô - nhóm nghiên cứu Đại học Bách Khoa Hà Nội (Ảnh: Thư Trần).

Liên quan mạng lưới trạm sạc, nhóm nghiên cứu đang giải quyết vấn đề giao thức giữa xe và trạm sạc phải thống nhất được với nhau. Một công ty xe buýt có thể mua ô tô của 5-7 hãng khác nhau, các xe này đều phải sạc và thanh toán qua các trạm. 

"Hiện nay, tất cả xe gặp vấn đề chia sẻ trạm sạc. Thứ hai là các trạm này phải kết nối mạng được với nhau, cách bao nhiêu mét có trạm sạc, có bao nhiêu vòi sạc đang trống, công suất là bao nhiêu", TS Phúc nói. 

Kết luận buổi hội thảo, Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Hòa An cho rằng, nếu không đầu tư, TPHCM sẽ phải trả giá cho sự phát triển. Trong khuôn khổ hội thảo, ông An cho biết các đơn vị cần đưa các tiêu chuẩn trạm sạc về gần nhau nhất để sớm đi đến thống nhất.

Để đạt mục tiêu chuyển đổi xe điện, TPHCM cần giải quyết rất nhiều vấn đề quan trọng bao gồm quy hoạch sử dụng đất, sử dụng nguồn điện, hạ tầng cung cấp điện và tiền điện, tiền sử dụng đất... 

Sắp tới, TP tổ chức đề án sử dụng phương tiện điện ở khu vực cụ thể. Xe đi vào khu vực này phải là xe điện. Theo ông An, TPHCM đang quản lý 9 triệu phương tiện, bài toán để giải quyết giảm phát thải ở khu vực liên quan rất nhiều chính sách. Trong đó, giao thông công cộng phải đặt lên hàng đầu, đảm bảo nhu cầu người dân.

Vụ sạt lở hầm ở Đèo Cả: Phát hiện một lỗ hổng mới******

Ngày 14/4, ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết đơn vị vừa phát hiện một lỗ hổng mới nằm bên ngoài, phía trên điểm sạt lở ở hầm Bãi gió, thuộc xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Từ lỗ hổng này, đơn vị thi công sẽ tiến hành khoan thăm dò địa chất, tìm vị trí đất rỗng do sạt lở mấy ngày nay. Phía trong hầm, nhà thầu bố trí 2 tổ phun bê tông vào vị trí đất đá sạt lở để giữ chân, không cho biến động.

Vụ sạt lở hầm ở Đèo Cả: Phát hiện một lỗ hổng mới - 1

Công nhân hàn gia cố vỏ hầm Bãi Gió (Ảnh: Trung Thi).

"Sau khi tìm thấy vị trí đất rỗng, đơn vị thi công sẽ phun bê tông để làm đông cứng đất đá ở khu vực xung quanh, nhằm mục đích ngăn tình trạng sạt lở tiếp tục xảy ra. Thời gian để bê tông đông cứng mất khoảng 8 giờ, sau đó bộ phận ở trong hầm mới tiến hành gia cố vỏ hầm", ông Vinh cho hay.

Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh cho biết, theo tính toán, các công đoạn trên phải mất 3-4 ngày mới có thể hoàn thành và thông tuyến đường sắt bắc - nam.

Hiện Chi nhánh vận tải đường sắt Nha Trang vẫn trung chuyển hành khách giữa ga Giã (Khánh Hòa) và ga Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên).

Vụ sạt lở hầm ở Đèo Cả: Phát hiện một lỗ hổng mới - 2

Các hành khách đi tàu hỏa buộc phải trung chuyển từ ga Tuy Hòa (Phú Yên) sang ga Giã (Khánh Hòa) và ngược lại (Ảnh: Trung Thi).

Riêng các tàu hàng vẫn đang tạm dừng hành trình tại các ga trên địa bàn 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.

Như Dân tríđã thông tin, trong 2 ngày 12 và 13/4, tại hầm Bãi Gió xảy ra hiện tượng sạt lở với tổng khối lượng hơn 200m3 gây tê liệt đường sắt Bắc - Nam đoạn qua 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Hầm Bãi Gió được xây vào năm 1930 và đưa vào sử dụng năm 1936. Trước khi xảy ra vụ sạt lở, hầm Bãi Gió được đơn vị thi công gia cố các lớp chống thấm, khung thép và phun bê tông lên vỏ hầm. Việc thi công đang được triển khai thì xảy ra sự cố sạt lở.

Vụ sạt lở hầm ở Đèo Cả: Phát hiện một lỗ hổng mới - 3

Các thanh thép lớn được vận chuyển vào trong, phục vụ cho việc gia cố hầm Bãi Gió (Ảnh: Trung Thi).

Ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh, bác bỏ việc sạt, lở do quá trình thi công dự án gia cố hầm Bãi Gió. Nguyên nhân sạt lở là do các tầng đất đá ở trên vỏ hầm lâu năm bị phong hóa rồi rơi tự do.

Ngành đường sắt đã làm việc với Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, tiến hành cấm tất cả các phương tiện xe tải đi trên đường Đèo Cả nhằm giảm áp lực cho vỏ hầm.

Vụ sạt lở hầm ở Đèo Cả: Phát hiện một lỗ hổng mới - 4

Các phương tiện có trọng tải lớn buộc phải quay đầu, không được đi đường Đèo Cả (Ảnh: Trung Thi).

Trong ngày 13/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành công điện của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình khai thác đối với vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - TPHCM.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan huy động tối đa các nguồn lực để khắc phục kịp thời sự cố sạt lở hầm Bãi Gió.

Doanh nghiệp khó khăn, tỉnh tiếp nhận hồ sơ nhưng không giải quyết?******

Sáng 12/4, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, chủ trì cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh này.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp là trách nhiệm của tỉnh. Sau nhiều cuộc làm việc, khảo sát thực tế, rất nhiều vướng mắc khiến các doanh nghiệp gặp khó, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Doanh nghiệp khó khăn, tỉnh tiếp nhận hồ sơ nhưng không giải quyết? - 1

Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức cuộc họp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (Ảnh: Quang Hà).

Tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam là xem xét từng trường hợp, tháo gỡ khó khăn nhưng không hợp thức cái sai, không lặp lại sai phạm, tìm cách tháo gỡ, tránh lãng phí, không làm thất thoát ngân sách nhà nước, đúng thẩm quyền…

"Thường vụ Tỉnh ủy sẽ định hướng về chủ trương, nhiệm vụ giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; HĐND, UBND thực hiện trên tinh thần phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan, tháo gỡ những rào cản; đồng thời xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan…", ông Triết khẳng định.

Thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp bất động sản chịu áp lực từ lãi vay, giải phóng mặt bằng, nợ thuế, nợ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chưa phát huy hiệu quả.

3 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 620 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, hàng chục doanh nghiệp giải thể và chờ làm thủ tục giải thể, nhưng chỉ có 300 doanh nghiệp mới đăng ký thành lập.

Cùng ngày, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn gửi các Sở Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, UBDN huyện Thăng Bình, thành phố Hội An đề nghị tham mưu UBND tỉnh giải quyết các kiến nghị của Công ty cổ phần Tập đoàn Đạt Phương.

Doanh nghiệp này đã tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như: cầu Cửa Đại, cầu Ông Điền, nút giao Trường Hải, tuyến đường 129, kè chống xói lở biển Cửa Đại, khu đô thị Cồn Tiến…

Doanh nghiệp khó khăn, tỉnh tiếp nhận hồ sơ nhưng không giải quyết? - 2

Dự án cầu Đế Võng do doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BT (Ảnh: Bình An).

Tổng cộng, doanh nghiệp này đã đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng, đã giải ngân gần 4.800 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách tỉnh Quảng Nam hơn 160 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động…

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dự án đầu tư, doanh nghiệp đang gặp phải những vướng mắc nhưng chưa được tháo gỡ.

Tại dự án khu đô thị Cồn Tiến (thành phố Hội An), doanh nghiệp này đã đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, nhưng còn vướng mắc về mặt bằng; doanh nghiệp đề nghị tỉnh sớm bàn giao mặt bằng, xác định giá đất để hoàn thành dự án theo tiến độ được gia hạn tới cuối năm 2024.

Đồng thời, tại dự án Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương (huyện Thăng Bình), doanh nghiệp đã bỏ ra hơn 254 tỷ đồng để giải phóng 127,29ha/154ha (tương đương 83%). Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự án này được đưa ra khỏi danh mục hoàn trả cho dự án BT cầu Đế Võng.

Doanh nghiệp khó khăn, tỉnh tiếp nhận hồ sơ nhưng không giải quyết? - 3

Dự án khu đô thị do doanh nghiệp đầu tư nhưng hiện nay gặp nhiều vướng mắc (Ảnh: Bình An).

Tại 2 dự án khu đô thị Võng Nhi và Đồng Nà (thành phố Hội An) đã hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng lần lượt từ năm 2019 và 2021.

2 dự án này, doanh nghiệp đã hoàn thành các thủ tục và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay còn khoảng 20% người mua nhà của dự án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà.

Doanh nghiệp cho rằng, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam tiếp nhận hồ sơ nhưng không giải quyết, đưa ra các lý do không có cơ sở pháp lý cụ thể, gây hiểu lầm, bức xúc cho người dân (khách hàng sở hữu nhà ở tại 2 dự án) và tiềm ẩn nguy cơ khiếu kiện của người dân với chủ đầu tư dự án.

Đơn vị đầu tư khẩn thiết mong các cơ quan, ban, ngành sớm tập trung chỉ đạo, xem xét các đề xuất, tháo gỡ những vướng mắc để doanh nghiệp có thể quay trở lại ổn định sản xuất, yên tâm đầu tư kinh doanh lâu dài trên địa bàn.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ******

Quốc lộ 1 không ùn tắc sau phân luồng

Liên quan đến việc phân luồng giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.

Theo Cục ĐBVN, tuyến cao tốc phân kỳ thuộc dự án Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua Thừa Thiên Huế dài khoảng 60km.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua Thừa Thiên Huế từ khi đưa vào khai thác năm 2022 đến nay đã xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 7 người và bị thương 25 người. Nguyên nhân chính là do phóng nhanh, vượt ẩu, thiếu quan sát, không giữ khoảng cách an toàn theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ trên tuyến.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - 1

Thừa Thiên Huế yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn (trái) và quốc lộ (phải) (Ảnh: Vi Thảo).

Từ khi phân luồng cấm xe tải trên 6 trục, ô tô trên 30 chỗ, xe khách giường nằm lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn (từ ngày 4/4), lượng phương tiện trên quốc lộ 1 gia tăng nhưng cơ bản giao thông thuận lợi, không ùn tắc. Cao tốc thông thoáng, giảm tình trạng vượt ẩu, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT).

Cục ĐBVN cho hay, việc đầu tư hoàn chỉnh 4 làn xe trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn là giải pháp lâu dài, cần thực hiện. 

Đảm bảo an toàn cho cả cao tốc và quốc lộ 1

Sau khi nghe báo cáo từ Cục ĐBVN, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, cho biết tỉnh này ghi nhận sự vào cuộc tích cực của Cục ĐBVN về các giải pháp đảm bảo ATGT trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - 2

Cục ĐBVN làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Ngọc Minh).

Ông Lưu đánh giá, từ khi cao tốc đưa vào khai thác đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đảm bảo ATGT trên địa bàn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đầu tư phân kỳ, công trình phát sinh một số vấn đề khai thác, nên việc tổ chức giải pháp nâng cao hơn nữa ATGT trên tuyến là cần thiết.

Tuy nhiên ông Lưu cũng đề nghị tăng cường các giải pháp để đảm bảo ATGT cho cả tuyến quốc lộ 1.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - 3

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (Ảnh: Xuân Trường).

Phát biểu tại buổi làm việc với Cục ĐBVN, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, cho hay tỉnh đồng thuận trong việc phân luồng cao tốc Cam Lộ - La Sơn nhưng cần tính tới cả cơ sở thực tiễn để tiếp tục rà soát, xử lý những vấn đề phát sinh, đảm bảo ATGT.

Ông Đồng cũng đồng tình giải pháp tối ưu nhất là cần sớm đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe.

"Quảng Trị cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ về công tác giải phóng mặt bằng nếu có. Đoàn ĐBQH Quảng Trị có ý kiến với Chính phủ, Quốc hội ủng hộ chủ trương này của ngành giao thông vận tải trong việc sớm ưu tiên nguồn lực đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe", ông Đồng nói.

Nói về việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn từ ngày 4/4, Cục trưởng Cục ĐBVN Nguyễn Xuân Cường cho rằng đây là giải pháp cuối cùng, được Cục tính toán kỹ lưỡng, cẩn trọng trên cơ sở khoa học, căn cứ bối cảnh thực tiễn và thẩm quyền tổ chức giao thông ở cả quốc lộ và cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Đồng thời, Cục lập các đoàn liên ngành, lấy ý kiến các cơ quan chức năng, địa phương để thống nhất phương án phân luồng.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - 4

Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục ĐBVN, nêu ý kiến tại buổi làm việc (Ảnh: Nhật Anh).

Kết quả đếm xe tại 2 vị trí trên quốc lộ 1 (Trạm thu phí Đông Hà (Quảng Trị), Trạm thu phí Phú Bài (Huế) và trên cao tốc cho thấy, lượng xe qua cao tốc Cam Lộ - La Sơn đạt trung bình gần 10.000 PCU (xe quy đổi/ngày đêm), chạm ngưỡng mãn tải với đường 2 làn xe không có dải phân cách giữa.

Trong khi đó, quốc lộ 1 còn thiếu 6.000 PCU mới đạt ngưỡng mãn tải. Việc phân luồng đã đảm bảo sự hài hòa, không gây đột biến phương tiện giữa quốc lộ 1 và cao tốc.

Về vấn đề tuyến tránh thành phố Huế đông xe nhưng cao tốc vắng, ông Nguyễn Xuân Cường phân tích, hiện tượng "vắng xe" trên cao tốc sau khi phân luồng thực chất là do dòng phương tiện thoát xe nhanh, không còn tình trạng ùn ứ cục bộ nên có cảm giác đường thưa vắng.

"Trong bối cảnh cao tốc phân kỳ đầu tư, việc điều tiết phương tiện trên được xem là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất. Với đặc thù cao tốc 2 làn, giải pháp này cũng khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh nên rất cần sự chia sẻ của địa phương, người dân trên tuyến...", ông Cường chia sẻ và khẳng định đầu tư cao tốc hoàn chỉnh vẫn là giải pháp căn cơ.

Dự báo lượng phương tiện lưu thông tăng cao trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã triển khai xây dựng 2 trạm dừng nghỉ tạm trên tuyến tại km64 và km77; phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/4.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - 5

Đơn vị thi công đã hoàn thành san gạt mặt bằng, tập kết vật liệu, thiết bị để xây dựng trạm dừng nghỉ tạm (Ảnh: Vi Thảo).

Ghi nhận của phóng viên ngày 23/4, trạm dừng nghỉ ở km77 (đầu cầu Tam Vinh, đoạn qua địa bàn xã Hương Thọ, thành phố Huế) đang được thi công khẩn trương, việc san gạt mặt bằng cơ bản hoàn thành.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư