dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
i5bet bắt kèo chuẩn bóng đá_xoi cau mien nam

2024-05-20 13:43:42

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Khoa Quốc



Lưới sứa2024-05-20 13:43:42Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Đông Đặng)Đất đá, xà bần tràn ra sông Hàn ở Đà Nẵng******

Ngày 5/4, ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, đã kiểm tra hiện trường khu vực được phản ánh có nhiều đất đá, xà bần đổ lấn ra mặt sông Hàn.

Theo ghi nhận, cạnh bờ kè khu vực phía nam cầu Trần Thị Lý, dọc theo khu công viên ở đường Chương Dương, thuộc địa phận phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) có rất nhiều đất đá, xà bần xây dựng được đổ lấn ra sông Hàn.

Đất đá, xà bần tràn ra sông Hàn ở Đà Nẵng - 1

Bãi đất đá này kéo dài khoảng 100m dọc bờ sông Hàn (Ảnh: Hoài Sơn).

Bãi đất đá này có chiều dài khoảng 100m, rộng 4m. Khu vực này trước đây cỏ cây rất um tùm.

Việc khu vực sông Hàn bị lấn chiếm khiến nhiều người bất ngờ vì sự việc diễn ra ngay khu vực trung tâm thành phố.

Đất đá, xà bần tràn ra sông Hàn ở Đà Nẵng - 2

Bãi đất đá có độ rộng lớn nhất khoảng 4m (Ảnh: Hoài Sơn).

Kiểm tra hiện trường vào trưa 5/4, ông Trần Chí Cường chỉ đạo quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn phối hợp trong việc quản lý khu vực xảy ra vụ việc.

Đồng thời, phối hợp với Công an thành phố Đà Nẵng để xử lý các vấn đề trật tự xã hội liên quan. Không để tình trạng người dân lấn chiếm, đặt bàn ghế buôn bán ở khu vực trên.

Đất đá, xà bần tràn ra sông Hàn ở Đà Nẵng - 3

Rất nhiều đất đá, xà bần xây dựng được đổ lấn ra sông Hàn (Ảnh: Hoài Sơn).

Cùng đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cũng chỉ đạo đơn vị phải đưa phương tiện đến xử lý đất đá, xà bần này.

Được biết, khu vực này là nơi sẽ được thành phố Đà Nẵng tổ chức thí điểm phố đêm du lịch với quy mô mặt đất và cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi. Thời gian thí điểm từ quý I/2024 đến hết năm 2028.

Đất đá, xà bần tràn ra sông Hàn ở Đà Nẵng - 4

Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng kiểm tra hiện trường (Ảnh: A Núi).

Các đơn vị thi công đang triển khai dọn dẹp cỏ, rác thải, đất đá từ nhiều năm qua tích tụ lại. Cơ quan chức năng của thành phố Đà Nẵng sẽ làm rõ và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị đổ đất đá, xà bần lấn sông Hàn nêu trên.

Vụ "xóa tên" quê hương Bà Chúa thơ Nôm: Đề xuất tên gọi mới******

Ngày 20/4, ông Trần Đức Hữu, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hậu (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), cho biết Tổ công tác của huyện đã có buổi làm việc với lãnh đạo 2 xã Quỳnh Hậu và Quỳnh Đôi về đặt tên cho 2 xã sau sáp nhập.

Trước đóm phương án ghép tên 2 xã sau sáp nhập thành xã Đôi Hậu nhận được nhiều ý kiến của người dân 2 xã và dư luận xã hội. Việc ghép tên cơ học khiến nhiều người lo ngại tên Quỳnh Đôi gắn liền với danh xưng quê hương Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương bị "xóa sổ".

Vụ xóa tên quê hương Bà Chúa thơ Nôm: Đề xuất tên gọi mới - 1

Xã Quỳnh Hậu là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và là 1 trong 6 xã văn hóa đầu tiên của tỉnh Nghệ An (Ảnh: Trần Hữu).

Theo ông Hữu, Quỳnh Hậu và Quỳnh Đôi chưa từng sáp nhập, không có tên chung trước đây. Trong khi đó, xã Quỳnh Đôi có làng Quỳnh Đôi, xưa thuộc tổng Phú Hậu. Có ý kiến dùng tên Phú Hậu khi sáp nhập nhưng không được phía Quỳnh Đôi đồng ý.

Phương án ghép tên hay lấy tên có yếu tố lịch sử không đi đến thống nhất, Tổ công tác của UBND huyện và đại diện chính quyền 2 xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Hậu quyết định sẽ chọn tên mới sau sáp nhập.

Tên mới phải có chữ Quỳnh, vừa là một phần tên của 2 xã, vừa được tách ra từ tên huyện Quỳnh Lưu.

Có 3 tên được đưa ra để hai bên bàn bạc, thống nhất, gồm Quỳnh Phú, Quỳnh An và Quỳnh Hương.

Theo lý giải, Quỳnh Phú có ý nghĩa giàu có, trù phú, với mong muốn sau khi sáp nhập, nhân dân 2 xã đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu có, to đẹp. Tên xã Quỳnh Hương cũng có nghĩa là đẹp.

Còn xã Quỳnh An, có ý nghĩa là bình an, an yên, với mong muốn người dân 2 xã đoàn kết, xây dựng quê hương bình yên, phát triển. "Tên gọi này còn đặc biệt ở chỗ là ghép từ chữ Quỳnh của huyện Quỳnh Lưu và chữ An từ tên tỉnh Nghệ An", ông Hữu thông tin.

Vụ xóa tên quê hương Bà Chúa thơ Nôm: Đề xuất tên gọi mới - 2

Một góc làng Quỳnh Đôi, nơi nổi tiếng là làng khoa bảng của đất học xứ Nghệ (Ảnh: Làng Quỳnh Đôi).

Theo Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hậu, Tổ công tác UBND huyện Quỳnh Lưu cơ bản thống nhất với tên gọi Quỳnh An.

Phía xã Quỳnh Hậu đồng tình với phương án này và đề nghị UBND huyện báo cáo, đề xuất lên UBND tỉnh Nghệ An về tên gọi mới để đưa vào quy trình lấy ý kiến, vận động người dân chọn tên gọi Quỳnh An sau sáp nhập.

Trong khi đó, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Dân trí, ông Hồ Bảo Thông, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi, cho biết "chưa có gì mới để thông tin" về tên gọi sau sáp nhập.

Theo Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi, mặc dù hôm nay là thứ 7 nhưng địa phương vẫn tổ chức họp để bàn bạc về tên gọi sau sáp nhập.

Trước đó, đề xuất phương án về tên gọi của các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập của huyện Quỳnh Lưu chưa được Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An chấp thuận.

Nguyên do là có sự thay đổi về tên gọi dự kiến sau sáp nhập so với phương án trước đó, trong đó ghép tên Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu thành tên Đôi Hậu có nhiều ý kiến băn khoăn từ dư luận. 

Mua ô tô sử dụng gia đình tầm giá 750 triệu: Nên chọn xe MPV hay SUV/crossover?******

Với sự bùng nổ về mẫu mã của thị trường ô tô Việt Nam những năm gần đây, hiện tại trong tầm tài chính khoảng 750 triệu đồng, người mua xe sử dụng gia đình có khá nhiều lựa chọn. Trong đó, phổ biến nhất là những dòng xe MPV hoặc SUV/crossover đa dụng.

Tuy nhiên, hai kiểu loại xe này lại có những tương đồng nhất định về kiểu dáng, kết cấu chỗ ngồi. Vì vậy, việc lựa chọn loại xe nào cho phù hợp với nhu cầu cụ thể vẫn là câu hỏi "khó" với không ít người lần đầu mua ô tô, hoặc chưa có nhiều hiểu biết về ô tô.

Mua ô tô sử dụng gia đình tầm giá 750 triệu: Nên chọn xe MPV hay SUV/crossover?- Ảnh 1.

MPV và SUV/crossover đều là những dòng xe đang được ưa chuộng tại Việt Nam

MPV và SUV/crossover khác nhau thế nào?

Trước hết, để có thể đưa ra quyết định lựa chọn mẫu xe ưng ý, đáp ứng tốt nhu cầu của mình, bản thân người mua ô tô cần biết rõ về mẫu xe, phân khúc cũng như kiểu loại. Nếu đang băn khoăn giữa xe SUV/crossover và MPV, cần xác định được điểm khác nhau giữa hai dòng xe này, ưu nhược điểm cụ thể của từng dòng ra sao.

Đầu tiên về dòng SUV/crossover. Đây thực tế là hai kiểu loại xe khác nhau, tuy nhiên lại khá tương đồng. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở kết cấu khung gầm, khi SUV sử dụng khung gầm rời tương tự như xe tải (body on frame) và khoảng sáng gầm xe rất lớn. Trong khi, crossover sử dụng kết cấu khung gầm liền khối (unibody).

Ngoài điểm này, SUV và crossover nhìn chung đều có thiết kế hầm hố, cá tính; đồng thời sở hữu khả năng di chuyển êm ái, linh hoạt nhờ khung gầm khá cao. Dòng xe này thường cũng trang bị động cơ dung tích lớn (nhất là SUV), nhằm mang lại khả năng vận hành thể thao, mạnh mẽ.

Mua ô tô sử dụng gia đình tầm giá 750 triệu: Nên chọn xe MPV hay SUV/crossover?- Ảnh 2.

SUV/crossover sở hữu ưu điểm về thiết kế với kiểu dáng năng động, cá tính

Đình Tuyên

Trong khi đó, MPV lại có một số khác biệt cơ bản. So với những dòng SUV hay crossover, dòng xe này thực dụng hơn. Theo đó, điểm nổi bật nhất của MPV nằm ở thiết kế thân xe dài và thực dụng với khu vực trần xe cao và kéo dài ra phía đuôi xe. Mục đích của cách thiết kế này chính là tạo ra không gian rộng rãi bên trong xe, tạo sự thoải mái cho người ngồi, đồng thời tăng khả năng chở thêm hàng hóa khi cần.

Nên chọn xe MPV hay SUV/crossover?

Từ những khác biệt về kết cấu, có thể thấy, SUV/crossover hay MPV đều là những dòng xe đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng mua xe phục vụ gia đình. Tuy nhiên, từ những khác biệt về kết cấu và công năng, có thể thấy mỗi dòng xe sẽ phù hợp với những nhu cầu, mục đích sử dụng cụ thể của người dùng.

SUV/crossover hướng đến nhóm khách hàng gia đình trẻ sống ở các khu vực đô thị, yêu thích những mẫu xe thiết kế bắt mắt, năng động. Ngoài ra, nhóm xe này cũng phù hợp với những ai yêu thích trang bị công nghệ, cùng khả năng vận hành thể thao. 

Hiện nay, trong tầm giá khoảng 750 triệu đồng, nhóm xe SUV/crossover đang bán tại Việt Nam chủ yếu thuộc các phân khúc SUV đô thị cỡ B hoặc C. Có thể kể đến như Toyota Corolla Cross, Kia Seltos, Hyundai Creta,… Nếu chấp nhận mua xe đã qua sử dụng, những mẫu xe như Mazda CX-5, Honda CR-V, Subaru Forester, Isuzu mu-X… với "tuổi đời" không quá lớn, cũng là những cái tên đáng cân nhắc.

Mua ô tô sử dụng gia đình tầm giá 750 triệu: Nên chọn xe MPV hay SUV/crossover?- Ảnh 3.

MPV là dòng xe thực dụng, phù hợp với nhu cầu sử dụng cho gia đình đông người, thường xuyên chở nhiều hàng hóa, hành lý

Đình Tuyên

Trong khi đó, như đã đề cập, các mẫu xe MPV với thiết kế ưu tiên về không gian và công năng sử dụng, sẽ phù hợp hơn với những khách hàng thực dụng, không quá đặt nặng kiểu dáng; mua xe phục vụ gia đình đông người hoặc thường xuyên cần chở thêm hàng hóa, hành lý. Các dòng xe MPV phổ dụng ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến Kia Carens, Mitsubishi Xpander, Toyota Veloz, Suzuki Ertiga hay Honda BR-V...

Sedan hạng D: Toyota Camry và Mazda6 đồng loạt tăng mạnh******

Sau hai tháng đầu năm chứng kiến doanh số liên tục "dò đáy", thị trường ô tô Việt Nam khởi sắc trở lại trong tháng 3.2024 khi những chương trình ưu đãi, giảm giá mạnh tay từ phía các đại lý đã phát huy tác dụng và kích cầu sức mua hồi phục trở lại.

Số liệu bán hàng vừa được Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố cho thấy, khép lại tháng cuối quý 1/2024, doanh số bán ô tô các loại của các thành viên thuộc VAMA đạt tổng cộng 27.289 xe ô tô các loại, tăng 15.656 xe tương đương khoảng 135% so với tháng 2. Nếu tính cả doanh số bán ô tô Hyundai do Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) lắp ráp, phân phối, tháng 3.2024, người Việt đã mua sắm tổng cộng 31.831 xe ô tô các loại, tăng hơn 18.000 xe tương đương khoảng 57%.

Sedan hạng D: Toyota Camry và Mazda6 đồng loạt tăng mạnh- Ảnh 1.

Doanh số sedan hạng D tại Việt Nam tháng 3.2024

Đáng chú ý, tín hiệu tích cực của thị trường lan tỏa tới hầu hết các phân khúc, khi cả những nhóm xe "kén khách" như sedan hạng D cũng đã bắt đầu ghi nhận lượng xe bán ra tăng mạnh trở lại.

Cụ thể, báo cáo của VAMA cho thấy, kết thúc tháng 3, toàn phân khúc này bán ra tổng cộng 204 xe, tăng 77 xe, tương đương khoảng 60% so với tháng trước đó. Dù không thể so sánh với những nhóm xe đang được ưa chuộng hiện nay, tuy nhiên với mức tăng trưởng này đã là thành công, nhất là với những phân khúc xe vốn đã dần "hết thời" như sedan hạng D khoảng giá 1 tỉ đồng.

Người Việt ngày càng "thờ ơ" với sedan hạng D

Trở lại với cuộc đua nội bộ ở nhóm xe này. Trong một tháng mà thị trường chung khởi sắc, không bất ngờ khi hầu hết mẫu mã sedan hạng D cũng chứng kiến doanh số tích cực. Trong đó, Toyota Camry tiếp tục đóng vai trò "đầu tàu". Khép lại tháng cuối quý 1/2024, mẫu xe Nhật Bản bán ra 131 xe, tăng 50 xe, tương đương khoảng 62% so với tháng đầu năm.

Sau tháng 2 sụt giảm mạnh, doanh số Toyota Camry đã tăng trở lại trong tháng 3.2024

Sau tháng 2 sụt giảm mạnh, doanh số Toyota Camry đã tăng trở lại trong tháng 3.2024

Với kết quả này, Toyota Camry vẫn là cái tên dẫn đầu bảng xếp hạng doanh số phân khúc, khi bỏ xa đối thủ xếp sau là Mazda6. Mẫu xe "đồng hương" của Camry cũng ghi nhận lượng xe bán ra tăng gấp đôi. Mặc dù vậy, doanh số Mazda6 chỉ dừng ở mức 38 xe, kém đối thủ đến gần 100 xe.

Ở nửa dưới bảng xếp hạng, mẫu xe Hàn Quốc - Kia K5 cũng ghi nhận tín hiệu tăng trở lại. Cụ thể, các đại lý Kia trong tháng 3 bàn giao đến tay khách hàng 24 xe, tăng 8 xe, tương đương 50% so với tháng trước. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn khiến K5 tiếp tục để mẫu xe "chung nhà" (cùng được THACO AUTO phân phối) là Mazda6 nới rộng khoảng cách.

Mazda6 cũng là mẫu xe hồi phục doanh số khá tốt trong tháng cuối quý I.2024

Mazda6 cũng là mẫu xe hồi phục doanh số khá tốt trong tháng cuối quý I.2024

Đình Tuyên

Trong khi đó, Honda Accord sau những tháng chứng kiến doanh số tăng bất ngờ, tháng cuối quý 1/2024 đã chững lại với 11 xe được bàn giao, giảm nhẹ 1 xe so với thời điểm tháng 2. Kết quả này thực tế cũng không ảnh hưởng nhiều, khi mẫu xe Honda vẫn tiếp tục xếp cuối ở phân khúc.

Nếu tính cộng dồn 3 tháng đầu năm, nhìn chung phân khúc sedan hạng D cũng không có xáo trộn hay biến động đáng kể. Toyota Camry vẫn "làm chủ cuộc chơi" với 315 xe đã bán ra. Doanh số này gấp rưỡi so với tổng của 3 đối thủ còn lại. Theo một số chuyên gia trong ngành ô tô, cục diện ở nhóm xe này sẽ khó thay đổi, bởi đa phần thương hiệu không còn đặt nặng mục tiêu doanh số ở chiến địa này, mà đơn thuần xem những mẫu mã sedan hạng D như một sản phẩm có cho "đủ mặt".

5 tính năng AI đã có trên smartphone Android******

Trong thực tế, AI đã xuất hiện trên smartphone Android một thời gian với nhiều tính năng độc đáo đi kèm, và dưới đây là 5 tính năng hữu ích dựa trên AI hiện có sẵn để sử dụng trên điện thoại Android mà người dùng có thể tham khảo.

Nhận tin nhắn tóm tắt với Android Auto

Android Auto gần đây đã tích hợp một tính năng AI tiện lợi giảm bớt sự mất tập trung khi lái xe bằng cách tóm tắt tin nhắn đến với tên gọi Message Summary. Khi được bật, nó sẽ nhận bất kỳ tin nhắn văn bản đến nào có chứa hơn 40 từ và sử dụng AI để tạo và đọc phiên bản tóm tắt của tin nhắn, giúp người dùng nhanh chóng nắm được ý chính của bất kỳ văn bản gửi đến nào mà không làm mất tập trung khi lái xe.

5 tính năng AI đã có trên smartphone Android- Ảnh 1.

Android Auto ngày càng có nhiều tính năng AI

GOOGLE

Việc tích hợp AI trong Android Auto không chỉ cho phép phân tích các tin nhắn đến khi đang ở trong ô tô mà còn đơn giản hóa quá trình trả lời nhanh. Nó cũng có khả năng đề xuất một số phản hồi do AI tạo ra giúp người dùng không gặp khó khăn khi cần trả lời nhanh khi đang di chuyển.

Nhận hình nền tùy chỉnh do AI tạo

Android 14 đã bổ sung công cụ AI cho phép chủ sở hữu Android làm nổi bật màn hình khóa và màn hình chính của họ. Khi truy cập công cụ Create a Wallpaper trong cài đặt Wallpaper & style, người dùng sẽ có tùy chọn tạo hình nền AI, nơi họ có thể chọn từ một số chủ đề, từ khóa và lời nhắc đặt sẵn để tạo hình ảnh AI được tối ưu hóa nhằm sử dụng làm nền.

Chế độ này cung cấp một loạt tùy chọn khá mạnh mẽ cho phép người dùng thử nghiệm với hình nền đã tạo cho đến khi có được nó theo cách họ muốn. Ngoài ra, tính năng này cũng bao gồm một tùy chọn cho phép AI nắm quyền kiểm soát hoàn toàn và tạo ra điều gì đó bất ngờ.

Nhận mô tả ảnh do AI tạo

Google Lookout hiện cung cấp một tính năng rất hữu ích khác cho khả năng truy cập, đó là tùy chọn tự động tạo mô tả cho bất kỳ ảnh nào có được khi duyệt web hoặc thậm chí qua tin nhắn văn bản. Tính năng này được thiết kế dành cho cộng đồng người mù và thị lực kém, giúp những người này hiểu được nội dung của hình ảnh ngay cả khi nó được đăng hoặc gửi mà không kèm theo mô tả văn bản.

5 tính năng AI đã có trên smartphone Android- Ảnh 2.

Google Lookout giúp đưa ra mô tả ảnh được tạo bởi AI

GOOGLE

Lookout cũng đi kèm với một ứng dụng AI khác có tên TalkBack với chức năng lấy chú thích do AI tạo cho bất kỳ hình ảnh cụ thể nào và đọc to cho người dùng. Nó có thể làm việc với web, ứng dụng truyền thông xã hội, tin nhắn…

Tìm hiểu nhanh về môi trường xung quanh

Google Maps hiện có tính năng hỗ trợ trình đọc màn hình nâng cao với Lens. Sử dụng cả AI và AR, điện thoại có thể hiển thị thông tin về bất kỳ tòa nhà thương mại nào như nhà hàng chỉ bằng cách chỉ Lens vào nó, cho phép người dùng tìm hiểu tên của các địa điểm này, xếp hạng, trạng thái đóng/mở và các loại thông tin khác. TalkBack có thể được bật tiếng để đọc to cho người nghe.

Nó còn cho phép người dùng chọn loại cửa hàng mà họ đang tìm kiếm như thẩm mỹ viện, một tính năng hữu ích cho những người ở thành phố và các không gian đô thị khác, mang đến người dùng Android khả năng đánh giá các lựa chọn ngay lập tức.

Biến ảnh thành ảnh phản ứng

Photomoji là một công cụ sử dụng AI để nhanh chóng và dễ dàng biến bất kỳ bức ảnh nào từ thư viện ảnh của người dùng Android thành hình ảnh phản ứng hoàn hảo. Chỉ cần nhấp vào tin nhắn, nhấn vào tùy chọn Create, chọn ảnh muốn biến thành biểu tượng cảm xúc và AI sẽ xử lý phần còn lại.

5 tính năng AI đã có trên smartphone Android- Ảnh 3.

Photomoji giúp tạo ảnh phản ứng từ hình ảnh

GOOGLE

Công nghệ này đặc biệt phù hợp với những hình ảnh có chủ thể rõ ràng và khác biệt như con người hoặc thú cưng. Nó sẽ sử dụng AI để xác định chủ đề của hình ảnh, cắt nó ra và gửi nó dưới dạng biểu tượng cảm xúc phản ứng. Những phản ứng Photomoji đặc biệt này cũng có thể được gửi dưới dạng nhãn dán.

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục******

Cà phê, sầu riêng, gạo… khởi đầu như mơ

Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho biết cà phê là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất. Tổng lượng xuất khẩu gần 800.000 tấn, tương đương kim ngạch 1,9 tỉ USD, tăng 44% về lượng và 54% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số xuất khẩu kỷ lục của ngành cà phê VN.

Giá cà phê liên tục phá kỷ lục và được dự đoán có thể sẽ duy trì ở mức caoảnh: Hoàng Nguyễn

Giá cà phê liên tục phá kỷ lục và được dự đoán có thể sẽ duy trì ở mức cao

Hoàng Nguyễn

Diễn biến thực tế của thị trường cà phê còn sôi động hơn nhiều, đặc biệt trong những ngày cuối tháng 3. Ngày 28.3, giá cà phê tại VN đạt mốc 100.000 đồng/kg, cao nhất mọi thời đại. Chỉ riêng từ đầu tuần đến nay đã tăng 5.000 đồng/kg. Thị trường thế giới tăng liên tiếp 3 phiên với tổng mức tăng 201 USD lên mốc lịch sử mới là 3.559 USD/tấn. Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã từ chối bình luận về giá cà phê hiện tại vì… đã tăng quá cao, "vượt quá mọi sự tưởng tượng".

Trước việc giá cà phê tăng dựng đứng, câu hỏi mà nhiều người quan tâm lúc này là sắp tới sẽ diễn biến ra sao. Ông Nguyễn Đắc Đạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại Nga Thanh tại H.Krông Nô (Đắk Nông), cho biết: Từ chiều tối 26.3, giá cà phê tại địa phương đã đạt mốc 100.000 đồng/kg sau khi giá thế giới liên tục tăng nhiều ngày trước đó. Giá cà phê cứ tăng khiến nhiều người nắm giữ cà phê không dám bán ra vì sợ lỗ. Điều này làm cho nguồn cung càng khan hiếm, đẩy giá tiếp tục leo thang. Nhiều đơn vị không gom được hàng giao cho đối tác dù đã tăng giá thu mua cao hơn mức bình quân trên thị trường. Cục diện thị trường căng thẳng kéo dài nhưng là sự căng thẳng "ngọt ngào", nhất là với người trồng cà phê. Trước đó, ở mốc giá khoảng 95.000 đồng/kg, nhiều bà con nông dân đã chốt lời trong sự hưng phấn vô cùng.

Cơn sốt giá cà phê đã kéo dài suốt nhiều tháng qua. So với cùng kỳ, giá cà phê hiện tại đã tăng gấp đôi, một mức giá mà ngay chính những người trong ngành này, từ bà con nông dân, doanh nghiệp, chuyên gia thị trường đều bất ngờ.

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 2.

VN chuẩn bị ký nghị định thư với Trung Quốc cho mặt hàng sầu riêng đông lạnh và dừa tươi

Hoàng Nguyễn

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN (Vicofa), cho biết: Cơn sốt giá cà phê hiện nay bắt đầu từ niên vụ 2022/23 khi VN không còn hàng tồn kho. Tình trạng thiếu hụt tiếp tục kéo dài đến hiện nay và xảy ra ở nhiều nước sản xuất cà phê khác.

"Từ 4 - 5 năm trước, diện tích cà phê VN đã bị thu hẹp do hiệu quả kinh tế thấp, trong khi nhiều mặt hàng nông sản khác, đặc biệt là sầu riêng, đang rất cao. Bà con chặt cà phê thay bằng sầu riêng và một số loại cây khác. Đến khi giá cà phê khởi sắc thì gặp phải tình trạng El Nino gây nắng nóng và khô hạn. Vì thế, về tổng quan là cung vẫn thấp, không đủ cho nhu cầu. Giá cà phê tăng mạnh như hiện nay dĩ nhiên còn nhiều nguyên nhân khác. Nhưng về mặt cung cầu thì xu hướng giá sẽ tiếp tục duy trì mức cao vì cây cà phê không phải cây trồng ngắn ngày, không phải muốn là tăng sản lượng được ngay. Nhưng giá quá cao cũng có thể có những rủi ro của nó", ông Nguyễn Nam Hải nhận định.

Cùng có khởi đầu như mơ trong năm mới phải kể đến mặt hàng rau quả, đặc biệt là sầu riêng. Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng tươi đạt tới 172 triệu USD tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt 4.417 USD/tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 3, nguồn cung sầu riêng của VN tại thị trường Trung Quốc vẫn ở thế "một mình một chợ" nên giá trị tiếp tục đạt mức cao. Giá bán sầu riêng xô tại vườn lên đến 100.000 đồng/kg, còn hàng loại một có giá từ 140.000 - 160.000 đồng/kg tùy chất lượng.

Từ tháng 4 trở đi, các tỉnh ĐBSCL bắt đầu vào vụ thu hoạch sầu riêng chính vụ. Sầu riêng chính vụ của VN sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 10 theo các vùng địa lý từ miền Tây sang miền Đông rồi đến các tỉnh Tây nguyên. Nếu tình hình diễn ra bình thường, khi sầu riêng vào vụ thu hoạch rộ, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN sẽ tiếp tục tăng mạnh. Năm 2023, vào cao điểm chỉ một tháng xuất khẩu sầu riêng đã đạt gần nửa tỉ USD. Cú bứt tốc của sầu riêng đã góp phần quan trọng đưa kim ngạch của ngành rau quả trong quý 1/2024 đạt 1,23 tỉ USD, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số kỷ lục của ngành xuất khẩu rau quả trong quý 1 nhiều năm qua.

Nói về khởi đầu như mơ, không thể quên hồ tiêu. Giá hồ tiêu xuất khẩu đạt 4.153 USD/tấn, tăng 36%. Hiện nông dân các vùng trồng hồ tiêu ở Tây nguyên và Đông Nam bộ đang bước vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch với giá duy trì ở mức rất cao, lên tới 96.000 đồng/kg, cao hơn đến 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của VN đạt khoảng 35.000 tấn, trị giá 143 triệu USD giảm 12,3% về lượng, nhưng tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân đạt 4.041 USD/tấn, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm 2023.

Mở thị trường cho sầu riêng đông lạnh và dừa non

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang chuẩn bị ký nghị định thư với VN cho mặt hàng sầu riêng đông lạnh và dừa tươi. Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre), phấn khởi: "Trước nay, chúng tôi vẫn xuất khẩu mặt hàng sầu riêng đông lạnh qua các thị trường như Thái Lan, Mỹ, EU, Nhật Bản… Thời gian qua, chúng tôi cũng chuẩn bị đầy đủ thủ tục để đưa hàng vào thị trường Trung Quốc khi nghị định thư được ký kết. Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này từ lâu rồi".

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN (VINAFRUIT), phân tích: Thị trường sầu riêng Trung Quốc năm 2023 trị giá gần 7 tỉ USD, trong đó phân khúc hàng đông lạnh có giá trị khoảng 1 tỉ USD do Thái Lan và Malaysia thống trị. Cũng như mặt hàng sầu riêng tươi, khi có thêm nguồn cung từ VN thì dung lượng thị trường càng mở rộng. Tùy theo thời điểm ký nghị định thư, nếu ký sớm có thể kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của VN trong năm 2024 sẽ đạt từ 300 - 400 triệu USD.

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 3.

Xuất khẩu cà phê dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt, giá cao do nhu cầu thế giới tăng mạnh và nguồn cung từ VN hạn chế

Hoàng Nguyễn

"Ngoài những cơ sở đóng gói đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh thì đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc này cũng không quá phức tạp. Vì thế, sắp tới sẽ có nhiều đơn vị đầu tư vào khâu này. Những trái sầu riêng đạt chuẩn sẽ được xuất khẩu dạng tươi, còn những trái ngoài chuẩn sẽ được tách lấy cơm, cấp đông. Như vậy, mặt hàng sầu riêng rộng đường xuất khẩu, không lo rớt giá vì "đụng hàng" khi sầu riêng Thái Lan vào vụ thu hoạch", ông Đặng Phúc Nguyên nói.

Sầu riêng đông lạnh gồm nhiều hình thức như quả sầu riêng có vỏ, sầu riêng xay nhuyễn, cơm sầu riêng không vỏ. Năm 2023, VN xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đạt 137 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân là 2.632 USD/tấn. Trong 2 tháng đầu năm 2024, mặt hàng sầu riêng đông lạnh đạt 13 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023. Giá sầu riêng đông lạnh xuất khẩu tăng lên tới 3.966 USD/tấn, tương đương tăng 47% so với cùng kỳ.

"Nếu việc ký nghị định thư thuận lợi, xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể đạt đến 3,5 tỉ USD, tăng hơn 1 tỉ USD so với năm 2023. Qua đó, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN cả năm lên 6,5 - 7 tỉ USD", ông Nguyên tính toán.

Những con số nói trên hoàn toàn có cơ sở khi vào tháng 4, thời điểm các tỉnh miền Tây bước vào thu hoạch sầu riêng chính vụ cũng là lúc sầu riêng các tỉnh miền Đông Thái Lan vào mùa hái quả. Năm ngoái, sự cạnh tranh của sầu riêng Thái Lan đã ảnh hưởng ít nhiều đến giá sầu riêng VN, nhưng năm nay nếu được xuất khẩu sầu riêng đông lạnh thì giá sầu riêng sẽ tiếp tục duy trì mức cao.

Cùng với sầu riêng đông lạnh, dừa tươi cũng là mặt hàng chuẩn bị ký nghị định thư với Trung Quốc. Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng thư ký Hiệp hội Dừa, hồ hởi: Từ vùng trồng đến các nhà máy chế biến đã sẵn sàng trước cơ hội xuất khẩu dừa tươi vào thị trường 1,4 tỉ dân. Đối với vùng trồng, diện tích dừa ở Nam Trung bộ và Nam bộ thời gian qua tăng khoảng 50.000 ha. Các nhà máy chế biến từ sơ chế đến sản phẩm tiện dụng, giá trị cao cũng đã chuẩn bị sẵn sàng. 

Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp đầu tư cả phần ống hút đi kèm là sản phẩm "xanh" để đáp ứng các yêu cầu cao nhất về môi trường. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dừa tươi chưa cao trong chuỗi giá trị ngành dừa cũng như rau quả nói chung. Nếu mở cửa được thị trường Trung Quốc, sắp tới dừa tươi có thể là mặt hàng quan trọng. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu quả dừa tươi cũng góp phần xây dựng hình ảnh cho chuỗi giá trị ngành dừa nói chung.

Không ngủ quên trên chiến thắng

Biến đổi khí hậu, hạn hán khắp nơi chính là nguyên nhân chủ yếu khiến nhu cầu nông sản nói chung tăng cao. Thế nhưng, khi giá nhiều nông sản tăng sốc, lại dấy lên những lo ngại về chất lượng. Mới đây, Trung Quốc cảnh báo về chất lượng của 30 lô hàng sầu riêng VN. Ông Đặng Phúc Nguyên nhận định: Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường Trung Quốc đang khó tính dần lên và giờ họ quan tâm tới những thứ bên trong sản phẩm như dư lượng hóa chất, kim loại nặng... Điều này cũng không khác gì các thị trường EU, Nhật Bản hay Mỹ.

"Sắp bước vào tháng 4, thời điểm nguồn cung sầu riêng từ Thái Lan quay lại thị trường Trung Quốc. Điều này nhắc nhở chúng ra rằng nếu không đảm bảo tốt chất lượng thì rất có thể gặp nhiều rắc rối. Để tránh tình trạng này tái diễn, các cơ quan chức năng cần giám sát chặt các loại phân, thuốc bảo vệ thực vật; thường xuyên cập nhật các yêu cầu thị trường để kịp thời điều chỉnh, khuyến cáo người dân. Đối với bà con nông dân, cần nghiêm túc tuân thủ các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, ít nhất phải chuẩn VietGAP. Chúng ta cần chăm chút chất lượng nhiều hơn nữa cho trái sầu riêng", ông Nguyên khuyến cáo.

Là một trong những chuyên gia kinh tế có nhiều năm gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp, TS Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc Liên đoàn Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) TP.Cần Thơ, lo lắng: Theo quy luật, khi giá cả hàng hóa tăng cao, người sản xuất sẽ chạy theo sản lượng để chớp lấy cơ hội nhất thời mà ít tập trung vào vấn đề chất lượng. Tuy nhiên, không thể có mặt hàng nào tăng giá mãi, sẽ đến lúc bão hòa và rồi quay đầu giảm. Lúc đó chuỗi cung ứng sẽ gặp vấn đề là cung vượt cầu, gây khó khăn cho các nhà sản xuất. Chúng ta có rất nhiều bằng chứng cho việc này ngay trong chính các mặt hàng nông sản của VN.

Vì thế, theo TS Võ Hùng Dũng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng trong việc giữ cho hàng hóa luôn đảm bảo chất lượng. Ví dụ, với mặt hàng sầu riêng xuất khẩu, chúng ta cần đảm bảo tuân thủ các quy định về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu khác về chất lượng của thị trường tiêu thụ. 

Để đáp ứng được yêu cầu đó, khâu đầu tiên là tổ chức sản xuất. Người nông dân cần được liên kết lại trong các mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã thật sự hiệu quả. Các mô hình sản xuất quy mô lớn này sẽ là đầu mối liên kết với các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu. Khi trong cùng một tổ chức và có liên kết với đầu ra ổn định, sẽ hạn chế được tình trạng "bẻ kèo", sản xuất không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn. 

Các mối liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị sẽ là những người giám sát để giữ được chất lượng hàng hóa ổn định. Từ đó, họ có thể ký kết các hợp đồng dài hạn với tỷ lệ phân chia lợi nhuận hợp lý. Khi đó, các chuỗi giá trị nông sản sẽ phát triển tốt, hạn chế được các tác động tiêu cực từ thị trường.

Bên cạnh đó, VN vẫn là nước nhỏ, nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, Nhà nước cũng cần tổ chức những hiệp hội ngành hàng thực chất và đủ mạnh. Những đơn vị này cũng cần được đầu tư khoa học công nghệ, kiến thức kinh tế thị trường, đàm phán quốc tế… Điều này sẽ giúp việc mở cửa giao thương quốc tế được thuận lợi hơn. Chỉ có những hiệp hội ngành hàng mạnh, hiểu rõ việc sản xuất và thị trường mới có thể đảm bảo quyền và lợi ích cho từng chuỗi giá trị hàng hóa.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, còn nhiều mặt hàng tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023 như: gỗ đạt 2,3 tỉ USD, tăng 27%; gạo đạt gần 2,1 triệu tấn tương đương 1,4 tỉ USD, tăng 12% về lượng và 40% về giá trị. Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 661 USD/tấn, tăng 5%.

Dự báo xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi trong năm 2024 bởi tác động của hiện tượng El Nino vẫn còn kéo dài. Nhiều khách hàng nhập khẩu gạo lớn của VN như Philippines dự báo vẫn là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng khoảng 4 triệu tấn. Đứng thứ hai là Indonesia với sản lượng 3,6 triệu tấn… Bên cạnh đó là việc quay trở lại thị trường của đất nước 1,4 tỉ dân Trung Quốc.

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 4.

NGUỒN: BỘ NN-PTNT - ĐỒ HỌA: BẢO NGUYỄN

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 5.

NGUỒN: TỔNG HỢP - ĐỒ HỌA: BẢO NGUYỄN

 

Xe bán tải "phơi bụng" trên cao tốc La Sơn******

Theo Ban An toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế, lúc 14h ngày 26/3, tại km12+710 cao tốc La Sơn - Túy Loan, thuộc địa phận xã Hương Phú, huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế), ô tô bán tải mang biển kiểm soát 36C-132.xx đang lưu thông theo hướng bắc - nam, tự gây tại nạn, lật ngửa nằm ở bên phải tuyến.

Xe bán tải phơi bụng trên cao tốc La Sơn - Túy Loan, 2 người bị thương - 1

Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh người dân cung cấp).

Vụ tai nạn khiến 2 người trên xe (chưa rõ danh tính) bị thương, xe hư hỏng, cao tốc La Sơn - Túy Loan bị ách tắc cục bộ.

Sau khi vụ tai nạn giao thông xảy ra, Hạt Quản lý đường bộ La Sơn - Túy Loan phối hợp với Cảnh sát giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế, Văn phòng Quản lý đường bộ II.5, chính quyền địa phương giải quyết, đảm bảo giao thông, điều tra nguyên nhân vụ việc.

Theo cơ quan chức năng, hiện trạng tuyến đường tại vị trí xảy ra tai nạn có đầy đủ hệ thống báo hiệu an toàn giao thông, mặt đường êm thuận.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người******
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 1.
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 2.
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 3.

Ngôn ngữ - Phát minh vĩ đại nhất của loài người

Với hơn 7.000 ngôn ngữ trên thế giới, việc tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển của chúng vẫn là điều bí ẩn và thú vị đối với nhiều nhà khoa học. Dựa trên gần 40 năm nghiên cứu thực địa, nhà nhân học, ngôn ngữ học nổi tiếng người Mỹ Daniel Leonard Everett đã đưa ra góc nhìn độc đáo của riêng mình về vấn đề này trong cuốn sách "Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người".

Cuốn sách được chia thành bốn phần. Phần một "Những tông Hominini đầu tiên", ông tập trung vào chủ đề sự ra đời của ngôn ngữ. Phần hai "Những thích nghi về mặt sinh học dành cho ngôn ngữ" phân tích các đặc điểm tiến hóa sinh học ở loài người để có được khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Phần ba "Sự tiến hóa của hình thức ngôn ngữ" là câu chuyện về sự hoàn thiện của ngôn ngữ từ thể sơ khai nhất - ngôn ngữ nói - tới chỗ trở thành một phương tiện tư duy, giao tiếp ngày càng phức tạp. Phần cuối cùng của cuốn sách - "Sự tiến hóa về văn hóa của ngôn ngữ" nhìn nhận ngôn ngữ trong vai trò tạo dựng văn hóa.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 4.

Tác giả Daniel Everett bắt đầu cuốn sách bằng cách xem xét sự xuất hiện của ngôn ngữ trong bối cảnh lịch sử của loài người. Không giống như hầu hết các nhà ngôn ngữ học hiện đại, Everett tin rằng sự phát triển của ngôn ngữ bắt đầu sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, ông lập luận rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ Homo erectus (Người đứng thẳng) từ khoảng hai triệu năm trước. Homo sapiens (người tinh khôn) hay các loài người hậu duệ khác đều kế thừa ngôn ngữ mà thôi. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ loài người đã tiến hóa tương đương 60.000 thế hệ.

Theo Everett, yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển và sử dụng ngôn ngữ chính là bộ não. Đặc biệt, ông nhận thấy ngôn ngữ không phải là một đặc điểm bẩm sinh của con người, mà là một phát minh. Ngôn ngữ phát triển như một kết quả tất yếu của sự tiến hóa văn hóa - xã hội chứ không đơn thuần do bộ não con người chi phối. Mỗi ngôn ngữ đều phản ánh lịch sử, môi trường và nhu cầu giao tiếp của cộng đồng sử dụng nó.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 5.

Sự tiến hóa của ngôn ngữ

Ngôn ngữ đã phát triển dần dần trong quá trình tiến hóa của loài người, bắt đầu từ những nỗ lực biểu ý đơn giản bằng lời nói và cử chỉ. Everett dành phần lớn cuốn sách để phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ và cách thức ngôn ngữ phát triển theo thời gian. Ông đã đưa ra nhiều ví dụ từ các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới để minh họa cho các luận điểm của mình.

Từ hơn 60.000 thế hệ trước, Homo erectus phát minh ra ngôn ngữ, lúc đầu còn đơn giản, được tiến hóa tuần tự và dần trở nên phức tạp, đa dạng, được bản địa hóa và được sử dụng trong từng cộng đồng cụ thể, ở mọi nơi trên Trái đất. Ngôn ngữ đã bắt nguồn từ biểu tượng (hay ký hiệu) văn hóa, được sáng tạo và định hình dựa trên văn hoá, sau đó trở nên khả dụng và ngày càng hiệu quả nhờ vào bộ não lớn, dày đặc các tế bào thần kinh. Loài người và hệ thống sinh lý - thần kinh, bộ máy phát âm thanh... đã liên tục và đồng thời cùng ràng buộc nhau, bổ sung cho nhau để tiến hóa, nâng cấp và phát triển.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 6.

Ngôn ngữ không phải là một hệ thống cố định, mà luôn luôn biến đổi theo thời gian dưới tác động của xã hội. Các ngôn ngữ có thể thay đổi về mặt ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm theo thời gian. Điều này được giải thích bởi ngôn ngữ là một sản phẩm của quá trình giao tiếp giữa con người. Sự giao thoa văn hóa khiến ngôn ngữ học thêm từ mới, mất đi từ cũ, không còn phù hợp. Đặc biệt, công nghệ hiện đại đã khiến nhiều từ ngữ ra đời để miêu tả các khái niệm mới. Ngôn ngữ phát triển liên tục để phục vụ nhu cầu giao tiếp ngày càng cao của con người.

Tác giả cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống quy tắc phức tạp cho phép con người giao tiếp với nhau. Không chỉ là một công cụ để truyền đạt thông tin, mà ngôn ngữ còn là phương tiện tư duy để con người thể hiện bản thân, tạo ra những ý tưởng mới và xây dựng văn hóa. Ông cũng chỉ ra rằng ngôn ngữ có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và là một công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để thay đổi thế giới.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 7.

"Lược sử ngôn ngữ" là một cuốn sách khoa học phổ thông, hấp dẫn và dễ đọc, cung cấp cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ. Qua cuốn sách, tác giả Everett muốn nhấn mạnh rằng, mỗi ngôn ngữ đều mang dấu ấn đặc trưng của lịch sử, môi trường sống và văn hóa của cộng đồng sử dụng nó. Chính sự đa dạng và phong phú về ngôn ngữ đã tạo nên bản sắc con người. Điều đó, thôi thúc chúng ta trân trọng và bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ trên thế giới.

Cuốn sách được Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ học trong Tủ sách Nền tảng đổi đời. Độc giả có thể dễ dàng tìm đọc và chọn mua sách tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 8.

"Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người"


TRI THỨC LÀ ÁNH SÁNG!

TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC!

(Đón đọc kỳ sau: "Sự hình thành và bản chất của tâm lý đám đông")

biên tập:Khoa Loan

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn