Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

win55 rut tien nhanh_n88 bắt kèo chuẩn bóng đá

one88 choi game

{time   Tác giả: Hiếu Trương  Chỉnh sửa: Minh Loan   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Đợt nắng nóng đầu tiên ở miền Bắc kéo dài đến khi nào?******

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 3/4, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế tiếp diễn tình trạng nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất 37-40 độ C, có nơi trên 40 độ C, độ ẩm thấp nhất chỉ ở ngưỡng 30-35%.

Nắng nóng ở các khu vực trên kéo dài từ 10h đến 18h trong ngày và đạt đỉnh điểm vào khung giờ 13h-15h. Người dân lưu ý không ở ngoài trời trong khoảng thời gian dài vào trưa và chiều, khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, đột quỵ vì sốc nhiệt. 

Trong khi đó, các nơi khác ở Tây Bắc Bộ, từ Đà Nẵng đến Phú Yên và Nam Bộ có nắng nóng dao động 35-37 độ C. 

Đợt nắng nóng đầu tiên ở miền Bắc kéo dài đến khi nào? - 1

Miền Bắc tiếp diễn nắng nóng trong khoảng 3 ngày tới, sau đó giảm nhiệt dần vào cuối tuần (Ảnh: Thành Đông).

Tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố Đông Bắc Bộ, nền nhiệt ngày 3/4 giảm nhẹ, duy trì ngưỡng 35 độ C. Trang Accuweatherdự báo khu vực chỉ đạt đỉnh về nhiệt độ là 35 độ C vào lúc 14h, các khung giờ khác dao động 32-34 độ C, ở mức oi nóng. 

Cơ quan khí tượng cảnh báo nắng nóng gay gắt ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ kéo dài đến khoảng ngày 5-6/4, trong khi ở Đông Bắc Bộ tiếp diễn hết ngày 4/4. 

Cuối tuần này, vùng áp thấp nóng suy giảm kèm theo hội tụ gió trên cao khiến miền Bắc giảm nhiệt nhẹ và mưa dông. 

Dự báo thời tiết ngày 3/4 tại các vùng trên cả nước: 

- Hà Nội:Đêm không mưa, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C, cao nhất 33-35 độ C.

- Phía Tây Bắc Bộ:Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C; cao nhất 34-37 độ C, riêng khu vực Sơn La, Hòa Bình 38-40 độ C, có nơi trên 40 độ C. 

- Phía Đông Bắc Bộ:Ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất 33-36 độ C.

- Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế: Ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 37-40 độ C, có nơi trên 40 độ C.

- Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Ngày nắng, riêng phía bắc có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất phía bắc 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; phía nam 31-34 độ C.  

-Tây Nguyên: Ngày nắng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C, chiều tối và đêm mưa rào kèm dông vài nơi. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C; cao nhất 31-34 độ C.  

- Nam Bộ:Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

  Phê bình 6 chủ tịch huyện, thị xã, thành phố ở Quảng Ngãi******

Ngày 13/4, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã có văn bản phê bình Chủ tịch UBND các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Nghĩa Hành, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi.

Đây là những địa phương chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về thời gian, trình tự thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Chủ tịch 6 huyện, thành phố, thị xã nêu trên còn thiếu cương quyết trong xử lý trách nhiệm công chức, nhất là công chức địa chính. Những người này thường xuyên để xảy ra tình trạng chậm trễ kéo dài trong phối hợp giải quyết hồ sơ đất đai của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

Phê bình 6 chủ tịch huyện, thị xã, thành phố ở Quảng Ngãi - 1

Người dân Quảng Ngãi sử dụng zalo kiểm tra quá trình giải quyết các thủ tục hành chính (Ảnh: Quốc Triều).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và công chức, viên chức có liên quan theo quy định. 

Theo thống kê, tại huyện Bình Sơn còn 138 hồ sơ liên quan đến đất đai của người dân bị chậm giải quyết, huyện Sơn Tịnh có 38 hồ sơ, thành phố Quảng Ngãi 37 hồ sơ, thị xã Đức Phổ 32 hồ sơ, huyện Mộ Đức 23 hồ sơ và huyện Nghĩa Hành 17 hồ sơ chậm giải quyết cho người dân.

  Phó Thủ tướng gợi ý gói cơ chế đột phá để phát triển nhân lực bán dẫn******

Sáng 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" (Đề án).

Theo Phó Thủ tướng, cần xác định chiến lược xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết, thị trường chip bán dẫn của thế giới có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 14%/năm liên tục trong 20 năm vừa qua, dự kiến sẽ đạt doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Từ nay đến năm 2030, thế giới cần khoảng 1 triệu lao động cho tất cả khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip.

Phó Thủ tướng gợi ý gói cơ chế đột phá để phát triển nhân lực bán dẫn - 1

GS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học quốc gia TPHCM (Ảnh: Minh Khôi).

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bán dẫn lớn đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tận dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ tại các nước châu Á. trong đó có Việt Nam.

Bộ KH&ĐT ước tính đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP.

Đề án đặt ra nhiều giải pháp, trong đó đặt mục tiêu đào tạo chuyên sâu cho 1.300 giảng viên; mở rộng mạng lưới đào tạo, hỗ trợ đào tạo ngành công nghiệp bán dẫn và các ngành liên quan lên khoảng 200 cơ sở; đầu tư 4 trung tâm bán dẫn dùng chung, 20 trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn…

Từ kinh nghiệm triển khai công tác đào tạo vi mạch, bán dẫn đang triển khai, GS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học quốc gia TPHCM, cho rằng muốn phát triển nhanh phải có cơ chế đột phá về đào tạo giảng viên, dùng chung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và các phòng thí nghiệm liên quan, thu hút các chuyên gia nước ngoài…

Phó Thủ tướng gợi ý gói cơ chế đột phá để phát triển nhân lực bán dẫn - 2

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn (Ảnh: Minh Khôi).

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhận định với điều kiện hiện nay, hai khâu trong ngành công nghiệp bán dẫn mà Việt Nam có lợi thế là thiết kế, đóng gói, kiểm thử chip và các trường đang rất cần dự báo chính xác về nhu cầu nhân lực vi mạch bán dẫn để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo hữu hiệu.

"Cơ chế chính sách phải xây dựng rất nhanh, nguồn lực sẵn sàng để khi Đề án được phê duyệt thì triển khai được ngay", ông Sơn nói.

Đề cập đến "bẫy" đào tạo nhân lực thực hành, gia công trong công nghiệp vi mạch bán dẫn, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái đề nghị đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ.

Phó Thủ tướng gợi ý gói cơ chế đột phá để phát triển nhân lực bán dẫn - 3

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái (Ảnh: Minh Khôi).

Bên cạnh đó, ông đề nghị có chính sách ưu tiên cụ thể cho các bên tham gia "hệ sinh thái" đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn (cơ sở đào tạo, nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước).

"Bộ KH&CN sẽ tập trung ưu tiên triển khai một số chương trình KH&CN quốc gia để phục vụ cho ngành công nghiệp bán dẫn", ông Thái nói.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khi phát biểu kết luận đã gợi mở cần có sự kết hợp giữa chương trình đào tạo chuyển đổi, cung cấp kiến thức cơ bản về ngành vi mạch, bán dẫn đến chương trình đào tạo chuyên sâu, nhân tài.

Ông nhấn mạnh phải chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình, giáo trình, phương thức giảng dạy.

"Đề án cần đưa ra những gói cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu tư công, nghiên cứu và phát triển…", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng gợi ý gói cơ chế đột phá để phát triển nhân lực bán dẫn - 4

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị có gói cơ chế đột phá cho phát triển nhân lực bán dẫn (Ảnh: Minh Khôi).

Theo ông, Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo, cùng với sự tham gia của doanh nghiệp, trong hình thành và bảo đảm các điều kiện cho hoạt động đào tạo nhân lực ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Phó Thủ tướng cũng đề cập cơ chế đặt hàng nhằm hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, chuyên gia về thiết kế vi mạch bán dẫn, vật liệu, công nghệ thông tin…

"Đề án cần có tư duy xuyên suốt, thống nhất theo chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch, bán dẫn, đưa ra sản phẩm, dự án cụ thể về tiến độ, đơn vị chịu trách nhiệm, không để chồng chéo, dàn trải", Phó Thủ tướng lưu ý.

  Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới******

Xuyên suốt nhiều năm qua, màu áo xanh trong những Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè đã mang về cho các vùng quê nghèo những con đường bê tông xe chạy bon bon, biết bao tuyến đường điện sáng trưng, bao cây cầu nối mạch giao thông thuận tiện và đặc biệt đưa công nghệ về với người dân, chuyển giao khoa học kỹ thuật để những làng quê trở nên đáng sống hơn…

Những tuyến đường quê xe chạy bon bon

Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có thể thấy được rằng những năm qua các Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè do T.Ư Đoàn tổ chức đã góp phần rất lớn vào việc giúp cho những vùng quê đạt được các tiêu chí về nông thôn mới và trở thành những làng quê đáng sống hơn.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới- Ảnh 1.

Hàng ngàn căn nhà được thanh niên tình nguyện xây mới cho người dân khó khăn ở các vùng quê

NỮ VƯƠNG

Chỉ riêng đội hình thanh niên tình nguyện của TP.HCM trong suốt nhiều năm qua đã mang về cho các vùng quê hơn 30.000 công trình thanh niên; 7.720 căn nhà được xây mới, sửa chữa; 878 km đường nông thôn được bê tông hóa, nâng cấp, sửa chữa; 479 cầu nông thôn được xây dựng, sửa chữa; 271 tuyến đường nông thôn, tuyến hẻm được chiếu sáng; gần 70.000 hộ dân được chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp…

Ông Nguyễn Văn Điện, người dân H.Càng Long (Trà Vinh), bày tỏ biết ơn về các công trình mà thanh niên tình nguyện đã để lại trên địa phương: "Ngày xưa con đường ở đây đi lại khó khăn lắm, nên khi Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh về đây làm con đường này, bà con rất mừng. Cũng nhờ các cháu về đây làm mới được chứ để bà con đóng góp tiền chắc làm không nổi quá".

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới- Ảnh 2.

Biết bao tuyến đường sình lầy đã được các đội hình thanh niên tình nguyện bê tông hóa cho người dân

NỮ VƯƠNG

Chúng tôi từng chứng kiến những nụ cười hạnh phúc, những ánh mắt đầy biết ơn của người dân ở xã Phú Hiệp, H.Tam Nông (Đồng Tháp) khi từ nay sẽ không còn lo bị ép giá nông sản vì đã có con đường mới rất bằng phẳng, xe chạy bon bon vào đến tận ruộng. Con đường ấy do đội hình sinh viên tình nguyện Mùa hè xanh của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã không ngại nắng, ngại mưa để thi công.

Ông Nguyễn Văn Đông (43 tuổi, ngụ ấp K10, xã Phú Hiệp, H.Tam Nông) cho biết trước đây do đường đất nên trời mưa sình lầy, không đi được; người dân phải tự đổ đá để đi đỡ, nhưng đến mùa thu hoạch lúa, máy cắt, xe chở lúa chạy qua mấy lượt là đá lún hết xuống sình.

"Từ nay nông sản không sợ bị thương lái ép giá, vì con đường quyết định về giá cả nông sản rất nhiều, trước khi vào mua là thương lái xem con đường chuyên chở thế nào, nếu đường khó khăn thì tính thêm tiền chuyên chở, tiền nhân công rồi ép giá", ông Đông bộc bạch.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới- Ảnh 3.

Màu áo xanh thanh niên nỗ lực bê tông hóa các tuyến đường cho người dân

Đ.T

Tại ấp Tân Thuận A, xã Tân Mỹ, H.Lấp Vò (Đồng Tháp), người dân cũng hạnh phúc biết bao khi có tuyến đường điện sáng trưng, không còn lo an toàn đi lại khi về đêm.

Ông Nguyễn Văn Thum, người dân ở đây, không giấu được cảm xúc chia sẻ với chúng tôi: "Mấy cháu tình nguyện về đây làm hay quá chừng, bắt năng lượng mặt trời nên bóng đèn trước nhà tôi sáng trưng mà không phải tốn tiền điện".

Ông Thum kể, trước đây chỉ những hộ khá giả là tự mua bóng đèn câu ra, nhưng đến 20 hay 21 giờ là tắt vì sợ tốn điện. Còn rất nhiều hộ gia đình như nhà ông vì không có kinh phí để trả tiền điện nên chấp nhận tối.

"Tụi con nít tối đến cho đi cũng không dám đi, tối hù mà ai dám, đi vệ sinh cũng không dám nữa là. Giờ thì sáng trưng rồi, mừng lắm", ông Thum nói.

Còn ông Mai Văn Toàn (ngụ xã Tân Mỹ) cũng không tả nổi niềm vui sướng khi đội hình sinh viên tình nguyện về xây cầu bê tông bắc ngang qua Rạch Chùa, điều mà ông và người dân nơi đây chưa bao giờ dám nghĩ đến.

"Chúng tôi làm gì có khả năng mà xây cầu bê tông, trước đây là cầu khỉ, sau này cái bến phà ngoài kia người ta dỡ bỏ, tụi tôi ra xin ván về bắc cầu qua vậy đó", ông Toàn kể.

Cũng vì tự bắc ván thành cầu nên chỉ phục vụ lưu thông bình thường, người dân không dám chở đồ nặng vì sợ bị sập. "Trước đây chỉ chạy được xe không, nhưng làm được cây cầu này là chạy phà phà luôn, xe du lịch còn chạy vào đây được nữa", ông Toàn hạnh phúc.

Những tiến bộ khoa học công nghệ được chuyển giao

Ông Phạm Thành Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Tân Kiều (H.Tháp Mười, Đồng Tháp), từng vui mừng chia sẻ với chúng tôi vì những thanh niên tình nguyện đã về giúp lập website, xây dựng Cổng thông tin trực tuyến cho UBND xã vào năm 2022.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới- Ảnh 4.

Đội hình trí thức khoa học trẻ tình nguyện của Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) trao tặng và chuyển giao kỹ thuật nuôi giống vịt biển lai Hà Lan cho người dân xã Mỹ Hòa, H.Tháp Mười, Đồng Tháp

LÊ THANH

Ông Nghĩa cho biết mặc dù rất muốn thành lập trang web nhưng lâu nay gặp phải khó khăn về nguồn lực chuyên môn, không được hiểu sâu về cách tạo website nên chưa thực hiện được.

"Trước đây, muốn truyền đạt các hoạt động thì chúng tôi thông tin trên trạm truyền thanh xã hay bảng thông báo tại trụ sở UBND. Nhưng từ nay, khi đã có trang web này, chúng tôi sẽ đa dạng kênh tuyên truyền, việc thông tin đến người dân cũng sẽ nhanh hơn, nhất là giúp bà con tìm hiểu thông tin về cải cách hành chính, cũng như biết cách nộp hồ sơ trực tuyến thuận tiện hơn. Các hoạt động thông tin của xã sẽ hiện đại và nhanh chóng hơn", ông Nghĩa chia sẻ đầy biết ơn.

Hoạt động này của những đội hình thanh niên tình nguyện cũng góp phần giúp cho các xã đạt được tiêu chí "xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành" trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Không chỉ vậy, các đội hình thanh niên tình nguyện còn chuyển giao khoa học kỹ thuật về tận vườn cho từng hộ dân, như Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) đã trao tặng và chuyển giao kỹ thuật nuôi giống vịt biển lai Hà Lan cho người dân xã Mỹ Hòa, H.Tháp Mười, Đồng Tháp.

Nhận được giống và kỹ thuật nuôi vịt biển lai Hà Lan này, người dân vui mừng khôn xiết. Lê Hữu Trung (25 tuổi, ngụ tại ấp 1) đã từng lăn tăn mỗi lần bạn bè rủ lên thành phố lập nghiệp, nhưng từ nay Trung tự tin hơn khi bám quê làm giàu và giúp quê nhà phát triển, vì anh đặt nhiều kỳ vọng vào giống vịt biển lai Hà Lan này. (còn tiếp) 

  Chưa nghỉ lễ 30.4, nhiều tuyến đường đã kẹt xe nghiêm trọng: CSGT TP.HCM khuyến cáo tránh đường nào?******

Từ sáng sớm ngày làm việc cuối trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, nhiều người dân ở khu vực TP.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết đã phải chật vật di chuyển vào trung tâm vì kẹt xe nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực cần cảng Phú Hữu, cảng Cát Lái.

Anh Phạm Ngọc Trình viết: "Sáng nay mất 2 tiếng để đến chỗ làm, trong đó 30 phút để chạy xe, 1,5 giờ xem kẹt xe". Kèm theo đó là hình ảnh người đi xe máy và ô tô cùng chen chân ở ngay giao lộ.

Kẹt xe đường vào cảng Cát Lái

Kẹt xe sáng nay tại giao lộ Lã Xuân Oai - Võ Chí Công

Kẹt xe sáng nay tại giao lộ Lã Xuân Oai - Võ Chí Công

Ngọc Trình

Trên các nhóm về giao thông, người đi đường cho biết phải chen chúc trong dòng kẹt xe ở đường Đồng Văn Cống. Tình trạng càng trở nên nghiêm trọng khi có 1 chiếc ô tô con đi trong làn xe máy.

Khu vực vòng xoay Mỹ Thủy, cầu Phú Mỹ cũng trong tình trạng tương tự, hàng loạt ô tô, xe container xếp hàng chờ nhích từng chút một.

Tình trạng xe đông tại Cát Lái đã bắt đầu từ sáng sớm ngày 25.4

Tình trạng xe đông tại Cát Lái đã bắt đầu từ sáng sớm ngày 25.4

Minh Quân

Ô tô con và container, xe tải nối đuôi nhau trên cầu Phú Mỹ

Ô tô con và container, xe tải nối đuôi nhau trên cầu Phú Mỹ

Minh Quân

Một số tài xế container cho hay tình trạng này diễn ra từ 4 giờ sáng, đến trưa vẫn còn đông đúc. Làn xe ô tô trên cầu Phú Mỹ nối đuôi nhau di chuyển chậm.

Không chỉ trong sáng nay, tình trạng ùn xe nghiêm trọng trên khu vực này đã xuất hiện từ sáng hôm qua.

Chưa nghỉ lễ 30.4, nhiều tuyến đường đã kẹt xe nghiêm trọng: CSGT TP.HCM khuyến cáo tránh đường nào?- Ảnh 4.

Sáng nay, một xe ô tô chết máy trên cầu Phú Mỹ, CSGT Cát Lái phải cử cán bộ đến hiện trường nhanh chóng để giải quyết

Chụp màn hình

Lãnh đạo Đội CSGT Cát Lái cho biết, chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, lượng xe vào cảng tăng đột biến nên đội đã huy động cả lực lượng làm công tác trong nhà ra điều tiết giao thông liên tục tại vòng xoay Mỹ Thủy, cầu Phú Mỹ.

"Sáng nay, một xe ô tô gặp sự cố chết máy trên cầu Phú Mỹ cũng là kẹt xe trên tuyến Võ Chí Công từ Thủ Đức sang Q.7 và ngược lại. Tình trạng ô tô chết máy trên cầu Phú Mỹ xảy ra khá thường xuyên", CSGT thông tin.

Chưa nghỉ lễ 30.4, nhiều tuyến đường đã kẹt xe nghiêm trọng: CSGT TP.HCM khuyến cáo tránh đường nào?- Ảnh 5.

CSGT trực điều tiết liên tục tại khu vực vòng xoay Mỹ Thủy

V.P

Chưa nghỉ lễ 30.4, nhiều tuyến đường đã kẹt xe nghiêm trọng: CSGT TP.HCM khuyến cáo tránh đường nào?- Ảnh 6.

Tại các giao lộ ở khu vực này, xe máy phải chen chân với ô tô

V.P

Tình trạng xe đông qua địa bàn đảm trách của Đội CSGT Cát Lái bắt đầu từ ngày hôm qua, dự kiến ngày mai (27.4) sẽ là ngày có lưu lượng xe đông nhất.

Theo lãnh đạo Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM), lượng hàng hóa trước kỳ nghỉ lễ tăng đột biến, lên gần gấp đôi nên xe vào cảng rất đông. Từ sáng 26.4, CSGT Cát Lái, CSGT Nam Sài Gòn đã phối hợp Công an TP.Thủ Đức, Q.7 và cụm cảng Cát Lái phân luồng, điều tiết giao thông.

Chưa nghỉ lễ 30.4, nhiều tuyến đường đã kẹt xe nghiêm trọng: CSGT TP.HCM khuyến cáo tránh đường nào?- Ảnh 7.

CSGT TP.HCM khuyến cáo xe ô tô con nên hạn chế di chuyển qua vòng xoay Mỹ Thủy, cầu Phú Mỹ và chọn lộ trình khác di chuyển phù hợp

V.P

CSGT TP.HCM khuyến cáo người dân tham gia giao thông bằng ô tô con tránh hướng di chuyển qua các tuyến đường gần cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu, cầu Phú Mỹ, vòng xoay Mỹ Thủy... thay vào đó, người dân có thể chọn lộ trình di chuyển khác để tránh tình trạng ùn ứ kéo dài, đặc biệt chiều tối 26.4 và sáng 27.4.

  Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Mẹ đồng hành cùng con thành đầu bếp******

Em tốt nghiệp loại giỏi khóa bếp Á chuyên nghiệp của một học viện ở TP.HCM.

Trong căn bếp nhỏ của gia đình ở Q.Bình Tân, đầu bếp nhí Minh Quân đang đảo nhanh chảo mì xào. Nguyên liệu của món ăn gồm có mì, rau củ, tôm và chai nước xốt dành riêng cho món này được Quân tự tay chuẩn bị. Để trở thành đầu bếp nhí, Quân mất gần 10 năm rèn luyện cùng sự đồng hành của mẹ.

Chị Hồ Hoàng Yến (41 tuổi), mẹ Minh Quân xúc động nói: "Rất nhiều năm trước, tôi chỉ ước Quân có thể ngồi yên một chỗ tô màu bức tranh nhưng giờ đây con có thể làm trợ lý cho thầy giáo, đứng trước nhiều người hướng dẫn họ làm bếp".

Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Mẹ đồng hành cùng con thành đầu bếp- Ảnh 1.

Chị Yến thử món mì xào con trai vừa nấu xong.

Phan Diệp

Tin con làm được: Sau những đêm không ngủ được, hạnh phúc cũng tìm đến...(kỳ 2)

Kiên nhẫn với con

12 năm trước, khi Minh Quân vào mầm non, cô giáo phát hiện em có nhiều dấu hiệu của chứng rối loạn phổ tự kỷ. Quân không ngồi yên một chỗ, chậm nói và nếu ai đó làm điều không vừa ý thì đánh lại. Gia đình và cả chị Hoàng Yến từng nghĩ Quân chỉ hơi hiếu động hơn so với các bé khác, cho đến khi có kết luận của bác sĩ.

Biết con chậm hơn các bạn, chị Hoàng Yến kiên nhẫn dạy con, cho con thử làm nhiều thứ. Thay vì đút ăn, mặc đồ hay tắm giúp con, chị để Quân tự làm. Lúc bấy giờ, chưa có nhiều thông tin cũng như cộng đồng của người rối loạn phổ tự kỷ chưa phổ biến để người mẹ "bám víu". Chị Yến không biết liệu Quân có thể tiến bộ hay không, nhưng tin bản thân sẵn sàng đồng hành cùng con đi tìm tương lai.

Lên 4 tuổi, chị Yến tìm được một cô giáo để can thiệp sớm cho con thông qua hoạt động vẽ tranh. Là mẹ đơn thân, công việc kế toán ở ngân hàng bận rộn nhưng biết ở đâu tổ chức dạy làm bánh, làm gốm… chị Yến đều sắp xếp chở con đi.

Người mẹ cũng thường thủ thỉ với các cô giáo trong trường, nếu cần giúp việc gì hãy gọi Quân. Chị chỉ mong con được làm việc, học thêm kỹ năng và "bớt thời gian rảnh".

Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Mẹ đồng hành cùng con thành đầu bếp- Ảnh 2.

Chị Yến nhờ cô giáo chỉ việc cho Quân làm mọi lúc mọi nơi khi còn học mầm non.

NVCC

Vào lớp 1, em đã chịu ngồi yên nhưng vẫn kém tập trung. Học chung với những đứa trẻ bình thường là cơ hội để Quân hòa nhập. Song, sự khác biệt của em khiến một số phụ huynh học sinh khác không hài lòng. Sau một thời gian ngắn, chị quyết định chuyển trường vì nghĩ "con cần một ngôi trường hiểu con hơn".

Ở trường mới, Quân học 3 năm lớp 1, chịu nhiều áp lực. Sau đó, giáo viên khuyên chị Yến tìm cho con một môi trường khác. Chiều đón Quân rời trường, chị Yến ôm con khóc, chưa biết con sẽ "đi đâu về đâu". "Đó là lần đầu tiên, tôi tưởng chừng hành trình của con phải dừng lại", chị Yến rớm nước mắt, kể.

Sau khi biết đến Trung tâm bảo trợ, dạy nghề và tạo việc TP.HCM có khoa Văn hóa, dạy cho người khuyết tật từ lớp 1 đến lớp 12, chị đăng ký cho Quân theo học cho đến nay. Cũng vì vậy mà Quân không được hưởng chế độ bảo hiểm như những học sinh khác. Tiền học ở trường, tiền học can thiệp, tiền ăn, sinh hoạt... những con số "thúc vào lưng" chị Yến mỗi tháng khiến người mẹ thêm nhiều lo toan.

Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Mẹ đồng hành cùng con thành đầu bếp- Ảnh 3.

Quân phục vụ món nước ép củ dền trong một buổi workshop do nhóm cộng đồng hỗ trợ trẻ tự kỷ định hướng nghề nghiệp Hi Future tổ chức.

Phan Diệp


Điều kỳ diệu là... chính con

Duyên trở thành đầu bếp của Quân đến từ việc được mẹ cho thử làm mọi việc nhà. Từ năm 7 tuổi, cậu bé đã thích xin mẹ miếng thịt, củ cà rốt trong giỏ xách mỗi lần đi chợ về. Chị Yến để con tự làm điều mình thích và thấy em tự cắt thịt, bào rau củ để nấu ăn. Khi được mẹ dẫn sang nhà bạn chơi, Quân ghi nhớ và về nhà bắt chước cách cắt xúc xích xếp thành hình ngôi sao rồi cho vào chảo chiên.

Năm ngoái, sau khi tham gia chương trình truyền hình Chiến thắng cùng concủa HTV do chị Nguyễn Lê Thảo Nguyên cùng ekip thực hiện, Quân được chị Nguyên giới thiệu đến Học viện ẩm thực Pháp Việt học nghề bếp.

"Tiền đâu cho con học?", người mẹ đơn thân trăn trở. May mắn, đầu bếp Võ Quốc đã trao tặng Quân 2 học bổng của lớp bếp Á sơ cấp và lớp bếp trẻ em với tổng trị giá gần 40 triệu đồng.

Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Mẹ đồng hành cùng con thành đầu bếp- Ảnh 4.

Quân trang trí dĩa mì xào trông bắt mắt.

Phan Diệp

Suốt 3 tháng hè, Quân được học làm 100 món ăn cùng nhiều học viên người lớn. Ngày thi, Quân bốc thăm bài thi làm món hủ tiếu chay. Em phải thực hiện món ăn trong 2 tiếng và thuyết trình với các thầy cô một mình mà không có mẹ bên cạnh. Đó là điều chị Yến lo lắng, sợ con không thể vượt qua.

"Tôi biết khả năng tư duy của con còn chậm, làm sao con có thể canh được thời gian nấu ăn. Làm sao con có thể thuyết trình?...", nhiều câu hỏi xuất hiện trong đầu người mẹ.

Đầu bếp Vũ Trường An, giảng viên ẩm thực, Phó chủ nhiệm CLB Ẩm Thực Việt - SPC, thầy giáo của Quân chia sẻ: "Tôi không quá bất ngờ khi Quân tốt nghiệp loại giỏi. Trong quá trình học, tuy em có chậm hơn những học viên khác nhưng luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao".

Gần 1 năm nay, Quân tham gia nhóm Hi Future - Chào tương lai do chị Thảo Nguyên sáng lập. Nhóm có nhiều hoạt động định hướng nghề nghiệp cho những bạn nhỏ như Quân. Nhờ vậy, trong một buổi workshop hướng dẫn nấu ăn cho trẻ phổ tự kỷ và phụ huynh Quân có dịp làm trợ lý cho đầu bếp Trường An.

Sau vài tháng gặp lại, khi đứng bếp với một vài trò là người hướng dẫn, đầu bếp Trường An nhận thấy sự tiến bộ của cậu học trò.

Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Mẹ đồng hành cùng con thành đầu bếp- Ảnh 5.

Đầu bếp nhí Minh Quân hỗ trợ thầy Trường An làm món ăn trong buổi workshop giữa tháng 3.

NVCC

Tin con làm được: Vì sao trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ngày càng nhiều?

Trong hội trường hàng chục người, ai cũng hào hứng thực hiện những món ăn do 2 thầy trò hướng dẫn. Chỉ có chị Hoàng Yến ngồi trầm ngâm, mắt ươn ướt vì không dám tin cậu con trai nhỏ của mình có thể làm được. "Con tôi mới 14 tuổi thôi, và con là một đứa trẻ chậm chạp", chị Yến nhắc đi nhắc lại với sự xúc động.

"Khi nấu ăn con cảm thấy mình được tự do làm theo sở thích, thấy vui vẻ. Lúc học thì con chỉ biết những món Việt Nam, món Hoa. Sắp tới con muốn học thêm món Nhật. Con sẽ rèn luyện thêm kỹ năng bếp để làm kiếm tiền nuôi mẹ", Quân nói.

Đối diện Minh Quân, hiếm khi thấy em biểu lộ thái độ hay cảm xúc trên gương mặt. Ngay cả khi nói về ước mơ lớn nhất của mình, mắt cậu bé cũng không long lanh như bao đứa trẻ. Tuy vậy, đó lại là câu nói dài nhất, tròn vành rõ chữ nhất mà em có thể thốt ra nhanh chóng.

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"dubai palace xem kết quả xổ số"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức