Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

rubik88 tiến lên_samvip xemkeobong dahomnay

vinh long

{time   Tác giả: Hoàng Thái  Chỉnh sửa: Phúc Hà   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Thủ tướng Phạm Minh Chính về thăm Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ******

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; gặp mặt, tặng quà tri ân gia đình các chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Dâng hương tưởng nhớ, tri ân anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính về thăm Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ, tri ân anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh: Đoàn Bắc).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, người học trò ưu tú, xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh cả, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã có nhiều công lao to lớn và cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta.

Cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với quá trình phát triển của cách mạng và những mốc son lịch sử trọng đại của Đảng và dân tộc, nhất là với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Đại tướng luôn nêu tấm gương sáng về tinh thần cách mạng, sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, nghệ thuật cầm quân, quyết chiến và quyết thắng, đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn chiến tranh thâm độc của kẻ thù.

Thủ tướng Phạm Minh Chính về thăm Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác tham quan gian trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh: Đoàn Bắc).

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã tham quan gian trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nghe giới thiệu về Khu di tích lịch sử Mường Phăng - nơi Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ làm việc 105 ngày (từ 31/1/1954 đến 15/5/1954).

Tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh có tính chất quyết định, mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào ngày 7/5/1954, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Gặp mặt, tặng quà tri ân 20 gia đình chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ), Thủ tướng cảm ơn nhân dân xã Mường Phăng, xã Pá Khoang và các xã lân cận nói chung đã bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ, che chở, đùm bọc Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính về thăm Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - 3

Thủ tướng gặp gỡ và trao đổi với người dân tham quan tại Khu tưởng niệm (Ảnh: Đoàn Bắc).

Theo ông, đây là minh chứng cho thấy tình quân dân gắn bó như cá với nước, quân đội luôn được nhân dân che chở, đùm bọc trong những năm tháng chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.

Bày tỏ vui mừng được chứng kiến sự đổi thay, phát triển, cơ sở hạ tầng của xã Mường Phăng được đầu tư xây dựng khang trang, trong xã xuất hiện nhiều khu homestay, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của xã Mường Phăng, góp phần xây dựng tỉnh Điện Biên và đất nước ngày càng giàu đẹp.

 Thủ tướng cũng lưu ý nhiệm vụ giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị của Khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, nghệ thuật quân sự tài tình, tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh giữ nước và sự hy sinh gian khổ của ông cha ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính về thăm Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt 20 gia đình chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (Ảnh: Đoàn Bắc).

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị quy hoạch lại, khai thác các di tích, phát triển dịch vụ du lịch lịch sử, làm ra của cải vật chất, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Quỹ khuyến học của xã Mường Phăng 100 triệu đồng để khuyến học, khuyến tài, giúp các em học sinh vượt qua khó khăn, có thêm động lực, đam mê học tập để lập thân, lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước sau này.

  Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người******

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 1.
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 2.
Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 3.

Ngôn ngữ - Phát minh vĩ đại nhất của loài người

Với hơn 7.000 ngôn ngữ trên thế giới, việc tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển của chúng vẫn là điều bí ẩn và thú vị đối với nhiều nhà khoa học. Dựa trên gần 40 năm nghiên cứu thực địa, nhà nhân học, ngôn ngữ học nổi tiếng người Mỹ Daniel Leonard Everett đã đưa ra góc nhìn độc đáo của riêng mình về vấn đề này trong cuốn sách "Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người".

Cuốn sách được chia thành bốn phần. Phần một "Những tông Hominini đầu tiên", ông tập trung vào chủ đề sự ra đời của ngôn ngữ. Phần hai "Những thích nghi về mặt sinh học dành cho ngôn ngữ" phân tích các đặc điểm tiến hóa sinh học ở loài người để có được khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Phần ba "Sự tiến hóa của hình thức ngôn ngữ" là câu chuyện về sự hoàn thiện của ngôn ngữ từ thể sơ khai nhất - ngôn ngữ nói - tới chỗ trở thành một phương tiện tư duy, giao tiếp ngày càng phức tạp. Phần cuối cùng của cuốn sách - "Sự tiến hóa về văn hóa của ngôn ngữ" nhìn nhận ngôn ngữ trong vai trò tạo dựng văn hóa.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 4.

Tác giả Daniel Everett bắt đầu cuốn sách bằng cách xem xét sự xuất hiện của ngôn ngữ trong bối cảnh lịch sử của loài người. Không giống như hầu hết các nhà ngôn ngữ học hiện đại, Everett tin rằng sự phát triển của ngôn ngữ bắt đầu sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, ông lập luận rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ Homo erectus (Người đứng thẳng) từ khoảng hai triệu năm trước. Homo sapiens (người tinh khôn) hay các loài người hậu duệ khác đều kế thừa ngôn ngữ mà thôi. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ loài người đã tiến hóa tương đương 60.000 thế hệ.

Theo Everett, yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển và sử dụng ngôn ngữ chính là bộ não. Đặc biệt, ông nhận thấy ngôn ngữ không phải là một đặc điểm bẩm sinh của con người, mà là một phát minh. Ngôn ngữ phát triển như một kết quả tất yếu của sự tiến hóa văn hóa - xã hội chứ không đơn thuần do bộ não con người chi phối. Mỗi ngôn ngữ đều phản ánh lịch sử, môi trường và nhu cầu giao tiếp của cộng đồng sử dụng nó.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 5.

Sự tiến hóa của ngôn ngữ

Ngôn ngữ đã phát triển dần dần trong quá trình tiến hóa của loài người, bắt đầu từ những nỗ lực biểu ý đơn giản bằng lời nói và cử chỉ. Everett dành phần lớn cuốn sách để phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ và cách thức ngôn ngữ phát triển theo thời gian. Ông đã đưa ra nhiều ví dụ từ các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới để minh họa cho các luận điểm của mình.

Từ hơn 60.000 thế hệ trước, Homo erectus phát minh ra ngôn ngữ, lúc đầu còn đơn giản, được tiến hóa tuần tự và dần trở nên phức tạp, đa dạng, được bản địa hóa và được sử dụng trong từng cộng đồng cụ thể, ở mọi nơi trên Trái đất. Ngôn ngữ đã bắt nguồn từ biểu tượng (hay ký hiệu) văn hóa, được sáng tạo và định hình dựa trên văn hoá, sau đó trở nên khả dụng và ngày càng hiệu quả nhờ vào bộ não lớn, dày đặc các tế bào thần kinh. Loài người và hệ thống sinh lý - thần kinh, bộ máy phát âm thanh... đã liên tục và đồng thời cùng ràng buộc nhau, bổ sung cho nhau để tiến hóa, nâng cấp và phát triển.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 6.

Ngôn ngữ không phải là một hệ thống cố định, mà luôn luôn biến đổi theo thời gian dưới tác động của xã hội. Các ngôn ngữ có thể thay đổi về mặt ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm theo thời gian. Điều này được giải thích bởi ngôn ngữ là một sản phẩm của quá trình giao tiếp giữa con người. Sự giao thoa văn hóa khiến ngôn ngữ học thêm từ mới, mất đi từ cũ, không còn phù hợp. Đặc biệt, công nghệ hiện đại đã khiến nhiều từ ngữ ra đời để miêu tả các khái niệm mới. Ngôn ngữ phát triển liên tục để phục vụ nhu cầu giao tiếp ngày càng cao của con người.

Tác giả cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống quy tắc phức tạp cho phép con người giao tiếp với nhau. Không chỉ là một công cụ để truyền đạt thông tin, mà ngôn ngữ còn là phương tiện tư duy để con người thể hiện bản thân, tạo ra những ý tưởng mới và xây dựng văn hóa. Ông cũng chỉ ra rằng ngôn ngữ có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và là một công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để thay đổi thế giới.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 7.

"Lược sử ngôn ngữ" là một cuốn sách khoa học phổ thông, hấp dẫn và dễ đọc, cung cấp cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ. Qua cuốn sách, tác giả Everett muốn nhấn mạnh rằng, mỗi ngôn ngữ đều mang dấu ấn đặc trưng của lịch sử, môi trường sống và văn hóa của cộng đồng sử dụng nó. Chính sự đa dạng và phong phú về ngôn ngữ đã tạo nên bản sắc con người. Điều đó, thôi thúc chúng ta trân trọng và bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ trên thế giới.

Cuốn sách được Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ học trong Tủ sách Nền tảng đổi đời. Độc giả có thể dễ dàng tìm đọc và chọn mua sách tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend.

Khám phá hành trình ngôn ngữ của loài người- Ảnh 8.

"Lược sử ngôn ngữ: Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người"


TRI THỨC LÀ ÁNH SÁNG!

TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC!

(Đón đọc kỳ sau: "Sự hình thành và bản chất của tâm lý đám đông")

  Ký ức thời hoa lửa đầy tự hào của những chiến sĩ Điện Biên anh hùng******

Ký ức thời hoa lửa đầy tự hào của những chiến sĩ Điện Biên anh hùng (Video: Minh Quang - Ngọc Tân).

  Triển khai Giải thưởng Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024******

T.Ư Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vừa chính thức khởi động Chương trình bình chọn và trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024. 

Triển khai Giải thưởng Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024- Ảnh 1.

Các doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc được tôn vinh năm 2023

BTC

Đối tượng được xét trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024 là các doanh nhân tuổi không quá 35, đang giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các doanh nghiệp đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Doanh nghiệp của ứng viên tham gia chương trình được thành lập và hoạt động tối thiểu 2 năm và tối đa 10 năm (tính đến tháng 12.2023); có thành tích xuất sắc trong khởi nghiệp, quản lý điều hành doanh nghiệp và phát triển cộng đồng.

Theo ban tổ chức, điểm mới của chương trình năm nay là việc các doanh nhân trẻ được bình chọn và trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024 sẽ được nhận nhiều quyền lợi về truyền thông và hình ảnh cá nhân trước, trong và sau khi diễn ra chương trình.

Các doanh nghiệp có cơ hội kết nối và quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới hệ sinh thái Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam với 19.000 hội viên; nhận tư vấn trực tiếp về quản trị doanh nghiệp từ các doanh nhân uy tín, giàu kinh nghiệm đến từ CLB Doanh nhân Sao Đỏ và các doanh nhân thành đạt trong Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.

Các doanh nhân đạt danh hiệu sẽ được xem xét kết nạp là thành viên của CLB Đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Việt Nam với mạng lưới kết nối hơn 5.000 hội viên trên cả nước; được xem xét kết nạp hội viên Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; được Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ưu tiên xem xét, giới thiệu và đề cử tham gia các giải thưởng uy tín, các chương trình hoạt động trong nước và quốc tế.

Thời hạn các doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia giải thưởng từ nay đến ngày 15.5 tới. Lễ trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024 dự kiến tổ chức tháng 7, tại thủ đô Hà Nội với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Các đại biểu sẽ tham quan mô hình các doanh nghiệp lớn; ngày hội tư vấn cho các doanh nhân trẻ khởi nghiệp; chương trình kết nối giao thương doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc; gala giao lưu các ứng viên được trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024...

Đã tôn vinh 557 doanh nhân trẻ

Chương trình bình chọn và trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, T.Ư Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức từ năm 2015, nhằm biểu dương và tôn vinh các doanh nhân trẻ Việt Nam khởi nghiệp xuất sắc, tạo phong trào thi đua trong lực lượng doanh nhân trẻ, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đến nay, qua 7 lần tổ chức, chương trình đã tôn vinh và trao danh hiệu cho 557 doanh nhân trẻ xuất sắc, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, là những gương mặt tiêu biểu cho phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam.

Chương trình là một trong những hoạt động tiên phong của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trong việc triển khai Chương trình "Quốc gia khởi nghiệp" do Chính phủ phát động.

Các văn bản chi tiết về chương trình, có thể truy cập: https://263.org.vn/doanh-nhan-tre-khoi-nghiep-xuat-sac-2024. Link đăng ký trực tuyến: https://forms.office.com/r/PSnZTVznn8.

Chi tiết về chương trình, liên hệ chị Phạm Thị Thu Trang, cán bộ Văn phòng T.Ư Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Điện thoại: 02462631837, email: [email protected].

  Vàng SJC giảm mạnh trong lúc ngóng tin Nghị định 24******

Giá vàng trên thị trường quốc tế phá các mức kỷ lục, lên 2.265 USD/ounce. Thế nhưng, các đơn vị kinh doanh liên tục điều chỉnh giảm giá vàng miếng SJC. Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu 4 lần giảm giá vàng trong buổi sáng với tổng cộng 400.000 đồng mỗi lượng, mua vào còn 78,5 triệu đồng, bán ra 80,55 triệu đồng. Tập đoàn Doji giảm mạnh giá mua vào 800.000 đồng/lượng, còn 78 triệu đồng, trong khi giá bán giảm 200.000 đồng, còn 80,6 triệu đồng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC 4 lần điều chỉnh giá vàng tăng giảm từ 100.000 - 200.000 đồng, mua vào 78,5 triệu đồng, bán ra 81 triệu đồng…

Trong khi đó, giá vàng nhẫn liên tục tăng từ 450.000 - 550.000 đồng/lượng. Công ty SJC mua vào lên 69,75 triệu đồng, bán ra 71,1 triệu đồng. Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vào 70,18 triệu đồng, bán ra 71,38 triệu đồng…

Vàng SJC giảm mạnh trong lúc ngóng tin Nghị định 24- Ảnh 1.

Giá mua vàng miếng SJC giảm mạnh

NGỌC THẠCH

Biến động vàng ngày 1.4: Giá vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục

Giá vàng miếng SJC đang chịu nhiều áp lực từ việc sửa đổi NĐ24 với nội dung chủ đạo là xóa bỏ độc quyền vàng miếng, cho nhập khẩu vàng nguyên liệu… Theo một số công ty kinh doanh, lực mua trên thị trường giảm rất mạnh. Giá mua vàng miếng có xu hướng giảm mạnh hơn so với giá bán. 

So với mức kỷ lục mà vàng miếng SJC đạt được thời gian qua ở 82,5 triệu đồng/lượng, kim loại quý hiện nay đang thấp hơn 1,5 - 2 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới đã tăng lên mức kỷ lục. Vàng miếng SJC đắt hơn thế giới từ 12,4 - 12,6 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn cao hơn 2,9 triệu đồng/lượng.

  Hà Nội tìm nhà đầu tư cải tạo 3 khu tập thể cũ******

Thông tin được đưa ra tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố, ngày 16/4. 

Báo cáo tại cuộc làm việc, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, Sở đã tổ chức 5 cuộc họp và đôn đốc, hướng dẫn các quận, huyện liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai cải tạo, xây dựng lại đối với 10 khu chung cư cũ lựa chọn triển khai ban đầu giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, Sở đã đề nghị các quận Ba Đình, Đống Đa tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai đối với các nhà chung cư thuộc 3 khu tập thể: Khương Thượng, Trung Tự, Giảng Võ.

Hà Nội tìm nhà đầu tư cải tạo 3 khu tập thể cũ - 1

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: V.Thành).

Mặc dù Hà Nội ban hành nhiều kế hoạch, đề án cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ, việc triển khai được nhận xét vẫn còn rất chậm, không đảm bảo tiến độ đã đề ra tại Đề án và các kế hoạch triển khai.

Theo đó, nhiều dự án chưa được phê duyệt quy hoạch 1/500 trong năm 2023; chưa hoàn thành công tác di dời các hộ dân ra khỏi nhà chung cư nguy hiểm; chưa xác định phạm vi, ranh giới dự án và kiểm định nhà, khu chung cư theo nguyên tắc toàn khu...

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, trong một số việc cấp thiết, cấp bách mà thành phố lựa chọn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chỉ còn nhiệm vụ cải tạo chung cư cũ là chậm.

Nguyên nhân chủ yếu là khâu tổ chức thực hiện, trong khi cơ bản những khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ, nhất là sau khi Chính phủ sửa đổi Nghị định số 69 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. 

Hà Nội tìm nhà đầu tư cải tạo 3 khu tập thể cũ - 2

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh về công tác cán bộ trong triển khai đề án cải tạo lại chung cư cũ (Ảnh: V.Thành).

Thời gian tới, Bí thư Hà Nội yêu cầu chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Từ đó tạo bước đột phá trong triển khai đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn.

Trước mắt, Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ này, bảo đảm phân công cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương, rõ người, rõ tiến độ theo các nhóm nhiệm vụ như: lập quy hoạch chi tiết, lựa chọn nhà đầu tư, họp bàn lấy ý kiến người dân, xác định hệ số k...

Yêu cầu trước hết phải tạo bước đột phá về công tác quy hoạch chi tiết từng khu, cụm nhà chung cư, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh làm quy hoạch phải với tư duy rộng mở gắn với giải quyết các khó khăn, vướng mắc và bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, nhà đầu tư và nhà nước...

Mục tiêu là cuối năm 2024, thành phố phải chọn được nhà đầu tư cho các dự án và đến năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ.

Ông Dũng nhấn mạnh điều quan trọng là phải chọn đúng nhà đầu tư đủ năng lực và có thể thực hiện dự án trong khoảng 3 năm để người dân không phải tạm cư quá dài; từ đó làm cơ sở để triển khai tiếp ở các khu chung cư khác. 

"Nếu cán bộ được giao nhiệm vụ tâm huyết, quyết tâm cao và có tình yêu đối với Hà Nội, chắc chắn sẽ tìm ra giải pháp vượt qua. Nếu còn hời hợt, vô tâm, vô cảm với công việc thì 5-10 năm nữa vẫn sẽ không có kết quả", Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"88online xem bong truc tuyen"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức