Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

20bet bet_8xbet game đánh bài

w88 đại lý nhận hoa hồng

{time   Tác giả: Đạt La  Chỉnh sửa: Quang Hồng   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Ninh Bình: Chủ mỏ đá bị điện giật tử vong, công nhân vào cứu cũng bất tỉnh******

Tối 19/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn thương tâm khiến một người chết, một người bị thương do bị điện giật.

Vụ tại nạn trên xảy ra khoảng 16h45 cùng ngày, tại khu vực mỏ đá Sơn Linh, tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, TP Tam Điệp.

Ninh Bình: Chủ mỏ đá bị điện giật tử vong, công nhân vào cứu cũng bất tỉnh - 1

Một mỏ khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình (Ảnh: Diệu Anh).

Thời điểm trên, ông Đ.C.S. (SN 1965, trú phường Bích Đào, TP Ninh Bình, chủ mỏ đá Sơn Linh) thực hiện kiểm tra máy bơm nước tại ao, ngay chân núi trong khu vực mỏ. Do dây điện hở nên ông S. bị điện giật bất tỉnh, nằm bên cạnh máy bơm.

Thấy vậy, anh N.P.H. (trú huyện Yên Mô, Ninh Bình) là công nhân mỏ đá lao đến kéo ông S. lên, bất ngờ cũng bị điện giật nằm bất động tại chỗ.

Ít phút sau, anh V. (lái xe mỏ đá) phát hiện sự việc khi thấy ông S. và anh H. đang nằm gục, liền gọi mọi người đến cắt nguồn điện, nhanh chóng đưa 2 nạn nhân đi cấp cứu. Tuy nhiên, ông S. đã tử vong.

Anh H. được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Sau nhiều giờ chữa trị, nạn nhân đã tỉnh táo và khai báo sự việc với cơ quan công an.

Lãnh đạo UBND TP Tam Điệp cho biết thêm, nguyên nhân vụ việc đang được Công an TP Tam Điệp điều tra làm rõ.

  Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư******

3 lần trốn thoát cảnh bắt vợ

Cô gái trong câu chuyện trên là Sùng Thị Sơ, (22 tuổi, dân tộc Mông, ở xã Hồng Ca, H.Trấn Yên, Yên Bái). Cô đang là sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 1.

Ít ai biết, Sơ (ngoài cùng bên trái) này từng 3 lần thoát khỏi cảnh bắt vợ

NVCC

Tục bắt hay kéo vợ của người H'Mông là nghi lễ trước khi kết hôn của các cặp đôi yêu nhau. Tuy nhiên, không ít người đã lợi dụng phong tục này để "bắt" cô gái về làm vợ khi chưa có sự đồng ý. Cô gái này đã 3 lần trở thành nạn nhân của tục lệ này.

Năm cô học lớp 8, khi đang đi chơi tết với em gái bỗng bị kéo về nhà người ta. Chuyện này xảy ra quá nhanh nên Sơ không kịp phản ứng. May mắn, em gái khóc lên nên mọi người xung quanh đã can ngăn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 2.

Cô gái luôn lạc quan vượt qua khó khăn

NVCC

Lần thứ hai, khi cô học lớp 10, cô tiếp tục bị bắt bởi một người không quen biết trước hôm nhập học một ngày.

Lần thứ ba, khi chuẩn bị thi THPT Quốc gia cũng là lúc nhiều địa phương giãn cách do dịch Covid-19. Do ôn thi nên Sơ đã ở nhà một mình thay vì đi làm nương cùng bố mẹ. Chiều tối, hai người lạ ở làng khác đã đến rủ đi chơi nhưng cô đã từ chối. Không được đồng ý, họ liền cưỡng chế kéo cô đi. Bị kẹp giữa trên xe, cô gái không thể vùng vẫy, phản kháng.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 3.

Cô gái đạt nhiều thành tích cao trong học tập

NVCC

Ngay tối hôm đó, cô đã bị cưỡng ép, bắt ngủ với đối phương. Sơ biết rằng bị bắt rồi sẽ khó trốn về nhà nhưng vẫn quyết tâm trốn, không thể ở với người khác.

"Sáng hôm sau, mình lấy cớ gọi điện cho trường lấy lịch thi và lén gọi điện cầu cứu bố mẹ. May mắn, bố mình đã thuyết phục được người ta đưa về. Dù đã về nhà an toàn nhưng gia đình đối phương và những người xung quanh vẫn bàn tán, mong được cưới họ. Mình rất biết ơn bố mẹ vì đã mặc kệ những lời góp ý xung quanh", cô chia sẻ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 4.

Cô luôn khát khao được đi học, được thay đổi cuộc sống

NCC

Từ nhỏ, Sơ đã chứng kiến nhiều gia đình không hạnh phúc. Khi lớn lên, cô chứng kiến nhiều bạn trẻ lấy chồng rất sớm đều bỏ chồng hoặc ngược lại. Nuôi thêm 2 - 3 người con khiến cuộc sống của những bạn đó rất cực khổ. Dù muốn tìm được sự giúp đỡ của người khác nhưng họ không có ai để chia sẻ, thậm chí không nói được tiếng phổ thông. Hành trình thoát khỏi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc dường như không có lối thoát.

Cô quyết tâm trở thành luật sư vì bản thân muốn được bảo vệ chính mình. Cô từng 3 lần bị bắt vợ nên đủ nhận thức rằng đó không phải là mong muốn của mình. Cô sẽ không thể lay chuyển được ai nếu chính mình không thay đổi, không chịu học hỏi và không có ước mơ.

Hiện cô đã bảo vệ xong khóa luận và đang trong quá trình xét tốt nghiệp. Cô tin một khi đã trở thành luật sư, việc giúp mọi người nhận thức đầy đủ về việc được học tập và theo đuổi những gì mình muốn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 5.

Sơ hiện đã bảo vệ xong khóa luận tốt nghiệp đại học

NVCC

Vượt khó khăn, đạt thành tích cao

Bố mẹ Sơ là nông dân, chủ yếu trồng trọt chăn nuôi ở quê. Họ đều không được đi học. Cô là con thứ 2 trong gia đình có 5 chị em. Chị gái đã đi lấy chồng, em gái mới tốt nghiệp trung cấp còn hai em trai đang đi học. Gia đình không có thu nhập ổn định, phụ thuộc vào nương rẫy.

Dù gặp khó khăn về tài chính nhưng cô vẫn thuyết phục bố mẹ được đi học sau khi tốt nghiệp THPT và hứa sẽ tự lo học phí. Có lúc, gia đình khó khăn đến mức không có dép đi, không có áo ấm mặc lúc mùa đông dù phải đi bộ khoảng 3 km đi học.

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt ở thủ đô, Sơ thường làm giúp việc gia đình, phục vụ ở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê và làm các công việc văn phòng khác. Có những thời điểm cô làm nhiều việc một lúc để có tiền ở lại Hà Nội và tiếp tục đi học.

"Đến tận năm 2020, mình cũng không mua nổi áo ấm. Lúc đó, mình từ Hà Nội lên Thái Nguyên thăm em gái ốm vì bạn ấy chỉ có một chiếc áo khoác mỏng nên đã nhường chiếc áo ấm duy nhất đó. Cả đoạn đường trở về Hà Nội, mình đã khóc rất nhiều. Khóc vì thương mình, thương em và thương cho sự vất vả của đấng sinh thành", cô gái xúc động.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 6.

Bạn bè cũng tự hào về thành tích của Sơ (thứ 4 từ phải qua)

NVCC

Khác với những lời dị nghị, chê bai từ hàng xóm vì cho rằng: "Con gái chỉ là con gái thôi", bố mẹ Sơ luôn động viên con hết mình. Mỗi lần Sơ cầm giấy khen về nhà, ánh mắt của họ luôn chan chứa sự tự hào, sự tin tưởng và tình thương con vô bờ.

Với quyết tâm thay đổi cuộc sống của bản thân và những em gái xung quanh sau câu chuyện 3 lần là nạn nhân của tục bắt vợ, Sơ được lựa chọn là 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong tham luận trình bày tại hội thảo, cô đã nêu tình trạng tảo hôn chung tại Việt Nam và cộng đồng người H'mông nói riêng."Không có gì là không thể thay đổi cả, nếu mình sẽ có cơ hội để làm điều đó. Và mình tin sẽ có người sẵn sàng đứng lên để bảo vệ nên nếu gặp phải những trường hợp như vậy các em gái hãy kêu cứu. Chúng ta nên kết hôn khi đã đủ tuổi theo quy định của pháp luật, đủ lớn về cả nhận thức, có tri thức và có đủ sức để bảo vệ bản thân an toàn",cô viết trong bài tham luận.

Ngoài ra, cô cũng là một trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu. Tại đây, cô mong muốn sẽ có nhiều quyền lợi hơn cho những người yếu thế (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật hay LGBT), không giới hạn ngôn ngữ để thêm nhiều cơ hội học tập cho các bạn trẻ, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 7.

Cô gái luôn mong các bạn ở vùng sâu, vùng xa được tự do lựa chọn cuộc sống

NVCC

Ông Sùng Công Của (43 tuổi), bố của Sơ nói rằng rất tôn trọng quyết định của con. Khi nghe tin con bị kéo đi làm vợ, người đàn ông rất đau lòng vì luôn thấy khao khát được đi học của con.

"Tôi xem việc đứng ra bảo vệ con là trách nhiệm của đấng sinh thành. Tôi mất ngủ nhiều đêm vì thương con, lo con gái sẽ không chịu được sau nhiều lần bị bắt. Tôi luôn nói với con rằng: "Hình hài là bố mẹ cho con nhưng cuộc sống này là của con, con muốn làm gì hãy nỗ lực giành lấy". ông Của bày tỏ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 8.

Thời gian tới, cô sẽ tiếp tục kiên trì với ngành luật

NVCC

Người cha cũng rất tự hào vì con là người đầu tiên trong làng học đại học thậm chí còn được đi nhiều nước trong khu vực. Gia đình luôn mong Sơ khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được nhiều mục tiêu đề ra.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 9.

Hai em của Sơ cũng đang đi học và cô sẽ cố gắng lo học phí cho cả hai em

NVCC

Anh Cháng A Vàng, Bí thư Đoàn xã Hồng Ca đánh giá cao thành tích học tập của Sơ. Đoàn xã xem cô là tấm gương điển hình trong việc vươn lên trong học tập, mong các đoàn viên khác noi gương.

"Đối với cộng đồng người H'Mông ở địa phương, tỷ lệ các bạn đi học sau chương trình phổ thông không nhiều. Ngoài ra, tục bắt vợ ở địa phương dù đã giảm hơn so với nhiều năm trước nhưng vẫn chưa hết hẳn. Mình tin với nhận thức và sự nỗ lực của Sơ, bạn ấy sẽ lan tỏa được đến với mọi người", anh Vàng chia sẻ.

- Nhận bằng khen của Ủy ban Dân Tộc tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 - 2020

- Giải Bạc cuộc thi viết "Tinh thần sắt - Phụ nữ sắt" và Giải Nhất cuộc thi viết "Nhà - Nơi trú tâm hồn"

- Phó ban nhân sự, thành viên quốc gia Ban tham vấn Thanh Niên của Tổ chức Plan International Việt Nam

- 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương

- 1 trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu

- Đại biểu các hội nghị như: Sáng kiến thanh niên tiên phong của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, bàn tròn Thanh Niên về phát triển số 16 của Liên Hợp Quốc

  Cô gái duy nhất lái tàu metro Bến Thành******

Đang là giáo viên mầm non đi học văn bằng 2 để chuyển sang làm giáo viên tiểu học, chị Phạm Thị Thu Thảo (36 tuổi) nhìn thấy bản tin tuyển dụng lái tàu metro. 

5 ngày suy nghĩ, chị nộp đơn đăng ký và đây cũng trở thành bước ngoặt của cô giáo khi bắt đầu học, làm việc trong môi trường toàn đấng mày râu.

"Điều khiển đoàn tàu chạy rất sướng"

Chúng tôi hẹn gặp nữ lái tàu Thu Thảo khi chị vừa kết thúc khóa đào tạo thực tế lái tàu điện metro tại Nhật Bản. Chị Thảo gây ấn tượng với vẻ ngoài năng động, tự tin, gương mặt tươi tắn cùng nụ cười duyên dáng.

Chị Thảo là nữ duy nhất trong lớp học kỹ thuật viên lái tàu cho tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vừa kết thúc quá trình đào tạo.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 1.

Đang trong thời gian học văn bằng 2 để đi dạy tiểu học, chị Thảo quyết định đăng ký tuyển dụng đào tạo lái tàu metro

Nhật Thịnh

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

Sau 15 tháng học lý thuyết về động lực hãm đoàn tàu, kết cấu tàu trên máy mô phỏng theo tài liệu của tuyến Cát Linh – Hà Đông để nắm kiến thức cơ bản, chị Thảo cùng lớp học thực hành tại Hà Nội.

"Cảm giác lần đầu tiên ngồi vào cabin điều khiển cần lái rất hồi hộp nhưng khi điều khiển được tàu chạy rồi thì cảm giác rất là sướng, bao nhiêu mong ước nay mình đã thực hiện được", chị xúc động kể.

Với sự hướng dẫn của những người đi trước, nữ lái tàu metro số 1 nhận xét, lái tàu metro khó nhất là dừng, đỗ đúng vị trí. Với ô tô, khi dừng xe, người điều khiển có thể cho dừng bất cứ đâu, nhưng với tàu metro, lái tàu phải dừng đúng vị trí trong sân ga thì cửa tàu mới mở, hành khách mới có thể lên xuống.

Công việc này cho chị Thảo cơ hội là một trong những người đầu tiên trải nghiệm tuyến metro số 1

Nhật Thịnh

Từng ngồi tàu metro ở khoang hành khách mỗi lần tàu chạy thử trên tuyến Bến Thành - Suối Tiên, chị Thảo rất ấn tượng với khung cảnh TP.HCM nhìn từ đường sắt trên cao - một góc nhìn hoàn toàn mới lạ.

Chị chia sẻ: "Trước giờ mình không có cơ hội trực tiếp nhìn thành phố từ trên cao mà chỉ qua tranh ảnh, ti vi. Khung cảnh ấy thật đặc biệt, dù mọi thứ đều rất quen thuộc nên mình nghĩ ai được trải nghiệm này cũng đều rất thích. Ngược lại, khi ngồi trong buồng lái, mình tập trung cho công việc, nhìn tín hiệu tàu nên không ngắm nhìn cảnh như ngồi ở khoang hành khách nữa".

Tôi thấy phụ nữ làm nghề này vất vả vì phải biết cân đối giữa gia đình – công việc. Thảo là "bông hồng" duy nhất trong lớp cũng là lớp trưởng nên luôn khéo léo, có cách ứng xử hay giúp kết nối mọi người.

Anh Nguyễn Xuân Tú (38 tuổi, kỹ thuật viên lái tàu metro số 1)

Chị Thảo có thời gian dài làm giáo viên mầm non trước khi chuyển sang học kỹ thuật lái tàu điện

NVCC

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro số 1 cho biết đặc biệt ấn tượng với đoạn đường sắt qua nhà ga Ba Son ôm cua một vòng đi đến ga Văn Thánh. Nhịp sống của thành phố năng động khi đó mở ra trước mắt một bên là bờ sông Sài Gòn với cây cầu biểu tượng, một bên là những tòa cao ốc cùng xe cộ tấp nập trên đường.

Lái tàu có khô khan?

Chuyển nghề từ giáo viên sang kỹ thuật khi mọi thứ đang ổn định, đó có phải là quyết định liều lĩnh? - PV đặt câu hỏi. 

Chị Thảo suy nghĩ rồi cười đáp: "Mình cũng hỏi ý kiến gia đình, gia đình nói là con thích thì con cứ thử và mình quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển. Khi trúng tuyển, học xong tôi cũng không báo cho đồng nghiệp cũ biết. Môi trường đi dạy và lái tàu khác nhau hoàn toàn, nhưng tôi thấy lái tàu không khô khan".

Chị Thảo hiện là "bóng hồng" duy nhất lái tàu metro số 1

Nhật Thịnh

Trong lớp học có đến 57 nam, chị Thảo được bầu làm lớp trưởng - người kết nối các thành viên trong lớp với nhau. Ngày đầu bước chân vào lớp, thấy chỉ một mình mình là nữ, chị có chút ngại ngùng, nhưng 1 tháng sau, cảm giác ấy mới dần tan biến khi chị hiểu hơn về các bạn trong lớp. Sự ngại ngùng của ngày đầu đã chuyển qua thành cảm xúc tự hào.

Nhắc về học của mình, "bóng hồng" duy nhất của lớp đào tạo cho biết dù thời gian không quá dài nhưng mọi người đã có rất nhiều kỷ niệm. Trong đó, kỷ niệm chị nhớ nhất là 20.10 năm ngoái.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 5.

Kỹ thuật viên lái tàu phải qua thời gian đào tạo 19 tháng

Nhật Thịnh

"Vào giờ nghỉ giải lao buổi sáng mình đang ăn bánh mì và đang lướt điện thoại nghe cả lớp tiếng vỗ tay. Ngước lên thấy các bạn nam đang bưng hoa và một thùng quà rất to tiến về phía mình. Bên trong thùng quà là hộp sữa, bịch đường, chai nước tương… Mình bất ngờ vì các bạn lại dễ thương đến vậy", chị bộc bạch.

Công việc lái tàu yêu cầu về giờ giấc gắt gao nên tôi nghĩ phụ nữ sẽ khó khăn và cực hơn. Ở khoang buồng lái cũng rất nắng, có thể ảnh hưởng đến làn da của chị em.

Trong lớp, chị Thảo luôn thân thiện, vui vẻ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Người ta hay nói "phụ nữ chân yếu tay mềm" nhưng với chị Thảo không phải vậy, chị rất bản lĩnh, kiên định nên tôi chưa thấy có điều gì là trở ngại với chị.

Anh Nguyễn Đức Lợi (30 tuổi, kỹ thuật viên lái tàu metro số 1)

Theo chị Thảo, lái tàu điện là công việc có nhiều đấng mày râu nhưng điều này không có nghĩa là phụ nữ không làm được. Chị cho rằng, dù bất kỳ việc gì thì chỉ cần đam mê, yêu nghề, dành thời gian học hỏi, luyện tập thì nam hay nữ đều có thể làm được.

Thay đổi

Chưa từng trải nghiệm đi tàu metro trước đó, nhưng khi thấy bản tin tuyển dụng, chị Thảo lại quyết định chuyển nghề. "Đó chắc là duyên", chị dí dỏm nói.

Từ giáo viên thướt tha trong tà áo dài, giày cao gót chuyển sang làm kỹ thuật viên lái tàu metro, chị Thảo thường xuất hiện với vẻ ngoài năng động cùng đôi giày thể thao. Chính thay đổi môi trường làm việc này đã giúp chị Thảo cảm thấy bản thân bản lĩnh hơn, có trách nhiệm hơn và biết phấn đấu vì những mục tiêu do chính mình đặt ra.

Nữ lái tàu metro số 1 thừa nhận bản lĩnh hơn khi bước vào môi trường làm việc này

Nhật Thịnh

Nghỉ dạy hơn 3 năm, nhưng mỗi lần gần đến ngày 20.11, chị lại có chút bồi hồi, nhớ về đám học trò nhỏ. Dù vậy, chị vẫn không hối tiếc vì đã chọn bước ngoặt cho nghề nghiệp của mình khi ngoài 30 tuổi.

"Khi được là một trong những thành viên đầu tiên trải nghiệm và đưa người dân đi lại trên tàu metro mình thấy rất vinh dự và tự hào vì đây là ước mơ của mình cũng như điều trông chờ của người dân thành phố", chị nói.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 8.

Chị Thảo đặc biệt ấn tượng với khung cảnh TP.HCM nhìn từ bên sông qua đoạn nhà ga Ba Son

Nhật Thịnh

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên cho biết, nghề lái tàu yêu cầu khám sức khỏe theo quy định của ngành đường sắt, chuyên môn yêu cầu có thêm bằng trung cấp lái tàu điện, bằng chuyển giao công nghệ của tuyến và thi đậu sát hạch để lấy giấy phép lái tàu.

Chính môi trường này cũng cho chị cơ hội được tham gia khóa đào tạo thực tế ở Nhật - đất nước có nền đường sắt đô thị phát triển. 

Chị bày tỏ: "Ở Nhật tàu điện là phương tiện thân thuộc, được người dân sử dụng hằng ngày. Mình hy vọng sau này ở TP.HCM cũng vậy. Tới giờ mình vẫn rất là tự hào mình cảm giác rất yêu nghề lái tàu, mình nghĩ quyết định ngày trước mình không theo sư phạm nữa mà qua công việc lái tàu là hoàn toàn đúng đắn".

Nữ lái tàu metro số 1 mong chờ ngày tuyến đường sắt chính thức đi vào hoạt động phục vụ người dân, du khách khi đến với TP.HCM

Nhật Thịnh

Yêu cầu tuyển dụng lái tàu metro

  • Tuổi từ 21 – 35
  • Sức khỏe tốt, thị lực tốt, không bị mù màu, không bị rối loạn sắc giác
  • Trách nhiệm, kỷ luật, chịu được áp lực công việc
  • Có thể xa nhà theo yêu cầu của chương trình đào tạo
  • Tốt nghiệp THPT trở lên

  Tập đoàn đầu tư An Đông của bà Trương Mỹ Lan bị xử phạt về trái phiếu******

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 29.3 công bố đã ban hành Quyết định số 113/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông (địa chỉ trụ sở chính: 18 An Dương Vương, Q.5, TP.HCM). Đây là công ty thuộc hệ sinh thái của bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Tập đoàn đầu tư An Đông của bà Trương Mỹ Lan bị xử phạt về trái phiếu- Ảnh 1.

Tập đoàn Đầu tư An Đông của bà Trương Mỹ Lan bị xử phạt về trái phiếu

T.N

Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt tiền 92,5 triệu đồng do Tập đoàn Đầu tư An Đông không công bố đối với các thông tin phải công bố theo quy định. Đó là việc công ty không gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) về Báo cáo tài chính năm 2020 và năm 2022; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện bán niên 2023.

Tập đoàn Đầu tư An Đông cũng không báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ năm 2020 và 2022; Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2020 và năm 2022; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022. Ngoài ra, công ty này cũng không công bố thông tin đúng thời hạn về Báo cáo tài chính bán niên trong năm 2021 - 2022 và tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2021...

Tập đoàn Đầu tư An Đông là doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Theo báo cáo trước đó, Tập đoàn Đầu tư An Đông hiện có 3 lô trái phiếu đã phát hành với tổng giá trị lên gần 25.000 tỉ đồng. Các lô trái phiếu đều có kỳ hạn 5 năm, gồm 2 lô trái phiếu được phát hành vào tháng 9.2018, kỳ hạn trả lãi lần lượt là 3 tháng và 6 tháng, đáo hạn ngày 10.9.2023 với tổng giá trị phát hành gần 15.000 tỉ đồng. Đến tháng 1.2019, Tập đoàn Đầu tư An Đông phát hành một lô trái phiếu trị giá 10.000 tỉ đồng và đáo hạn vào ngày 22.1.2024...

  Chủ tịch Vĩnh Phúc Lê Duy Thành bị kỷ luật khai trừ Đảng******

Ngày 9/4, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật một số đảng viên có vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy ông Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Ông Thành cũng vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Theo Ban Bí thư, những vi phạm này gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.

Ban Bí thư vì thế quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với ông Lê Duy Thành, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.

Chủ tịch Vĩnh Phúc Lê Duy Thành bị kỷ luật khai trừ Đảng - 1

Ông Lê Duy Thành (Ảnh: VGP).

Ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam hôm 7/3, để điều tra về tội Nhận hối lộ trong vụ án liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Ông Thành là Chủ tịch tỉnh đầu tiên trên cả nước nhận hơn 50% phiếu tín nhiệm thấp, trong đợt lấy phiếu tín nhiệm cuối năm 2023 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo Bộ Công an, những động thái này là kết quả mở rộng điều tra vụ án Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị, địa phương liên quan.

Trong đó, Bộ Công an xác định ông Phạm Hoàng Anh đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo", Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Hậu thực hiện dự án Chợ Đầu mối Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. 

  Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện thêm lợi ích của trà, cà phê******

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Mẹo đi bộ đúng cách để đạt được lợi ích tối đa; 5 nguyên nhân gây suy gan cấp tính không được phớt lờ...

Caffeine trong trà, cà phê có tốt cho xương?

Nghiên cứu gần đây cho thấy trà, cà phê có thể giúp cải thiện mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

Xương đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Xương hỗ trợ và bảo vệ các cơ quan. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe xương.

Nhiều người cho rằng cần tránh đồ uống có chứa caffeine như trà và cà phê để có xương chắc khỏe. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới gần đây đưa ra kết quả đáng ngạc nhiên.

Người uống 1 đến 3 tách trà xanh mỗi ngày có tỷ lệ loãng xương thấp hơn đáng kể so với những người không uống

Người uống 1 đến 3 tách trà xanh mỗi ngày có tỷ lệ loãng xương thấp hơn đáng kể so với những người không uống

Pexels

Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiêu thụ caffeine có thể không tốt cho xương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng các đặc tính sinh học khác trong trà lại hỗ trợ cho sức khỏe xương.

Một số nghiên cứu cho thấy, đối với phụ nữ sau mãn kinh, các hợp chất thực vật có trong trà có thể có hoạt động giống estrogen, giúp duy trì sức khỏe của xương.

Một nghiên cứu vào năm 2022 trên 3.530 phụ nữ sau mãn kinh cho thấy những người tham gia uống 1 đến 3 tách trà xanh mỗi ngày có tỷ lệ loãng xương thấp hơn đáng kể so với những người không uống trà xanh hoặc uống ít hơn 1 cốc mỗi ngày. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 24.4.

Mẹo đi bộ đúng cách để đạt được lợi ích tối đa

Đi bộ có tiềm năng to lớn trong việc cải thiện sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu hành trình đi bộ của mình, bạn cần phải hiểu rõ kỹ thuật phù hợp.

Từ tư thế đến vị trí đặt chân và lựa chọn giày, mọi chi tiết đều có thể tác động đến trải nghiệm và lợi ích của bạn.

Sau đây là cách đi bộ có thể giúp bạn thu được nhiều lợi ích.

Đi bộ giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần

Đi bộ giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần

Pexels

Tập trung vào tư thế. Điều này rất quan trọng để đi bộ đạt được hiệu quả và ngăn ngừa chấn thương. Hãy cố gắng duy trì những đường cong tự nhiên của cổ và lưng. Mẹo hay là đứng thẳng, giữ đầu thẳng hàng với cơ thể, đồng thời thả lỏng vai với cánh tay di chuyển tự do.

Chú ý đến đôi chân. Cách bạn đặt chân khi đi bộ tác động đáng kể đến lợi ích và sự thoải mái tổng thể. Bắt đầu bằng gót chân, sau đó là lòng bàn chân và cuối cùng là ngón chân. Điều này giúp phân bổ căng thẳng đều khắp phần dưới cơ thể, giảm nguy cơ chấn thương khớp.

Đi nhịp nhàng, giữ tốc độ khoảng 100 bước mỗi phút ở cường độ vừa phải. Hãy chọn giày vừa vặn, có phần đế, đệm lót đàn hồi tốt cho bàn chân và có độ bám đường tốt. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 24.4.

5 nguyên nhân gây suy gan cấp tính không được phớt lờ

Suy gan cấp tính là tình trạng mà chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy gan cấp tính. Người bệnh sẽ có biểu hiện vàng da, mắt, đau ở vùng bụng bên phải, sưng bụng, buồn nôn và ói mửa.

Trong nhiều trường hợp, người bệnh có xuất hiện một số triệu chứng hơi thở có mùi hôi. Suy gan cấp tính thường xuất hiện đột ngột.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện thêm lợi ích của trà, cà phê- Ảnh 3.

Dùng thuốc quá liều có thể gây tổn thương gan, dẫn đến suy gan cấp tính

PEXELS

Dùng thuốc quá liều. Các loại thuốc kê đơn, không kê đơn và một số loại thảo dược bổ sung có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng nếu dùng quá liều. Hệ quả của tình trạng này là suy gan cấp tính. Trong đó, quá liều paracetamol là một trong những nguyên nhân gây suy gan cấp tính phổ biến nhất.

Gan có chức năng chuyển hóa hầu hết các loại thuốc. Tuy nhiên, trong quá trình này, các hợp chất độc hại có thể được tạo ra. Chúng chính là tác nhân gây hại gan.

Viêm gan siêu vi. Một số loại virus có thể gây suy gan cấp tính, chẳng hạn như virus gây viêm gan A, B, E và ít gặp hơn là C. Các loại virus này lây nhiễm trực tiếp và làm tổn thương tế bào gan, từ đó gây viêm, hoạt tử tế bào gan và làm giảm chức năng gan.

Viêm gan tự miễn. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào gan. Phản ứng miễn dịch này dẫn đến viêm và tổn thương gan. Nếu không điều trị, bệnh sẽ tiến triển thành suy gan cấp tính. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏeđể xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"dien dan massage"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức