Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

7ball cho số chuẩn_79king tải ứng dụng android

2024-05-20 16:57:38 tác giả:Huy Phong nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Báo cáo kết quả phê duyệt vị trí việc làm, chuẩn bị cải cách tiền lương******

Nội dung này được đề cập trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I tiếp tục phục hồi tích cực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

"Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01, là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay", theo đánh giá của Chính phủ.

Báo cáo kết quả phê duyệt vị trí việc làm, chuẩn bị cải cách tiền lương - 1

Toàn cảnh một phiên họp Chính phủ thường kỳ (Ảnh: Đoàn Bắc).

Nhiều tổ chức quốc tế cũng đánh giá tích cực kết quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng và có các dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024.

Để thực hiện tốt những mục tiêu đề ra, Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo địa phương, đề cao trách nhiệm, quyết liệt, kịp thời trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Cùng với yêu cầu bảo đảm đầy đủ điều kiện để triển khai chế độ tiền lương mới từ 1/7, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương báo cáo kết quả xây dựng và phê duyệt vị trí việc làm gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, đồng thời gửi Văn phòng Chính phủ để theo dõi. Nhiệm vụ này phải hoàn thành trước 15/4, theo yêu cầu của Chính phủ.

Chính phủ cũng lưu ý giải pháp giảm mặt bằng lãi suất cho vay, có giải pháp đột phá tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế.

Yêu cầu Chính phủ đặt ra là tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách Nhà nước; mở rộng, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, đẩy mạnh quản lý thu thuế thương mại điện tử, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu và dịch vụ ăn uống, nhà hàng…

Bên cạnh đó, Chính phủ quán triệt cần giải pháp hiệu quả ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, nhà ở và các hàng hóa thiết yếu.

Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu có lộ trình điều chỉnh giá phù hợp, hiệu quả các mặt hàng do Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường, nhất là đối với việc điều chỉnh học phí, tính chi phí nhân công trực tiếp, chi phí quản lý vào dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Trong giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ yêu cầu quyết liệt thực hiện, thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm, nhất là các công trình hạ tầng giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia, như đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; các dự án cao tốc Đông - Tây; sân bay, cảng biển; đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh.

Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, khẩn trương có ý kiến về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.

Các đơn vị này cần phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7.

TAND tối cao muốn 'siết chặt' ghi âm, ghi hình, cấm livestream tại phiên tòa******

Tại dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi, TAND tối cao đề xuất một điều khoản riêng biệt quy định về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp. Nội dung này hoàn toàn mới so với luật Tổ chức TAND năm 2014 đang có hiệu lực.

TAND tối cao muốn 'siết chặt' ghi âm, ghi hình, cấm livestream tại phiên tòa- Ảnh 1.

TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh phiên tòa chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc, tuyên án và phải có sự cho phép của chủ tọa

PHÚC BÌNH

Siết chặt ghi âm, ghi hình; cấm livestream

Theo đề xuất của TAND tối cao, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định khi có sự cho phép của chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ.

Trường hợp cần thiết phục vụ nhiệm vụ chuyên môn hoặc nhiệm vụ khác, tòa án ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa, phiên họp.

Việc cung cấp, sử dụng kết quả ghi âm lời nói, ghi hình ảnh phải bảo đảm quyền con người, bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Đặc biệt, TAND tối cao đề xuất quy định người tham dự phiên tòa, phiên họp không được truyền phát trực tiếp, trực tuyến; không được đưa tin sai sự thật; không đưa tin làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của tòa án.

Cùng đó là không được vi phạm quyền con người của bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ án; không được vi phạm quy định về giữ bí mật theo quy định của pháp luật.

Bó hẹp tác nghiệp báo chí?

Thẩm tra dự án luật do TAND tối cao soạn thảo, Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận định quy định như đề xuất góp phần bảo đảm tính tôn nghiêm tại phiên tòa, tạo điều kiện cho hội đồng xét xử điều hành tốt phiên tòa, không bị phân tâm bởi các yếu tố khác; đồng thời bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Trên thực tế, trong quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố tại phiên tòa, nhưng chưa được kiểm chứng, đặc biệt là những thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh… Các thông tin, chứng cứ này cần được hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định.

Ở góc nhìn khác, một số ý kiến cho rằng đề xuất của TAND tối cao trong dự thảo luật là hẹp hơn so với quy định của luật tố tụng hiện hành.

Theo đó, bộ luật Tố tụng dân sự và luật Tố tụng hành chính đều quy định: nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp; nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.

Như vậy, đề xuất tại dự thảo chưa thuận lợi cho tác nghiệp của báo chí tại phiên tòa; bởi lẽ việc ghi âm, ghi hình phần xét hỏi, tranh tụng của phiên tòa phải thông qua tòa án.

Bộ TT-TT và Hội Nhà báo Việt Nam đều đề nghị cho phép ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa công khai. Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục cũng đề nghị quy định theo hướng tạo điều kiện cho cơ quan báo chí đưa tin chính xác về vụ án.

Luật Báo chí hiện nay quy định nhà báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.

'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'******

Sáng 27.3, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 khóa XV thảo luận về dự án luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Có 3 luồng quan điểm xung quanh vấn đề nồng độ cồn. 

Một là ủng hộ cấm tuyệt đối. Hai là đề nghị cần có ngưỡng tối thiểu. Ba là ủng hộ cấm tuyệt đối nhưng cần có lộ trình thực hiện phù hợp.

'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'- Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc, đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu

MEDIA QUỐC HỘI

Tránh lạm dụng quy định để xử phạt, kiểm tra gây phản cảm

Đại biểu Lý Thị Lan (đoàn Hà Giang) bày tỏ đồng tình với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống, có sức thuyết phục khi thông qua, bà đề nghị rà soát, cân nhắc mức xử phạt, hình thức xử phạt cho phù hợp và phải có lộ trình, từng bước theo thời gian để tạo thành ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông.

Bà Lan dẫn chứng thực tế ở Hà Giang, việc sử dụng rượu là nét văn hóa của đồng bào và ở các vùng nông thôn, người dân khi tham gia giao thông chưa thể thực hiện triệt để việc không có nồng độ cồn.

"Chẳng hạn ở nông thôn dịp tết đi từ làng này sang làng kia mà có uống chén rượu, cốc bia và bị thổi nồng độ cồn thì đương nhiên vi phạm. Nhưng việc này có ảnh hưởng, liên quan đến tai nạn giao thông thì cần đánh giá.

Chúng tôi đề nghị cần rà soát mức xử phạt, hình thức xử phạt theo lộ trình để dần trở thành ý thức của người dân khi tham gia giao thông và thực hiện được, đúng yêu cầu pháp luật", bà Lan nói.

Nữ đại biểu cũng đề nghị khi áp dụng quy định luật thì cơ quan chức năng tránh lạm dụng quy định để xử phạt, kiểm tra, gây phản cảm của người dân với lực lượng chức năng.

Bà dẫn trên mạng xã hội có đưa nhiều hình ảnh dịp tết, lực lượng chức năng đi vào các vùng nông thôn, nơi rất khó khăn để kiểm tra nồng độ cồn và xử phạt người dân. "Như vậy gây sự phản cảm, cần xem xét xử phạt, kiểm tra và nên có sự mềm dẻo hơn", vị đại biểu nêu.

Bà Lan cũng nhắc đến câu chuyện Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh trực tiếp tham gia cùng tổ công tác, phát hiện một tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn, sau đó nhắc nhở và tuyên truyền thay vì xử phạt. Việc này, theo bà Lan, đã tạo sự đồng thuận rất lớn trong dư luận, vì thế nên xem xét lộ trình xử phạt hợp lý khi áp dụng cấm tuyệt đối nồng độ cồn.

'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'- Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách

GIA HÂN

"Không nên quy định nồng độ cồn bằng 0"

Thảo luận về cùng nội dung, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết bản thân cũng thỉnh thoảng sử dụng chất có cồn và không ủng hộ việc đã uống rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Tuy nhiên, việc quy định nồng độ cồn bằng 0 khác với việc cấm người đã sử dụng rượu, bia mà vẫn lái xe (vì có những trường hợp không sử dụng rượu bia vẫn có nồng độ cồn - PV); vấn đề này phải có sự tham gia của các nhà khoa học cũng như cơ quan y tế.

Nữ đại biểu đề cập một cục nghiệp vụ của Bộ Y tế vừa qua đã tiến hành khảo sát để đánh giá nồng độ cồn thế nào là phù hợp. Trong khi chờ kết quả từ cơ quan chuyên môn, bà đề nghị cần có sự đánh giá khách quan, khoa học.

Nhắc tới việc tới đây lực lượng CSGT sẽ mặc thường phục để xử lý vi phạm nồng độ cồn, bà Phúc nói điều này "có vẻ" đi ngược lại mục đích khi xây dựng chính sách pháp luật là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản con người. "Mắc cớ gì phải làm những việc đó?", bà Phúc đặt vấn đề, đồng thời cho rằng nên tính toán biện pháp để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

Hay như trường hợp sử dụng strongbow - một loại thức uống dấm táo hoặc hương vị khác, bà Phúc nói đã tham khảo một số tài liệu thì đây không phải là rượu hoặc bia, nhưng uống vào sẽ lên nồng độ cồn. Vậy trường hợp này xử phạt thế nào?

Từ những căn cứ đã nêu, đại biểu tỉnh đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng các cơ quan chuyên môn cần có đánh giá khách quan, khoa học.

"Nên cân nhắc kỹ càng, không nên quy định nồng độ bằng 0, trước hết là để thực thi pháp luật một cách tường minh, hai là bảo vệ hình ảnh của lực lượng thực thi công vụ, ba là tránh sai số trong thiết bị đo nồng độ cồn", nữ đại biểu nêu quan điểm.

Uống rượu, bia mà dắt xe thì có bị xử phạt nồng độ cồn?

Cũng liên quan đến vấn đề nồng độ cồn, đại biểu Thái Thị An Chung (đoàn Nghệ An) bày tỏ đồng tình với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Điều này sẽ góp phần thay đổi thói quen lạm dụng, rượu bia của một bộ phận người dân.

Bà Chung cho rằng cần thực hiện việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn ít nhất trong 5 năm nữa; khi đã thay đổi thói quen thì sẽ tổng kết, đánh giá, cân nhắc có cần quy định ngưỡng hay không.

Tuy nhiên, bà kiến nghị dự thảo luật cần giải thích rõ thế nào là điều khiển phương tiện giao thông. Hiện có nhiều ý kiến băn khoăn hành vi dắt xe có phải là điều khiển phương tiện giao thông? Uống rượu, bia mà dắt xe thì có bị xử phạt nồng độ cồn?...

Miền Bắc hết mưa phùn nhưng tăng ô nhiễm không khí******

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 12/4, miền Bắc kết thúc tình trạng mưa phùn. Sương mù nhẹ còn tái diễn vào sáng sớm khiến ô nhiễm không khí gia tăng tại nhiều đô thị, trời nắng về trưa và chiều. 

Đồng thời, nền nhiệt tại Đông Bắc Bộ cũng tăng nhanh và chạm ngưỡng cao nhất 30-32 độ C, tăng 2-4 độ C so với một ngày trước. Tại Tây Bắc, khu vực duy trì oi nóng, có nơi nắng nóng khi nhiệt độ tăng cao trên 35 độ C. 

Tại Nam Bộ, nhiều nơi đã ghi nhận nắng nóng gay gắt trong ngày 11/4 với nhiệt độ cao nhất lên đến 39 độ C, tập trung ở Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Trạng thái này còn duy trì trong ngày 12-13/4, những nơi khác nắng nóng phổ biến 35-38 độ C. 

Dự báo dài ngày cho thấy từ nay đến ngày 21/4, nắng nóng vẫn chưa thể chấm dứt ở Nam Bộ. Hiện tượng này kéo dài bất thường, khiến hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long khả năng gia tăng. 

Cơ quan khí tượng cho biết mùa mưa ở Nam Bộ nhiều khả năng đến muộn một tháng so với trung bình nhiều năm, cuối tháng 5 mới có thể bắt đầu. 

Miền Bắc hết mưa phùn nhưng tăng ô nhiễm không khí - 1

Dự báo nhiệt độ cao nhất trong nhiều ngày tới cho thấy nắng nóng kéo dài bất thường và diễn ra gay gắt ở một số nơi tại Nam Bộ (Biểu đồ: Mẫn Nhi).

Dự báo thời tiết ngày 12/4 tại các vùng trên cả nước: 

- Hà Nội:Sáng sớm sương mù, sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C, cao nhất 30-32 độ C.

- Phía Tây Bắc Bộ:Ngày nắng, riêng Tây Bắc có nơi nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 31-34 độ C, riêng khu Tây Bắc 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.  

- Phía Đông Bắc Bộ:Sáng sớm sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 28-31 độ C.

- Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Sáng sớm sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây, trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất phía bắc 29-32 độ C, có nơi trên 32 độ C. 

- Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Chiều tối và đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 32-35 độ C.  

- Tây Nguyên: Ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C; cao nhất 32-35 độ C.  

- Nam Bộ: Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C. 

Vì sao người Việt sang Đông Timor để ngắm nhật thực lai hiếm gặp hôm nay?******

Ông Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cho biết từ ngày 17.4, đoàn 19 người gồm các thành viên của HAAC, Hội Thiên văn Việt Nam cùng một số nhà nghiên cứu đã bắt chuyến bay, bắt đầu hành trình sang vùng Com (Đông Timor) ngắm nhật thực.

Vì sao nhiều người Việt sang Đông Timor để ngắm nhật thực lai hiếm gặp hôm nay? - Ảnh 1.

Nhiều người Việt bay sang Đông Timor để chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần.

HAAC

Vì sao nhiều người Việt sang Đông Timor để ngắm nhật thực lai hiếm gặp hôm nay? - Ảnh 2.

Sở dĩ Đông Timor là lựa chọn của đoàn vì lần này, hiện tượng nhật thực với dải quan sát toàn phần rộng chỉ vài chục km chạy qua rìa phía đông Indonesia, Tây Úc, Papua New Guinea và cả Đông Timor.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu chủ nhiệm HAAC nhận định: “Có thể nói, hiện tượng lần này vô cùng ngoạn mục. Tuy nhiên tại khu vực Đông Nam Á, chỉ có Đông Timor mới có thể quan sát pha toàn phần này. Chúng tôi không thể bỏ lỡ hiện tượng năm nay vì mãi tới 2042 mới có lại nhật thực toàn phần ở khu vực Đông Nam Á, và đến năm 2070 hiện tượng này mới xuất hiện tại Việt Nam. Trước đó, nhiều người đã có cơ hội quan sát được nhật thực toàn phần ở Việt Nam vào năm 1995".

Vì sao nhiều người Việt sang Đông Timor để ngắm nhật thực lai hiếm gặp hôm nay? - Ảnh 3.

Ông Đặng Tuấn Duy cho biết nhật thực toàn phần lần này là hiện tượng rất ngoạn mục, không dễ để có trải nghiệm này trong đời. "Đây là cơ hội duy nhất quan sát được vành nhật hoa, hiệu ứng Nhẫn kim cương và chuỗi hạt Baily khi nhật thực toàn phần xảy ra", Chủ nhiệm HAAC nhấn mạnh.

HAAC

Nhật thực tại Đông Timor sáng nay.

Tại khu vực đoàn quan sát, nhật thực toàn phần diễn ra trong khoảng thời gian 3 giờ 11 phút, bắt đầu từ 11 giờ 46 phút và kết thúc vào lúc 14 giờ 57 phút (giờ địa phương). Pha toàn phần diễn ra vào lúc 13 giờ 22 phút, kéo dài trong 1 phút 16 giây.

Vì sao nhiều người Việt sang Đông Timor để ngắm nhật thực lai hiếm gặp hôm nay? - Ảnh 1.

Đoàn của anh Tuấn với diện kiến Tổng thống Đông Timor trong một sự kiện bàn về kinh nghiệm tổ chức và tuyên truyền kiến thức cho người dân khi quan sát nhật thực ngày 20.4.

NGUYỄN ANH TUẤN

Cựu chủ nhiệm HAAC cho biết, bên cạnh việc ngắm nhật thực, lần đi này các thành viên của đoàn cũng đã có dịp được tham gia hội đàm với Tổng thống Đông Timor, ông Jose Ramos-Horta và các bộ ngành của Đông Timor về kinh nghiệm tổ chức và tuyên truyền kiến thức cho người dân khi quan sát nhật thực.

Vì sao nhiều người Việt sang Đông Timor để ngắm nhật thực lai hiếm gặp hôm nay? - Ảnh 2.

HAAC tổ chức hướng dẫn cho các em học sinh ở Đông Timor quan sát mặt trời bằng thiết bị chuyên dụng.

NGUYỄN ANH TUẤN

Vì sao nhiều người Việt sang Đông Timor để ngắm nhật thực lai hiếm gặp hôm nay? - Ảnh 3.

Các em nhỏ thích thú khi được quan sát mặt trời.

NGUYỄN ANH TUẤN

“Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức thêm các hoạt động hướng dẫn quan sát mặt trời cho học sinh ở một số trường học ở Com, Đông Timor nhằm phổ biến kiến thức thiên văn rộng rãi tới các em", ông Tuấn cho hay.

Trước đó HAAC cũng đã từng 2 lần tổ chức cho các thành viên bay sang quốc gia khác để ngắm nhật thực. Trong đó, năm 2016 các thành viên sang Indonesia ngắm nhật thực toàn phần và năm 2018 là sang Singapore ngắm nhật thực hình khuyên nổi tiếng.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), tại Việt Nam, chúng ta có thể quan sát được pha một phần của hiện tượng nhật thực này. Vùng nhìn thấy được là các tỉnh phía nam, từ Quảng Trị trở vào. Thuận lợi nhất là các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Nhưng ngay cả ở đây thì độ che khuất cũng chỉ là 8% (tức mặt trời chỉ bị che mất 8%). Con số này ở TP.HCM là 5%. Chỉ có vùng quần đảo Trường Sa có thể quan sát nhật thực với độ che phủ lên tới khoảng 20%. 

HDBank chia cổ tức lên 30%******

Đại hội đồng cổ đông HDBank đã đồng thuận tăng tỷ lệ chi trả cổ tức cho năm 2023 từ 25% lên 30%, trên cơ sở kết quả kinh doanh đạt được năm qua. Cụ thể, trong năm 2023, thị phần của HDBank đã gia tăng với tổng tài sản đạt 602.315 tỉ đồng, tăng trưởng 44,7% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 13.017 tỉ đồng, tăng trưởng 26,8%. Kết quả này tiếp tục đưa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng lên mức 24,2% và giữ vị thế hiệu quả ở top dẫn đầu thị trường. Các chỉ tiêu về an toàn hoạt động được củng cố; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức thấp chỉ 1,5%; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 12,6%, ở nhóm cao nhất ngành; triển khai toàn diện chuẩn mực Basel III.

HDBank chia cổ tức lên 30%- Ảnh 1.

HDBank tăng cổ tức từ 25% lên 30%

T.Xuân

Tại đại hội, ông Phạm Quốc Thanh - Tổng giám đốc HDBank cho biết, lợi nhuận trước thuế trong quý 1/2024 đã đạt trên 4.000 tỉ đồng, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ. Với kết quả này, HDBank tiếp tục duy trì vị thế ngân hàng hiệu quả đầu ngành, với ROE đạt tới 26,2%. Tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 đạt 6,2%; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở 1,68%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II đạt trên 13,7%. Những cân đối này tạo lợi thế lớn cho HDBank chủ động và sẵn sàng thực hiện các mục tiêu tăng trưởng mà Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Đại hội đồng cổ đông HDBank đã thông qua các nội dung kế hoạch kinh doanh năm 2024 với các chỉ tiêu như tổng tài sản đạt trên 700.000 tỉ đồng, tăng trưởng 16% so với năm 2023. Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 624.000 tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2023; tổng dư nợ dự kiến vượt 438.000 tỉ đồng, phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 15.852 tỉ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2023, qua đó tiếp tục nâng các chỉ tiêu sinh lời ROE với 24,6%. Chỉ tiêu cổ tức năm 2024 ở mức 30%. Tăng vốn điều lệ từ 29.076 tỉ đồng lên thêm 5%, tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng vốn, tạo đà cho mục tiêu phát triển bền vững những năm tiếp theo.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư