Trang chủ

hay88 xs long an_me88 champion

大字 日期:2024-06-03 10:17:30 nguồn:Quảng Minh hàng ngày

  Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam hợp tác giúp hàng ngàn phụ nữ khởi nghiệp******

Trong buổi lễ công bố hợp tác triển khai mô hình dịch vụ gia đình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" ngày 27/3 vừa qua tại Hà Nội, bà Trương Thị Thu Thủy, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Gia đình & Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội LHPN Việt Nam) đã có những chia sẻ về vai trò và những mong muốn của người phụ nữ trong xã hội hiện đại đáng suy nghĩ: "Tiến tới bình đẳng giới, chị em phụ nữ ngày càng thể hiện mạnh mẽ hơn vai trò và giá trị của mình, không chỉ trong đời sống, học tập mà còn trong công việc. Điều chị em cần không chỉ là sự thừa nhận về năng lực của mình mà còn là tự do thể hiện tài năng, tự chủ kinh tế".

Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam hợp tác giúp hàng ngàn phụ nữ khởi nghiệp- Ảnh 1.

Nấu nướng không còn là nhiệm vụ khi phụ nữ thực sự đam mê ẩm thực và có thể tự chủ kinh tế bằng tài năng nấu ăn của mình

Đi cùng với sự phát triển của thời đại, phụ nữ ngày nay không còn bị gắn với những công việc không được trả công mà ngày càng có nhiều chị em khẳng định được giá trị của bản thân trên mọi lĩnh vực không thua kém nam giới. Ngay cả trong gian bếp nhà, nơi vốn được mặc định chỉ dành cho phụ nữ, chị em cũng có thể tự tin nấu nên cơ nghiệp, gầy dựng kinh tế gia đình bền vững.

Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam hợp tác giúp hàng ngàn phụ nữ khởi nghiệp- Ảnh 2.

"Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" thu hút sự quan tâm của đông đảo chị em cả nước

Nhằm bảo vệ quyền lợi của chị em và hỗ trợ phụ nữ ngày càng tự tin làm chủ kinh tế, thông qua các chương trình hợp tác, Hội LHPN Việt Nam đã và đang triển khai nhiều sáng kiến, chương trình nhằm đồng hành cùng chị em trên hành trình tự tin, tự chủ. Chương trình hợp tác cùng Nestlé Việt Nam và nhãn hàng MAGGI là một trong số các chương trình hợp tác hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích thiết thực, trực tiếp cho hội viên. Có mặt tại Việt Nam từ những năm 1935, không chỉ là những chai dầu hào, nước tương mà MAGGI còn trở thành trợ thủ đắc lực, người bạn đáng tin cậy của hàng triệu phụ nữ Việt nhiều thế hệ. Với nhiều đề án, hoạt động dành riêng cho chị em trong suốt 89 năm qua, MAGGI chứng minh quyết tâm theo đuổi sứ mệnh bảo vệ, đồng hành, mong muốn trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của chị em phụ nữ Việt. Từ những cam kết và nỗ lực đó, ngay trong giai đoạn thí điểm 2022-2023, chương trình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp", đã triển khai tại 6 tỉnh, tiếp cận hơn 8.000 chị em, truyền cảm hứng và hỗ trợ hơn 4.500 chị, tài trợ 660 triệu đồng nâng cấp, làm mới quán ăn. Từ chương trình, nhiều xe bánh mì, hàng hủ tiếu, quán cơm … đã được hình thành và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình.

Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam hợp tác giúp hàng ngàn phụ nữ khởi nghiệp- Ảnh 3.

"Hội LHPN Việt Nam tự hào là đối tác chiến lược của Nestlé Việt Nam, MAGGI trong mô hình dịch vụ gia đình Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp", bà Trương Thị Thu Thủy đại diện Hội LHPN Việt Nam chia sẻ.

Phát biểu tại lễ công bố triển khai mô hình dịch vụ gia đình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp", bà Bùi Lê Thị Mai Uyên, Giám đốc Đơn vị Kinh doanh Thực phẩm, Giám đốc Dự án hỗ trợ phát triển nông thôn, Nestlé Việt Nam chia sẻ lý do lựa chọn Hội LHPN Việt Nam là đối tác chiến lược: "Chúng tôi nhận thấy sự tương đồng về sứ mệnh giữa Nestlé Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam, cùng bảo vệ, hành động vì sự phát triển của phụ nữ Việt, chung hy vọng giúp chị em từng bước chủ động tạo sinh kế bền vững, ngày càng tự tin và tự chủ. Không tổ chức nào có thể làm tốt vai trò kết nối, hỗ trợ chúng tôi trên hành trình Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" hơn Hội LHPN Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác tích cực của Hội LHPN Việt Nam trong chương trình hợp tác chung giữa hai bên thời gian qua và với sự đồng hành của Hội trong mô hình dịch vụ gia đình "Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp" từ năm 2024, chúng tôi mong muốn sẽ tiếp cận được thêm nhiều chị em nữa".

Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam hợp tác giúp hàng ngàn phụ nữ khởi nghiệp- Ảnh 4.

Xe đẩy bánh mì của chị Yến có thêm nhiều món mới, thu hút thêm nhiều khách hàng mới sau khi được đào tạo bài bản tại "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp"

Năm 2024, mô hình dịch vụ gia đình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" mở rộng quy mô tại 8 tỉnh thành, tiếp cận 16.000 chị em, hỗ trợ mở thêm 64 mô hình quán ăn cùng gói hỗ trợ lên đến 1.1 tỉ đồng.

"Chúng tôi cam kết cùng Nestlé Việt Nam và MAGGI hoàn thành mục tiêu năm 2024 bởi hơn ai hết chúng tôi hiểu rằng càng nhiều chị em được tiếp cận với mô hình này, môi trường sống của họ sẽ càng được nâng cấp hơn. Đó không chỉ là mục tiêu của MAGGI mà còn là sứ mệnh mà chúng tôi vẫn luôn theo đuổi", bà Trương Thị Thu Thủy chia sẻ thêm.

"Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp 2024" dành cho tất cả chị em đang trên hành trình tự chủ, khởi sự kinh doanh từ đam mê nấu nướng và yêu thích những sáng tạo tích cực từ chính căn bếp nhỏ nhà mình.


Bộ trưởng Phan Văn Giang sang Trung Quốc giao lưu hữu nghị******

Sáng 12/4, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Bộ trưởng Phan Văn Giang dẫn đầu đã sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham gia các hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8.

Bộ trưởng Phan Văn Giang sang Trung Quốc giao lưu hữu nghị - 1

Thượng tướng Đổng Quân đón Đại tướng Phan Văn Giang tại cửa khẩu Hà Khẩu (Ảnh: Trọng Hải).

Lễ đón Đại tướng Phan Văn Giang và đoàn Việt Nam được tổ chức trang trọng tại Cửa khẩu Hà Khẩu. Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã đứng chờ sẵn tại đầu cầu Hồ Kiều để đón người đồng cấp Việt Nam.

Tại cửa khẩu, hai bộ trưởng đã thực hiện nghi lễ chào cột mốc biên giới; Bộ trưởng Đổng Quân tô sơn cột mốc cột mốc chủ quyền 102 (1) bên phía Trung Quốc và chứng kiến tuần tra chung trên bộ giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước.

Bộ trưởng Phan Văn Giang sang Trung Quốc giao lưu hữu nghị - 2

Bộ trưởng Phan Văn Giang bắt tay lực lượng biên phòng Trung Quốc (Ảnh: Trọng Hải).

Bộ trưởng Phan Văn Giang sang Trung Quốc giao lưu hữu nghị - 3

Thượng tướng Đổng Quân thực hiện nghi thức tô sơn cột mốc chủ quyền bên phía Trung Quốc (Ảnh: Trọng Hải).

Rời cửa khẩu, hai bộ trưởng đã đến thăm trường tiểu học Bắc Sơn và thăm thôn Bát Điều Bán thuộc châu Hồng Hà (Vân Nam, Trung Quốc). Tại thôn Bát Điều Bán, Bộ trưởng Phan Văn Giang đã được chào đón bằng nghi lễ đặc biệt của địa phương.

Thôn Bát Điều Bán nằm ở đông bắc huyện Hà Khẩu, đối diện với thôn Nam Sở, xã Bản Phiệt (Lào Cai). Thôn Bát Điều Bán có 5 dân tộc sinh sống.

Bộ trưởng Phan Văn Giang sang Trung Quốc giao lưu hữu nghị - 4

Chương trình nghệ thuật chào đón Đại tướng Phan Văn Giang tại thôn Bát Điều Bán (Ảnh: Trọng Hải).

Trong khuôn khổ hoạt động giao lưu tại Trung Quốc, Đại tướng Phan Văn Giang cũng đến thăm Đại đội 27, Lữ đoàn Biên phòng 314 ở tỉnh Vân Nam. Tại đây, hai bộ trưởng bày tỏ tin tưởng việc hợp tác quản lý biên giới của hai nước Việt Nam - Trung Quốc sẽ tiếp tục được triển khai tích cực; hệ thống đường biên, mốc quốc giới được giữ vững.

Trước khi kết thúc hoạt động tại Trung Quốc, Bộ trưởng Phan Văn Giang đã tham quan Triển lãm ảnh kỷ niệm 10 năm Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung với chủ đề "Hài hòa, giàu mạnh, an toàn, tươi đẹp".

Bốn nhà đầu tư Nhật Bản tham gia dự án hơn 1 tỷ USD ở cửa ngõ Bình Dương******

Sự kiện diễn ra sáng 17/4 tại Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh Bình Dương với sự tham gia của lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM và cơ quan chức năng.

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết, UBND tỉnh đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu đô thị Một Thế Giới - The One World. Dự án có sự hợp tác của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Dự án này nằm trên quốc lộ 13, cửa ngõ của Bình Dương, nối liền với TPHCM. Vành đai 3 TP HCM đang được xây dựng và quốc lộ 13 nối Bình Dương - TPHCM đi qua dự án này.

Bốn nhà đầu tư Nhật Bản tham gia dự án hơn 1 tỷ USD ở cửa ngõ Bình Dương - 1

Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM và lãnh đạo Bình Dương chứng kiến thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tại dự án (Ảnh: Gia Hưng).

UBND tỉnh Bình Dương sẽ đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Khu đô thị Một Thế Giới là một trong những dự án bất động sản sở hữu quỹ đất sạch quy mô gần 50ha tại TP Thuận An.

Tổng mức đầu tư dự án khu đô thị Một Thế Giới hơn 1 tỷ USD, bao gồm giá trị xây dựng và giá trị đất.

Có 3 đối tác Nhật Bản (Tập đoàn Sumitomo Forestry, Kumagai Gumi và Công ty phát triển đô thị NTT) tham gia đầu tư dự án với tổng 49% cổ phần. Phía đối tác Việt Nam (Công ty địa ốc Kim Oanh) chiếm 51% cổ phần. Ngoài ra, đại diện AEON Việt Nam cũng công bố sẽ đầu tư một trung tâm thương mại quy mô lớn trong khu đô thị Một Thế Giới.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên******

CẦU GỖ PHÁ THẾ CÔ LẬP

Phía bên kia sông Mỹ, thôn Pà Ong (xã Cà Dy, H.Nam Giang, Quảng Nam), là cụm dân cư Pà Căng với những căn nhà mới vừa được dựng lên theo chủ trương tái định cư. Nơi đây có hơn 30 hộ đồng bào Cơ Tu đang sinh sống. Vì nằm cách sông nên thời gian đầu khi cụm dân cư mới hình thành, để đi lại, người dân phải ngược đường mòn đến cầu Xơi (thôn Pà Dá) cách làng nhiều cây số trong điều kiện địa hình hiểm trở. Để đôi chân của đồng bào "khỏe" hơn, hàng chục đoàn viên, thanh niên H.Nam Giang bắt tay làm cầu gỗ dài hơn 30 m qua sông Mỹ.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên- Ảnh 1.

Đoàn viên, thanh niên lắp điện mặt trời

NAM THỊNH

Anh Bờ Nướch Hiệu, Bí thư Chi đoàn thôn Pà Ong, cho biết do đoạn sông Mỹ qua cụm dân cư Pà Căng khá rộng, đất đá gồ ghề nên địa phương huy động rất đông thanh niên tham gia làm cầu. Nguyên vật liệu chính để làm cầu là tre nứa và gỗ; sau gần một ngày, cây cầu được hoàn thiện trong niềm vui của người dân.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên- Ảnh 2.

Trồng 200 cây giống bưởi da xanh cho 10 hộ khó khăn

Theo anh Hiệu, vào mùa mưa gió, nước sông Mỹ thường dâng cao, người dân phải đi vòng theo đường núi. Học sinh cụm dân cư Pà Căng cũng đi lại vất vả như vậy. "Có cầu rồi, người dân rút ngắn được quãng đường đi, lại không phải lo bị cô lập khi mùa mưa lũ đến", anh Hiệu nói.

Già làng Alăng Trới cho hay lâu nay ông cũng "sợ" sông Mỹ nhất vì mỗi mùa mưa lũ, nước sông dâng cao chia cắt hoàn toàn. Nay có cầu rồi, nỗi sợ vơi đi… "Không chỉ làm cầu giúp dân, trước đó hàng chục bạn trẻ cũng góp công san lấp mặt bằng cụm dân cư Pà Căng này. Người dân chúng tôi rất biết ơn và cảm kích trước tinh thần của người trẻ. Có cầu, đường đến trường của các cháu nhỏ an toàn và gần hơn rồi", già Trới nói.

Anh Kaphu Ngứu, Phó bí thư Đoàn xã Cà Dy, cho hay hằng năm Đoàn xã đều tổ chức các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, như xây dựng nhà mới, di dời nhà cửa khỏi vùng nguy hiểm, hỗ trợ mô hình sinh kế, san lấp mặt bằng cho người dân và thanh niên khó khăn, mở đường về khu sản xuất… Năm nay, theo nguyện vọng của người dân ở cụm dân cư Pà Căng, Đoàn xã huy động lực lượng hỗ trợ dựng một cây cầu tạm bắc qua sông Mỹ.

TRAO SINH KẾ

Những ngày qua, gần 100 đoàn viên, thanh niên vùng cao Quảng Nam miệt mài giúp dân dựng cổng chào trước ngõ, trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường ở khu dân cư kiểu mẫu. Ở thôn Đắc Chờ Đây, thôn biên giới đầu tiên của xã La Dêê đăng ký triển khai và đặt mục tiêu hoàn thiện mô hình khu dân cư kiểu mẫu trong năm 2024, các bạn trẻ chia nhau xây dựng tường rào, cổng ngõ, biển khẩu hiệu... cho 32 hộ đồng bào Tà Riềng. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình "Tháng ba biên giới" do Huyện đoàn Nam Giang tổ chức.

Đoàn góp phần to lớn vào xây dựng nông thôn mới: Làm thay đổi vùng biên- Ảnh 3.

Hàng loạt cổng chào được dựng lên tại xã vùng biên

Trong chuỗi hoạt động này, Huyện đoàn Nam Giang lắp đặt 12 bóng đèn năng lượng mặt trời và trồng 200 cây giống bưởi da xanh cho 10 hộ khó khăn. Ngoài ra, trao 5 mô hình sinh kế nuôi dúi cho thanh niên và trồng 40 cây lim xanh, tạo cảnh quan tại khuôn viên văn hóa của thôn bản.

Anh Bùi Thế Anh, Bí thư Huyện đoàn Nam Giang, cho biết với tinh thần thanh niên và người dân cùng làm, Huyện đoàn phối hợp chỉnh trang, cải tạo đất vườn để trồng hoa dọc tuyến đường dân cư, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Đồng thời, trao nhiều suất quà hỗ trợ các hộ dân khó khăn (tổng trị giá hơn 120 triệu đồng). Chương trình nhằm cụ thể hóa công tác phối hợp giữa các đơn vị trong việc đẩy nhanh hoạt động giúp dân, chung tay góp sức cho mục tiêu xây dựng mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

Trước đó, Huyện đoàn đã kêu gọi kinh phí, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho người dân. Một ngôi nhà ở làng Pêtapot, xã Đắc Pring, nằm sâu trong thung lũng đã "mọc" lên như thế, với sức trẻ của khoảng 70 bạn trẻ. Họ đã vượt 18 km đường rừng, băng qua nhiều ngầm sông, suối nước chảy xiết để vận chuyển 40 tấm tôn, 2 tấn xi măng, 6.500 viên gạch, 2 thùng sơn và hơn 1 tấn thép vào làng Pêtapot. "Hành trình xây dựng mái ấm vùng biên mang ý nghĩa rất lớn, phát huy vai trò của tuổi trẻ vượt khó đến mọi miền xa xôi. Từ đó, vùng biên viễn mới thật sự "thay da đổi thịt" từng ngày", anh Thế Anh chia sẻ.

Tính đến tháng 3 này, Huyện đoàn Nam Giang đã triển khai lắp đặt gần 50 trụ đèn năng lượng mặt trời tại các xã. Trong hơn 5 năm qua, từ các nguồn kinh phí kêu gọi, vận động, Huyện đoàn Nam Giang lắp đặt hơn 300 công trình đèn năng lượng mặt trời trên địa bàn, bình quân

2,5 triệu đồng/công trình. Chương trình thắp sáng này được triển khai trên tất cả 12 xã, thị trấn, trong đó ưu tiên các xã vùng cao, biên giới. 

Bí thư TPHCM: Không nói chung chung, phải chỉ ra và xử lý luôn ai né việc******

Phát biểu bế mạc hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM ngày 27/3, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã đề cập tới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và vấn đề cán bộ né tránh, không dám làm. Trong đó, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất.

Theo người đứng đầu Đảng bộ thành phố, qua 5 năm thực hiện công tác xây dựng Đảng, 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng, thành phố rút ra những bài học rất lớn. Trong đó, việc kiểm tra, giám sát của từng cấp ủy, từng tổ chức, cơ quan là điều quan trọng nhất.

Bí thư TPHCM: Không nói chung chung, phải chỉ ra và xử lý luôn ai né việc - 1

Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM (Ảnh: Q.Huy).

"Có những việc xảy ra mà ở ngoài biết, nhưng cơ quan, địa phương đó không biết hoặc là không hành động. Đây là một điều cần rút kinh nghiệm. Rất khó để lý giải vì sao việc xảy ra từ lâu mà người lãnh đạo không biết, tập thể không biết, chi bộ không biết, cơ quan, đơn vị không biết", Bí thư Thành ủy TPHCM lưu ý.

Bí thư Thành ủy TPHCM quán triệt, việc tăng cường kiểm tra, giám sát, tự kiểm tra, giám sát có mục tiêu quan trọng nhất là phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trên tất cả lĩnh vực. Công tác này cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.

Lãnh đạo Thành ủy TPHCM cũng đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, công chức, người đứng đầu cần phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của từng ngành, từng lĩnh vực. Điều này cần sự nhận thức, ý thức về trách nhiệm chính trị của từng lĩnh vực, từng cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu.

Bí thư TPHCM: Không nói chung chung, phải chỉ ra và xử lý luôn ai né việc - 2

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM ngày 27/3 (Ảnh: Q.Huy).

Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng nhìn nhận, hầu hết nhân sự tại thành phố đều tích cực đeo bám công việc, năng nổ, tận tụy, quyết tâm. Ông đề nghị các bên không bàn nhiều về việc ai dám làm, không dám làm, né tránh. Đối với vấn đề này, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu đơn vị có cán bộ thuộc trường hợp trên.

"Ở đâu đó còn một vài trường hợp như vậy thì phải phát hiện, xử lý. Chúng ta không nói tới nói lui, nói chung chung là bộ phận này, bộ phận kia nữa, cần chỉ ra và xử lý luôn một cách nghiêm minh. Anh không còn nhuệ khí, không còn tinh thần, không còn trách nhiệm, bản lĩnh, không dám làm thì thôi, làm việc khác cho phù hợp", Bí thư Thành ủy TPHCM nói rõ.

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TPHCM đánh giá, địa phương đã có nhiều điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, GRDP của địa phương ước tăng trên 6,5%, cao nhất từ năm 2020 đến nay.

Nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ phát triển ổn định, nhất là các nhóm ngành công nghiệp trọng yếu. Một số động lực tăng trưởng như đầu tư, tiêu dùng trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch chuyển biến rõ nét.

  Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió******

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành công điện của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình khai thác đối với vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - TPHCM.

Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch UBND các tỉnh Phú yên, Khánh Hòa.

Nội dung Công điện nêu: hầm Bãi Gió được xây dựng trên tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM từ thời Pháp với tuổi thọ hơn 100 năm, việc có nguy cơ xảy ra sạt lở hầm đã được nhận định, dự báo, đánh giá từ trước.

Vào lúc 12h45 ngày 12/4 trong quá trình thi công hầm Bãi Gió xảy ra hiện tượng sạt lở đất đá trên đỉnh hầm làm ách tắc vận tải đường sắt.

Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió - 1

Điểm sạt lở bên trong hầm đường sắt Bãi Gió (Ảnh: Trung Thi).

Sau khi xảy ra sự cố, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 85 (chủ đầu tư), các nhà thầu thi công và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp, huy động các nguồn lực thi công xuyên đêm để khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Tuy nhiên, do hầm Bãi Gió xuống cấp nghiêm trọng, điều kiện địa chất phức tạp, mặt bằng thi công hạn chế, đến nay mới khắc phục được vị trí sạt lở đầu tiên, chưa khắc phục xong vị trí sạt lở thứ 2.

Để đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình khai thác đối với vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - TPHCM, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chỉ đạo Chủ đầu tư dự án và các cơ quan trực thuộc huy động tối đa tất cả các nguồn lực để khắc phục kịp thời sự cố sạt lở hầm Bãi Gió, khẩn trương thông tuyến trong thời gian sớm nhất; đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công, cũng như trong quá trình khắc phục sự cố.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để bảo đảm các điều kiện an toàn về phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông trong quá trình thực hiện chuyển tải qua đoạn ách tắc do sự cố sạt lở hầm Bãi Gió.

Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió - 2

Công nhân hàn khung thép gia cố điểm sạt lở ( Ảnh: Trung Thi).

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với chủ đầu tư dự án huy động lực lượng tại chỗ để khẩn trương khắc phục sự cố; bố trí phương tiện, cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho nhân dân trong thời gian thực hiện chuyển tải.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch UBND các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và các cơ quan liên quan chỉ đạo các đơn vị triển khai với tinh thần trách nhiệm cao nhất, đảm bảo về an toàn, tính mạng và tài sản.

Như Dân tríđã thông tin, trong 2 ngày 12 và 13/4, tại hầm Bãi gió xảy ra hiện tượng sạt lở với tổng khối lượng hơn 200m3 gây tê liệt đường sắt Bắc - Nam đoạn qua 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Do đó các tàu đi từ phía nam ra phải dừng ở ga Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa; các tàu đi từ phía bắc vào phải dừng ở ga Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Chi nhánh vận tải đường sắt Nha Trang đã huy động ô tô trung chuyển hành khách qua lại giữa 2 ga này.

Ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết để khắc phục sự cố sạt, lở tại hầm Bãi Gió, ngành đường sắt đã huy động hơn 200 nhân lực cùng 2 đoàn tàu công trình, 4 máy đào nhỏ cùng các trang thiết bị để gia cố vỏ hầm.

Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió - 3

Các phương tiện trọng tải lớn bị công an đề nghị quay đầu không đi qua khu vực sạt lở (Ảnh: Trung Thi).

Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh bác bỏ việc sạt, lở do quá trình thi công dự án gia cố hầm Bãi Gió. Nguyên nhân do hầm Bãi Gió được xây dựng cách đây khoảng 90 năm, nên các tầng đất đá ở trên vỏ hầm lâu năm bị phong hóa rồi rơi tự do xuống phía dưới đường ray.

Ngành đường sắt đã làm việc với Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, tiến hành cấm tất cả các phương tiện xe tải đi trên đường Đèo Cả nhằm giảm áp lực cho vỏ hầm.

Vàng SJC giảm mạnh trong lúc ngóng tin Nghị định 24******

Giá vàng trên thị trường quốc tế phá các mức kỷ lục, lên 2.265 USD/ounce. Thế nhưng, các đơn vị kinh doanh liên tục điều chỉnh giảm giá vàng miếng SJC. Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu 4 lần giảm giá vàng trong buổi sáng với tổng cộng 400.000 đồng mỗi lượng, mua vào còn 78,5 triệu đồng, bán ra 80,55 triệu đồng. Tập đoàn Doji giảm mạnh giá mua vào 800.000 đồng/lượng, còn 78 triệu đồng, trong khi giá bán giảm 200.000 đồng, còn 80,6 triệu đồng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC 4 lần điều chỉnh giá vàng tăng giảm từ 100.000 - 200.000 đồng, mua vào 78,5 triệu đồng, bán ra 81 triệu đồng…

Trong khi đó, giá vàng nhẫn liên tục tăng từ 450.000 - 550.000 đồng/lượng. Công ty SJC mua vào lên 69,75 triệu đồng, bán ra 71,1 triệu đồng. Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vào 70,18 triệu đồng, bán ra 71,38 triệu đồng…

Vàng SJC giảm mạnh trong lúc ngóng tin Nghị định 24- Ảnh 1.

Giá mua vàng miếng SJC giảm mạnh

NGỌC THẠCH

Biến động vàng ngày 1.4: Giá vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục

Giá vàng miếng SJC đang chịu nhiều áp lực từ việc sửa đổi NĐ24 với nội dung chủ đạo là xóa bỏ độc quyền vàng miếng, cho nhập khẩu vàng nguyên liệu… Theo một số công ty kinh doanh, lực mua trên thị trường giảm rất mạnh. Giá mua vàng miếng có xu hướng giảm mạnh hơn so với giá bán. 

So với mức kỷ lục mà vàng miếng SJC đạt được thời gian qua ở 82,5 triệu đồng/lượng, kim loại quý hiện nay đang thấp hơn 1,5 - 2 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới đã tăng lên mức kỷ lục. Vàng miếng SJC đắt hơn thế giới từ 12,4 - 12,6 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn cao hơn 2,9 triệu đồng/lượng.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương******

Hàng chục hộ dân khối 11, phường Quán Bàu, thành phố Vinh, Nghệ An gửi đơn "kêu cứu" tới báo Dân trívề việc hệ thống mương thoát nước thải nơi đây nhiều năm chưa được thi công, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân.

Những hộ dân nêu trên trong diện di dời của dự án mở rộng, nâng cấp đường Lê Ninh, được tái định cư tại khu vực Bàu Rối, khối 11, phường Quán Bàu. Tuy nhiên, tại đây hệ thống hạ tầng, đặc biệt là mương tiêu, thoát nước thải chưa được đấu nối đồng bộ. Trong đó khoảng 30m mương thoát nước vì vướng giải phóng mặt bằng nên chưa thể thi công.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương (Video: Nguyễn Phê)

Vì thế, nước thải sinh hoạt của hàng chục hộ dân không có nơi tiêu thoát, dẫn đến ứ đọng, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Chỉ cần một trận mưa lớn, nước ngập, cùng với vô số chất bẩn tràn vào nhà dân.

"Chỉ cần mưa là nước ngập vào nhà. Rác thải, chất bẩn tràn vào nhà, hôi thối.  Thậm chí, nhà vệ sinh không xả được. Chúng tôi phải sống như thế này cả chục năm rồi, khổ lắm", ông Vũ Quốc Lý (SN 1949), trú tại khối 11, phường Quán Bàu bức xúc.

Cũng như ông Lý và nhiều hộ dân khác, ông Lê Xuân Liễu, trú khối 11 bức xúc khi nước thải của hàng chục hộ dân đều đổ ra đoạn mương này, ứ đọng, ô nhiễm, nhiều ruồi muỗi. Người dân nơi đây đã chịu đựng suốt nhiều năm qua.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 1

Đoạn mương nước thải hư hỏng gây ngập úng, ô nhiễm (Ảnh: Nguyễn Duy).

Theo quan sát của phóng viên, một đoạn mương chỉ dài khoảng 30m, nằm giữa 2 dãy nhà dân đang thi công dang dở. Dọc theo đoạn mương thoát nước này có nhiều ống dẫn nước thải sinh hoạt của các hộ dân được đấu nối vào.

Tuy nhiên, đoạn mương này chưa được đấu nối vào hệ thống tiêu, thoát nước nên bị tắc. Nước thải chủ yếu tự ngấm vào đất, số còn lại ứ đọng, lâu ngày đen ngòm, bốc mùi hôi thối.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 2

Đoạn mương nước 30m không thể thông nên cứ mưa là tràn vào nhà dân, gây ô nhiễm nhiều năm liền (Ảnh: Nguyễn Duy).

Ông Cao Xuân Trung, Bí thư chi bộ khối 11, phường Quán Bàu chia sẻ: "Nhân dân đã nhiều lần kiến nghị. Đặc biệt, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân nhiều lần có ý kiến nhưng đến nay chưa được giải quyết".

Cũng theo ông Trung, chỉ vì câu chuyện nước thải người dân nơi đây đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn, cãi vã: "Chỉ cần một hộ bị tắc lại, nước thải của các hộ khác không thoát được, chảy ngược vào nhà. Các hộ dân lại xảy ra mâu thuẫn. Tôi đã nhiều lần đi hòa giải rồi".

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 3

Ông Cao Xuân Trung, Bí thư Chi bộ khối 11 chỉ cho phóng viên đoạn nước ngập mùi hôi thối gây ô nhiễm (Ảnh: Nguyễn Duy).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND phường Quán Bàu, thừa nhận vấn đề nhức nhối này.

Ông Phạm Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Quán Bàu cho biết, khu vực Bàu Rối thuộc dự án tái định cư đường Lê Ninh, được triển khai nhiều năm trước.

Tuy nhiên, trước đó do vướng vấn đề giải phóng mặt bằng nên còn một đoạn mương tiêu thoát nước chưa được thi công, đấu nối. Đây là dự án do Ban quản lý đầu tư và xây dựng thành phố Vinh làm chủ đầu tư.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 4

Để nước không bị ngập, người dân nơi đây phải dùng cuốc, xẻng khơi thông, múc nước đổ lên mảnh đất trống (Ảnh: Nguyễn Duy).

UBND phường cũng đã nhiều lần làm việc với người dân. Có thời điểm UBND phường đã thống nhất được mặt bằng nhưng chủ đầu tư lại không liên lạc được với nhà thầu để thi công, dẫn đến vấn đề kéo dài.

Tồn đọng của dự án khiến hàng chục hộ dân nhiều năm liền sống khổ giữa lòng thành phố trong cảnh ô nhiễm. Nỗi thống khổ của người dân không biết sẽ kéo dài đến bao giờ khi thành phố Vinh chưa có giải pháp triệt để giải quyết "bài toán" 30m mương thoát nước.

Giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại******
Giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại- Ảnh 1.
Giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại- Ảnh 2.
Giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại- Ảnh 3.

Ba giá trị cốt lõi Chân - Thiện - Mĩ trong thời đại mới

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử văn hóa, ba giá trị "Chân" (Sự thật), "Thiện" (Cái tốt) và "Mĩ" (Cái đẹp) vẫn giữ vững vị trí trung tâm trong suy nghĩ và hành động của con người. Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ như hiện nay, liệu những giá trị truyền thống này còn giữ nguyên vị trí và tầm quan trọng? Cuốn sách "Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại" của Howard Gardner - nhà giáo dục và tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard - đã mở ra một góc nhìn mới mẻ về vấn đề này.

Giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại- Ảnh 4.

Tác giả vạch trần những thách thức mà các giá trị truyền thống "Chân", "Thiện", "Mĩ" đang phải đối mặt trong thời đại công nghệ số. "Sự thật" đang bị lung lay bởi sự lan tràn của thông tin giả mạo và tin tức sai lệch trên internet. "Cái đẹp" chịu nhiều thử thách bởi sự thay đổi trong cách con người trải nghiệm nghệ thuật do ảnh hưởng của công nghệ. "Cái tốt", hay giá trị đạo đức bị lung lay bởi sự xuống cấp đạo đức trên mạng và sự mất đi ý thức trách nhiệm cộng đồng.

Tuy nhiên, Gardner không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những thách thức mà còn đưa ra những định nghĩa mới về các giá trị Chân - Thiện - Mĩ trong thời đại mới. "Sự thật" không còn là một chân lý tuyệt đối và bất biến mà là một quá trình không ngừng nhận biết, đánh giá và chọn lọc thông tin. Trong thế giới bùng nổ thông tin hiện nay, con người cần học cách tiếp cận và xử lý thông tin một cách tỉnh táo, sáng suốt để có thể nhận thức được "Sự thật". "Cái đẹp" không chỉ đơn thuần là những gì được nhìn nhận chung mà còn là sự hiểu biết và đánh giá cá nhân về thẩm mỹ. Trong thời đại công nghệ số, "Cái đẹp" ngày càng đa dạng và phong phú, đòi hỏi con người cần có một cái nhìn cởi mở, bao dung và trân trọng những giá trị thẩm mỹ mới. "Cái tốt" không chỉ nằm ở mặt hành vi cá nhân, mà còn liên quan đến việc góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Trong thế giới đầy biến động hiện nay, con người cần có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và cùng nhau hướng đến những giá trị tốt đẹp.

Giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại- Ảnh 5.

Cuốn sách "Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại" là một lời kêu gọi con người nhìn nhận lại và điều chỉnh những giá trị cốt lõi trong bối cảnh mới. Chúng ta cần tìm ra cách để hiểu và ứng dụng những giá trị này một cách sáng tạo và phù hợp, để chúng có thể tiếp tục đóng vai trò kim chỉ nam cho cuộc sống của mỗi người và sự phát triển chung của xã hội.

Giáo dục: Chìa khóa bồi dưỡng giá trị Chân - Thiện - Mĩ

Tác phẩm "Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại" của Howard Gardner không chỉ đề cập đến những khái niệm mới mẻ về ba giá trị cốt lõi của con người trong bối cảnh thế kỷ 21, mà còn nhấn mạnh vai trò thiết yếu của giáo dục trong việc bồi dưỡng những giá trị này cho thế hệ trẻ. Giáo dục cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thời đại, đồng thời giữ gìn và truyền tải ba giá trị cốt lõi này.

Giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại- Ảnh 6.

Theo Howard Gardner, giáo dục cần tập trung vào việc giúp lớp trẻ phát triển sự hiểu biết sâu sắc về ba giá trị Chân - Thiện - Mĩ. Đối với "Chân", giáo dục đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ phát triển khả năng phân biệt, thấu hiểu và nhận biết sự thật khách quan trong bối cảnh bùng nổ thông tin. Đồng thời, giáo dục cũng cần giúp các em phân biệt rõ ràng giữa "sự thật" và "ý kiến".

Với "Mĩ", giáo dục cần hướng dẫn giới trẻ khám phá, đánh giá và trân trọng cái đẹp ở nhiều hình thức và ngữ cảnh khác nhau. Riêng với "Thiện", Gardner khẳng định giáo dục cần giúp người trẻ phát triển khả năng phân biệt đúng sai, đưa ra quyết định đạo đức trong những tình huống khó khăn và đồng thời nuôi dưỡng tư duy về trách nhiệm xã hội.

Giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại- Ảnh 7.

Gardner không chỉ xem xét Chân - Thiện - Mĩ từ góc độ triết học, mà còn từ góc độ tâm lý học, xã hội học và văn hóa học, mang đến một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về các giá trị này. Mặc dù một phần nội dung của cuốn sách khá phức tạp, đòi hỏi người đọc phải có kiến thức nền tảng về triết học và các ngành khoa học khác nhưng nhìn chung "Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại" là một tác phẩm đầy giá trị và ý nghĩa.

Cuốn sách giúp chúng ta nhìn nhận l­ại những giá trị cốt lõi của cuộc sống, đồng thời đề xuất những phương pháp thiết thực để nuôi dưỡng những giá trị này ở thế hệ trẻ. Đây không chỉ là nguồn tài liệu hữu ích cho những người nghiên cứu sâu về tâm lý học, triết học hay giáo dục, mà còn là một nguồn cảm hứng cho tất cả những ai đang tìm kiếm, khám phá và yêu quý những giá trị cốt lõi của cuộc đời con người.

Tác phẩm thuộc lĩnh vực Nghệ thuật - Mĩ học trong Tủ sách Nền tảng đổi đời do Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết tuyển chọn. Độc giả có thể dễ dàng tìm đọc và chọn mua sách tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend Café.

Giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại- Ảnh 8.

Giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong tầm nhìn đương đại

TRI THỨC LÀ ÁNH SÁNG!

TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC!

(Đón đọc kỳ sau: "Khám phá ngôn ngữ tư duy")

Quốc lộ 1.700 tỷ đồng 6 năm chưa bàn giao: Do thất lạc hồ sơ?******

Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, tỉnh đang kiên quyết chỉ đạo, sớm bàn giao dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình cho đơn vị của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quản lý, khai thác, bảo trì.

Quốc lộ 1.700 tỷ đồng 6 năm chưa bàn giao: Do thất lạc hồ sơ? - 1

Dự án quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình có chiều dài 17,2km với tổng mức đầu tư 1.700 tỷ đồng (Ảnh: Thái Bá).

"Do hồ sơ quyết toán chưa đầy đủ, từ hồ sơ GPMB đến hồ sơ thi công, hồ sơ hoàn công... nên dự án chậm bàn giao. Cố gắng đến tháng 6 năm nay, dự án sẽ được bàn giao", vị lãnh đạo cho hay.

Trước đó, báo Dân trí phản ánh, dự án quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2018, đến nay sau 6 năm tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao cho Cục Đường bộ Việt Nam quản lý theo chỉ đạo của Bộ GTVT.

Từ năm 2019 đến nay, Bộ GTVT liên tục có văn bản thúc giục UBND tỉnh Ninh Bình, Sở GTVT tỉnh bàn giao dự án. Cuối năm 2023, Thứ trưởng Bộ GTVT trực tiếp làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, yêu cầu sớm bàn giao dự án theo quy định.

Quốc lộ 1.700 tỷ đồng 6 năm chưa bàn giao: Do thất lạc hồ sơ? - 2

Hoàn thành 6 năm, đường quốc lộ có mức đầu tư "khủng" ở Ninh Bình vẫn chưa được bàn giao (Ảnh: Thái Bá).

Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Ninh Bình cho hay, dự án chậm bàn giao do vướng mắc các thủ tục khi chuyển giao dự án từ địa phương về bộ quản lý.

Bên cạnh đó, do dự án thi công thời gian dài, từ dự án đường tỉnh (Tỉnh lộ 477 kéo dài) do tỉnh đầu tư, sau đó chuyển thành dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình (Chính phủ giao cho UBND tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư). Các ban quản lý dự án cũng liên tục thay đổi, chuyển trụ sở nên hồ sơ bị thất lạc.

"Dự án trải qua nhiều năm, nhiều hình thức, nhiều ban quản lý dự án nên hồ sơ thất lạc, không còn đầy đủ. Sở đang cho rà soát lại các hồ sơ để bàn giao. Khu quản lý đường bộ I (Cục Đường bộ Việt Nam) cũng đang phối hợp kiểm tra hồ sơ dự án, đồng thời sẽ kiểm tra hiện trường để nhận bàn giao công trình", ông Minh nói.

Quốc lộ 1.700 tỷ đồng 6 năm chưa bàn giao: Do thất lạc hồ sơ? - 3

Mặt đường xuất hiện nhiều "ổ voi, ổ gà", xuống cấp nghiêm trọng dù chưa được bàn giao (Ảnh: Thái Bá).

Cũng theo Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Ninh Bình, dự án được Bộ GTVT nhiều lần thúc giục bàn giao, tuy nhiên sau khi công trình hoàn thành, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên thời gian dài không thể kiểm tra được hiện trường, điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao.

"Trong năm nay phải bàn giao dứt điểm. Sở đang tập trung chỉ đạo công tác bàn giao, hoàn thành trong năm nay", ông Minh khẳng định.

(phóng viên nhật báo Quảng Minh Ngọc Bùi Kiệt Trương Duy Phan)

[Biên tập viên:Hào Hà]

Bản quyền và tuyên bố từ chối trách nhiệm của News Network

1. Văn bản, hình ảnh và các bản thảo khác được in lại trên trang web này nhằm mục đích phổ biến những thông tin hữu ích đến công chúng và không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Việc in lại bản thảo không có nghĩa là đồng ý với quan điểm của nó hoặc xác nhận tính xác thực của nội dung nó . Trang web này không có bất kỳ hình thức đảm bảo khoa học nào về sự an toàn, mức độ nghiêm trọng, v.v. Nếu các phương tiện, mạng hoặc cá nhân khác tải xuống và sử dụng nó từ trang web này, họ sẽ chịu trách nhiệm về bản quyền và các trách nhiệm pháp lý khác.

2. Tất cả các văn bản, hình ảnh, bản thảo âm thanh và video trên trang web này được đánh dấu bằng "Nguồn: Mạng tin tức Nam Xương" là nội dung gốc của trang web này và bản quyền thuộc về "Mạng tin tức Nam Xương". Không có phương tiện truyền thông, trang web hoặc cá nhân nào không được phép sao chép, liên kết, đăng lại hoặc sao chép khác mà không có sự cho phép của thỏa thuận trang web này. Bản quyền nội dung gốc trên trang web này thuộc về trang web này và nội dung này là quan điểm cá nhân của tác giả. Trang web này chỉ mang tính chất tham khảo và không cấu thành bất kỳ mục đích thương mại hoặc gợi ý ứng dụng nào. Các phương tiện truyền thông và trang web đã được thỏa thuận trang web này cho phép phải ghi rõ nguồn gốc của bản thảo khi tải xuống và sử dụng: "Mạng tin tức Nam Xương". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước trang web này.

3. Bản quyền của tất cả các bài viết, hình ảnh, âm thanh, tệp video và các tài liệu khác được sao chép trên trang web này thuộc về chủ sở hữu bản quyền. Các bài viết và hình ảnh không phải là bản gốc được sử dụng trên trang web này không thể được chia sẻ riêng với chủ sở hữu bản quyền. một. Liên hệ với chúng tôi. Nếu tác giả hoặc biên tập viên của bản thảo được sao chép trên trang web này tin rằng tác phẩm của mình không phù hợp để xem trực tuyến hoặc không nên được sử dụng miễn phí, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua email ([email protected]. cn) hoặc điện thoại (0791-86865371, 0791-86865387) thông báo cho website này, website này sẽ nhanh chóng có biện pháp phù hợp để tránh những tổn thất kinh tế không đáng có cho cả hai bên.

4. Đối với các bài viết, hình ảnh và các tài liệu khác đã được chủ sở hữu bản quyền cho phép sử dụng độc quyền các tài liệu được cung cấp cho trang này, nếu bạn cần in lại và sử dụng chúng, bạn phải được sự đồng ý của trang web này và bản quyền người sở hữu.

< cài đặt
+ - 正文字号